1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hợp tác xã Việt Nam từ 2003 đến nay

34 942 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 255 KB

Nội dung

Mục lục I- THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ 2 1. VỀ SỐ LƯỢNG HTX 3 2. VỀ XÃ VIÊN, LAO ĐỘNG TRONG HTX 4 3. VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX 7 4. VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ ĐÓNG GÓP VÀO GDP 8 II- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ 8 1. SỰ PHÁT TRIỂN HTX 8 2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 11 3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HTX TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 13 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX 16 III- MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á 21 1. NHẬT BẢN 21 2. ẤN ĐỘ 24 3. THÁI LAN 25 4. MALAIXIA 27 IV- MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP Ý XÂY DỰNG LUẬT 27 1. VỀ BẢN CHẤT HTX 28 2. VỀ PHÂN LOẠI HTX 29 3. VỀ PHÂN LOẠI XÃ VIÊN 30 4. VỀ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DỊCH VỤ TỐI THIỂU MÀ HTX CUNG CẤP CHO XÃ VIÊN 31 5. VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP THEO MỨC ĐỘ SỬ DỤNG DỊCH VỤ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 1 I- THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ Hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia, ngay cả ở những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… HTX đầu tiên trên thế giới được thành lập tại nước Anh. 1 Tháng 12 năm 1844, 18 người thợ dệt và thợ thủ công ở nước Anh thành lập ra HTX đầu tiên với tên gọi: “HTX của những người tiên phong bình đẳng Rochedale”. Đến nay, phong trào HTX phát triển ở trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút trên 800 triệu thành viên, tạo ra hàng nghìn việc làm và đảm bảo cuộc sống, thu nhập cho khoảng 3 tỷ người. Ở Việt Nam, HTX đầu tiên được thành lập cách đây hơn 50 năm và Luật HTX đầu tiên có hiệu lực từ năm 1997. Từ khi ra đời đến nay,các HTX VN đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế-xã hội của đất nước. Trong mỗi giai đoạn, các HTX đều có những dấu ấn riêng và có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Đặc biệt các HTX ở Việt Nam đã trải qua một bước chuyển đổi quan trọng từ HTX kiểu cũ chuyển sang HTX kiểu mới theo Luật HTX sửa đổi năm 2003. Những năm gần đây, thực hiện đường lối của Đảng, các HTX đã và đang vượt qua khó khăn để đổi mới, phát triển, từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sự phát triển của phong trào HTX hội tụ nhiều lợi ích, đáp ứng được các nhu cầu kinh tế, xã hội và văn hóa của xã viên. Xã viên tham gia vào HTX để tiết kiệm chi phí, gia tăng giá trị và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm làm ra hoặc để có việc làm ổn định. HTX là một phương tiện thiết thực nhằm huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, đồng thời đóng góp lớn trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn. 1 Nguyễn Duy Hanh, Ngày truyền thống của phong trào HTX VN (11/4/1946-11/4/2012) (Nguồn: thaibinh.gov.vn) 2 1. Về số lượng HTX Số liệu thống kê về HTX do các nguồn khác nhau cung cấp: Theo số liệu của Liên minh HTX Việt Nam, tính đến hết năm 2011, cả nước có khoảng 19.500 HTX (bao gồm cả HTX không hoạt động), tăng 610 HTX so với năm 2010. Theo số liệu tổng hợp báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2011 của Chính phủ, 2 đến hết năm 2011 ước tính có khoảng 13.843 HTX, tăng khoảng 598 HTX so với năm 2010. Tổ hợp tác phát triển rất nhanh và đa dạng. Năm 2010 có 155.817 tổ hợp tác, tăng trung bình khoảng 3,3%/năm so với giai đoạn 2006- 2010. 3 Theo số liệu báo chí cung cấp, cho đến ngày 30/6/2010, cả nước có 18.244 HTX, 53 liên hiệp HTX và khoảng 360.000 tổ hợp tác. 4 Về số lượng HTX nông nghiệp, cả nước hiện có 6.631, chiếm 46% tổng số HTX thuộc các ngành nghề. 5 Theo kết quả điều tra toàn diện HTX năm 2008 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, tính đến ngày 01/7/2008, cả nước có 14.500 HTX đang hoạt động, 3.744 HTX có tên nhưng không hoạt động (chiếm 20,3% tổng số HTX); số HTX đang hoạt động tăng 718 HTX so với năm 2006 và 1.487 HTX so với năm 2005. Trong tổng số 14.500 HTX, có 609 HTX thành lập trước năm 1997 chưa chuyển đổi, 5.742 HTX thành lập trước năm 1997 đã chuyển đổi. Các HTX tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 5.059 HTX, chiếm 34,9% tổng số HTX của cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ có 2.754 HTX, chiếm 19%; vùng Đông Bắc Bộ có 2.628 HTX, chiếm 18,1%. Hai vùng có số HTX thấp nhất là: vùng Tây Bắc với 604 HTX, chỉ chiếm 4,2% và vùng Tây Nguyên với 490 HTX, chiếm 3,4% tổng số HTX. Trong tổng số 14.500 HTX đang hoạt động tại thời điểm 01/7/2008, có 6.372 HTX nông nghiệp, chiếm 43,9%; 4.744 HTX công nghiệp, chiếm 32,7%; 989 quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 6,8%; tiếp đến là các HTX xây dựng, thương mại, vận tải, dịch vụ khác. 2 Số liệu tổng hợp báo cáo của 46 địa phương, 17 tỉnh không có số liệu báo cáo. Nguồn: Báo cáo tổng kết thi hành Luật HTX năm 2003 kèm theo Tờ trình số 99/TTr-CP ngày 3 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ. 3 Số liệu của 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 4 Nguồn: Võ Thị Kim Sa, Một số góp ý cho Luật HTX hiện hành, Tạp chí Cộng sản điện tử, 3/1/2012. 5 Hưng Văn, Nên sửa luật HTX, VnEconomy, 14/5/2010. 3 Bảng 1: SỐ HỢP TÁC XÃ PHÂN THEO NGÀNH (Số liệu năm 2007) Đơn vị tính: HTX Chung Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp Xây dựng Thương nghiệp Vận tải Quỹ tín dụng Dịch vụ khác A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng 14500 6372 59 200 4744 336 767 847 989 186 1. ĐB sông Hồng 5059 3155 9 26 1016 27 182 137 440 67 2. Đông bắc 2628 354 17 57 1778 68 162 103 70 19 3. Tây bắc 604 190 3 11 259 36 72 17 11 5 4. Bắc trung bộ 2754 1462 11 18 989 33 33 58 132 18 5. DH miền Trung 985 527 4 13 236 17 44 86 53 5 6. Tây nguyên 490 136 9 3 150 27 38 81 41 5 7. Đông Nam bộ 834 109 3 13 156 29 167 222 93 42 8. ĐBS.Cửu Long 1146 439 3 59 160 99 69 143 149 25 Nguồn: Kết quả điều tra Dự án: “Khảo sát thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2008 2. Về xã viên, lao động trong HTX Xã viên HTX: Theo số liệu năm 2010, 6 khu vực kinh tế tập thể thu hút khoảng 6,4 triệu thành viên, tăng khoảng hơn 300.000 thành viên so với năm 2006, đạt tốc độ tăng bình quân 1,4%/năm giai đoạn 2006- 2010. Trong tổng số 7.478.019 xã viên của cả nước, xã viên HTX nông nghiệp là 6 Báo cáo tổng kết thi hành Luật HTX năm 2003, kèm theo Tờ trình số 99/TTr-CP ngày 3/5/2012 của Chính phủ. 4 chủ yếu. Số lượng xã viên HTX nông nghiệp là 5,3 triệu người, chiếm 70,51% và tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Số hộ nông dân trong các HTX chiếm tới 44%. Lao động trong HTX: Năm 2010, theo báo cáo của 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số lượng việc làm do khu vực kinh tế tập thể tạo ra giảm sút đáng kể: từ hơn 1,4 triệu việc làm thường xuyên năm 2006 xuống còn hơn 1 triệu lao động năm 2010. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng số lao động làm việc trong các HTX trên cả nước năm 2006 là 149.236 người (trong đó nữ: 44.845 người, chiếm 30,04%), năm 2007: 149.480 người (trong đó nữ: 44.238 người, chiếm 29,59%), năm 2008 7 : 270.077 người (trong đó nữ: 73.346 người, chiếm 27,16%), năm 2009: 261.364 người (trong đó nữ: 60.725 người, chiếm 23,23%). Theo kết quả khảo sát toàn diện HTX năm 2008, tổng số lao động làm việc thường xuyên của HTX tại thời điểm ngày 31/12/2007 là 295.680 lao động. Phần lớn lao động làm việc thường xuyên trong HTX là xã viên HTX thuộc loại hình HTX của người lao động. Tỷ lệ lao động làm việc thường xuyên không phải là xã viên HTX đã tăng dần hàng năm: năm 2005 tỷ lệ xã viên là lao động làm việc thường xuyên chiếm 78,66%, còn lại 21,34% lao động không phải là xã viên; năm 2006 tỷ lệ tương ứng là 76,95% và 23,05%; năm 2007 tỷ lệ tương ứng là 75,91% và 24,09%. Như vậy, tỷ lệ lao động nữ làm việc thường xuyên ở HTX rất thấp trong tổng số lao động thường xuyên của HTX: năm 2005, tỷ lệ lao động nữ làm việc thường xuyên trong HTX đạt 21,08%, năm 2006 đạt 21,91%, năm 2007 đạt 22,75%. Bảng 2: TỔNG SỐ XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ PHÂN THEO NGÀNH 7 Trước năm 2008, Tổng cục thống kê chỉ tổng hợp số lượng lao động trong các HTX thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Từ năm 2008, do tổng hợp thêm số lượng lao động trong các HTX thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản nên có sự tăng lên về số lượng lao động trong khu vực kinh tế tập thể. 5 (Số liệu năm 2007) Đơn vị tính: người Ngành nghề Xã viên Tổng số Cá nhân Đại diện hộ Đại diện pháp nhân Khác Tổng số Cán bộ công chức Cả nước 7.478.019 2.451.210 29.254 5.000.541 328 25.940 Nông nghiệp 5.272.711 1.635.849 15.709 3.623.216 83 13.563 Lâm nghiệp 5.768 1.051 23 4.700 17 Thuỷ sản 28.462 9.169 44 18.996 2 295 Công nghiệp 969.679 158193 2.744 807.339 109 4.038 Vận tải 54.826 43.490 179 9.948 19 1.369 Xây dựng 4.823 3.905 36 788 21 109 Thương mại 157.185 59.870 1.353 96.098 19 1.198 Tín dụng 947.862 523.557 9.038 419.542 69 4.694 Dịch vụ khác 36.703 16.126 128 19.914 6 657 Nguồn: Kết quả điều tra Dự án: “Khảo sát thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2008 Thu nhập của người lao động trong HTX: Nhìn chung, thu nhập bình quân một lao động làm việc thường xuyên của HTX là thấp, nhưng hàng năm tăng thêm đáng kể, từ 200 nghìn đồng - 300 nghìn đồng/tháng. Theo báo cáo của Chính phủ, 8 thu nhập bình quân năm 2011 của xã 8 Nguồn: Báo cáo tổng kết thi hành Luật HTX năm 2003 kèm theo Tờ trình số 99/TTr-CP ngày 3 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ. 6 viên HTX đạt khoảng 15,02 triệu đồng (1.251 nghìn đồng/tháng), thu nhập của lao động làm việc thường xuyên trong HTX (báo cáo của 40 địa phương 9 ) đạt khoảng 15,99 triệu đồng (1.333 nghìn đồng/tháng). 3. Về kết quả hoạt động của HTX Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập: Doanh thu bình quân năm 2011 của một HTX ước đạt 1.715,72 triệu đồng, tăng gần 180 triệu đồng (tương đương 11%) so với doanh thu bình quân năm 2010; doanh thu bình quân của một tổ hợp tác là 343,77 triệu, tăng 55,5 triệu (khoảng 17%) so với doanh thu bình quân năm 2010 10 . Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009, doanh thu thuần của khu vực kinh tế tập thể ước đạt 43.000 tỷ đồng, chiếm 0,74% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của cả nước. Theo kết quả điều tra HTX năm 2008, cơ cấu doanh thu của HTX chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, chiếm trên 98% trong tổng số, doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp. Tỷ trọng doanh thu của các HTX tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công, thương nghiệp và vận tải; các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng nhỏ; đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến gần 50% số HTX nhưng chỉ đóng góp 12% doanh thu và thu nhập khác. Chỉ tiêu lợi nhuận: Theo báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm, giai đoạn 2006-2010, lợi nhuận bình quân một HTX năm 2010 ước đạt 538,5 triệu đồng, tăng gấp đôi về danh nghĩa so với năm 2006. 11 Tỷ lệ giá trị dịch vụ HTX cung cấp cho xã viên trong tổng giá trị dịch vụ của HTX tăng từ 46,1% năm 2006 lên 53,6% năm 2010, tuy tăng chậm nhưng ngày càng hướng nhiều hơn vào mục tiêu phục vụ xã viên, hướng đến bản chất đích thực của HTX. Kết quả điều tra khảo sát HTX năm 2008 cho thấy tỷ trọng lợi nhuận của HTX tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và tín dụng; chiếm tỷ trọng nhỏ trong các lĩnh vực khác; đặc biệt, lĩnh vực xây dựng mới chỉ 9 23 tỉnh không có số liệu báo cáo gồm: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang. 10 Tổng hợp báo cáo của 46 địa phương về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2011. 11 Tài liệu đã dẫn. 7 đóng góp 2,3% tổng lợi nhuận khu vực HTX cả nước. Tỷ suất lợi nhuận bình quân của HTX rất thấp, thấp hơn cả chi phí vay vốn ưu đãi: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân của cả nước là 4,56%, so với tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn là 4,25%. 4. Về tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP Kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX có đóng góp quan trọng vào GDP cả nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho xã viên và người lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của kinh tế tập thể vào GDP giảm sút liên tục trong suốt thời gian qua: chỉ đạt 5,22% năm 2010 so với mức 7,09% năm 2004 và mức gần 11% năm 1995. 12 Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tập thể đạt thấp và có xu thế giảm dần qua các năm và chỉ đạt bình quân khoảng ½ so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước: đạt 2,98% năm 2010 so với mức 3,83% năm 2004, 3,98% năm 2005, 3,52% năm 2006, 3,32% năm 2007, 3,01% năm 2008, và 2,85% năm 2009. Trong khi đó, năm 2010, kinh tế tư nhân đóng góp 11,54%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 18,72%; kinh tế cá thể: 30,78%; kinh tế nhà nước: 33,74%. Tuy nhiên, các số liệu đóng góp GDP của HTX và kinh tế tập thể nói trên mới chỉ tính được phần đóng góp trực tiếp của kinh tế tập thể vào GDP, chưa thể hiện phần đóng góp gián tiếp thông qua tác động của HTX tới hoạt động kinh tế của xã viên HTX, kinh tế thành viên tổ hợp tác - là xu hướng mới phát triển nổi bật của các HTX trong thời gian qua. II- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, chủ trương, đường lối và chính sách phát triển HTX của Đảng và Nhà nước ta luôn thống nhất. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử là từng bước đổi mới HTX theo hướng phù hợp với điều kiện khách quan. HTX được phát triển theo các nấc thang, trình độ khác nhau có thăng, trầm trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa chỉ huy, bao cấp kéo dài dẫn tới quan liêu sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Sự phát triển HTX Sự phát triển HTX đã được Nhà nước ta thể chế hoá kịp thời trong các văn bản pháp luật 12 Số liệu của Tổng cục Thống kê 8 Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trương, đường lối lớn của Đảng, đã khẳng định: kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh. HTX được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả. Điều đó là kết quả của một thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nước ta về HTX. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi mới không ngừng về cơ chế quản lý phát triển HTX của Nhà nước. Trên cơ sở những điều quy định về kinh tế tập thể tại Hiến pháp 1992, ngày 20/3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 9, Luật HTX được thông qua, mở ra một trang sử mới cho công tác tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế tập thể nói chung, HTX nói riêng. Luật HTX 1996 ban hành là cơ sở pháp lý ban đầu cho việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản dưới luật như: (1) Nghị định 15/CP ngày 21/1/1997 quy định chính sách khuyến khích phát triển HTX; (2) Nghị định 16/CP ngày 21/2/1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển đổi sang hoạt động theo luật; và (3) Thông tư số 14 BKH ngày 29/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký gia đình HTX. Dưới sự điều chỉnh của hệ thống các luật và văn bản dưới luật, quá trình phát triển HTX ở nước ta diễn ra theo hai hình thức sau: chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới và thành lập mới các HTX với chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên, cho cộng đồng và tạo việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương trong cơ chế kinh tế thị trường. Ngày 26/11/2003, Luật HTX đã được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004. Luật HTX năm 2003 đã có nhiều thay đổi tích cực hơn so với Luật năm 1996, tạo ra nhiều thuận lợi và môi trường thông thoáng hơn cho các HTX phát triển. Với Luật HTX năm 2003, các HTX có được khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và các chuẩn mực quốc tế. Phạm vi hoạt động của các HTX đã được mở rộng, không chỉ giới hạn trong ngành nông nghiệp mà đã lan rộng sang các ngành và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Nếu chỉ xét riêng lĩnh vực nông nghiệp, khu vực có nhiều HTX nhất đang hoạt động, thì hầu hết các HTX đã đảm nhiệm nhiều dịch vụ nông nghiệp phục vụ 9 các hộ xã viên và cạnh tranh với các cơ sở dịch vụ khác trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, các HTX đã không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong nội bộ ngành mà đã mở rộng sang cung cấp dịch vụ tổng hợp cho các xã viên của mình và cho thị trường. Mở rộng liên kết kinh tế theo cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường Hầu hết các HTX hiện đại ngày nay đã và đang hình thành những mối liên kết mới mà trước đây chưa có hoặc mới chỉ manh nha xuất hiện trong diện hẹp. Mối liên kết giữa các hộ xã viên với doanh nghiệp nhà nước, với các trang trại và với các hộ xã viên thuộc các HTX khác nhau ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ. Sự liên kết giữa các HTX với các thành phần khác trong nền kinh tế được xuất phát từ nhu cầu của nền sản xuất hàng hoá, ví dụ tại đồng bằng Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập nhiều HTX nông nghiệp để làm cầu nối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các ngành tài chính, ngân hàng. Các HTX đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng tích cực Nhiều HTX đã phát huy được tinh thần tương thân tương ái trong việc hỗ trợ các hộ xã viên tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Ví dụ các HTX Nga Thanh, Nga Yên (Nga Sơn); Dân Lý, Xuân Thịnh (Triệu Sơn), Thiệu Hưng (Thiệu Hoá) Thanh Hoá; Đình Bảng (Bắc Ninh); An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Tây), Bình Tây (Tiền Giang) đã ứng trước không lấy lãi cho các hộ xã viên nghèo, khó khăn một số vật tư chủ yếu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, để họ phát triển sản xuất. Các HTX đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động tại khu vực nông thôn, nâng cao thu thập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Cải thiện tình trạng xuống cấp và không ngừng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nhà trẻ và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác. Đa dạng hoá các dịch vụ phục vụ cộng đồng người dân nông thôn, phòng chống tệ nạn xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao tình làng, nghĩa xóm và tinh thần tương trợ nhau những lúc khó khăn. 10 [...]... ổn định xã hội Năm 2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên; 100 HTX đất đai với hơn 147 nghìn xã viên; 76 HTX thủy sản với hơn 13 nghìn xã viên; 1.296 HTX tín dụng với hơn 2 triệu xã viên; 400 HTX dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên 25 Liên đoàn HTX Thái Lan (CLT) được thành lập, là tổ chức HTX cấp cao quốc gia, thực hiện... cung ứng vật tư cho xã viên và tiêu thụ nông sản do xã viên sản xuất Trong trường hợp này, xã viên vừa là người cung ứng, vừa là người tiêu thụ, có thể vừa là người lao động trong HTX Lúc này việc phân định tỷ lệ giá giao dịch giữa HTX với xã viên khá phức tạp HTX cần phân loại các dịch vụ và xác định tỷ lệ giá trị giao dịch với xã viên trong từng loại dịch vụ khác nhau 3 Về phân loại xã viên Luật HTX... theo vốn góp Điều này làm xói mòn tinh thần hợp tác, đề cao tư tưởng lợi nhuận, dễ biến HTX thành mô hình công ty cổ phần Lúc này, HTX không còn có lợi thế riêng trong việc khuyến khích tinh thần hợp tác trong cộng đồng Thứ nhất, có nguy cơ của việc phân phối lãi cho xã viên theo vốn góp là các HTX có xu hướng “đóng cửa” không muốn kết nạp xã viên mới Thứ hai, xã viên tham gia vào HTX không phải muốn... nông thôn 8, Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các HTX cần phải chủ động và tăng cường hơn nữa khả năng hợp tác liên kết để làm gia tăng giá trị của chuỗi hàng hóa của mình; không nên bán nguyên liệu thô không qua sơ chế hoặc chế biến thành sản phẩm hàng hóa… III- MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á Kinh tế tập thể, trong đó, kinh tế HTX đóng... HTX và xã viên về HTX còn nhiều sai lệch, chưa đầy đủ, trong khi đó nhận thức của toàn xã hội về kinh tế hợp tác và HTX còn rất hạn chế và thiếu đồng bộ Nhiều cán bộ quản lý HTX và hầu hết xã viên hiểu rất mơ hồ về các nguyên tắc, giá trị của HTX, về những đặc trưng của HTX kiểu mới, về các nội dung qui định trong Luật HTX, đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ cửa HTX, các quyền và nghĩa vụ của xã viên... nghiệp và HTX Nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp với thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ Hiện nay, số HTX tham gia hoạt động kinh doanh này chiếm khoảng 39% Hoạt động của HTX tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên về các lĩnh vực: Khuyến khích gửi tiền tiết kiệm của các xã viên; Góp cổ phần; Cung cấp các dịch vụ vốn vay cho xã viên Để tạo điều kiện... triệu xã viên, trong đó, HTX tín dụng và ngân hàng có 442 HTX với 1,32 triệu xã viên; HTX nông nghiệp có 205 HTX với 0,19 triệu xã viên; HTX xây dựng nhà ở có 103 HTX với 0,07 triệu xã viên; HTX công nghiệp có 51 HTX với 0,01 triệu xã viên; HTX tiêu dùng có 2.359 HTX với 2 triệu xã viên; HTX dịch vụ có 362 HTX với 0,14 triệu xã viên v.v Sự phát triển vững chắc của các khu vực kinh tế HTX đã thúc đẩy... qua việc hình thành doanh nghiệp do tập thể xã viên đồng sở hữu và quản lý dân chủ.” Trong HTX, tập hợp xã viên có tính chất rất đặc biệt Xã viên thành lập “doanh nghiệp” HTX để mưu tìm cách thức thỏa mãn nhu cầu chung Mục đích tối thượng của HTX không phải là tối đa hoá lợi nhuận, mà để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của xã viên Điều này có nghĩa là xã viên vừa là người đồng sở hữu, quản lý HTX... để mua hàng từ xã viên với giá càng cao càng tốt Như vậy, xã viên là người bán hàng hay người cung ứng (thành phẩm hoặc nguyên liệu) cho HTX Việc xác định tỷ lệ giá trị giao dịch của HTX với xã viên trong trường hợp này là số lượng hàng hoá (sữa bò, thanh long, lúa, hàng mỹ nghệ…) hay giá vốn hàng bán mà HTX giao dịch với xã viên so với tổng lượng hàng hoá hay giá vốn hàng bán mà HTX thực hiện trong... với trường hợp trên, HTX của người tiêu dùng tìm cách tối thiểu hoá giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động để có thể bán hàng hóa vật phẩm hay dịch vụ cho xã viên của mình với giá càng thấp càng tốt Trong trường hợp này, xã viên là người mua hàng (nguyên vật liệu, vật tư hay hàng tiêu dùng) từ HTX Tỷ lệ giá trị giao dịch của HTX với xã viên được xác định trên phần doanh số mà HTX bán cho xã viên trong . LOẠI XÃ VIÊN 30 4. VỀ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DỊCH VỤ TỐI THIỂU MÀ HTX CUNG CẤP CHO XÃ VIÊN 31 5. VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP THEO MỨC ĐỘ SỬ DỤNG DỊCH VỤ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 1 I- THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ Hợp. I- THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ 2 1. VỀ SỐ LƯỢNG HTX 3 2. VỀ XÃ VIÊN, LAO ĐỘNG TRONG HTX 4 3. VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX 7 4. VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ ĐÓNG GÓP VÀO GDP 8 II- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP. 2: TỔNG SỐ XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ PHÂN THEO NGÀNH 7 Trước năm 2008, Tổng cục thống kê chỉ tổng hợp số lượng lao động trong các HTX thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Từ năm 2008, do tổng hợp thêm số

Ngày đăng: 21/10/2014, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w