I. TRAO ĐỔI NƯỚC, TRAO ĐỔI KHOÁNG: Câu 1: Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây. Hướng dẫn trả lời: a.Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? Vì tế bào lông hút có đặc điểm như một thẩm thấu kế: Màng sinh chất và khối chất nguyên sinh có thẩm tính chọn lọc giống như một màng bán thấm tương đối Trong không bào chứa các muối hoà tan có nồng độ nhất định tạo ra tiềm năng thẩm thấu (áp suất thẩm thấu) . Tiềm năng thẩm thấu đó thường lớn hơn dung dịch đất, tạo ra độ chênh lệch về áp suất thẩm thấu ở 2 phía của màng tế bào: áp suất thẩm thấu bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào. Vì vậy, nước từ dung dịch đất đi vào bên trong tế bào. b. Cây bị héo khi bón phân quá nhiều vì: Nồng độ muối trong dung dịch đất tăng cao, tiềm năng thẩm thấu trong tế bào không tạo ra được sự chênh lệch áp suất thẩm thấu đáng kể, nên nước đã không đi ngoài vào trog tế bào được. Do đó phần trên của cây sau khi thoát hơi nước đã không bù vào lại , thiếu nước, sức trương nước của tế bào giảm nên bị héo.
Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 1 Chuyên đề 1: PHẦN SINH LÍ HỌC THỰC VẬT Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 2 I. TRAO ĐỔI NƯỚC, TRAO ĐỔI KHOÁNG: Câu 1: Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây. * Hướng dẫn trả lời: a.Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? Vì tế bào lông hút có đặc điểm như một thẩm thấu kế: - Màng sinh chất và khối chất nguyên sinh có thẩm tính chọn lọc giống như một màng bán thấm tương đối -Trong không bào chứa các muối hoà tan có nồng độ nhất định tạo ra tiềm năng thẩm thấu (áp suất thẩm thấu) . Tiềm năng thẩm thấu đó thường lớn hơn dung dịch đất, tạo ra độ chênh lệch về áp suất thẩm thấu ở 2 phía của màng tế bào: áp suất thẩm thấu bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào. Vì vậy, nước từ dung dịch đất đi vào bên trong tế bào. b. Cây bị héo khi bón phân quá nhiều vì: - Nồng độ muối trong dung dịch đất tăng cao, tiềm năng thẩm thấu trong tế bào không tạo ra được sự chênh lệch áp suất thẩm thấu đáng kể, nên nước đã không đi ngoài vào trog tế bào được. - Do đó phần trên của cây sau khi thoát hơi nước đã không bù vào lại , thiếu nước, sức trương nước của tế bào giảm nên bị héo. Câu 2: a) Để tính sức hút nước của tế bào, người ta sử dụng công thức: S TB = P – T (P: áp suất thẩm của tế bào, T: sức trương nước). Cho một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,2 atm vào một dung dịch có áp suất thẩm thấu là 0,8 atm. Hỏi nước sẽ dịch chuyển như thế nào? b) Thành phần cấu trúc nào đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật trên? Giải thích. * Hướng dẫn trả lời: a) - Sức hút nước: S tb = P - T = 1,2 - T ; S dd = P dd = 0,8 atm - Nếu S = 1,2 – T > 0,8 tức là T < 0,4 -> S tb > Sdd -> nước đi vào tế bào - Nếu S = 1,2 – T < 0,8 tức là T > 0,4 -> S tb < Sdd -> nước đi ra khỏi tế bào - Nếu S = 1,2 – T = 0,8 tức là T = 0,4 -> S tb = Sdd -> nước không dịch chuyển b)- Không bào . - Giải thích : Không bào là nơi chứa các chất hòa tan-> Tạo Asuất TT . Câu 3: Lá cây a) Thí nghiệm trong hình vẽ trên chứng minh cho quá trình sinh lý nào ở thực vật ? Giải thích thí nghiệm . b) Có thể sử dụng thêm phương tiện gì để thí nghiệm có kết quả chính xác . * Hướng dẫn trả lời: a) Thí nghiệm trên chứng minh quá trình hô hấp của cây xanh Hình : Đặt một chậu cây xanh dưới một chuông thuỷ tinh chứa nước vôi trong và có một ống thuỷ tinh hình chữ U thông với bình nước màu ,vài giờ sau trên bề mặt nước vôi trong có một lớp váng Canxi cacbônat điều đó chứng tỏ cây xanh nhả CO 2 , khí này tác dụng với nước vôi trong Ca(OH) 2 sinh ra CaCO 3 không tan tạo lớp váng theo phương trình : CO 2 + Ca(OH) 2 CaCO 3 + H 2 O Đồng thời nước màu dâng lên trong ống thuỷ tinh chứng tỏ áp suất trong chuông thuỷ tinh giảm đi vì O 2 bị cây xanh hút vào trong quá trình hô hấp b) Dùng vải đen che kín chuông thuỷ tinh để che ánh sáng ngăn sự quang hợp xảy ra: Câu 3. Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không? * Hướng dẫn trả lời: - Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. - Mạch rây gồm các tế bào sống có vai trò vận chuyển các sản phẩm đồng hoá ở lá cũng như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc nơi dự trữ. Động lực vận chuyển của dòng mạch rây theo phương thức vận chuyển tích cực. - Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống. - Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá. Câu 4 Tại sao cây xanh nói chung không thể sử dụng khí nitơ tự do để tổng hợp nên đạm cho cơ thể? Muốn cho cay xanh sử dụng nitơ tự do ta phải làm thế nào? * Hướng dẫn trả lời: - N2 có liên kết 3 rất bền vững (N ≡ N): 225Kcalo/mol. -Trong tự nhiên chỉ có một vài sinh vật ( vi khuẩn cộng sin cây họ đậu, tảo lam ) có chứa các men xúc tác quá trình hoạt hóa nitơ (nitrogenaza) và hoạt hóa hyđrô (hiđrôgenaza) phá vỡ liên kết bền vững của nitơ, tổng hợp N2 và H2 thành NH3. - Cây xanh nói chung không có hệ men đó nên không sử dụng trực tiếp nitơ tự do của khí trời. - Muốn cây xanh sử dụng được nitơ tự do ta phải dùng kỉ thuật DT chuyển gen cố định đạm ở VK hoặc tảo lam cho TB mầm của thực vật Câu 4: Trình bày cấu tạo lỗ khí và cơ chế thoát hơi nước ở thực vật qua lỗ khí? Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 3 * Hướng dẫn trả lời: a. Cấu tạo lỗ khí: Gồm 2 TB hình hạt đậu úp vào nhau. Phần trong có màng dày, phần ngoài có màng mỏng, trên TB hạt đậu có nhiều lục lạp. b. Cơ chế: - Vào ban ngày, các hạt lục lạp trên TB hạt đậu làm nhiệm vụ quang hợp → Glucoz trong TB hạt đậu cao hơn TB xung quanh → có sự chênh lệch nồng độ giữa TB hạt đậu với TB xung quanh → nước sẽ đi từ TB xung quanh đến TB hạt đậu → TB hạt đậu trương nước, do màng dày không đều nên TB hạt đậu bị kéo dài về 2 phía → làm lỗ khí mở → nước thoát ra ngoài. - Ban đêm, glucoz biến thành tinh bột được vận chuyển về nơi dự trữ → TB xung quanh có nồng độ cao hơn TB hạt đậu → nước đi từ TB hạt đậu ra TB xung quanh → TB hạt đậu xẹp xuống → lỗ khí đóng lại. Câu 5: Ở dưới đất các chất đạm hữu cơ ( xác chết động vật, thực vật rác rưởi ) luôn luôn được biến đổi thành đạm vô cơ (nitrat ) dưới tác dụng của vi khuẩn và nấm, Trình bày sự biến đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ trong đất ? * Hướng dẫn trả lời: Sự tạo thành nitrat được biến đổi thành 4 giai đoạn : 1) Sự mùn hoá : Xác động vật, thực vật, rác bị vi khuẩn và nấm làm nát rữa thành một chất màu nâu gọi là mùn ở giai đoạn này Prôtêin trong xác chết bị biến đổi thành a xit amin 2) Sự hoá amôniac : đó là sự biến đổi các aa trong mùn thành amoniac(NH 3 ) do tác dụng của nấm (Mucor) và vi khuẩn Microccocus ureac, Bacillusmy coides 3) Sự hoá Nitrit : Vi khuẩn nitrosomonat oxi hoá NH 3 thành axit nitrơ theo phương trình 2NH 3 + 3O 2 2HNO 2 + 2H 2 O + 158 kcal Các axit Nitrơ gặp các Bazơ trong đất tạo thành Nitrit HNO 2 + NaOH NaNO 2 + H 2 O 4) Sự hoá nitrat Vi khuẩn nitrôbacter oxi hoá nitrit thành muối nitrat hoà tan thực vật hấp thụ được . NaNO 2 + 2 1 O 2 NaNO 3 + 38 Kcal II. QUANG HỢP, HÔ HẤP: Câu 6: Có một thí nghiệm được tiến hành ngoài ánh sáng như sau: Cho 2 cành rong tươi có kích thước tương tự nhau vào 2 ống nghiệm A và B đổ đầy nước đã đun sôi để nguội. Trên mặt nước có phủ một lớp dầu thực vật. Cho thêm vào ống A một ít natri cacbonat. Sau đó tiến hành quan sát 2 ống nghiệm một thời gian dài. a) Mục đích của thí nghiệm trên. b) Tại sao phải dùng nước đun sôi, để nguội. Tác dụng của lớp dầu thực vật. c) Tại sao cho muối natri cacbonat vào ống A mà không cho cả 2 ống? d) Sẽ quan sát được hiện tượng gì? Rút ra kết luận từ 2 thí nghiệm trên. * Hướng dẫn trả lời: a) Chứng minh quang hợp cần CO 2 . b) Vì nước đun sôi đã loại CO 2 . Lớp dầu thực vật có tác dụng ngăn cách nước với không khí, không cho CO 2 từ không khí đi vào nước. c) Ở ống A chứa natri cácbonat sẽ cho ra CO 2 , còn ống B không chứa natri cacbonát, không có CO 2 , dùng làm đối chứng với A. d) Quá trình quang hợp sẽ diễn ra ở ống A và xuất hiện bọt khí O2, còn ống B không xãy ra quang hợp vì không có CO 2 . Phương trình phản ứng xãy ra ở ống A: 6CO 2 + 6H 2 O C 6 H 12 O 6 + 6O 2 . Kết luận: CO 2 cần thiết cho quá trình quang hợp. Câu 3: Hình sau đây mô tả cấu trúc của một bào quan. a. Hãy cho biết tên của bào quan này và chú thích cho các số 1, 2, 3, 4, 5, 6. b. Pha sáng của quang hợp xảy ra ở thành phần chú thích nào? Trình bày những diễn biến cơ bản trong pha sáng? 2 4 5 1 6 3 Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 4 * Hướng dẫn trả lời: a. Bào quan là lục lạp. + 1 là màng ngoài, 2 là màng trong. + 3 là chất nền. + 4 là các hạt grana.+ 5 là tilacoit. + 6 là hệ thống màng. b. - Pha sáng diễn ra tại các đơn vị quang hợp nằm trên tilacoit. - Những diễn biến cơ bản trong pha sáng: Ánh sáng Diệp lục → Diệp lục (dạng kích thích) ATP → Pha tối Quang phân li nước O 2 ← 2H 2 O → 4H + NADPH 2 → Pha tối Câu 7: a) Ôxi thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Chứng minh. b) Nước thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ pha nào? Chứng minh. TL: a)- Từ nước, trong quá trình quang phân li nước - Chứng minh: + Đánh dấu O 18 vào CO 2 -> không thấy O 18 trong O 2 + Đánh dấu O 18 vào H 2 O -> thấy O 18 trong O 2 b)- Từ pha tối của quang hợp - Chứng minh : + Đánh dấu O 18 vào CO 2 -> Thấy O 18 có trong đường và trong nước. Câu 8: Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”, điều này đúng hay sai? Hãy chứng minh. * Hướng dẫn trả lời: - Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”. - Chứng minh: Cây C4 tế bào bao bó mạch phát triển mạnh, chứa nhiều lục lạp lớn, nhiều hạt tinh bột, trong khi ở cây C3 tế bào bao bó mạch kém phát triển, tế bào mô giậu có lục lạp nhỏ, ít hạt tinh bột. Cường độ quang hợp cây C4 cao hơn cây C3. Trong điều kiện CO 2 bình thường và đủ ánh sáng, cường độ quang hợp của cây C4 là 65- 80mg CO 2 /dm 2 /giờ, còn ở cây C3 là 40-60mg CO 2 /dm 2 /giờ (Điểm bù CO 2 của cây C4 rất thấp (nhỏ hơn 5ppm). Còn cây C3 từ 30-70ppm. Điểm no ánh sáng của cây C4 cao hơn cây C3. Khi ánh sáng có cường độ gần bảo hoà cây C4 vẫn quang hợp trong khi C3 ngưng quang hợp. Cây C4 có thể quang hợp ở nhiệt độ từ 30 – 40 o C, trong khi cây C3 giảm quang hợp khi nhiệt độ trên 25 o C. Cường độ thoát hơi nước cây C4 thấp hơn cây C3. Cây C4 không có hô hấp sáng, trong khi cây C3 có hô hấp sáng, quá trình này tiêu hao 20 - 50% sản phẩm quang hợp. Câu 9: Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”, điều này đúng hay sai? Hãy chứng minh. * Hướng dẫn trả lời: - Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”. - Chứng minh: Cây C4 tế bào bao bó mạch phát triển mạnh, chứa nhiều lục lạp lớn, nhiều hạt tinh bột, trong khi ở cây C3 tế bào bao bó mạch kém phát triển, tế bào mô giậu có lục lạp nhỏ, ít hạt tinh bột. Cường độ quang hợp cây C4 cao hơn cây C3. Trong điều kiện CO 2 bình thường và đủ ánh sáng, cường độ quang hợp của cây C4 là 65- 80mg CO 2 /dm 2 /giờ, còn ở cây C3 là 40-60mg CO 2 /dm 2 /giờ Điểm bù CO 2 của cây C4 rất thấp (nhỏ hơn 5ppm). Còn cây C3 từ 30-70ppm. Điểm no ánh sáng của cây C4 cao hơn cây C3. Khi ánh sáng có cường độ gần bảo hoà cây C4 vẫn quang hợp trong khi C3 ngưng quang hợp. Cây C4 có thể quang hợp ở nhiệt độ từ 30 – 40 o C, trong khi cây C3 giảm quang hợp khi nhiệt độ trên 25 o C. Cường độ thoát hơi nước cây C4 thấp hơn cây C3. Cây C4 không có hô hấp sáng, trong khi cây C3 có hô hấp sáng, quá trình này tiêu hao 20 - 50% sản phẩm quang hợp. Câu 10: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nhóm thực vật C 4 và CAM * Hướng dẫn trả lời: -Những điểm giống nhau: + Có pha sáng giống nhau : Đều quan phân ly nước tạo ATP và giải phóng oxy . Giai đoạn quang hóa dều tạo ATP, NADPH cung cấp cho pha tối + Đều sử dụng năng lượng và lực khử do pha sáng cung cấp + Pha tối đều là những phản ứng men cố định CO 2 tổng hợp chất hữu cơ + Đều không xảy ra hô hấp sáng -Những điểm khác nhau: Dấu hiệu so sánh Nhóm thực vật C 4 Nhóm thực vật CAM Đới tượng Thực vật nhiệt đới Thực vật sống ở sa mạc Sản phẩm đầu tiên Photpho Enol Piruvat (PEP) -Ban ngày : Axit photphoglỷeic (APG) -Ban đêm: Axit Oxalo axtic (AOA) Nhu cầu ánh sáng Cao Từ trung bình đến cao Tốc độ đồng hóa Nhanh Chậm Năng suất Cao Thấp Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 5 Câu 11; Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế bào thực vật. Kí hiệu: - Bào quan I: - Bào quan II: - A, B, C, D: giai đoạn/ pha - 1, 2, 3: các chất tạo ra Câu hỏi: 11.1. Tên gọi của bào quan I và II là gì? 11.2. Tên gọi của A, B, C, D ? 11.3 Tên gọi của các chất 1, 2, 3? 11.4. Trình bày diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ ? * Hướng dẫn trả lời: 11.1: Tên gọi của bào quan I là ti thể và bào quan II là lạp thể (0,5đ) 11.2: Tên gọi của các giai đoạn/pha: + A: pha sáng; B : pha tối; C: đường phân; D: chu trình Crep, E: chuỗi chuyền electron . 11.3: Tên gọi của các chất: chất 1: CO 2 ; chất 2: O 2 ; chất 3: glucôzơ. (0,5đ) 11.4: Trình bày diễn biến của giai đoạn C (đường phân): (0,5đ) - Trong giai đoạn này phân tử đường glucôzơ bị biến đổi thành 2 phân tử axit piruvic. (0,25đ) - Trong giai đoạn đường phân còn thu được 2 ATP; 2 NADH (0,25đ) Giai đoạn 1 : Quang hợp Quang năng ( mặt trời ) 6CO 2 6O 2 6H 2 O C 6 H 12 O 6 (Hoá năng trong các liên kết hoá học Giai đoạn 2 : Hô hấp nội bào C 6 H 12 O 6 6CO 2 Nhiệt 6O 2 ATP Giai đoạn 3 : Tổng hợp các chất đặc trưng cho cơ thể ATP Sinh công (sự chuyển động của bào quan,hoạt động của cơ thể) Nhiệt Chuyên đề 2: PHẦN SINH LÍ HỌC ĐỘNG VẬT (Cơ cấu đề 3 câu) I. TIÊU HÓA, HÔ HẤP Câu 1: Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”bằng kiến thức sinh học. Hướng dẫn trả lời: a.Trời nóng chóng khát: -Khi trời nóng, cơ thể tiết mồ hôi sẽ làm cho cơ thể hạ nhiệt (khi mồ hôi bay hơi sẽ toả nhiệt), ta có cảm giác mát, dễ chịu. -Mồ hôi tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước, sẽ có cảm giác khát nước. b.Trời mát chóng đói: -Khi trời lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng, đảm bảo tăng sinh nhiệt vì cơ thể luôn mất nhiệt do lạnh. -Do đó, cơ thể phải sử dụng một lượng lớn glucoz để cung cấp năng lượng nên nồng độ glucoz trong máu giảm, gây cảm giác đói nhanh. Câu 2: Một anh sinh viên khoẻ mạnh quyết định chạy đua 200 m. Do không được luyện tập như một nhà điền kinh, nên anh sinh viên ít có cơ hội chuẩn bị cho cuộc thi. Vào ngày đua anh chạy mất 28 s, kết thúc cuộc đua ạnh bị kiệt sức và bị chuột rút. a) Nguồn năng lượng cung cấp cho anh sinh viên trong quá trình chạy lấy từ đâu? b) Quá trình chuyển hoá trong cơ chân anh sinh viên là gì? c) Tại sao anh sinh viên bị chuột rút? Hướng dẫn trả lời: - Lấy từ gluco và glycogen ở trong cơ . - Hô hấp hiếu khí và lên men (viết PTTQ) + Hô hấp hiếu khí: C 2 H 12 O 6 + 6O 2 6CO 2 + 6H 2 O + năng lượng ATP + Lên men C 6 H 12 O 6 (Glucose) > 2CH 3 CHOHCOOH (axit lactic) + Q - Axit lactic sinh ra do lên men đã tích lũy trong cơ đầu độc các tế bào cơ. Câu 3:Trình bày cơ chế điều hòa trong hô hấp. Hướng dẫn trả lời: a. Cơ chế thần kinh: Diệp lục Ty thể 2 3 1 A B ATP C D + E ATP Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 6 - Trung khu hô hấp nằm trong hành tủy bao gồm trung khu thở ra và trung khu hít vào. Các trung khu chịu sự kiểm soát của cầu nảo. - Khi hít vào, các xung thần kinh từ các thụ quan ở thành các phế nang và các cơ thở sẽ theo sợi hướng tâm về kìm hãm trung khu hít vào và kích thích trung khu thở ra. Kết quả các cơ thở giản ra, lồng ngực xẹp xuống, gây thở ra. - Khi thở ra, phổi xẹp xuống, các xung thần kinh từ các thụ quan trở về gây kìm hảm trung khu thở ra và kích thích trung khu hít vào. - Sự hít vào và thở ra kế tiếp nhau một cách nhịp nhàng theo cơ chế tự điều hòa mà không cần chú ý tới, thậm chí cả khi ngủ. b. Cơ chế thể dịch: Do sự tăng CO 2 , CO 2 tác động vào trung khu hô hấp gây thở nhanh. Câu 4. a. Vì sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ)? b. Giải thích tại sao công nhân làm việc trong các hầm than thường có hiện tượng bị ngạt thở? Hướng dẫn trả lời: a. Người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ) vì: - Nhờ phản xạ hô hấp: Là phản xạ không điều kiện mà trung khu nằm ở hành tuỷ: + Phế nang xẹp kích thích cơ quan thụ cảm nằm trong thành phế nang, làm xuất hiện xung thần kinh. Xung thần kinh về trung khu hô hấp và theo dây li tâm đến làm co các cơ thở, gây nên sự hít vào. + Khi phế nang căng sẽ kìm hãm trung khu hít vào, cắt luồng thần kinh li tâm tới các cơ hít vào làm dãn các cơ này đồng thời kích thích trung khu thở ra, làm co các cơ thở ra gây hiện tượng thở ra. Cứ như vậy, hít vào, thở ra kế tiếp nhau và diễn ra liên tục. b. Công nhân làm việc trong các hầm than thường bị ngạt thở là do: - Hàm lượng O 2 giảm hàm lượng CO, CO 2 tăng. - Hêmôglôbin kết hợp dễ dàng với CO tạo thành cacboxihêmôglôbin qua phản ứng: Hb +CO -> HbCO. - HbCO là một hợp chất rất bền, khó phân tích, do đó máu thiếu Hb tự do chuyên chở O 2 vì thế cơ thể thiếu O 2 nên có cảm giác ngạt thở. Câu 5: a)Thế nào là vòng tuần hoàn đơn ,vòng tuần hoàn kép ?Cho ví dụ minh hoạ . b)Tại sao khi người ta lao động nặng ,tim phải thay đổi nhịp co bóp ? Hướng dẫn trả lời: a)-Vòng tuần hoàn đơn (1 vòng TH) :trong vòng TH máu qua tim 1 lần Vd: -Vòng tuần hoàn kép (2 vòng TH) : Trong vòng TH máu qua tim 2 lần VD +Vòng TH nhỏ : +Vòng TH lớn : b)Khi lao động nặng cơ bắp cần nhiều năng lượng Tim phải tăng nhịp để cung cấp đủ 0 2 và dinh dưỡng cho qt 0xy hóa tạo năng lượng trong TB .Câu 6: Trình bày tiến hoá của hệ tuần hoàn (từ Giun đốt đến Thú). Hướng dẫn trả lời: Tiến hoá của hệ tuần hoàn (từ Giun đốt đến Thú) - Ở Giun đốt đã có hệ mạch kín nhưng sự vận chuyển máu vẫn nhờ các cử động của cơ thể và của ống ruột. Ở phần đầu đã xuất hiện một số điểm đã phồng lên của hệ mạch được coi là hình ảnh của tim. Ở chân khớp hệ mạch hở, mạch lưng có các chỗ phồng giữ vai trò của tim. - Ở thân mềm đã xuất hiện tim và phân biệt giữa động mạch, tỉnh mạch. - Ở cá, tim có hai ngăn: một tâm nhĩ nhận máu về qua một khoan tỉnh mạch, một tâm thất đẩy máu đi qua hệ động mạch lên khe mang. - Ở lưỡng cư, tim có ba ngăn: hai tâm nhĩ và một tâm thất. Cùng với sự di chuyển lên cạn, phổi xuất hiện và hình thành hai vòng tuần hoàn. Máu pha do tâm thất thông với cả hai tâm nhĩ. - Ở bò sát, sống trên cạn, hô hấp bằng phổi, tim có bốn ngăn: 2 tâm nhĩ và hai tâm thất. Vách ngăn tâm thất là vách ngăn không hoàn toàn, chính vì còn lỗ thông liên thất nên máu vẫn bị pha ít nhiều. Hai vòng tuần hoàn đã riêng biệt. - Ở chim và động vật có vú, tim có bốn ngăn riêng biệt: hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Hai vòng tuần hoàn hoàn chỉnh và riêng biệt. Máu tỉnh mạch ở tâm nhĩ và tâm thất phải, máu động mạch ở tâm nhĩ và tâm thất trái. Câu 7: a) Ở chim, các túi khí trước và sau có chức năng gì? Khi chim thở ra các túi khí thay đổi như thế nào? b. Giải thích về sự khác nhau trong hệ tuần hoàn của cá và chim, thú: Hướng dẫn trả lời: ♦Chức năng của các túi khí: - Thông khí ở phổi (chức năng giống như bơm hút – đẩy) - Giúp cơ thể nhẹ hơn khi bay - Điều hòa thân nhiệt ♦Sự biến đổi của các túi khí khi chim thở ra: (0,5đ) - Túi khí trước co lại đẩy khí giàu CO 2 ra ngoài. - Túi khí sau co lại để đẩy khí trong túi khí sau chứa nhiều O 2 vào phổi b) - Ở cá: Môi trường nước đệm đỡ. Nhiệt độ nước tương đương thân nhiệt của cá → giảm nhu cầu năng lượng → nhu cầu oxi thấp → cá có hệ tuần hoàn đơn. - Ở chim, thú: Nhu cầu năng lượng cao nên cần nhiều oxi; máu được oxi hoá từ các cơ quan trao đổi khí → tim. Từ tim máu được phân bố khắp cơ thể → tuần hoàn kép giúp tăng cường áp lực máu và tốc độ dòng chảy. II. TUẦN HOÀN Câu 8 : Hãy giải thích nguyên nhân gây nên sự tuần hoàn máu trong tĩnh mạch. Hướng dẫn trả lời: - Lực co bóp của tâm thất tạo ra khi đẩy máu vào động mạch, lực đẩy này giảm dần nhưng vẫn đủ đẩy máu chảy trong tĩnh mạch. - Sức hút của tim : trong pha tâm thất co, tâm nhĩ dãn tạo nên một sức hút máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ. - Sức hút của lồng ngực, do cử động hô hấp : Khi hít vào lồng ngực dãn ra, thể tích lồng ngực tăng, áp suất trong lồng ngực giảm xuống, tâm nhĩ và tĩnh mạch dãn tạo nên một sức hút máu về tim. - Sự co bóp của các cơ ở thành mạch và các cơ quan xung quanh ép vào tĩnh mạch dồn máu đi. - Trọng lực : các tĩnh mạch như tĩnh mạch phổi máu vận chuyển theo chiều trọng lực nên rất dễ dàng. - Các van tổ chim : nằm trong lòng tĩnh mạch có tác dụng cho máu chảy một chiều từ dưới đi lên. Câu 9: Phân tích những điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn của cá và hệ tuần hoàn của lưỡng cư? Hướng dẫn trả lời: Hệ tuần hoàn cá Hệ tuần hoàn lưỡng cư 1. Số vòng tuần Chỉ có một vòng tuần hoàn Có 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 7 hoàn 2. Cấu tạo tim - Tim 2 ngăn: 1 tâm thất phía trước, 1 tâm nhĩ phía sau - Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất 3. Máu trong tim - Cả tâm nhĩ và tâm thất đều chữa máu đỏ thẫm giàu CO 2 ) - tâm nhĩ phải chứa máu đỏ thẫm, tâm nhĩ trái chứa máu đỏ tươi, tâm thất chứa máu pha. 4. Sự lưu thông của máu trong hệ mạch - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Máu sau khi trao đổi khí không trở về tim mà trực tiếp đi nuôi cơ thể. Máu chảy trong động mạch lưng dưới áp lực trung bình. - Máu đi nuôi cơ thể là máu pha - Máu sau khi trao đổi khí được trở về tim và được tim bơm đi nuôi cơ thể. Máu chảy trong động mạch chủ dưới áp lực cao. Câu 10: So sánh sự khác nhau trong cấu trúc và hoạt động của hệ tuần hoàn ở các lớp động vật có xương sống. Hướng dẫn trả lời: Lớp Đặc điểm Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú Số ngăn 2 3 3 ngăn, có vách hụt trong tâm thất 4 4 Số vòng tuần hoàn 1 2 2 2 2 Máu trong tâm thất Đỏ thẫm (giàu CO 2 ) Máu pha nhiều Máu pha ít Máu đỏ tươi (giàu O 2 ) Máu đỏ tươi (giàu O 2 ) Máu đi tới các tế bào và mô Máu đỏ tươi Máu pha nhiều Máu pha ít Máu đỏ tươi Máu đỏ tươi Câu 11: Giải đáp các số trong mỗi ô số của hình sau, vai trò của các van tim? Hướng dẫn trả lời: 1 2 3 4 5 6 7 Tĩnh mạch chủ trên van bán nguyệt giữa TTT-ĐMP Nút nhĩ – thất Van 3 lá Tĩnh mạch chủ dưới Tâm thất phải (TTP) Cung động mạch chủ 8 9 10 11 12 13 14 Động mạch phổi Tâm nhĩ trái (TNT) Van 2 lá Tâm thất trái (TTT) Bó His Dây chằng van 3 lá b. Tìm hiểu các van tim * Tim của động vật có vú và con người gồm một hệ thống các van. Các van tim đóng và mở nhịp nhàng đồng thời với sự co, giãn của tâm nhĩ và tâm thất trong mỗi chu kì tim có tác dụng định hướng dòng máu chảy một chiều về tim và rời khỏi tim. * Hệ thống các van tim - Van nhĩ thất: gồm 2 van + Van 2 lá : Van hai lá ở vị trí giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, van có cấu tạo bởi 2 lá van, lá trước có kích thước lớn hơn và lá sau có kích thước nhỏ hơn. + Van 3 lá: Van ba lá ở vị trí giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, van có cấu tạo bới 3 lá van, lá trước, lá sau và lá bên. - Van bán nguyệt hay còn gọi là van tổ chim (van thất động): ở tim có 2 van loại này. + Van giữa tâm thất trái với động mạch chủ + Van giữa tâm thất phải với động mạch phổi Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van. Ví dụ như khi áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất thì van nhĩ-thất mở ra, và máu từ nhĩ xuống thất; ngược lại khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van đóng lại, ngăn máu chảy ngược từ tâm thất về tâm nhĩ. Câu 12: So sánh cơ tim và cơ vân Hướng dẫn trả lời: * Giống nhau: - Tế bào cơ tim và cơ vân đều có cấu trúc dạng sợi; - Trong tế bào đều có các vân tối và vân sáng xen kẽ nhau. Đề cương thi tuyển HS giỏi khối 11 8 * Khác nhau: Cơ tim Cơ vân - Các tế bào phân nhánh và nối với nhau bằng các đĩa nối tạo nên khối hợp bào. Khi bị kích thích tới ngưỡng, xung được dẫn truyền trực tiếp qua các đĩa nối nên tất cả tế bào đều co đồng loạt với biên độ tối đa. - Các tế bào cơ không phân nhánh , các tế bào riêng rẽ, có ngưỡng kích thích khác nhau. Khi có kích thích nhẹ chỉ những tế bào có ngưỡng kích thích thấp co. Khi có kích thích mạnh thì cả TB có ngưỡng thấp và TB có ngưỡng cao đều co. - Mỗi tế bào chỉ có 1 nhân. - Mỗi tế bào có nhiều nhân - Giai đoạn trơ dài nên không có co cứng (co trương) - Giai đoạn trơ ngắn nên có co cứng (co trương) - Chỉ có ở tim - Bám vào xương, dưới da, cơ hoành - Điều khiển bởi hệ dẫn truyền tự động và hệ TK thực vật nên co giãn không theo ý muốn con người. - Điều khiền bởi nơ ron vận động của TKTW nên co dãn theo ý muốn con người. Câu 13: Nếu sử dụng một tác nhân kích thích tới ngưỡng kích thích vào giai đoạn cơ tim đang co và giai đoạn cơ tim đang giãn. Ở mỗi giai đoạn nêu trên, cơ tim sẽ phản ứng lại kích thích đó như thế nào? Nêu ý nghĩa sinh học của hiện tượng trên Hướng dẫn trả lời: a. Ở giai đoạn cơ tim đang co: - Cơ tim không đáp ứng với các kích thích ngoại lai (không trả lời), vì khi đó các tế bào cơ tim đang ở giai đoạn trơ tuyệt đối hay nói một cách khác, cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không”. b. Ở giai đoạn cơ đang giãn: - Cơ tim đáp ứng lại kích thích bằng một lần co bóp phụ gọi là ngoại tâm thu. Sau ngoại tâm thu là thời gian nghỉ bù, thời gian này kéo dài hơn bình thường. Sở dĩ có thời gian nghỉ bù là do xung thần kinh từ nút xoang nhĩ đến tâm thất rơi đúng vào lúc cơ tim đang co ngoại tâm thu (lúc này cơ tim đang ở giai đoạn trơ tuyệt đối của ngoại tâm thu). Vì vậy cơ phải đợi cho đến đợt xung tiếp theo để co bình thường. - Ý nghĩa sinh học: + Trong giai đoạn tâm thu, cơ tim có tính trơ (không đáp ứng bất kì kích thích nào). + Tim hoạt động theo chu kì nên giai đoạn trơ cũng lặp lại theo chu kì. Nhờ tính trơ của cơ tim trong giai đoạn tâm thu mà cơ tim có giai đoạn nghỉ ngơi xen kẽ với giai hoạt động đồng thời nhờ tính trơ có chu kì này mà cơ tim không bao giờ bị co cứng như cơ vân. Câu 14: Trình bày sự hoạt động của của các van tim và chiều dịch chuyển của dòng máu qua tim trong một chu kỳ tim? Hướng dẫn trả lời: Tâm nhĩ co Tâm nhĩ giãn Tâm thất co Tâm thất giãn 1. Thời gian 0,1s 0,7s 0,3s 0,4s 2. Van nhĩ thất (cả van 2 lá và 3 lá) Mở Mở Đóng Đóng 3.Van bán nguyệt (cả 2 van) Đóng Đóng Mở Mở 3. Di chuyển của máu - Máu từ tâm nhĩ trái chuyển xuống tấm thất trái - Máu từ tâm nhĩ phải chuyển xuống tấm thất phải - Máu từ xoang tĩnh mạch chảy vào tâm nhĩ phải - Máu từ tĩnh mạch phổi chảy vào tâm nhĩ trái - Máu từ tâm thất trái được tống vào động mạch chủ. - Máu từ tâm thất phải được tống vào động mạch phổi. - Máu từ tâm nhĩ trái chuyển xuống tấm thất trái - Máu từ tâm nhĩ phải chuyển xuống tấm thất phải Câu 14: Ở người bình thường, khi ăn nhiều đường hay ít đường thì hàm lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định . a.Nêu tên 2 hoocmon chính tham gia điều hoà đường huyết. Nguòn gốc và chức năng cơ bản của 2 hoocmon đó? b. Chỉ ra điểm sai khác trong cơ chế tác dụng của hoocmôn có bản chất protein và hoocmôn có bản châtstêrôit? Hướng dẫn trả lời: a. Hai hoocmon đó là insulin và glucagon : - Insulin : + Nguồn gốc từ tế bào β của tuỵ đảo + Vai trò : Kích thích quá trình hấp thụ G vào tế để tạo thành glicogen. - Glucagon : + Nguồn gốc : từ tế bào ά của tuỵ đảo. + Vai trò : Phân huỷ glicogen thành G b. Điểm sai khác giữa cơ chế tác động của hoocmon : Hoocmon có bản chất là pr Hoocmon có bản chất steroit Thụ thể nằm trên màng tế bào Thụ thể nằm sâu trong TBC (bào tương, nhân) Theo AMP vòng, cơ chế tác động chủ yếu của hoocmon. Tácđộng theo hoạt hoá gen trực tiếp, ít hơn. Hoạt tính mạnh Hoạt tính chậm hơn Hoocmon tác dụng với AMP vòng, sẽ tác dụng hoạt hoá thành chuỗi E dạng dây truyền và kích hoạt chuỗi phản ứng( khuyếch đại chất truyền tin đầu tiên) Hoocmon khuyếch tán vào trong tế bào đích sau đó kết hợp với các thụ thể nội bào tác dụng lên NST, cấu trúc ADN thúc đẩy ADN tự sao, sao mã, tổng hợp pr. Hoocmon tuyên syên, tuyến tuỵ nội tiết, tuỷ thượng thận, tuyến giáp. Hoocmon của vỏ tuyến thượng thận, hoocmon sinh dục Câu 16. Trình bày các mức độ cảm ứng của động vật thể hiện qua sự tiến hoá của hệ thần kinh. Có 4 mức độ thể hiện của tính cảm ứng của động vật thể hiện qua sự tiến hoá của hệ thần kinh. a. Hệ thần kinh lưới: Các động vật đa bào bậc thấp có hệ thần kinh còn thô sơ (hệ thần kinh lưới), nên chúng thu nhận kích thích cũng như phản ứng ở khắp bề mặt cơ thể. Ví dụ, ở thuỷ tức b. Hệ thần kinh chuỗi: Ở động vật cao hơn như giun đốt, các tế bào thần kinh đã sắp xếp thành 2 chuỗi hạch chạy dọc theo chiều dài thành bụng (hệ thần kinh chuỗi) nên sự cảm ứng đã bước đầu được định khu trên chuỗi hạch. Ví dụ, ở giun đốt, sự cảm ứng được định khu ở từng đốt. c. Hệ thần kinh hạch: Ở mức tiến hoá cao hơn như sâu bọ, đã có sự kết hợp các đốt của cơ thể thành 3 phần: đầu, ngực và bụng nên các yếu tố thần kinh cũng tập trung thành 3 khối và hoạt động cảm ứng cũng phức tạp và chính xác hơn. d. Hệ thần kinh ống: Ở động vật có xương sống, tế bào thần kinh đã kết hợp thành ống. Từ cá đến thú, thành ống dày dần do số tế bào thần kinh tăng, đi kèm với hiện tượng tập trung cao độ tế bào thần kinh ở não (sự đầu hoá). Ở các động vật có xương sống bậc cao, hệ thần kinh nói chung gồm 3 phần rõ rệt: Phần ngoại biên, phần trung ương, phần liên lạc.