Chuyén dé tot nghiép 1
LOI NOI DAU
Sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và
không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hóa — xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định,
an ninh quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng
được mở rộng Đạt được những thành công đó bên cạnh khai thác hiệu quả các
nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và trong đó viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và tô chức quốc
tế giữ vai trò chủ đạo
Thực tế tiếp nhận và sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua
cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước, ODA đã giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quá hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, trong đó ODA có một vai trò quan trọng Do
đó một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA không? Có thể khăng định ngay điều đó là hoàn toàn có thể Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?
Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA Vì vậy em chọn đề tài: “Tình hình thu hút và sứ dụng nguồn vốn ODA ớ Việt Nam- thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình
Kết cấu chuyên đề bao gồm:
Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn ODA Chương II: Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA
Chương III: Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA
Trang 2CHUONG I: NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE ODA
1 Nguồn vốn ODA 1.1.Khái niệm
ODA (Official Development Assistance) c6 nghia là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức
Năm 1972, tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ khơng hồn lại chiếm ít nhất 25%”
Tại điều I quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ban hành ngày 5/8/1977 của nước ta có nêu khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ
phát triển chính thức được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, bao gồm các hình thức sau: 1) Hỗ trợ cán cân thanh toán 2) Hỗ trợ theo chương trình 3) Hỗ trợ kỹ thuật 4) Hỗ trợ theo dự án
ODA bao gồm ODA không hoàn lại và ODA cho vay ưu đãi có yếu tố khơng hồn lại chiếm ít nhất 25% giá trị khản vay”
Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ khơng hồn lại, viện trợ có hoàn lại , hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thông
Liên Hiệp Quốc, các tô chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển
1.2 Dac diém cia ODA
Trang 3Chuyén dé tot nghiép 3
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển.Có 2 điều kiện cơ bản đề các nước đang và chậm phát triển có thé nhận được ODA là:
Điều kiện I: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp, đặc biệt là các nước có GDP bình quân đầu người dưới 220 USD/người/năm
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp
với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong môi quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA
Thứ hai là vốn ODA mang tính ràng buộc:ODA có thể ràng buộc (hoặc không
ràng buộc, ràng buộc một phan) nước nhận về địa điểm chỉ tiêu Ngoài ra các nước
viện trợ cũng có những ràng buộc khác và nhiều khi ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.Ví dụ Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật
ODA mang yếu tố chính trị: các nước viện trợ nói chung đều không quên dành
được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nứoc tiếp nhận viện trợ Kê từ khi ra đời tới nay viện trợ
luôn chứa đựng 2 mục tiêu cùng ton tại Song song
Mục tiêu thứ nhất là thúc đây tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển
Mục tiêu thứ 2 là tăng cường vi thế chính trị của các nước tài trợ.Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA
Thứ ba là ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA đo tính chất ưu đãi nên gánh nợ thường chưa xuất hiện Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nàn do không có khả năng tra ng Van đề là ở chỗ ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất
khẩu trong khi việc trả nợ lại bằng ngoại tệ Do đó trong khi hoạch định chính sách
sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn đề tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu
Thứ tư là ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao
dich này không cùng quốc tịch Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các
Trang 4tổ chức phi chính phủ.Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn để xã hội, kinh tế hay môi trường
Thứ năm là ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh đa phương Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho chính phủ quốc gia được tài trợ Kênh đa phương, các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ khoản đóng góp của nhiều thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện trợ Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp
Thứ sáu là ODA là một giao dịch chính thức : tính chính thức của nó được thể hiện ở chỗ giá trị nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự
chấp thuận và phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận Sự đồng ý tiếp nhận đó
được thể hiện bằng văn bản hiệp định hiệp ước quốc tế ký kết với nhà tai trợ
Thứ bảy là ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng: mục đích của việc cung cấp ODA là nhằm thúc đầy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước nghèo Đôi
lúc ODA cũng được sử dụng đề hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh khó khăn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được
nhận viện trợ ODA Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những toan tính khác
ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là
hiện vật
2 Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ớ Việt Nam
2.1 Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế ở Việt Nam
Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại hội đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với năm 1995 Để tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam cần một lượng
vốn đầu tư phát triển rất lớn Theo tính toán của Chính phủ Việt Nam, trong giai đoạn 2001 - 2005 Việt Nam cần khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư phát triển, trong đó
nguồn vốn huy động bên ngoài khoảng 20 tỷ USD gồm khoảng 11 tý USD FDI và 9
Trang 5Chuyén dé tot nghiép
Về mặt lý thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất
20%/năm cho đến năm 2015
Trong báo cáo tổng quan về tình hình quản lý và thực hiện các dự án ODA tại Hội nghị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn ODA riêng cho đầu tư cơ bản là rất đáng kể
Bảng 1: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tông vốn đầu tư cơ bắn Ngành Dự kiến vốn đầu tư cơ bản giai đoạn |ODA dự kiến 2001-2010 (tỷ đồng) 2001- 2010 Tổng % 2001- 2006- Týđồng |% cộng theo 2005 2010 trong ngành tổng số vốn Đường bộ 121420 |592 |79.583 |41837 | 67.998 |56,0 Hàng hải 18.357 |89 |8210 10147 | 5.050 27,5 Đường sắt 11.080 |5,4 | 6.144 4.936 2.602 28,5 Đường thủy | 3.819 19 |1.820 1.999 2.340 61,3 Giao nội địa thông | Hàngkhông | 9.744 47 |8.568 1.176 lie seh Cong 164.420 | 80,1 | 104325 | 60.095 |77930 | 50,4 1n
Giao thông đô thị 25.492 | 12,4 | 15.055 10.437 17.542 | 68,8 Giao thông nôngthôn =| 15.315 | 7,5 | 9.275 5.940 3.430 22,4 Téng cong 205.227 | 100,0 | 128.755 | 76.472 | 98.962 | 50,6
Nguôn : Bộ Kế Hoạch và Đâu Tư
2.2 Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam
Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Malayxia và từ tình hình thực tế trong nước, trong những năm gần đây Việt Nam đã
và đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế với xu hướng mở rộng và đa dạng
hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế Một trong những mục tiêu chính trong chiến
Trang 6luge nay 1a thu hut ODA cho phat triển kinh tế Vai trò của ODA được thể hiện ở
một số điểm chủ yếu sau:
Dau tién, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm nguồn vốn để phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ODA mang lại nguồn lực cho đất nước
ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chỉ đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thê tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế Những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA
là điều kiện quan trọng thúc đây tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5% Nhờ có sự tiếp nhận nguồn vốn ODA mà các nước đang và kém phát triển đã có
điều kiện tạo lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển Do những đặc điểm mang tính chất ưu đãi, nguồn vốn ODA được các nước nhận sử dụng vào các mục
đích như:
+ Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo, năng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để làm nền tảng vững chắc
cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đây đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước
+ Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, môi trường sinh thái dinh dưỡng ODA
giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường Một
lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư
phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực
này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước
đang phát triển Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các
chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng Nhờ có sự tài trợ
Trang 7Chuyén dé tot nghiép 7
+ BU dap thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế (do nhập siêu) đề chính phủ có đủ thời gian đề quản lý tốt hơn ngân sách trong giai đoạn cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đồi hệ thống kinh tế (viện trợ đề điều chỉnh cơ cấu) ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bắt lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMFE có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ồn định đồng bản tệ
+ Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính phủ hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế xã hội các ngành các vùng ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam
châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xi 2 USD trên 1 USD viện trợ Đối với
những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bồ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân Điều này giải thích tại sao các nước đang
phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng
quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI
+ ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông
qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế
Thứ hai, theo các nhà kinh tế việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển
nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn điểm mà ở đó sự tăng trưởng
kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát
triển
Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc
tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA
Trang 8ODA còn có thê giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tô chức tài chính quốc tế mang lại
ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng
cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mơ doanh nghiệp
Ngồi ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy
móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới đề tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tô chức này
Thứ ba, nhờ có nguồn vốn ODA mà đã khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trực tiếp nước ngoài FDI Một trong các khó khăn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nứoc khi có nhu cầu đầu tư vào các nước đang phát triển là cơ sở hạ tầng còn yếu kém khiến cho chỉ phí bán hàng cao hơn dự tính, giảm tính sinh lãi và tính khả thi của việc đầu tư Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn phải tự xây dựng nguồn cung cấp điện cho mình, đặc biệt là ở các khu công nghiệp Các nhà đầu tư trong và ngồi nước cũng ln lo lắng tới tính ồn định của môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý Các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ nhiều nước cung cấp ODA cho nhiều nước với khối lượng cam kết cho vay lớn thể hiện sự tin tưởng của các bên, kéo theo lòng tin của một loạt các nhà đầu tư Việc hình thành và thực hiện các chương trình, các dự
án có vốn ODA đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các công ty, các nhà sản xuất trong
và ngoài nước, đó là tạo ra nhu cầu lớn về các loại dịch vụ và hàng hoá đủ loại Các
nhu cầu này được đảm bảo tương đối chắc chắn về khả năng thanh toán như các
chương trình có vốn ODA đã từng được thực hiện trên thế giới và các nước xung
quanh Việt Nam Vì vậy, có thể nói Việt Nam là mảnh đất vàng cho các nhà đầu tư
Trang 9Chuyén dé tot nghiép 9
nghiép hoa, hién dai hoa rat lớn.Vì vay, chung ta can phải tranh thủ mọi nguồn vốn, trong đó có cả nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác
Trong những năm trước đây, nguồn viện trợ chủ yếu là từ các tô chức phi chính phủ (NGOs) và nguồn ODA từ các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế Gần đây việc Nhật Bản đã tăng nguồn vốn ODA cho các nước đang phát triển đã thúc đây lượng vốn ODA tăng mạnh
Thử tư, nguồn vốn ODA đã gop phan nang cao diéu kién sống cho người dân Mục tiêu chủ yếu của các dự án hay chương trình sử dụng nguồn vốn ODA đều nhằm cải thiện đời sống chho người dân, tăng phúc lợi công cộng và cải thiện điều
kiện môi trường Nhờ có nguồn vốn ODA, điều kiện về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục
và môi trường đã được nâng lên, nên đời sống của người dân Việt Nam cũng dần
được cải thiện Theo một cuộc điều tra của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức hợp tác phát triển quốc té Thuy Dién (SIDA), Ngan hàng thề giới (WB) cùng phối hợp với chính phủ Việt Nam thực hiện cho thấy vào năm 1992- 1993, 58,1% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo đói, nhưng đến năm 1998 thi thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình tăng lên 39% và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm gần một nửa xuống 37,4% và năm 2002 tỷ lệ này chỉ còn 28,9%, năm 2008
còn 12,1% Thêm vào đó, nguồn vốn ODA cũng đã làm cho một số chỉ tiêu kinh tế
xã hội trở nên tốt hơn như: số trẻ sơ sinh tử vong giảm xuống, số người chết do bệnh có thể phòng ngừa cũng thấp hơn nhiều đo hệ thống chăm sóc y tế cho người dân được cải thiện, người dân được hưởng cuộc sống đầy đủ hơn
2.3 Mô hình định lượng tác động cúa nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế nội sinh và nguồn vốn hỗ trợ phát triển, mô hình về mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được ước lượng thông qua hệ phương trình dưới đây:
GDP = f (ODA; X; G; DI) Trong do:
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ODA: Lượng vốn ODA giải ngân X: giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khâu
Trang 10G: Tiéu dung cua chinh phu
DI: Vốn đầu tư trong nước thực hiện
Số liệu thu thập từ niên giám thống kê, các trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính giai đoạn 1993-2008 đưa vào mô hình trên,
chạy trên chương trình EViews cho kết quả ở bảng 2 dưới đây
Bang 2:Kết quá mô hình tác động ODA đến GDP của Việt Nam giai đoạn 1993-2008 Dependent Variable: GDP Method: Least Squares Date: 04/22/10 Time: 22:41 Sample: 1993 2008 Included observations: 16 Variable Coefficient Std.Error t-Statistic Prob ODA 5.418831 0.782911 6.921390 0.0000 Xx 0.111938 0.015249 7.340855 0.0000 G 2.151677 0.221444 9.716559 0.0000 DI 0.160437 0.257836 0.622244 0.5465 Cc 2804850 9610798 2.918436 0.0140
R-squared 0.999552 Mean dependent var 569761.8 Adjusted R-squared 0.999389 S.D dependent var 375812.1 S.E of regression 9289.709 Akaike info criterion 21.36151 Sum squared resid 9.49E+08 Schwarz criterion 21.60294
Log likelihood -165.8921 _ F-statistic 6134.425
Durbin-Watson stat 2.003184 Prob(F-statistic) 0.000000
Nguồn: Két quả chạy mô hình trên phân mém EViews
Kết quả ở bảng 2 cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê Mô hình thực
nghiệm phản ánh tác động của ODA đến GDP được thể hiện như sau:
GDP = 5.418831*ODA + 0.111938*X + 2.151677*G + 0.160437*DI + 28048.5 Với kết quả mô hình thực nghiệm trên có thê giải thích như sau: Khi các yếu tố khác không đổi nguồn vốn ODA giải ngân tăng lên I tỷ đồng sẽ làm GDP tăng
lên 5.418831 tỷ đồng Bên cạnh đó các nhân tố ảnh hưởng tới GDP còn có xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ, chi tiêu chính phủ, vốn đầu tư trong nước
Trang 11Chuyén dé tot nghiép II
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VÓN
ODA THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM
1 Tình hình huy động vốn ODA
Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986,
trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã khơng những thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến
vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước
ngồi thơng qua Câu lạc bộ chủ nợ Pa-ri, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng
cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nói lại quan hệ hợp tác phát triển Hội nghị
bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7.5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008,
hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác, Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam
Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của nhiều nước tài trợ chủ chốt, thành viên tổ chức OECD có nhiều khó khăn, nguồn vốn ODA thế giới có tăng nhưng tăng chậm trong khi đó nhu cầu về nguồn vốn này ở các nước đang phát triển tăng mạnh, song nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của Đảng và Nhà nước ta, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết mạnh mẽ cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam
Trang 121.1 Tinh hinh cam két ODA
Theo tập quán tài trợ quốc tẾ, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hội nghị viện
trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các quốc gia đang phát triển Đối với Việt Nam,
sau Hội bàn tròn về viện trợ phát triển dành cho Việt Nam diễn ra lần đầu tiên vào
năm 1993, các hội nghị viện trợ tiếp theo được đổi tên thành Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG) và Việt Nam từ vị thế là
khách mời đã trở thành Đồng chủ trì Hội nghị CG cùng với Ngân hàng Thế giới Địa điểm tổ chức Hội nghị CG cũng thay đồi từ việc tô chức tại nước tài trợ như tại Pháp, Nhật Bản, sang về tổ chức tại Việt Nam
Hội nghị CG thường niên thực sự là diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ và
cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế về chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó quan hệ hợp tác phát triển và việc cung cắp,
sử dụng viện trợ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm
nghèo là một nội dung gắn kết chặt chẽ, khơng tách rời Ngồi Hội nghị CG thường
niên, còn tổ chức Hội nghị CG giữa kỳ không chính thức tại các địa phương, tạo
điều kiện cho các nhà tài trợ gần với người dân và nắm bắt được nhu cầu phát triển
cần được hỗ trợ của họ
Là diễn đàn đối thoại về chính sách và viện trợ, song không khí chung của tất
cả các Hội nghị CG cho đến nay là dựa trên tỉnh thần quan hệ đối tác và mang tính xây dựng, trong đó các nhà tài trợ tôn trọng vai trò làm chủ và lãnh đạo quốc gia của Việt Nam trong quá trình phát trién
Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và hiện có 5I nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa
phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam Ngoài các nước là thành viên
của Tổ chức OECD-DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Án độ,
Trang 13Chuyén dé tot nghiép 13
Bảng 3: Nguồn ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 1993-2008 Năm Cam kết Ký kết Giái ngân 1993 1,860.80 816.68 413 1994 1,958.70 2,597.86 725 1995 2,311.50 1,443.53 737 1996 2,430.90 1,597.42 900 1997 2,377.10 1,686.01 1,000 1998 2,192 2,444.30 1,242 1999 2,146 1,507.15 1,350 2000 2,400.50 1,773.12 1,650 2001 2,399.10 2,433.17 1,500 2002 2,462 1,813.56 1,528 2003 2,839.40 1,785.89 1,422 2004 3440.7 2,594.85 1,650 2005 3,748 2,610.29 1,787 2006 4,445.60 2,989.07 1,785 2007 5,426.60 3,831.73 2,176 2008 5,914.67 4,330.79 2,253 2009 8,063.87 6,144.38 3,600 Tổng số 56,417.44 42,399.80 25,718.00
Nguôn: Bộ Ké Hoạch và Đâu Tư
Thông qua 15 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài
trợ cam kết đạt 56,418 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kế cả
những năm kinh tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực châu
Á vào năm 1997,
Trang 14Trong số các chương trình, dự án được ký kết trong những năm gần đây có những chương trình, dự án quan trọng quy mô lớn như là: Xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội (245.27 triệu USD), Cải thiện môi trường nước thành phó Huế (182.48 triệu USD), Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (Đoạn TP Hồ chí Minh-Dầu Giây với tổng số vốn là 145.43 triệu USD) do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ Đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng (250 triệu USD) do ADB, Ôxtrâylia và Hàn quốc đồng tài trợ Phát triển
cơ sở hạ tầng các đô thị vừa và nhỏ ở miền Trung (53.2 triệu USD) do ADB tài trợ
Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung (91.3 triệu USD) do ADB và Pháp đồng tài trợ
1.2 Ký kết các hiệp định vay hoặc thóa thuận viện trợ của các nhà tài trợ 1.2.1 Các nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam
Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều
và hiện có 5l nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa
phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam Ngoài các nước là thành viên
của Tổ chức OECD-DAC, Việt Nam còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Án độ, Hung-ga-ri, Séc
1.2.1.1 Các nhà tài trợ song phương:
Các nhà tài trợ song phương gồm có: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bi, Ca-na-
đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungarl, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ot-xtray-lia, Phan Lan, Phap, Séc, Tay Ban Nha,
Thai Lan, Thuy Dién, Thuy Si, Trung Quéc va Xin-ga-po 1.2.1.2.Cac nha tai tro da phương gom:
+ Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ gồm có: Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hang Dau tu Bac Au (NIB), Quy Phat triển Bac Au (NDF), Quy Phat trién quốc tế của các nước xuất khâu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait
Trang 15Chuyén dé tot nghiép l5
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ mơi trường tồn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF),Quỹ Quốc tế va Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông
nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Tình hình cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu dành cho Việt Nam được thê hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu 1: Tình hình cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu giành cho Việt Nam _ Các Tổ chức phi CHLB Đức hàn quốc 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 Nguồn: Bộ Ké Hoạch và Dau Tur
1.2.2 Một số nhà tài trợ tiêu biểu
Tổng số vốn ký kết theo các hiệp định, thỏa thuận tài trợ là 42,399 tỷ USD trong đó Nhật Bản, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á là 3 nhà tài
trợ lớn nhất cho Việt Nam, cu thé là:
Nhật Bán là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam Hiện nay, viện trợ của
Trang 16Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản
Chính sách mới của phía Nhật Bản về cung cap ODA cho Việt Nam trong các năm tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau:
e Thúc đây tăng trưởng bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư; Phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân; Giao thông; Năng lượng điện; Viễn
thông; Phát triển nguồn nhân lực; Cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nước
eCải thiện mức sống và điều kiện xã hội bao gồm các lĩnh vực: Giáo dục; Y tế; Phát triển nông thôn; Phát triển đô thị; Môi trường; Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội
e Tăng cường thể chế bao gồm các lĩnh vực: Cái thiện hệ thống Luật pháp va Cai cách hành chính
Viện trợ khơng hồn lại
Từ khi nối lại viện trợ phát triển năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều loại hình viện trợ khơng hồn lại khác nhau cho Việt Nam như: Viện trợ
khơng hồn lại chung; Hợp tác kỹ thuật dạng dự án; Nghiên cứu phát triên; Cử chuyên
gia; Đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản; Cung cấp trang thiết bị; Viện trợ phi dự án
với tông trị giá khoảng hon 1.4 ty USD
Ngồi ra, thơng qua chương trình hợp tác kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các qui hoạch tổng thể phát triển các ngành như điện, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chỉ tiết, khảo sát về môi trường , đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, người tình nguyện sang Việt Nam
làm việc
Tín dụng tru đãi
Trang 17Chuyén dé tot nghiép 17
trinh phat trién kinh tế lớn của nước ta trong các lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thơng, cấp thốt nước, hạ tầng đô thị, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhiều dự án nói trên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phân tích cực cho
sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của ta như đường số 5, các cầu trên quốc lộ 1, hệ thống thông tin cứu hộ ven biển, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường 10, 18, cảng Cái Lân, Dự án đại lộ đông - tây TP.HCM va ham
Thủ Thiêm theo tiến độ sẽ hoàn thành vào quí 1-2010 với tổng mức đầu tư 9800 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản
Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nhật
Bản về việc Chính phủ Nhật Bản xem xét tài trợ cho 3 dự án ưu tiên của Việt Nam là dự án Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xây dựng đường bộ cao tốc Bắc -
Nam và xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đó phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai một số công tác chuân bị như sau
Dự án Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu tháng 3/2007 JICA đó cử đoàn vào thực hiện việc cập nhật Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc Báo cáo giữa kỳ đã hoàn thành và đến tháng 10/2007 sẽ đưa ra báo cáo cuối kỳ Báo cáo giữa kỳ đó xác định một số dự án hạ tầng ưu tiên cần tiến hành đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và ODA Phía Nhật Bản đề nghị sớm xác
định các dự án nào sẽ sử dụng ODA của Chính phủ Nhật Bản, trên cơ sở đó tiến hành lập báo cao kha thi để Chính phủ Nhật Bản xem xét tài trợ vốn trong tài khóa
2008
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phía Nhật Bản đó có đề xuất ý tưởng xây dựng Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc trở thành trung tâm đặc biệt có sức lan toả trong phạm vi cả nước và bao gồm các chức năng đào tạo, nghiên cứu, sản xuất ứng dụng và tuyên truyền giáo dục Phía Việt Nam hoan nghênh đề xuất của phía Nhật Bản đồng thời nhân mạnh việc xác định chức năng của Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc cần tham khảo thêm mô hình của các nước khác trên Thế giới
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, JBIC đó đồng ý xem xét tài trợ cho dự án xây dựng đường vành đai 3 (đoạn nối từ đầu đường cao tốc Láng -
Trang 18Hoa Lac đến cầu Thanh Trì) nhằm mục đích phục vụ cho việc phát triển Khu cụng
nghệ cao Hòa Lạc Hiện nay phía JBIC đang tích cực phối hợp với các cơ quan phía Việt Nam hồn tắt các cơng tác chuẩn bị để cấp vốn cho dự án trong tài khóa 2007
Hiện nay các công ty của Nhật Bản rất quan tâm đầu tư vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc và đề nghị áp dụng quy ché Tối huệ khi đầu tư vào Khu cơng nghệ cao
Hồ Lạc bao gồm ưu đãi về thuế, về lao động, đơn giản hóa các thủ tục
Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc ~ Nam
Hiện nay cơ quan JICA của Nhật bản đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đề giúp xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông Việt Nam bao gồm cả việc xây
dựng báo cáo tiền khả thi cho các đoạn có ưu tiên cao thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam
Ngày 25/4/2007, JBIC và Bộ Giao thông vận tái đó ký Biên bản về việc JBIC
cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hình thành dự án (SAPROF) cho việc xây dựng thiết kế chỉ tiết cho việc xây dựng đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn T.P Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây)
Dự án xây dựng dường sắt cao tốc Bắc — Nam
Hiện nay cơ quan JICA của Nhật Bản đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông Việt Nam bao gồm cả việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam Dự kiến Báo cáo cuối kỳ sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2009
Việc nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông Việt Nam sẽ tập trung xem xét quan hệ giữa các loại hình giao thông (đường bộ, đường sắt,
đường hàng không), so sánh giữa kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt hiện có
với kế hoạch xây dựng tuyến đường mới
Ngân hàng thế giới ( WB) : đã nói lại quan hệ với Việt Nam từ tháng 10 năm 1993 Hiện nay có 36 dự án vốn vay ODA với tổng trị giá 3850.6 triệu USD
đang được thực hiện Các dự án của WB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: năng
lượng (25%), nông nghiệp (23%), nâng cấp đô thị (15%), giao thông (14%), quản lý kinh tế (8%), giáo dục (7%), y tế (6%), Công nghệ thông tin (2%)
Về tiến độ giải ngân, mặc dù một số dự án đã có những cải thiện nhưng nhìn
Trang 19Chuyén dé tot nghiép 19
tổng cam kết tài trợ của WB từ trước tới nay, Việt Nam hiện mới chỉ giải ngân được hơn 3 tỷ USD
Về hiệu quả thực hiện, theo đánh giá của WB, các dự án thực hiện nhìn chung có hiệu quả Năm 2004 Việt Nam được đánh giá là 1/3 nước đứng đầu về hiệu quả thực hiện dự án, đặc biệt khi xét tới những tác động đem lại của dự án tới giảm nghèo, cải cách chính sách và thể chế Sự hỗ trợ của WB cho Việt Nam đã mang lại những hiệu quả rất tích cực, một số dự án sử dụng vốn vay IDA sau khi hoàn thành đã bắt đầu phát huy hiệu quả như dự án Phục hồi và phát triển ngành điện, dự án phục hồi Quốc lộ I đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM- Cần Thơ, Hiện đại hoá hệ thống thanh toán Ngân hàng, Chương trình tín dụng giảm nghèo (PRSC)
Về hoạt động hỗ trợ của WB trong giai đoạn 2007 — 2010, Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) đã được chuyền thành Chiến lược đối tác quốc gia giai đoạn 2007- 2011 (CPS 2007-2011) thể hiện sự hướng tới một tầm cao mới trong quan hệ hợp tác giữa WB và Việt Nam Nội dung của Chiến lược nhìn chung gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển Kinh tế — xã hội 2006-2010 với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của mình, đưa Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2010
Ngân hàng thế giới đã xây dựng chiến lược hỗ trợ quốc gia cho Việt Nam Trong quá trình thực hiện chiến lược đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của chính phủ và cộng đồng tài trợ nhằm xây dựng chương trình hỗ trợ phù hợp với
chiến lược phát triển, chính sách ưu tiên của Việt Nam và thế mạnh của nhà tài trợ
Mục tiêu hỗ trợ trong thời gian tới nhằm giúp Việt Nam thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng công bằng, trong đó tập trung vào
các lĩnh vực ưu tiên cụ thể như ổn định kinh tế vĩ mô và tính cạnh tranh, tăng cường
khu vực tài chính, cai cách doanh nghiệp nhà nứoc, tăng cường năng suất lao động thông qua cái thiện hạ tầng cơ sở, thúc day phat triển nông thôn, đầu tư cho con người, cải cách nền hành chính nhà nước, tăng tính công khai và sự tham gia của cộng đồng Mức tài trợ dự kiến mỗi năm dành cho Việt Nam khoảng từ 300 đến 800 triệu USD
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Mục tiêu hoạt động chính của ngân hàng là thúc đây phát triển kinh tế và xã hội của các nước thành viên đang phát triển nhăm nâng cao mức sông dân cư trong vùng Các mục tiêu chiên lược chủ yêu là
Trang 20thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, cải thiện tình hình xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường Ngân sách hoạt động của ADB gồm 2 nguồn: nguồn vốn đặc biệt (quỹ phát triển Châu Á, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật và Quỹ đặc biệt Nhật Bản) và nguồn vốn thông thường (do các thành viên đóng góp và huy động trên thị trường tài chính quốc tế)
Từ khi nối lại quan hệ tài trợ vào tháng 10/1993 đến nay, ADB đã cung cấp cho Việt Nam khoảng 50 khoản vay với tổng số vốn 9.88 tỷ USD và các khoản viện
trợ không hoàn lại vợi trị giá khoảng 80 triệu USD đề thực hiện hơn 100 dự án hỗ
trợ kỹ thuật Ngoài ra, cũng dành một khoản vay cho khu vực tư nhân trị giá 30 triệu USD Các khoản vay ưu đãi từ Quỹ phát triển Châu Á có thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, không lãi suất, chỉ phí quản lý 1%/năm
Chiến lược hợp tác với Việt Nam là tập trung vốn hỗ trợ cho việc cải tạo và
nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, tăng cường thể chế và đào tạo nguồn nhân lực, coi trọng chương trình xóa đói giảm nghèo, hợp tác tiêu vùng và tiểu vùng Mê Kông mở rộng nhằm phối hợp sự nỗ lực chung của các nước trong tiểu vùng Ngoài ra, ADB còn hỗ trợ vốn cho đầu tư tư nhân, cổ phần hóa và cải cách doanh nghiệp nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong kinh tế
1.3 Tình hình giải ngân ODA
Tổng số vốn ODA đã giải ngân tính đến cuối năm 2009 là 25,718 tỷ USD bằng 60.66% tổng giá trị các hiệp định đã ký và chiếm khoảng 45,6% so với tổng số vốn đã cam kết
Tính chất của các khoản giải ngân ODA phản ánh sự gia tăng liên tục về mức độ thực hiện các chương trình, dự án Tổng mức giải ngân ODA không kế các khoản cho vay giải ngân nhanh với mục tiêu chung, cũng không ngừng tăng từ 248
Trang 21Chuyén dé tot nghiép 21
Các dự án đầu tư xây dựng thường có tốc độ giải ngân chậm hơn các dự án hỗ trợ kỹ thuật, do bị chỉ phối bởi một số nhân tố như thời gian chuẩn bị dự án dài, đặc tính phức tạp về kỹ thuật, địa bàn đầu tư trải rộng, vướng mắc ban đầu về giải
phóng mặt bằng Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường đạt và vượt mức kế hoạch đề
ra Tuy nhiên các dự án loại này thường có tỷ trọng chi phí chuyên gia rất lớn (tới 60 — 70% giá trị dự án), hơn nữa chi phí này thường phat sinh ở ngoài Việt Nam Kết quả này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì xét theo mức độ tập trung và phân
tán, các dự án rút vốn nhanh thường là các dự án tập trung ở một địa phương hoặc một cấp quản lý, ví dụ như dự án của mọt doanh nghiệp,thực hiện tại một địa bàn hoặc nhập thiết bị cả gói Trong khi các dự án rút vốn chậm là các dự án có nhiều hoạt động, nhiều cấp, nhiều ngành vì vậy cơ chế tổ chức dự án thường nhiều ban bệ
và thủ tục quản lý nội bộ của dự án cũng khá rườm tà
Kết quả của quá trình huy động vón thẻ hiện tại biểu đồ dưới đây: Biểu 2: Tình hình huy động vốn ODA cúa Việt Nam từ 1993-2009 Tình hình huy động vốn ODA từ 1993 - 2009 9,000.00 8,000.00 7,000.00 6,000.00 5,000.00 4,000.00 3,000.00 2,000.00 1,000.00 0.00 = Cam kết m Ký kết ñ Giải ngân Triệu USD arn Or 2 Gœ œ œ œ œ œ Gœ Ồœ ® œ œ œ Gœ œ ỒGœ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Z ax 3
Nguon: B6 Ké Hoach va Đâu Tư Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Tổng số vốn cam kết, ký kết và giải ngân theo các Hiệp định vay nợ, viện trợ
liên tục tăng lên hàng năm, thể hiện sự ủng hộ của các nhà tài trợ đối với những nỗ
lực cải cách của Việt Nam cũng như những kỳ vọng của họ về những bước cải cách
Trang 22tiép theo, công tác tiếp nhận và quản lý các chương trình dự án của Việt Nam ngày càng được nâng cao
Điều kiện cung cấp ODA ngày càng đa dạng Có thể nói mỗi nhà tài trợ khi cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam đều đưa racác điều kiện tài trợ riêng của
mình theo tình hình cụ thể các chương trình, dự án do phía Việt Nam đề xuất vàchính sách ưu tiên của các nhà tài trợ
Phần lớn các Hiệp định vay ưu đãi đều có thời hạn vay đài (trên 30 năm) có
thời hạn ân hạn (thời gian ân hạn dài nhất có thể lên tới 12 năm), mức lãi suất ưu
đãi (dưới 1⁄⁄ năm), tập trung vào các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, ADB, WB.Còn lại là các khoản vay có thời hạn vay và thời gian ân hạn ngắn mức lãi suất bình quân
từ 1,5-3,5%/năm Điều đó có nghĩa là nghĩa vụ trả nợ gốc của các khoản vay này đã
và đến hạn nhanh với khối lượng ngày càng tăng 2 Tình hình sử dụng vốn ODA
Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn nước ngoài, chính sách ưu tiên đầu tư với các chương trình dự án bằng nguồn vốn ODA của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua việc phân bồ sử dụng vốn ngày càng được chú trọng hơn, trong đó tập trung phần lớn vào việc khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng Nguồn vốn ODA giải ngân được dau tu cho rat nhiều chương trình, dự án trải rộng khắp cả nước Theo quy định hiện hành, chính sách ưu tiên sử dụng vốn ODA được quy định như sau:
- Nguồn vốn ODA khơng hồn lại được tập trung ưu tiên sử dụng cho các chương trình và dự án thuộc các lĩnh vực: Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; Giáo dục và đào tạo; Các vấn đề xã hội (xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi, cấp nước sinh hoạt ); Bảo vệ môi trường, môi sinh; Nghiên cứu các chương trình dự án phát triển (tổng quan, quy hoạch ); Hỗ trợ ngân sách; Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác
- Nguồn vốn ODA cho vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho các dự án và
chương trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh vực: Năng lượng; Giao thông vận tải, thông tin liên lạc; Thủy lợi; Cơ sở hạ tầngkhu
công nghiệp; Xã hội (các công trìnhphúc lợi công cộng, y tẾ, giáo dục và đào tạo,
Trang 23Chuyén dé tot nghiép 23
Để có thể tìm hiểu cụ thể hơn tác động của vốn ODA đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua, chuyên đề tập trung vào việc phân tích một số tiêu thức có liên quan đến cơ cấu sử dụng vốn sau đây:
2.1 Cơ cấu sử dụng vốn ODA cho đầu tư phát triển
Trong thời gian qua, việc sử dụng vốn ODA đã được ưu tiên cao cho lĩnh vực đầu tư phát triển thông qua các dự án xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở quan trọng trong một số ngành của nền kinh tế - xã hội như: điện, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy sản, giáo dục và đào tạo, y tế Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006- 2010 đã xác định nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2200 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương 140 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư khoảng 18%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quan 7,5-8%/nam
Trong tong số vốn đầu tư toàn xã hội nói trên, dự kiến nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 35%, trong đó vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA trong 5 năm 2006-2010 dự kiến đạt trên 19 tỷ USD vốn cam kết, giải ngân dự kiến tăng từ 1,7USD năm 2005 lên 2,3 tỷ USD năm 2010 Tính chung nguồn vốn ODA dự kiến giải ngân trong 5 năm 2006- 2010 sẽ khoảng trên 11 tỷ USD ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng góp phần cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nguồn vốn ODA đã bổ sung 11,4% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trung bình khoảng 50% tổng đầu tư từ ngân sch ODA da thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
2.2 Vốn ODA phân bố theo ngành
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách và những lĩnh
vực ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ Gần đây nhất, trên cơ sở tham vấn rộng rãi các nhà tài trợ, ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010 Năm lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 bao gồm:
Trang 24- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo)
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại
- Xây dựng kết câu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát
triển và một số lĩnh vực khác)
- Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyền giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai
Cơ cấu vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời kỳ 1993-2009 phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA nêu trên
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giám nghèo có các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tông trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình cấp nước nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, Chương trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác, đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiêu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục
Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn cai tao va phat triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phó, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm trong đó phải kể đến các dự án như Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II công suất 288 MW; nhà
Trang 25Chuyén dé tot nghiép 25
Mi cong suat 475 MW; nha máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW; nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn cơng suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất
360 MW
Giao thông Vận tái và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tông giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993- 2008 Nhờ nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thông giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa như Hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường xuyên A Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân
bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy.Hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và internet
cộng đồng Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đây phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phó Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan
trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đơ, thốt nước và xử lý nước thải, chất thải răn,
Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt tổng số vốn khoảng 4,3 tỷ USD
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phô thông,
giáo dục đại học, cao đắng và dạy nghè), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bồng đào tạo đại học và sau
đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về
các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý
Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA khơng hồn lại chiếm tỷ trọng cao, khoảng 58% trong tổng vốn ODA (khoảng 0,9 tỷ USD) đã được sử dụng đề tăng cường cơ sở vật
Trang 26chat va kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tắng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phó, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia, , tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình, phòng chống
HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ xây
dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành
Nhiều chương trình và dự án ODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững như các chương trình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; các chương trình và dự án xây dựng và bảo vệ các khu sinh quyên, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
Ngoài ra, hơn I tỷ USD vén ODA còn được sử dụng đề hỗ trợ cho ngân sách
thông qua các khoản vay và viện trợ không hoàn lại gắn với chính sách của WB,
ADB, IMF va một số nhà tài trợ song phương như hỗ trợ thực hiện các chính sách kinh tế trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, phát triển khu vực tư nhân, cỗ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Biểu 3: Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2009 3,32% 13,11% 18,66% 8,90% % 9.17% 21,78% 28,06%
E Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo @ Nang lượng và công nghiệp
H Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
Cáp, thoát nước và phát triển đô thị
mY tế, giáo dục đào tạo
Môi trường, khoa học kỹ thuật
@ Cac ngành khác
Nguôn: Bộ Ké Hoạch và Đâu Tư 2.3 Vốn ODA phân bố theo vùng lãnh thé
Trang 27Chuyén dé tot nghiép 27
mở rộng; chương trình sinh đẻ có kế hoạch; chương trình phòng chống HIV; chương trình đường giao thông nông thôn; chương trình cấp nước sạch cho các thành phố thị xã các tỉnh
Thời gian qua, chênh lệch về lượng vốn ODA giữa các vùng ngày càng được
cải thiện (các địa phương đều có ODA) Sự đa dạng, phong phú về vốn ODA thực
hiện theo lĩnh vực, theo tính chất nguồn vốn trên các vùng trong những năm gần đây tăng rõ rệt Tuy vậy sự chênh lệch về vốn ODA giữa các vùng vẫn còn khá lớn,
sự chênh lệch này được thể hiện ở bảng dưới đây Như vậy, sự chênh lệch về thu
hút và giải ngân giữa các vùng là rất lớn Do đó, mục tiêu của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ là phải ưu tiên đầu tư nhiều hơn nữa cho các vùng còn gặp nhiều khó khăn theo hướng tập trung vào cơ sở hạ tầng (điện, đường, thủy lợi, khuyến nông ) và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa ) Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cũng có sự nhất trí cao về tập trung nguồn lực và tăng cường giải ngân cho các chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa
Bảng 4:Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993-2008 (triệu USD) Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 1993-2008 1 Vùng Đồng bằng Sông Hồng 6.548,38 18,88%
2 Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 1.579,07 4,55% 3 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 4.374,34 12,61% 4 Vùng Tây Nguyên 2.344,77 6,76% 5 Vùng Đông Nam Bộ 3.689,02 10,64% 6 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.900,12 8,36% 7.Liên vùng 13.241,31 38,18% Tổng số 34.677,01 100%
Nguồn: Bộ Ké hoạch và Dau tr
Vùng trung du miền núi phía bắc: Trong những năm qua, cùng với sự hỗ
trợ của Chính phủ, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ còn nhận được sự giúp đỡ
tích cực của cộng đồng quốc tế với tổng mức cam kết ODA từ năm 1993 đến 2008
đạt hơn 1579,07 triệu USD chiếm 4,55% tổng nguồn vốn ODA của cả nước
Trang 28Vung trung du va miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Giang, Lào Cai, Yên
Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình
Mặc dù cơ cấu kinh tế vùng đang chuyên dịch theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng năm 2007 đạt 12,8%, song khó khăn lớn nhất mà vùng này phải đối mặt là tỉ lệ hộ nghèo lên đến gần 27% - tỷ lệ cao nhất so với các vùng miền trên toàn quốc, trong khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt xấp xi 50% mức bình quân cả nước
Trước thực tế này, Chính phủ đã dành phần lớn nguồn hỗ trợ trên để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo, nhằm phấn dau giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống khoảng gần 23,4% trong năm nay Tổng vốn ODA dành cho lĩnh vực này đạt gần 460 triệu USD, chiếm gần 34% tổng vốn cam kết cho tồn vùng
Sau nơng nghiệp, năng lượng và công nghiệp cũng là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nhằm khai thác lợi thế của vùng, nhất là về thủy điện và khai thác khoáng sản, chủ yếu ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Lào Cai, Hòa Bình Tổng vén ODA
dành cho lĩnh vực này hiện đạt trên 325 triệu USD, chiếm trên 24% tổng mức cam
kết
Một số lĩnh vực khác như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, y tẾ, giáo dục đào tạo, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cũng nhận được sự hỗ trợ
tích cực của các nhà tài trợ quốc tế với tỷ trọng chiếm từ 9-22% tổng mức cam kết Những nhà tài trợ lớn cho khu vực này là Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng
Phát triển châu A, Nhat Ban, Phap, Dirc, Thuy Dién, Dan Mach, Cong đồng châu
Âu
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc có nhiều dự án ODA được triển khai ở trung du và miền núi Bắc Bộ là bằng chứng thể hiện sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương, chính sách của Việt Nam là ưu tiên phát triển các vùng nghèo, miền núi, để thu hẹp khoảng cách phát triển Các dự án này đã góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đáng kê đời sống của người dân địa phương, trong bối cảnh ngân sách địa phương và trung ương còn hạn chế
Trang 29Chuyén dé tot nghiép 29
128.568 tỷ đồng và giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến sẽ là 65.000 tỷ đồng Tuy nhiên, riêng tổng số vốn đầu tư cho Tây Nguyên trong năm 2008 đã lên đến 24.450 tỷ đồng Những nguồn vốn trên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển
kinh tế xã hội của cả khu vực Từ chỗ cơ sở vật chất sơ sài, đến nay, cả khu vực Tây
Nguyên đã có 1.500 công trình hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về tưới tiêu cho nông nghiệp.Toàn khu vực có 3 sân bay, 14
tuyến quốc lộ, 57 tuyến tỉnh lộ với chiều dài hơn 3.000km được nâng cấp và nhựa hóa và hàng trăm tuyến huyện lộ và một hệ thống đường liên xã đã được đầu tư xây
dựng Tính đến nay, toàn khu vực đã có 99,2% số xã có đường ôtô đến trung tâm và
98% số xã có điện lưới quốc gia
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trong thời gian qua, những tiềm năng và lợi
thế của khu vực mới chỉ được đầu tư khai thác theo chiều rộng chứ chưa theo chiều
sâu Nguyên nhân là Tây Nguyên còn hạn chế ở nhiều mặt so với các khu vực khác như kết câu hạ tầng, mức sống của người dân và chất lượng của nguồn nhân lực Theo số liệu thống kê của 5 tỉnh Tây Nguyên, từ năm 2001 đến nay, toàn khu vực đã thu hút được 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn 1.200 tỷ đồng và 280 triệu USD Riêng thu hút đầu tư từ nguồn vốn ODA dat 2344,77 triéu USD, chủ yếu là từ Chính phủ Nhật Bản, ngân hàng thế giới và ngân hàng châu Á, chiếm khoảng 6,76% tổng nguồn vốn ODA của cả nước
Tại các cuộc gặp mặt doanh nghiệp và nhà đầu tư vừa được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu về Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đã nêu ra những khó khăn khi đầu tư vào Tây Nguyên như: hạ tầng giao thông còn khá bất cập dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyên hàng hóa, nguyên liệu xuống các nhà máy chế biến hoặc các cảng biển; nguồn nhân lực còn yếu và thiếu, cơ chế ưu đãi vẫn không có gì khác so với các vùng khác và đặc biệt là thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư tuy đã được quan tâm cải cách nhưng vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong hoạt động xúc tiến đầu tư
Để giải quyết hết những yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào làm ăn ở Tây Nguyên thì cũng cần có thời gian và phải tháo gỡ từng phần Tuy nhiên, tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần này, chính quyền 5 tỉnh đã đưa ra những giải pháp tối ưu, những cải cách mới nhất về thủ tục hành
Trang 30chính, những dự án ưu tiên kêu gọi đầu tu dé các nhà đầu tư nghiên cứu, tham khảo
và tiến tới xúc tiến đầu tư
Vùng đồng bằng Sông cứu long: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
cho đến nay vẫn là khu vực nghèo ở Việt Nam Trong giai đoạn 1993 — 1995, khi cộng đồng quốc tế mới nối lại hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, nguồn vốn ODA dành cho khu vực ĐBSCL còn thấp, chỉ đạt xấp xi 105 triệu USD chiếm 3% tổng vốn ODA ký kết cho các vùng trên toàn quốc, chỉ cao hơn vùng trung du miền núi phía Bắc Tuy nhiên tới giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005, nguồn vốn ODA đầu tư vào vùng đã tăng đáng kể lên 1023 triệu USD Tổng giai đoạn 1993-2008 nguồn vốn ODA cho vùng ĐBSCL (chưa kể liên vùng) vẫn ở mức thấp đạt 2900 triệu USD chỉ chiếm 8,36% trong tông số vốn ODA ký kết cho các vùng trong cả nước
Nhận thức được tầm quan trong của vùng, những năm gần đây khu vưc
ĐBSCL đã nhận được nhiều sự quan tâm từ chính phủ Điều này thể hiện qua việc
giải ngân trên 6300 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA để phát triển hạ tầng giao thông
của khu vực Chính từ sự hỗ trợ này, nhiều công trình huyết mạch và trọng điểm từ
giao thông đường bộ, đường thủy cho đến hàng hải và hang không đang được triển
khai như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ, cảng Cần Thơ, sân bay Trà
Nóc, sân bay Phú Quốc
Bên cạnh những công trình trọng điểm trên, sẽ có hàng loạt những công trình không kém phần quan trọng đang được hoàn thành như tuyến đường NI, N2 làm vệ tỉnh cho quốc lộ 1A, tuyến đường Nam song Hậu góp phần vực dậy khu vực ven biển, đường cao tốc TP HCM — Trung Lương hiện đại
Vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung: Trong giai đoạn 1993 — 2008,
tong số vốn ODA vào vùng đạt trên 4374,34 triệu USD chiếm 12,61 % so với tổng
số vốn được phân bồ Nguồn vốn này chủ yếu được tập trung xây dựng các kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội của các địa phương Hỗ trợ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ
Trang 31Chuyén dé tot nghiép 31
trung tâm xã, huyện, các đô thị dé giúp cho người nghèo tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản, thuỷ sản và thụ hưởng các dịch vụ công
Vùng đồng bằng bắc bộ: là địa bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) lớn nhất nước Trong giai đoạn 1993-2008, nguồn vốn ODA tập trung vào
khu vực này trên 6.548,38 triệu USD chiếm hơn 18,88% tổng số vốn ODA đã được
ký kết Tuy nhiên, nguồn vốn ODA được phân bổ cho các tỉnh trong vùng chưa được đồng đều, chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế gồm 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được tập trung chủ yếu vào nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp thốt nước và vệ sinh mơi trường
Vùng Đông Nam Bộ: Trong những năm qua đã thu hút một khối lượng vốn ODA trị giá 3.689,02 triệu USD chiếm 10,64% tổng nguồn vốn ODA phân bổ cho các vùng trong cả nước Các chương trình, dự án các tỉnh trong vùng được thụ hưởng trực tiếp chiếm 34% tổng số vốn ODA cho toàn vùng, phần còn lại thông qua các bộ, ngành quản lý Nguồn vốn này được tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, bảo vệ rừng, an sinh xã hội, xóa đói giảm
nghèo Một số dự án của các nhà tài trợ ở bảng sau:
Như vậy, có thể đánh giá chung là nguồn vốn ODA đã góp phần vào việc
thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội trên các khu vực, thực hiện xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất, bảo vệ môi trường
Liên vùng: Lượng vốn ODA giải ngân liên vùng trong những năm qua chiếm 13241,31 triệu USD chiếm khoảng 38,18%
Dự báo thu hút ODA các giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020
Tổng dự báo ODA ký kết mới cho toàn quốc 5 năm 2006-2010 là khoảng từ 12,35 tỷ USD tới 15,75 tỷ USD Nếu tiếp tục xu thế trong thời gian 1993 đến nay, dự báo ODA ký kết sẽ tăng
Sau năm 2010 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (trên 1000 USD/người) Theo thông lệ quốc tế đối với các nước có thu nhập trung bình, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận được các khoản ODA của cộng đồng tài trợ quốc tế Song với các điều kiện vốn vay kém ưu đãi hơn Thay vào đó, Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vay có tính thương mại
Trang 32Như vậy có thể dự đoán về lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam trong thời kỳ sau năm 2010 sẽ không giảm Các căn cứ cho lập luận trên là:
- Việt Nam tiếp tục có nhu cầu lớn về thu hút và sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có ODA để phát triển nhằm mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
- Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới với chính sách phát triển kinh tế, xã hội
đúng đắn hợp long dân nên Việt Nam tiếp tục giành được sự đồng tình và hỗ trợ của các nước và tô chức quốc tẾ tài trợ
- Chính trị, xã hội ồn định và kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững Vai trò vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được tăng cường và củng có
Tuy nhiên, về tính chất của ODA sẽ có sự thay đổi đáng kẻ, theo đó các khoản vay ODA ưu đãi sẽ giảm dần và thay vào đó là các khoản vay kém ưu đãi hơn sẽ tăng lên
Nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam thời kỳ 201 1-2020 được dự báo như sau: - Duy trì mức cam kết ODA của các nhà tài trợ đành cho Việt Nam thời kỳ 2011-2020 ở mức bình quân năm của Š năm 2006-2010 là 4tÿ USD/năm
- Do tinh chất ODA vốn vay thay đổi, lĩnh vực (kế cả các lĩnh vực sản xuất) và
đối tượng đối tượng được sử dụng vốn ODA (kể cả khu vực tư nhân) sẽ mở rộng, do vậy tiến trình chuẩn bị và hợp thức hóa cam kết ODA thành vốn ODA ký kết sẽ cao hơn 5 năm 2006-2010, dự báo sẽ đạt 80% vốn ODA cam kết
- Quy trình và thủ tục ODA được cải thiện mạnh mẽ (hài hòa và tính giản hóa
Trang 33Chuyén dé tot nghiép 33
Bảng 5 : Dự báo nguồn von ODA thoi ky 2011-2020 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn vốn ODA Thời kỳ 2006-2010 Thời kỳ 2011-2020 1 Vốn ODA cam kết 19-21 40 2 Vốn ODA ký kết 20-23 42° 3 Vốn ODA thực hiện 11 33
Nguồn: Bộ Ké hoạch và Đâu tư
(*) Trong đó có khoảng 10tÿ USD vốn ODA đã ký kết song chưa giá ngân trong thời kỳ 2006-2010 chuyên sang thời kỳ 2011-2020
Dựa vào 3 phương án nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2011-2020 gồm 8%, 10% và 12%, dự báo vốn ODA thực hiện theo 3 kịch bản tăng trưởng nêu trên với giả định tỷ trọng vốn ODA trong tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần với mức giảm 1% ứng với kịch bản tăng trưởng (do tích lũy vốn trong nước tăng) Bảng 6:Dự báo vốn ODA thực hiện theo 3 Phương án tăng trưởng thời kỳ 2011-2015 và 2016- 2020 Thời , Các phương án phát | Cac phương án phát | Ghi chú kỳ triển 2011-2015 triển 2016-2020 2006- 2010 1.Téng dau tu toan} 140 173 |200 | 277 256 |309 |455 xã hội(Tỷ USD) 2.Ti trọng vốn| 8 8 7 6 | 6 5 | 4 | ysp= ODAtrong tổng 16000V đầu tư toàn xã hội ND (%) 3VốnODA thực| II 13 |14 | 16,6 | 15,3 | 15,4 | 18 hién (Ty USD)
Nguyễn Văn Trường
Nguôn: Bộ Kế hoạch và Dau tư
Lớp: Kinh Tế Học 48
Trang 34Vốn ODA thực hiện theo 3 phương án tăng trưởng trong thời kỳ 2011-2020 trong bảng sau:
Kịch bản tăng trưởng Dự báo ODA thực hiện 1.Tăng trưởng kinh tế 8% 28,3 tỷ USD
2.Tăng trưởng kinh tế 10% 29,4 tỷ USD
3.Tăng trưởng kinh tế 12% 34,6 tỷ USD
Nếu tính phương án tăng trưởng kinh tế trung bình 10% thì vốn ODA thực hiện sẽ đạt khoảng 30tÿ USD Dự báo này nằm trong khuôn khổ vốn ODA thực
Trang 35Chuyén dé tot nghiép 35
CHUONG III: MOT SO GIAI PHAP THU HUT VA SU DUNG NGUON VON ODA
Trong giai đoạn phát triển sắp tới Việt Nam tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vốn ODA
Thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) và theo tập quán tài trợ quốc tế Việt Nam sẽ nhận được ít hơn các nguồn vén vay ODA
ưu đãi như hiện nay Đồng thời, các khoản viện trợ khơng hồn lại và hỗ trợ kỹ
thuật có khuynh hướng giảm
Trong bối cảnh đó, định hướng chính sách sử dụng nguồn vốn ODA cần có những thay đổi phù hợp ODA vốn vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như xây dựng các nhà máy điện, kể cả các nhà máy điện nguyên tử; phát triển các tuyến đường cao tốc thu phí, kế cá trong các thành phố lớn; phát triển hệ thống vận tải bánh sắt quy mô vận tải lớn như tầu điện ngầm, đường sắt trên cao ở các thành phố lớn ; các cảng hàng không; cảng biển; các hệ thống thông tin liên lạc viễn thông ; các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thật cao, có sức lan
tỏa thúc đây phát triển một ngành, một địa bàn lãnh thổ,
Trong thời gian tới việc thu hút và sử dụng ODA cần tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như:
- Các Bộ, ngành và địa phương cần nỗ lực chuẩn bị các chương trình và dự án đã được cam kết vốn dé ký kết hiệp định, đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA để đảm báo đạt mục tiêu thực hiện 11,9 tỷ USD vốn
ODA trong thời kỳ 2006-2010 và tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn sau
năm 2010
- Sau năm 2010 ưu tiên sử dụng ODA, nhất là ODA vốn vay kém ưu đãi cho
các chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu
- Mở rộng thành phần được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, kể cả khu
vực tư nhân trong nước trên cơ sở quan hệ đối tác công -tư kết hợp trong đầu tư phát triển
Trang 36- Giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyền trực tiếp nguồn vốn này cho chủ sở hữu vốn với cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng để bảo đảm hiệu quả sử dụng và thực hiện trả ng von vay cho các nhà tài trợ
Nâng cao hiệu quá viện trợ là mối quan tâm chung
Trong những năm gần đây, trên bình diện quốc tế, khu vực và ở từng quốc gia đang phát triên đã có những nỗ lực to lớn giữa các nước nhận viện trợ và các nhà tài
trợ trong việc nâng cao hiệu quả viện trợ Từ năm 2003 đến nay một loạt các sự
kiện quốc tế đã diễn ra, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả viện trợ Đó là Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất về hài hòa hóa quy trình và thủ tục ODA tổ chức tại
Rome, I-ta-lia năm 2003 với Tuyên bó Rome về Hài hòa thủ tục, Diễn đàn cấp cao lần thứ hai về hiệu quả viện trợ tổ chức tại Pa-ri, Pháp năm 2005 với việc thông qua
Tuyên bố Pa-ri về Hiệu quả viện trợ và gần đây nhất là Diễn đàn cấp cao lần thứ ba
về hiệu quả viện trợ diễn ra tại Accra, Ghana vào tháng 9 năm 2008 với việc thống
nhất Chương trình Hành động Accra (AAA) Ngoài ra, rất nhiều các cuộc hội thảo quốc tế và khu vực khác đã được tổ chức tập trung vào việc làm gì và làm thế nào
để nâng cao hiệu quả viện trợ
Nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và bảo đảm khá năng trả nợ là yêu cầu trong chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn này của Chính phủ Việt Nam Thực hiện chính sách này, trong thời gian qua, Việt Nam đã được cộng đồng tài trợ quốc tế đánh giá là quốc gia đi tiên phong trong việc nâng cao hiệu quả viện trợ
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Tuyên bố Pa-ri về hiệu quả viện trợ và Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ “quốc gia hóa” Tuyên bố này thành Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ để phù hợp với hoàn cảnh và các điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam
Hiện nay nên ưu tiên đầu tư chủ yếu vào một số ngành, lĩnh vực sau:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo)
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại
- Xây dựng kết cấu hạ tang xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát
Trang 37Chuyén dé tot nghiép 37
- Bao vệ môi trường va các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyền giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai
1 Các chính sách và giải pháp thu hút ODA:
Chính phủ Việt Nam bày tỏ mong muốn cộng đồng tài trợ tăng cường sự hỗ trợ của mình giúp Việt Nam tăng trưởng, giảm nghèo và đạt các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) Các chính sách và biện pháp về thu hút ODA dưới đây nhằm tạo thuận lợi cho việc thu hút ODA và tối đa hoá tác động tích cực của các chương
trình, dự án ODA
(1) Tiép tục thực hiện công cuộc “đổi mới” bao gồm các chính sách nhằm:
- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, công bằng và bền vững; - Xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển; - Hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh;
- Tăng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong sử dụng nguồn lực công; - Thúc đây hội nhập kinh tế quốc tế và giảm nhẹ các tác động xã hội từ bên ngoài trong quá trình hội nhập;
- Củng cố nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ; - Các chính sách bảo đảm dân chủ và quyền con người
(2) Chính phủ và các nhà tài trợ sẽ phối hợp cùng nhau theo tỉnh thần quan
hệ đối tác nhằm đảm bảo có sự hiểu biết và trách nhiệm chung và nhằm tối đa hoá
lợi ích của ODA bao gồm:
- Nâng cao chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua việc thiết lập các cơ chế, chăng hạn tăng cường các cuộc họp Tư vấn các nhà tài trợ (CG) và các nhóm quan hệ đối tác theo ngành;
- Công bồ hệ thống các tiêu chí làm cơ sở vận động ODA cho các tỉnh và thành phố nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng;
- Thúc đầy sự tham gia của nhân dân trong quá trình vận động ODA ở cấp
địa phương;
Trang 38- Nang cao nang luc điều phối các yếu tố đầu vào của nhà tài trợ thông qua sự gắn kết hơn nữa với các kế hoạch của chính phủ và trao đồi thông tin;
- Tạo điều kiện phối hợp giữa các nhà tài trợ có mối quan tâm chung để hợp lý hoá và nâng cao hiệu quả hỗ trợ
2 Các chính sách và biện pháp về sử dụng và quản lý ODA:
Các chính sách và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quá sử dụng và quản lý ODA đã được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc và cam kết trong Cam kết Hà
Nội, bao gồm:
- Kiện tồn mơi trường pháp lý về quản lý thu hút và sử dụng ODA nhằm đảm bảo quy trình đơn giản, rõ ràng và nhất quán
- Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với ODA bao gồm quản lý nợ, các điều kiện cho vay đối với các dự án có nguồn thu; hoàn thiện chính sách thuế đối với các dự án ODA
- Nâng cao chất lượng ODA thông qua việc khuyến khích tính tự chủ của các cơ quan thụ hưởng trong việc chuẩn bị nội đung các chương trình, dự án và sử dung nhiều hơn đội ngũ tư vấn trong nước
- Tăng cường năng lực chuẩn bị và thâm định các dự án, xây dựng hướng dẫn lập các nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường
- Hoàn thiện các hệ thống của chính phủ về mua sắm công, quản lý tài chính
công, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đề các nhà tài trợ sử dụng nhiều hơn các hệ thống của chính phủ
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về chính sách, quy trình thủ tục ODA - Khuyén khich su tham gia cua nhan dan trong qua trinh thiết kế, thực hiện, giám sát dự án, đặc biệt ở cấp địa phương và trong các đối tượng hưởng lợi
- Thúc đây hài hoà thủ tục ODA giữa chính phủ và các nhà tài trợ phù hợp với
các hoạt động được đưa vào kế hoạch hành động về Hài hoà thủ tục của Việt Nam
- Thúc đây các cách tiếp cận theo chương trình ở những nơi mà các nguồn lực của Chính phủ và nhà tài trợ có thể phối hợp cùng nhau nhằm hỗ trợ đạt các kết quả
Trang 39Chuyén dé tot nghiép 39
- Phát triển năng lực và xây dựng thể chế nhằm dam bao quan ly ODA theo hướng chuyên nghiệp hố
3 Phổ biến thơng tin về ODA
Việc phổ biến thông tin ODA cho quảng đại quần chúng nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng Các cơ quan quản lý và thụ hưởng ODA chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin chính xác cho công chúng về ODA Một loạt các công cụ sẽ hỗ trợ công tác này bao gồm trang Web, các bản tin và các cơ sở dữ liệu như Cơ sở dữ liệu về Hỗ trợ phát triển (DAD) dat tại Bộ Kế hoạch va Dau tư Việc phổ biến thông tin sử dụng ODA ở Việt Nam cho các nước tài trợ cũng quan trọng đề tranh thủ sự ủng hộ của những người đóng thuế của nước tài trợ ODA Cần đưa ra các hình thức như khen thưởng, tặng bằng khen để ghi nhận sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức
đối với sự nghiệp hợp tác phát triển của Việt Nam
4 Theo dõi và đánh giá
Cải tiến công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA là rất cần thiết để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực này Chính phủ quyết tâm hướng tới quản lý theo kết quả và gắn kết sự hỗ trợ của các nhà tài trợ vào các nhu cầu của Kế
hoạch 5 năm mà các chương trình và dự án ODA được xem một phần không tách
rời quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm cấp quốc gia, cấp ngành và cấp tỉnh Do đó, sự hỗ trợ của nhà tài trợ về công tác theo dõi và đánh giá sẽ tập trung vào việc tăng cường các hệ thống theo dõi và đánh giá của Chính phủ Cần chú trọng đến việc thu thập và phân tích các dữ liệu về kết quả phát triển phục vụ công tác theo dõi, đánh giá tác động và lập kế hoạch Chính phủ sẽ phối hợp với các nhà tài trợ xây dựng các chỉ số đo kết quả cụ thể và các quy trình theo dõi Các cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong việc theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA sẽ được xây dựng và tập trung vào vai trò của các đối tượng thụ hưởng như một phương tiện nâng cao hiệu quả và tác động ODA
Trang 40KET LUAN
Qua việc phân tích thực trạng huy động, quản ly và sử dung vốn ODA trong thời gian qua cho thấy rằng ODA có một vai trò quan trọng hỗ trợ cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và trên thực tế những chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được thực hiện tập trung vào những lĩnh vực, ngành mà Việt Nam đang cần được hỗ trợ như: đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyền giao
công nghệ, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính xúc tác vừa có tác dụng trước mắt đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước Tính từ năm 1993 đến nay tổng số vốn ODA mà cộng đồng quốc tế đãcam kết dành cho Việt Nam lên tới 56,417.44 tỷ USD và có xu hướng tăng đều qua các năm Tuy nhiên đây mới chỉ là số vốn cam kết còn trên thực tế tốc độ giải ngân của số vốn này mới đạt khoảng 45,6% Nguyên nhân của thực trạng này do cả 2 phía Việt Nam và các nhà tài trợ nhưng chủ yếu từ phía chúng ta Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng kém hiệu quá trong việc sử dụng vốn ODA là: Nhận thức của chúng ta về nguồn vốn ODA còn thiếu đúng đắn, chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận ODA, công tác quán lý ODA còn nhiều chồng chéo, chưa rõ ràng Đề tiếp tục thực hiện chính sách quản lý và sử dụng một cách
có hiệu quả nguồn vốn ODA phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
nước trong thời gian tới, cần lưu ý một số khía cạnh sau: ODA gắn liền với các điều kiện chính trị Tuy nhiên bằng chính sách đối ngoại của mình chúng ta có thê đa phương hóa quan hệ hỗ trợ phát triển của mình, sử dụng hiệu quả nguồn von ODA
phục vụ phát triển đất nước trong khi nắm vững độc lập, tự chủ của đất nước Chúng ta cần phải thể hiện được tính chủ động của mình trong việc sử dụng ODA, đặc biệt trong việc xây dựng, hình thành dự án, thấm định các văn kiện dự án, hình