1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LÝ THUYẾT PHẦN NHIỆT HỌC

4 5.2K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ÔN TẬP PHẦN NHIỆT HỌC A. SỰ GIẢN NỞ VÌ NHIỆT: - Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Các chất khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. *Lưu ý: Đối với chất khí thì các chất khí khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. - Khi co dãn vì nhiệt gặp vật cản thì sinh ra một lực lớn. - Vận dụng các kết luận trên để giải thích một số hiện tượng. (ví dụ: vì sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?) B.SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT: I. Sự nóng chảy và đông đặc: 1.Khái niệm: 2.Đặc điểm: - Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không đổi. - Nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy. - Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhiệt độ đó gọi là điểm nóng chảy.(Tuy nhiên không phải chất nào cũng nóng chảy hay đông đặc ở một độ nhất định. Có nhiều chất như thủy tinh, nhựa đường khi bị nóng chúng mềm ra rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng) Nhiệt độ nóng chảy của một số chất: Chất Nhiệt độ nóng chảy ( C° ) Chất Nhiệt độ nóng chảy ( C° ) Vonfam (chất làm dây tóc đèn điện) 3370 Chì 327 Thép 1300 Kẽm 420 Rượu -117 Nước 0 3.Nâng cao: a.Nhiệt nóng chảy: a.1 Định nghĩa: - Ta thấy trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi nhưng chúng ta vẫn phải cung cấp nhiệt lượng cho nó. Nhiệt độ này dùng để cho chúng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. - Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg 1 chất chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng gọi là nhiệt nóng chảy. a.2 Đơn vị: J/kg a.3 Công thức: - Ký hiệu nhiệt nóng chảy: λ (Lan đa) -Công thức: Q = λ . m b.Ý nghĩa: - Nhiệt lượng cung cấp cho 1 kg 1 chất nóng chảy đúng bằng nhiệt lượng mà nó tỏa ra khi nóng chảy. - Mỗi một chất có nhiệt dung riêng xác định. II. Sự bay hơi và ngưng tụ: 1. Khái niệm: 2. Sự bay hơi: + Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. + Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: - Nhiệt độ, - Gió, - Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. 3. Sự sôi: + Sự sôi là sự hóa hơi không những xảy ra ở trên mặt thoáng ở chất lỏng mà còn xảy ra ở trong lòng chất lỏng. + Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của vật không thay đổi. + Một chất có một nhiệt độ sôi xác định, gọi là điểm sôi. Nhiệt độ sôi của một số chất: Chất Nhiệt độ sôi ( C° ) Ête 35 Nước 100 Đông 2580 4. Sự ngưng tụ: - Là một quá trình ngược lại của quá trình bay hơi. 5.Nâng cao: - Nhiệt hóa hơi: - Định nghĩa: Nhiệt lượng cần cung cấp để cho 1 kg 1 chất chuyển hoàn toàn từ thể lonhr sang thể khí ở nhiệt độ sôi gọi là nhiệt hóa hơi. - Đơn vị: J/kg - Kí hiệu: L - Công thức: Q = L . m C. NHIỆT LƯỢNG: I. Cấu tạo chất và sự truyền nhiệt: 1. Nội dung cấu tạo chất: - Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 2. Sự truyền nhiệt: a. Nhiệt năng: - Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng. - Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: truyền nhiệt và thực hiện công. b.Nhiệt năng: - Gồm 3 hình thức: + Dẫn nhiệt: Năng lượng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. + Đối lưu: Là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng hoặc chất khí. + Bức xạ nhiệt: Là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không. II.Nhiệt lượng: 1.Khái niệm: - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. -Kí hiệu: Q -Đơn vị: J, kJ (1kJ =1000J) 2.Công thức tính nhiệt lượng của vật thu vào khi nóng lên: Q = m.c. V t Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J m là khối lượng của vật, tính ra kg t = t 1 – t 2 là độ tăng nhiệt độ với t 1 là nhiệt độ ban đầu t 2 là nhiệt độ cuối, tính ra C ° hoặc K ( K là đơn vị nhiệt độ trong thang nhiệt Kenvin). c là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọ là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K. Nhiệt dung riêng của một số chất Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Nước 4200 Đất 800 Nhôm 880 Đồng 380 Nước đá 1800 Chì 130 3. Phương tr ình cân bằng nhiệt: -Nguyên lí làm việc: + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. - Phương trình cân bằng nhiệt: Q toa ra = Q thu vao Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính bằng công thức Q = m.c. V t, nhưng trong đó V t = 1 t - 2 t , với 1 t là nhiệt độ ban đầu còn 2 t là nhiệt độ cuối. D. NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU: Q = m.q Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra (J) q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg) m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg). Năng suất tỏa nhiệt của một số chất: Chất Năng suất tỏa nhiệt (J/kg) Chất Năng suất tỏa nhiệt (J/kg) Củi khô 10.10 6 Dầu hỏa 44.10 6 Than đá 27.10 6 Xăng 46.10 6 Khí đốt 44.10 6 Than gỗ 34.10 6 *Nâng cao: Công thức tính hiệu suất: óa 100% thu t Q H x Q = . chất khí. + Bức xạ nhiệt: Là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không. II .Nhiệt lượng: 1.Khái niệm: - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật. vật. - Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng. - Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: truyền nhiệt và thực hiện công. b .Nhiệt năng: - Gồm 3 hình thức: + Dẫn nhiệt: Năng. tăng nhiệt độ với t 1 là nhiệt độ ban đầu t 2 là nhiệt độ cuối, tính ra C ° hoặc K ( K là đơn vị nhiệt độ trong thang nhiệt Kenvin). c là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọ là nhiệt

Ngày đăng: 21/10/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w