1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm

62 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 4,73 MB

Nội dung

Do vậy mà trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là sự chính xác, xử lý được nhiều nghiệp vụ thực tế mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như về tốc độ, giao diện thân thiệ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

…

Đến với giảng đường Trường Đại Học An Giang, em rất vui vì mình được học ngành học mà mình yêu thích Đó là niềm mơ ước, là niềm vinh dự to lớn của chúng

em, niềm mơ ước này không phải ai cũng có được Sau 4 năm học, chúng em thật

sự học được rất nhiều điều từ bạn bè và đặc biệt là sự tận tình dạy bảo của các thầy

cô Chúng em thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều và chuyên đề tốt nghiệp này

sẽ đánh dấu thêm một bước tiến dài trong cuộc sống của chúng em

Để chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành tốt đẹp Em thật sự cám ơn đến các giảng viên khoa KT-CN- MT đã giảng dạy trong suốt thời gian qua giúp cho chúng em có những kiến thức cũng như những kinh nghiệm hữu ích không những của chuyên ngành mà còn nhiều kiến thức xã hội khác

Lời cám ơn lớn nhất chúng em xin gửi đến người đã tận tình hướng dẫn chúng em Mặc dù rất bận nhưng giáo viên hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Mỹ Truyền vẫn chỉ bảo rất nhiệt tình và chu đáo để giúp nhóm chúng em hoàn thành tốt chuyên

đề tốt nghiệp này

Kế tiếp em xin cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

đã giúp em thu thập được những thông tin cần thiết cho chuyên đề này và em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Võ Việt Dũng thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua

Bên cạnh đó, nhóm chúng em cũng xin cám ơn tất cả các bạn trong lớp đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện để nhóm chúng em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, kết thúc khóa học này

Lời cảm ơn cuối cùng nhóm chúng em xin trân trọng gửi đến gia đình của chúng em, nơi sinh thành – dưỡng dục, cùng tất cả những người thân yêu đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em trong suốt những năm học qua

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài thực tập với tất cả sự nổ lực của bản thân nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự cảm

Long Xuyên, ngày 09 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hiếu TrungLâm Trung Toàn

Trang 2

A.MỞ ĐẦU

I.Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hoá như nước ta Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, yêu cầu muốn phát triển thì phải tin học hoá tất cả các ngành, các lĩnh vực

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần mềm ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho con người Các phần mềm hiện nay ngày càng mô phỏng được rất nhiều nghiệp vụ khó khăn, hỗ trợ cho người dùng thuận tiện sử dụng, thời gian xử lý nhanh chóng, và một số nghiệp vụ được tự động hoá cao

Do vậy mà trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là sự chính xác, xử lý được nhiều nghiệp vụ thực tế mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như

về tốc độ, giao diện thân thiện, mô hình hoá được thực tế vào máy tính để người sử dụng tiện lợi, quen thuộc, tính tương thích cao, bảo mật cao (đối với các dữ liệu nhạy cảm),… Các phần mềm giúp tiết kiệm một lượng lớn thời gian, công sức của con người, và tăng độ chính xác và hiệu quả trong công việc (nhất là việc sửa lỗi và

tự động đồng bộ hoá)

Ví dụ như việc quản lý điểm số học sinh trong trường trung học phổ thông Nếu không có sự hỗ trợ của tin học, việc quản lý này phải cần khá nhiều người, chia thành nhiều khâu, mới có thể quản lý được toàn bộ hồ sơ học sinh (thông tin, điểm

số, học bạ,…), lớp học (sỉ số, giáo viên chủ nhiệm,…), giáo viên,… cũng như các nghiệp vụ tính điểm trung bình, xếp loại học lực cho học sinh toàn trường (số lượng học sinh có thể lên đến hàng ngàn) Các công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, mà sự chính xác và hiệu quả không cao, vì đa số đều làm bằng thủ công rất ít tự động Một số nghiệp vụ như tra cứu, thống kê, và hiệu chỉnh thông tin khá vất vả Ngoài ra còn có một số khó khăn về vấn đề lưu trữ khá đồ sộ, dễ bị thất lạc, tốn kém,… Trong khi đó, các nghiệp vụ này hoàn toàn có thể tin học hoá một cách

dễ dàng Với sự giúp đỡ của tin học, việc quản lý học vụ sẽ trở nên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều

Với số lượng học sinh ngày càng tăng thì việc tính điểm và xếp loại học tập cho học sinh vào cuối mỗi học kỳ, năm học ngày càng chiếm nhiều thời gian, công sức của bộ phận giáo vụ và giáo viên phụ trách môn học Trong đó, xây dựng phần mềm “ Quản Lý Điểm Học Sinh” cho một trường học nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng là hết sức cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng độ chính xác trong công tác tính điểm cho học sinh

Xuất phát từ nhu cầu thiết thực trên, nhóm em xin chọn đề tài “Quản Lý Điểm Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Bỉnh Khiêm” nhằm quản lý điểm số cho học sinh toàn trường

II.Giới thiệu sơ lược về phần mềm.

1.Mục đích:

− Tạo nên bộ mặt mới mang tính chuyên nghiệp cho Trường

− Việc lưu trữ hồ sơ của Trường sẽ được bảo mật hơn

Trang 3

− Đáp ứng nhu cầu xử lý tính toán điểm, tìm kiếm, thống kê, kết xuất thông tin của học sinh một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả

2.Công việc chính:

− Quản lý người dùng (Ban giám hiệu đóng vai trò Admin: thêm người dùng; giáo viên đóng vai trò làm user: nhập điểm, lập báo cáo.)

− Nhập điểm cho học sinh

− Tính điểm trung bình môn học, học kỳ, cả năm và xếp loại học tập cho học sinh

− Thống kê kết quả học sinh vào cuối học kỳ, cuối năm học

− Thống kê danh sách giáo viên, danh sách học sinh

− Tra cứu học sinh (theo mã số, theo tên, theo lớp, theo địa chỉ, theo dân tộc.)

− Tra cứu giáo viên

− Lập báo cáo tổng kết (Kết quả học kỳ theo lớp, kết quả học kỳ môn học, kết quả cuối năm)

Trang 4

B.PHẦN TỔNG QUAN

I.Giới thiệu sơ lược về trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm:

 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt trên địa phận ấp Hòa Long III-Thị trấn An Châu, Huyện Châu Thành – Tỉnh An Giang Tiền thân của trường

là “Trường Vừa Học Vừa Làm” đặt tại xã Cần Đăng (được thành lập 1976)

 Do nhu cầu phát triển giáo dục của tỉnh An Giang về đào tạo nguồn nhân lực của huyện Nhằm tạo điều kiện đi lại học tập của học sinh ở các xã: An Hoà, Bình Hoà, Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Hanh, Cần Đăng, Vĩnh Thành, Vĩnh Lợi, Hòa Bình Thạnh và Thị trấn An Châu Trường được dời về Ấp Hòa Long III - Thi trấn An Châu- Huyện Châu Thành Ban đầu, trường mang tên THPT Châu Thành và đến 30/8/1995 đổi tên thành THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến nay

 Do nhu cầu phát triển của xã hội, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, hội cha mẹ học sinh cộng với sự phấn đấu của các cán bộ Giáo viên – CNV trong những năm qua, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm từng bước phát triển và hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu của Huyện đề ra Với sự phấn đấu không ngừng đó, kết quả là những năm gần đây tỉ lệ hoc sinh đỗ tốt nghiệp PTTH, Trung Học Chuyên Nghiệp, Cao Đẳng, Đại Học khá cao Đội ngũ giáo viên của trường từng bước chuẩn hoá và nâng cao trình độ chuyên môn- nghiệp vụ Trường có tất cả 74 cán bộ, giáo viên và công nhân viên Hiện nay giáo viên của trường có trình độ từ Đại học trở lên Trường đã và đang tạo điều kiện cho những giáo viên được học tập

và nâng cao trình độ, nhằm mục đích phục vụ tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh

II.Mô tả bài toán:

1.Phát biểu vấn đề:

Hiện nay, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn tính điểm bằng hình thức tính thủ công-viết tay và trên bảng tính Excel mặc dù đây là hình thức tính điểm truyền thống nhưng nó vẫn còn nhiều hạn chế

− Việc lưu trữ khó khăn

− Việc truy xuất thông tin khó khăn, mất thời gian

− Độ an toàn kém…

Do đó việc phát triển phần mềm “Quản Lý Điểm Học Sinh”để giải quyết những hạn chế trên là rất cần thiết

2.Mô tả bài toán

• Học sinh của trường sẽ được nhập thông tin cá nhân vào hệ thống gồm các thông tin sau: Tên, ngày sinh, giới tính, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo, họ tên cha, nghề nghiệp, họ tên mẹ, nghề nghiệp, …

• Ngoài thông tin cá nhân được lưu trữ thì việc nhập điểm của từng môn học theo từng học kỳ và việc tính toán điểm của từng môn học tương ứng theo từng học

kỳ

Trang 5

• Với mỗi lớp ta cần lưu trữu thông tin về tên lớp, sĩ số, tên giáo viên chủ nhiệm.

• Việc tính đểm cho Học sinh là hết sức quan trọng đòi hỏi chính xác và bảo mật trong lưu trữ

• Trong mỗi khối lớp, có nhiều loại lớp và được chia thành 4 phân ban chính: phân ban A, phân ban B, phân ban C, phân ban D Mỗi ban có môn học cơ bản(hệ

số 1), và môn học nâng cao(hệ số 2) ứng với ban đó:

Ví dụ:

a Phân ban A:

− Môn nâng cao: Toán, Lý, Hóa

− Môn cơ bản:Các môn còn lại

b Phân ban B:

− Môn nâng cao: Toán, Hóa, Sinh

− Môn cơ bản:Các môn còn lại

c Phân ban C:

− Môn nâng cao: Văn, Sử, Địa

− Môn cơ bản:Các môn còn lại

d Phân ban D:

− Môn nâng cao: Văn, Toán, Anh

− Môn cơ bản:Các môn còn lại

• Trong một học kỳ mỗi môn học sẽ có các hình thức kiểm tra sau:

− Kiểm tra thường xuyên(KTtx) gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút

− Kiểm tra định kỳ(KTđk): Kiểm tra 1 tiết

− Kiểm tra học kỳ(KThk): thi

Trong đó, kiểm tra miệng (hệ số1), 15 phút (hệ số1),1 tiết (hệ số 2) có thể có nhiều cột điểm Riêng điểm “thi”(hệ số 3) chỉ có một cột duy nhất vào cuối học kỳ

 Sau mỗi học kỳ điểm trung bình môn học sẽ được tính theo công thức sau:

a Điểm trung bình môn học kỳ(ĐTBmhk) là trung bình cộng của tất cả các bài KTtx, KTdk, KThk

ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThkĐTBmhk =

Tổng hệ số

Trang 6

b Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:

 Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học

a Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số(a, b….) của từng môn học:

b Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số(a, b….) của từng môn học:

c Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm môn học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số

 Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm:

a Loại Giỏi, nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây:

− Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên và có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn từ 8,0 trở lên

− Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5

b Loại Khá, nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây:

− Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên và có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn từ 6,5 trở lên

− Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0

c Loại trung bình, nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây:

− Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên và có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn từ 5,0 trở lên

− Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3.5

d Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0

e Loại kém: các trường hợp còn lại

a x ĐTBmcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lí +

ĐTBcn=

số

a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lí +

3

Trang 7

Đối tượng sử dụng:

− Giáo viên giảng dạy nhập điểm cho học sinh

− Nhân viên văn phòng nhập thông tin học sinh

− Ban giám hiệu có thể xem thông tin thống kê về tình hình học tập của học sinh

Yêu cầu hệ thống:

− Có chế độ phân quyền cho các loại người sử dụng khác nhau

− Hỗ trợ nhập dữ liệu khi học sinh vào trường

− Hỗ trợ nhập điểm học sinh

− Hỗ trợ thống kê về điểm, xếp loại theo từng lớp, từng khối lớp

Trang 8

C CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Sơ lược về ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất UML (Unified Modeling Language)

1 Tổng quan về UML

1.1 Tại sao chúng ta phải xây dựng mô hình cho hệ thống?

- Mô hình hóa là cách xem xét một bài toán thông qua việc sử dụng các mô hình Mô hình dùng để hiểu rõ bài toán, trao đổi thông tin giữa những người liên quan như khách hàng, chuyên gia, người phân tích, người thiết kế Mô hình giúp cho việc xác định các yêu cầu tốt hơn, thiết kế rõ ràng hơn và khả năng bảo trì hệ thống cao hơn

- Mô hình là sự trừu tượng hóa, mô tả mặt bản chất của một vấn đề hoặc một cấu trúc phức tạp bằng cách loại bỏ những chi tiết không quan trọng, khiến cho bài toán trở nên dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn Trừu tượng hóa là một khả năng cơ bản của con người trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp Các kỹ sư, kiến trúc sư, các nghệ sĩ

đã từng xây dựng những mô hình từ hàng nghìn năm nay để thử các thiết kế của họ trước khi thực hiện chúng Việc phát triển các hệ thống phần mềm cũng không ngoại lệ Để xây dựng một hệ thống phức tạp, những người phát triển phải trừu tượng hóa những khía cạnh (View) khác nhau của hệ thống, xây dựng các mô hình bằng cách sử dụng các kí hiệu một cách rõ ràng, cẩn thận, kiểm tra xem các mô hình đã thoả mãn các yêu cầu của hệ thống chưa và dần dần thêm vào các chi tiết để có thể chuyển đổi từ mô hình sang một cài đặt cụ thể

- Chúng ta xây dựng mô hình của những hệ thống phức tạp bởi vì chúng ta không thể lĩnh hội một lúc toàn bộ hệ thống đó Ví dụ như khi xây một nhà kho chúng ta có thể bắt tay vào xây ngay, khi xây một ngôi nhà chúng ta có thể cần bản thiết kế của ngôi nhà đó Khi cần xây môt tòa nhà cao tầng, chúng ta chắc chắn cần bản thiết kế của toà nhà đó Điều này cũng đúng trong lĩnh vực phần mềm Hệ thống càng phức tạp thì việc xây dựng mô hình càng quan trọng Xây dựng mô hình cho phép người thiết kế thấy được bức tranh tổng quan của hệ thống, thấy được các thành phần của hệ thống tương tác với nhau như thế nào hơn là việc sa lầy vào chi tiết bên trong của các thành phần đó

- Trong thế giới luôn biến động của các ứng dụng hướng đối tượng thì việc phát triển và bảo trì các ứng dụng có chất lượng cao trong một khoảng thời gian hợp lý ngày càng trở nên khó khăn hơn Một tổ chức phát triển phần mềm thành công là tổ chức xây dựng được các phần mềm có chất lượng, thoả mãn được mọi yêu cầu của khách hàng

Mô hình hóa là phần trung tâm trong các công việc, các hoạt động để dẫn tới một phần mềm tốt Chúng ta xây dựng mô hình để trao đổi, bàn bạc về cấu trúc và ứng xử(behavior) mong muốn của hệ thống Chúng ta xây dựng mô hình để trực quan hóa và kiểm soát kiến trúc của hệ thống

Trang 9

Mô hình có thể mô tả các cấu trúc, nhấn mạnh về mặt tổ chức của hệ thống hoặc nó có thể mô tả các hành vi, tập trung vào mặt động của

hệ thống

- Chúng ta xây dựng mô hình để hiểu rõ hơn về hệ thống mà chúng

ta đang xây dựng, tạo ra cơ hội để có thể đơn giản hóa và tái sử dụng Chúng ta xây dựng mô hình để kiểm soát rủi ro

- Việc lập mô hình không chỉ dành cho các hệ thống lớn Khi xây dựng mô hình chúng ta sẽ đạt được 4 mục đích sau:

+ Mô hình giúp chúng ta trực quan hóa hệ thống như là nó vốn có hay theo cách mà chúng ta muốn nó sẽ như vậy

+ Mô hình cho phép chúng ta chỉ rõ cấu trúc và ứng xử của hệ thống + Mô hình cho chúng ta một khuôn mẫu để hướng dẫn chúng ta trong quá trình xây dựng hệ thống

+ Mô hình đưa ra các dẫn chứng bằng tài liệu về các quyết định mà chúng ta đã đưa ra trong quá trình thiết kế hệ thống

1.2 UML là gi?:

UML là một ngôn ngữ dùng để

• Trực quan hóa

• Cụ thể hóa

• Sinh mã ở dạng nguyên mẫu

• Lập và cung cấp tài liệu

UML là một ngôn ngữ bao gồm một bảng từ vựng và các quy tắc để kết hợp các từ vựng đó phục vụ cho mục đích giao tiếp Một ngôn ngữ dùng cho việc lập mô hình là ngôn ngữ mà bảng từ vựng( các

ký hiệu) và các quy tắc của nó tập trung vào việc thể hiện về mặt khái niệm cũng như vật lý của một hệ thống

Mô hình hóa mang lại sự hiểu biết về một hệ thống Một mô hình không thể giúp chúng ta hiểu rõ một hệ thống, thường là phải xây dựng một số mô hình xét từ những góc độ khác nhau Các mô hình này có quan hệ với nhau

UML sẽ cho ta biết cách tạo ra và đọc hiểu được một mô hình đươc cấu trúc tốt, nhưng nó không cho ta biết những mô hình nào nên tạo

ra và khi nào tạo ra chúng Đó là nhiệm vụ của quy trình phát triển phần mềm

1.2 Các phần tử mang tính cấu trúc:

1.2.1 Lớp (class)

Là một tập hợp các đối tượng có cùng một tập thuộc tính, các hành

vi, các mối quan hệ với những đối tượng khác

Hình 1: Biểu hiện class

Trang 10

1.2.2 Hợp tác (Collaboration).

Thể hiện một giải pháp thi hành bên trong hệ thống, bao gồm các lớp/ đối tượng mối quan hệ và sự tương tác giữa chúng để đạt được một chức năng mong đợi của Use case

INCLUDEPICTURE

"http://dot.net.vn/Image.aspx/image=pjpeg/16d7ecda76a0429eb100cf0e0a953e08-collaboration.jpg/collaboration.jpg" \* MERGEFORMAT

Hình 2: Biểu của Collaboration

1.2.3 Giao diện (Interface)

Là một tập hợp các phương thức (operation) tạo nên dịch vụ của một lớp hoặc một thành phần (component) Nó chỉ ra một tập các operation ở mức khai báo chứ không phải ở mức thực thi (implementation)

Hình 3: Biểu hiện của Interface

1.2.4 Use case.

Là mô tả một tập hợp của nhiều hành động tuần tự mà hệ thống thực hiện để đạt được một kết quả có thể quan sát được đối với một actor cụ thể nào đó Actor là những gì ở bên ngoài mà tương tác với hệ thống Use case mô tả sự tương tác giữa actor và hệ thống Nó thể hiện chức năng mà hệ thống sẽ cung cấp cho actor Tập hợp các Use case của hệ thống sẽ tạo nên tất cả các trường hợp mà hệ thống có thể được sử dụng

Hình 4: Biểu hiện của Use case

1.2.5 Lớp tích cực (Acitive class)

Là một lớp mà các đối tượng của nó thực hiện các hoạt động điều khiển Lớp tích cực cũng giống như lớp bình thường ngoại trừ việc các đối tượng của nó thể hiện các phần tử mà ứng xử của chúng có thể thực hiện đồng thời với các phần từ khác Lớp này thường dùng

để biểu diễn tiến trình(process) và luồng(thread)

Trang 11

Hình 5: Biểu hiện của Acitive class

1.2.6 Thành phần (Component)

Là biểu diễn vật lý của mã nguồn Trong hệ thống ta sẽ thấy các kiểu khác nhau của component như các thành phần COM+ hay JavaBeans cũng như là các thành phần như các file mã nguồn, các file nhị phân tạo ra trong quá trình phát triển hệ thống

Hình 6: Biểu hiện của Component

UML xét hệ thống trên 5 khía cạnh:

Hình 8: Kiến trúc hệ thống

Trang 12

1.3.1 Use-Case View

Bao gồm các Use Case mô tả ứng xử của hệ thống theo cách nhìn nhận của người dùng, người phân tích hệ thống Nó không chỉ ra cách cấu trúc của hệ thống phần mềm, nó chỉ dùng để nhìn nhận một cách tổng quát những gì mà hệ thống sẽ cung cấp, thông qua đó người dùng

có thể kiểm tra xem các yêu cầu của mình đã được đáp ứng đầy đủ hay chưa hoặc có chức năng nào của hệ thống là không cần thiết Biểu

đồ dùng đến là biểu đồ Use Case

1.3.2 Logical View

Được dùng để xem xét các phần tử bên trong hệ thống và mối quan

hệ, sự tương tác giữa chúng để thực hiện các chức năng mong đợi của

hệ thống

1.3.3 Process View

Chia hệ thống thành các tiến trình(process) và luồng(thread), mô tả việc đồng bộ hóa và các xử lý đồng thời Dùng cho người phát triển và tích hợp hệ thống, bao gồm các biểu đồ sequence, collaboration, activity và state

Chỉ ra cấu hình phần cứng mà hệ thống sẽ chạy trên đó Nó thể hiện

sự phân tán, cài đặt các phần mà tạo nên kiến trúcvật lý của hệ thống Biểu đồ được sử dụng là biểu đồ Deployment

1.4 Phân tích thiết kế hệ thống thông tin hướng đối tượng với UML:

Khái niệm hướng đối tượng đã được phát triển để giải quyết vấn đề này

Nó sẽ tập trung vào cả dữ liệu và các thao tác trên các dữ liệu đó Do đó

hệ thống sẽ linh hoạt hơn và dễ dàng thay đổi khi dữ liệu và ứng xử trên

dữ liệu thay đổi

UML không chỉ thuần túy là một ngôn ngữ mô hình hóa Nó được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hướng đối tượng, những người đã đề xuất ra những phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng hay được dùng nhất, như kỹ thuật phân tích Use case của Ivar Jacobsson, biểu đồ chuyển trạng thái của Harel do đó nếu những người phân tích tiếp cận việc xây dựng các phần tử của mô hình đã được định nghĩa trong UML một cách hợp lý và có hệ thống thì họ sẽ thu được một phương pháp phân tích, thiết kế hướng đối tượng tốt

Thông thường việc phân tích và thiết kế hệ thống được thực hiện theo các bước sau:

Trang 13

Phân tích yêu cầu: Dùng phương pháp phân tích Use case để nắm

bắt các yêu cầu của khách hàng Đây là một bước quan trọng và sự thành công của bước này sẽ quyết định sự thành công của dự án Bởi vì một hệ thống dù có xây dựng tốt đến đâu nhưng không đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng hệ thống sẽ thất bại

Phân tích: Sau khi đã biết được người dùng muốn gì, chúng ta tập

trung mô tả lại hệ thống, các khái niệm chính trong lĩnh vực của hệ thống cần xây dựng, trong hướng đối tượng gọi là các lớp lĩnh vực ( domain class ), mối quan hệ và sự tương tác giữa các đối tượng đó Mục đích chính là hiểu hệ thống hoạt động như thế nào

Thiết kế: ở bước này sử dụng kết quả thu được ở các bước trước để

mở rộng thành một giải pháp kỹ thuật, thêm vào các lớp thuộc về kỹ thuật như các lớp giao diện, các lớp điều khiển Tập trung mô tả cấu trúc bên trong của hệ thống, sự tương tác của tập hợp các đối tượng để đạt được những chức năng mà hệ thống cần có

Mặc dù UML không bắt buộc phải sử dụng một quy trình phát triển phần mềm cụ thể nào những nó được khuyến khích sử dụng với quy trình lặp và tăng dần

1.5 Tìm hiểu về Use Case

Ứng xử của hệ thống, tức là những chức năng mà hệ thống cung cấp sẽ được

mô tả trong mô hình Use case Trong đó mô tả những chức năng (Use case), những thành phần ở bên ngoài( Actor) tương tác với hệ thống và mối quan hệ giữa Use case và Actor (biểu đồ Use case)

Mục đích quan trọng nhất của mô hình Use case là phục vụ cho việc trao đổi thông tin Nó cung cấp phương tiện để khách hàng, những người dùng tương lai của hệ thống và những người phát triển hệ thống có thể trao đổi với nhau và biến những yêu cầu về mặt nghiệp vụ của người dùng thành những yêu cầu cụ thể mà lập trình viên có thể hiểu một cách rõ ràng

1.5.1 Actor:

• Định nghĩa Actor

 Actor không phải là một phần của hệ thống Nó thể hiện một người hay một hệ thống khác tương tác với hệ thống Một Actor có thể:

 Chỉ cung cấp thông tin cho hệ thống

 Chỉ lấy thông tin từ hệ thống

 Nhận thông tin từ hệ thống và cung cấp thông tin cho hệ thống

• Mô tả Actor

 Thông thường, các actor được tìm thấy trong phát biểu bài toán bởi

sự trao đổi giữa phân tích viên với khách hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực(domain expert) Các câu hỏi thường được sử dụng

để xác định actor cho một hệ thống là:

 Đối với một vấn đề cụ thể nào đó thì Ai là người quan tâm ?

 Hệ thống được dùng ở nơi nào trong tổ chức?

Trang 14

 Ai là người được lợi khi sử dụng hệ thống?

 Ai là người cung cấp thông tin cho hệ thống, sử dụng thông tin của hệ thống và xóa các thông tin đó?

để chỉ ra rằng có một số điểm chung giữa hai actor trên

 Nói chung việc mô tả quan hệ kế thừa giữa các Actor là không cần thiết, trừ trường hợp chúng thực hiện những tương tác khác nhau đối với hệ thống

 Ví dụ:

Hình 9: Ký hiệu của Actor

1.5.2 Use case:

•Định nghĩa Use case:

Là một khối chức năng được thực hiện bởi hệ thống để mang lại một kết quả có giá trị đối với một actor nào đó

•Mô tả:

o Use case mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người dùng và hệ thống

Nó thể hiện ứng xử của hệ thống đối với bên ngoài, trong một hoàn

Trang 15

cảnh nhất định, xét từ quan điểm của người sử dụng Nó mô tả các yêu cầu đối với hệ thống, có nghĩa là những gì hệ thống phải làm chứ không phải mô tả hệ thống làm như thế nào Tập hợp tất cả Use case của hệ thống sẽ mô tả tất cả các trường hợp mà hệ thống có thể được

sử dụng

o Một Use case có thể có những biến thể Mỗi một biến thể được gọi là một kịch bản (scenario) Phạm vi của một Use case thường được giới hạn bởi các hoạt động mà người dùng thực hiện trên hệ thống trong một chu kì hoạt động để thực hiện một sự kiện nghiệp vụ

o Một Use case mô tả một nghiệp vụ thông thường Nghiệp vụ này bao gồm các bước riêng rẽ, còn được gọi là các hoạt động Khi các bước được mô tả dưới dạng văn bản thì việc chỉ ra sự phụ thuộc giữa các bước là một việc mất nhiều thời gian Việc thể hiện các bước dưới dạng kí hiệu là dễ dàng và dễ hiểu hơn Do đó Use case thường được

mô tả chi tiết thông qua các biểu đồ mô tả hành vi (behavior) như biểu

đồ hoạt động (activity diagram), biểu đồ trình tự (sequence diagram), biểu đồ hợp tác(collaboration diagram)

o Use case cũng có thể được mô tả thông qua các thiết kế nguyên mẫu màn hình, các ví dụ về biểu mẫu báo cáo Điều này giúp cho người dùng dễ dàng mường tượng hệ thống sẽ làm việc như thế nào, qua đó

có thể kiểm tra tính đúng đắn của Use case

Các câu hỏi thường được sử dụng để xác định Use Case cho một

hệ thống là:

• Nhiệm vụ của mỗi actor là gì?

• Có actor nào sẽ tạo, lưu trữ, thay đổi, xóa hoặc đọc thông tin trong hệ thống?

• Có actor nào cần báo tin cho hệ thống về một thay đổi đột ngột

từ bên ngoài?

• Có actor nào cần được thông báo về một sự việc cụ thể xảy ra trong hệ thống?,…

 Điều gì tạo nên một Use Case tốt:

• Có một câu hỏi thường xuyên được đặt ra về mức độ chi tiết của Use case Nó nên ở mức độ nào là tốt Có lẽ không có câu trả lời hoàn toàn đúng, nhưng có một số nhận xét như sau:

"Một Use case thường biểu hiện một chức năng được thực hiện trọn vẹn (không ngắt quãng) từ đầu đến cuối Một Use case phải mang lại một điều gì đó có giá trị đối với actor"

 Mô tả Use case

• Use case cần có một vài câu ngắn gọn mô tả mục đích của Use case, cho ta biết chức năng do Use case cung cấp

o Ví dụ:

Trang 16

Hình 10: Biểu hiện của Use case

•Luồng sự kiện cho một Use case (The Flow of events):

o Use case chỉ cung cấp một khung nhìn ở mức cao, tổng quát Để hiểu

rõ hơn hệ thống cần phải làm gì thì cần phải mô tả chi tiết hơn, gọi là luồng sự kiện Nó là một tài liệu mô tả các hoạt động cần thiết để đạt được ứng xử mong đợi của Use case

o Tuy là mô tả chi tiết nhưng luồng sự kiện vẫn được viết sao cho có thể chỉ ra những gì hệ thống cần làm chứ không phải chỉ ra hệ thống làm như thế nào

o Ví dụ: trong luồng sự kiện chúng ta nói “Kiểm tra mã của người dùng” chứ không nói rằng việc đó phải thực hiện bằng cách xem xét ở trong một bảng nào đó trong cơ sở dữ liệu Nó mô tả chi tiết những gì người dùng của hệ thống sẽ làm và những gì hệ thống sẽ làm Nó cần phải

đề cập tới:

 Use case bắt đầu và kết thúc khi nào và như thế nào

 Có những sự tương tác nào giữa Use case và actor để thực hiện chức năng đó

 Những dữ liệu nào cần thiết cho Use case

 Thứ tự thực hiện thông thường của các sự kiện

 Các mô tả về các luồng ngoại lệ hoặc rẽ nhánh

1.5.3 Các mối quan hệ:

• Quan hệ giữa Use case và Actor:

 Thường gọi là quan hệ tương tác vì nó thể hiện sự tương tác giữa một actor và một Use case Mối quan hệ này có thể là hai chiều (từ Actor đến Use case và ngược lại), nó cũng có thể chỉ

là một chiều, lúc đó chiều của quan hệ sẽ chỉ ra rằng ai là người khởi tạo liên lạc (communicate) Quan hệ này thể hiện bởi một đường thẳng nối giữa actor và Use case (quan hệ hai chiều) hay một mũi tên (quan hệ một chiều)

• Quan hệ giữa Use case với Use case:

Có ba loại quan hệ sau: uses, extendsgeneralization

 Quan hệ Uses (sử dụng):

• Có thể có nhiều Use case có chung một số chức năng nhỏ Khi đó nên tách chức năng đó thành một Use case riêng hơn là mô tả nó trong tất cả các Use case mà cần chức năng đó Khi đó có một quan hệ Uses giữa các Use case trên và Use case vừa tạo ra

Ví dụ: trong hệ thống quản lý thư viện, mọi Use case đều bắt đầu bằng việc kiểm tra định danh của người dùng Chức năng này có thể mô tả trong một Use case tên là

“Đăng nhập hệ thống”, sau đó các Use case khác sẽ sử dụng Use case này khi cần thiết

 Quan hệ Extends (mở rộng):

Trang 17

• Không giống như quan hệ Uses trong đó nói rằng khi một Use case A sử dụng Use case B có nghĩa là trong khi thực hiện Use case A phải thực hiện Use case B, quan hệ Extends dùng để chỉ:

 Các hành vi tùy chọn: có thể thực hiện hoặc không

 Các hành vi mà chỉ thực hiện trong một số điều kiện nhất định

 Một số hành vi khác sẽ được thực hiện phụ thuộc vào sự lựa chọn của người dùng

 Quan hệ Generalization (thừa kế):

• Cũng giống như quan hệ thừa kế giữa hai lớp, quan hệ thừa kế giữa use case A và use case B nói lên rằng use case B kế thừa những đặc điểm của use case A ngoài ra

nó cũng có thể có thêm những đặc trưng riêng của nó

Ví dụ: như kiểm tra định danh người dùng có thể theo nhiều cách: Kiểm tra mã số, kiểm tra dấu vân tay

1.5.4 Biểu đồ use case (Use case Diagram):

• Ký hiệu:

o Một biểu đồ Use case bao gồm một tập các Use case và actor Giữa Use case và actor có một đường nối nếu như actor đó khởi đầu một Use case

o Biểu Use case có thể lồng nhau, có nghĩa là một Use case trong một biểu đồ Use case có thể được phân nhỏ ra thành những Use case khác, nằm trong một biểu đồ Use case khác

• Ví dụ:

o Hệ thống quản lý dự án và nguồn nhân lực Có bốn Actor là Resource Manager (Người quản lý nguồn nhân lực), Project Manager (Người quản lý dự án), System Administrator (Người quản trị hệ thống) và Backup System(hệ thống sao lưu dữ liệu)

o Hình 11 là biểu đồ use case ở mức tổng quát, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các actor và use case của hệ thống Hình 12

Trang 18

chi tiết hóa use case "Quản lý nguồn nhân lực" bằng cách chỉ ra các use case mà actor Resource Manager mong muốn ở hệ thống Resource Manager có thể thêm mới, sửa, xóa các thông tin về kĩ năng của nhân viên Một kĩ năng phải được tìm ra trong

cơ sở dữ liệu trước khi nó được xóa hoặc sửa nên use case FindSkill được tạo ra Hai use case UpdateSkill và RemoveSkill đều sử dụng chức năng của use case FindSkill nên chúng có quan hệ uses với use case này

o Resource Manager cũng có thể thêm, xóa, sửa các thông tin về nhân viên Khi cập nhật thông tin về một nhân viên, Resource Manager có thể lựa chọn: thêm kĩ năng cho một nhân viên hay xóa bỏ một kĩ năng của một nhân viên Do đó hai use case UnassignSkill from Resource và use case AssignSkill to Resource có quan hệ extends với use case UpdateResource để chỉ ra chúng là hai khả năng lựa chọn của use case này

Hình 11: Ví dụ biểu đồ Use case ở mức tổng quát

Ta có thể xây dựng thêm các biểu đồ chi tiết hơn

Trang 19

Hình 12: biểu đồ Use case Manage Resource ở mức chi tiết hơn

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rõ tác dụng của nó trong việc trao đổi thông tin với khách hàng Khách hàng có thể biết rõ những chức năng nào sẽ được hệ thống cung cấp Nhìn vào các actor họ có thể biết chính xác ai sẽ tương tác với hệ thống Việc này sẽ giúp họ tìm ra các chức năng còn thiếu Ví

dụ như: Khách hàng có thể nói rằng: “ ồ không, các chức năng trên rất hay nhưng tôi còn muốn xem 10 nhân viên làm việc lâu năm nhất trong công ty” Và như vậy các chức năng của hệ thống sẽ dễ dàng nắm bắt và đạt được sự nhất trí với khách hàng mà không phải bắt khách hàng đọc quá nhiều tài liệu kỹ thuật như trước

1.6 Biểu đồ tuần tự:

Biểu đồ tuận tự biểu diễn sự tương tác của các đối tượng theo thứ tự thời gian.Đặc điểm của nó là phản ánh cấu trúc của biểu đồ lớp và thứ tự tương tác

1.6.1 Mục đích kỹ thuật:

 Lập mô hình tương tác giữa các đối tượng

 Hiện thực hóa các use case

 Lập mô hình các kịch bản sử dụng của use case

 Khám phá tính logic của một phép toán , hàm hay thủ tục phức tạp

1.6.2 Các ký hiệu:

 Biểu đồ tuần tự (sequence diagram)

 Các đối tượng xếp theo hàng ngang

 Thời gian biểu diễn theo trục đứng

Trang 20

Hình 13: Biểu đồ tuần tự

Qui ước Tên của đối tượng (object name).

Cú pháp Giải thích

o:C Đối tượng o của lớp C

:C Đối tượng vô danh của lớp C

/R Đối tượng vô danh đóng vai trò R

/R:C Đối tượng vô danh của lớp C đóng vai trò R

o/R Đối tượng o đóng vai trò R

o/R:C Đối tượng o thuộc lớp C đóng vai trò R

 Thông điệp (message)

 Là một truyền thông giữa các đối tượng

 Đối tượng khách yêu cầu một đối tượng cung cấp thực hiện 1 chức năng

Trang 21

Hình 14: Thông điệp

 Các loại thông điệp:

 Signal: tương tác của người dùng vào hệ thống hoặc thông báo của hệ thống đến người dùng

Hình 15: Thông điệp Signal(thông báo của hệ thống đến người dùng)

Thủ tục (Procedural) hay Đồng bộ (Synchronous): đối tượng gởi đợi đến khi kết quả hoàn tất và thể hiện qua việc gọi hàm trong ngôn ngữ lập trình

Hình 16: Thông điệp thủ tục hay đồng bộ

 Message to selt: Tự gửi, gọi hàm trong cùng lớp

Thông điệp

Trang 22

Hình 17: Thông điệp Messaage to selt

 Creation and destruction (tạo và hủy)

Hình 18: Thông điệp Creation and destruction

Trang 23

II Môi trường phát triển:

1 Tìm hiểu kiến trúc NET Framework

Các Thành Phần của NET Framework:

a Thực thi ngôn ngữ chung CLR (Common Language Runtime).

Tất cả các ngôn ngữ lập trình đều có một runtime (thi hành), một dịch vụ hoạt động cùng với ngôn ngữ lập trình Common Language Runtime (CLR là bộ thi hành ngôn ngữ chung) là một thành phần cốt lõi (cơ bản nhất) của NET Nó cung cấp nền cơ sở mà trên đó các ứng dụng cho NET được xây dựng CLR quản lí nhiều khía cạnh của chu trình phát triển theo quan điểm của người phát triển Chẳng hạn, khi làm việc với COM, các nhà phát triển phải lưu tâm đến vấn đề quản lí bộ nhớ, những sự khởi tạo luồng (thread) và loại

bỏ nó, các thành phần bảo mật và những vấn đề tương tự Điều đó gây ra một số khó khǎn do các nhà phát triển phải tiêu tốn quá nhiều thời gian vào các vấn đề này Bộ thi hành ngôn ngữ chung CLR quản lí tất cả các vấn đề nảy sinh đó một cách tự động và giải phóng cho các nhà phát triển tập trung vào việc xử lý giao dịch logic CLR cung cấp một runtime chung mà nó được sử dụng với tất

cả các ngôn ngữ Thành phần này làm cho NET có một khả nǎng

b Các lớp lập trình hợp nhất (Unified Progrgamming Classes).

Những thư viện lớp lập trình hay các giao diện lập trình ứng dụng (API) được sử dụng bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau Để sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau, các nhà phát triển nghiên cứu các bộ thư viện lớp khác nhau để làm việc với các ngôn ngữ lập trình khác nhau Vấn đề này đã làm chậm quá trình phát triển ứng dụng và làm cho công việc phát triển trở nên tẻ ngắt và lãng phí khá nhiều thời gian .NET cung cấp các lớp lập trình hợp nhất với một

bộ API dùng chung cho mọi ngôn ngữ lập trình Các ngôn ngữ có thể tương tác với một ngôn ngữ khác và các lớp lập trình hợp nhất này cho phép các nhà phát triển lựa chọn bất cứ ngôn ngữ nào mà

họ muốn trong khi chỉ cần duy nhất một bộ API mà thôi

c ASP.NET (Active Server Pages NET)

ASP.NET được sử dụng chung với các lớp lập trình mà nó có thể tạo các ứng dụng Web một cách dễ dàng cho người lập trình ASP.NET cung cấp cách truy cập giao diện HTML chung và nó chạy trên chương trình máy phục vụ nhưng thể hiện kết quả thông qua HTML (ví dụ như text box chẳng hạn) Giao diện ASP.NET làm cho việc phát triển các ứng dụng Web trở nên nhanh hơn do bởi các đối tượng điều khiển chung này Như một kết quả (của) các lớp lập trình chung và những đặc tính chuẩn của ASP.NET, các nhà phát triển tiêu tốn ít thời gian hơn khi viết các mã mới và cần nhiều thời gian hơn khi sử dụng các mã đã có ASP.NET được sử dụng ở phần trên của hai thành phần thực thi ngôn ngữ chung CLR và các ngôn ngữ lập trình hợp nhất để tạo ra các dịch vụ Web

Trang 24

 So sánh với C và C++, ngôn ngữ này bị giới hạn và được nâng cao ở một vài đặc điểm nào đó, nhưng không bao gồm các giới hạn sau đây:

 Các con trỏ chỉ có thể được sử dụng trong chế độ không an toàn Hầu hết các đối tượng được tham chiếu an toàn, và các phép tính đều được kiểm tra tràn bộ đệm Các con trỏ chỉ được sử dụng để gọi các loại kiểu

giá trị; còn những đối tượng thuộc bộ thu rác (garbage-collector) thì chỉ

được gọi bằng cách tham chiếu

 Các đối tượng không thể được giải phóng tường minh

 Chỉ có đơn kế thừa, nhưng có thể cài đặt nhiều interface trừu tượng (abstract interfaces) Chức năng này làm đơn giản hóa sự thực thi của thời gian thực thi

C# thì an-toàn-kiểu (typesafe) hơn C++

 Cú pháp khai báo mảng khác nhau("int[] a = new int[5]" thay vì "int a[5]")

Kiểu thứ tự được thay thế bằng tên miền không gian (namespace)

o Standard : Rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ vì giá thành rẻ hơn nhiều so với Enterprise Edition, nhưng lại bị giới hạn một số chức năng cao cấp (advanced features) khác, edition này có thể chạy tốt trên

hệ thống lên đến 4 CPU và 2 GB RAM

o Personal: được tối ưu hóa để chạy trên PC nên có thể cài đặt trên hầu hết các phiên bản windows kể cả Windows 98

Trang 25

o Developer : Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition nhưng được chế tạo đặc biệt như giới hạn số lượng người kết nối vào Server cùng một lúc Ðây là edition mà các bạn muốn học SQL Server cần

có Chúng ta sẽ dùng edition này trong suốt khóa học Edition này có thể cài trên Windows 2000 Professional hay Win NT Workstation

o Desktop Engine (MSDE): Ðây chỉ là một engine chạy trên desktop và không có user interface (giao diện) Thích hợp cho việc triển khai ứng dụng ở máy client Kích thước database bị giới hạn khoảng 2 GB

o Win CE : Dùng cho các ứng dụng chạy trên Windows CE

o Trial: Có các tính năng của Enterprise Edition, download free, nhưng giới hạn thời gian sử dụng

• Cài đặt:

o Các bạn cần có Developer Edition và ít nhất là 64 MB RAM, 500 MB hard disk để có thể install SQL Server Bạn có thể install trên Windows Server hay Windows XP Professional, Windows 2000 Professional hay

NT Workstation nhưng không thể install trên Win 98 family

o Vì một trong những đặc điểm của các sản phẩm Microsoft là dễ install nên chúng tôi không trình bày chi tiết về cách install hay các bước install mà chỉ trình bày các điểm cần lưu ý khi install mà thôi Nếu các bạn gặp trở ngại trong việc install thì có thể đưa lên forum để hỏi thêm Khi install bạn cần lưu ý các điểm sau:

 Ở màn hình thứ hai bạn chọn Install Database Server Sau khi install xong SQL Server bạn có thể install thêm Analysis Service nếu bạn thích

 Ở màn hình Installation Definition bạn chọn Server and Client Tools

Sau đó bạn nên chọn kiểu Custom và chọn tất cả các bộ phận của SQL Server Ngoài ra nên chọn các giá trị mặc định (default)

 Ở màn hình Authentication Mode nhớ chọn Mixed Mode Lưu ý

vì SQL Server có thể dùng chung chế độ bảo mật (security) với Win NT và cũng có thể dùng chế độ bảo mật riêng của nó Trong Production Server người ta thường dùng Windows Authetication

vì độ an toàn cao hơn và dễ dàng cho người quản lý mạng và cả cho người sử dụng Nghĩa là một khi bạn được chấp nhận (authenticated) kết nối vào domain thì bạn có quyền truy cập dữ liệu (access data) trong SQL Server Tuy nhiên ta nên chọn Mixed Mode để dễ dàng cho việc học tập.Sau khi install bạn sẽ thấy một icon nằm ở góc phải bên dưới màn hình, đây chính là Service Manager Bạn có thể Start, Stop các SQL Server services dễ dàng bằng cách double-click vào icon này

o Một chút kiến thức về các Version của SQL ServerSQL Server của Microsoft được thị trường chấp nhận rộng rãi kể từ version 6.5

o Sau đó Microsoft đã cải tiến và hầu như viết lại một engine mới cho SQL Server 7.0 Cho nên có thể nói từ version 6.5 lên version 7.0 là một bước nhảy vọt Có một số đặc tính của SQL Server 7.0 không tương thích với version 6.5 Trong khi đó từ Version 7.0 lên version 8.0 (SQL Server 2000) thì những cải tiến chủ yếu là mở rộng các tính năng

về web và làm cho SQL Server 2000 đáng tin cậy hơn

Trang 26

o Các thành phần quan trọng trong SQL Server 2000SQL Server 2000 được cấu tạo bởi nhiều thành phần như Relational Database Engine, Analysis Service và English Query

o Các thành phần này khi phối hợp với nhau tạo thành một giải pháp hoàn chỉnh giúp cho việc lưu trữ và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng

• Relational Database Engine - Cái lõi của SQL Server:Ðây là một engine có khả năng chứa data ở các quy mô khác nhau dưới dạng table và support tất cả các kiểu kết nối (data connection) thông dụng của Microsoft như ActiveX Data Objects (ADO), OLE DB, and Open Database Connectivity (ODBC) Ngoài ra nó còn có khả năng tự điều chỉnh (tune up)

ví dụ như sử dụng thêm các tài nguyên (resource) của máy khi cần và trả lại tài nguyên cho hệ điều hành khi một user log off

• Replication - Cơ chế tạo bản sao (Replica):Giả sử bạn có một database dùng để chứa dữ liệu được các ứng dụng thường xuyên cập nhật Một ngày đẹp trời bạn muốn

có một cái database giống y hệt như thế trên một server khác

để chạy báo cáo (report database) (cách làm này thường dùng

để tránh ảnh hưởng đến performance của server chính) Vấn

đề là report server của bạn cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của các báo cáo Bạn không thể dùng cơ chế back up and restore trong trường hợp này Thế thì bạn phải làm sao? Lúc đó cơ chế replication của SQL Server sẽ được sử dụng để bảo đảm cho dữ liệu ở 2 database được đồng bộ (synchronized)

• Data Transformation Service (DTS) - Một dịch vụ chuyển dịch data vô cùng hiệu quả

Nếu bạn làm việc trong một công ty lớn trong đó data được chứa trong nhiều nơi khác nhau và ở các dạng khác nhau cụ thể như chứa trong Oracle, DB2 (của IBM), SQL Server, Microsoft Access Bạn chắc chắn sẽ có nhu cầu di chuyển data giữa các server này (migrate hay transfer) và không chỉ di chuyển bạn còn muốn định dạng (format) nó trước khi lưu vào database khác, khi đó bạn sẽ thấy DTS giúp bạn giải quyết công việc trên dễ dàng như thế nào

Analysis Service - Một dịch vụ phân tích dữ liệu rất hay của Microsoft

Dữ liệu (Data) chứa trong database sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều nếu như bạn không thể lấy được những thông tin (Information) bổ ích từ đó Do đó Microsoft cung cấp cho bạn một công cụ rất mạnh giúp cho việc phân tích dữ liệu trở nên

dễ dàng và hiệu quả bằng cách dùng khái niệm hình khối nhiều chiều (multi-dimension cubes) và kỹ thuật "đào mỏ dữ liệu" (data mining)

• English Query - Một dịch vụ mà người Việt Nam chắc là ít muốn dùng :-) (?)

Ðây là một dịch vụ giúp cho việc query data bằng tiếng Anh

"trơn" (plain English)

• Meta Data Service:

Trang 27

Dịch vụ này giúp cho việc chứa đựng và "xào nấu" Meta data

dễ dàng hơn Thế thì Meta Data là cái gì vậy? Meta data là những thông tin mô tả về cấu trúc của data trong database như data thuộc loại nào String hay Integer , một cột nào đó có phải

là Primary key hay không Bởi vì những thông tin này cũng được chứa trong database nên cũng là một dạng data nhưng

để phân biệt với data "chính thống" người ta gọi nó là Meta Data Phần này chắc là bạn phải xem thêm trong một thành phần khác của SQL Server sắp giới thiệu sau đây là SQL Server Books Online vì không có bài nào trong loạt bài này nói

rõ về dịch vụ này cả

• SQL Server Books Online:

Cho dù bạn có đọc các sách khác nhau dạy về SQL server thì bạn cũng sẽ thấy books online này rất hữu dụng và không thể thiếu được( cho nên Microsoft mới hào phóng đính kèm theo SQL Server)

• SQL Server Tools - Ðây là một bộ đồ nghề của người quản trị

cơ sở dữ liệu (DBA )

D.PHÂN TÍCH

I.Sơ đồ Use case.

1 Sơ đồ tổng quát của hệ thông Quản Lý Điểm:

Hình 21: Sơ đồ tổng quát

Trang 29

Hình 24: Sơ đồ mức 2 (1.2)

5 Sơ đồ mức 2 (1.3):

Hình 25: Sơ đồ mức 2 (1.3)

6 Sơ đồ mức 3 (1.1.7):

Trang 31

9 Sơ đồ mức 1 (2):

Hình 29: Sơ đồ mức 1 (2)

10 Sơ đồ mức 2 (2.1)

Hình 30: Sơ đồ mức 2 (2.1)

Ngày đăng: 21/10/2014, 03:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 5: Biểu hiện của Acitive class - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 5 Biểu hiện của Acitive class (Trang 11)
Hình 13: Biểu đồ tuần tự - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 13 Biểu đồ tuần tự (Trang 20)
Hình 18: Thông điệp Creation and destruction - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 18 Thông điệp Creation and destruction (Trang 22)
Hình 22: Sơ đồ mức 1 (1) - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 22 Sơ đồ mức 1 (1) (Trang 28)
Hình 24: Sơ đồ mức 2 (1.2) - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 24 Sơ đồ mức 2 (1.2) (Trang 29)
Hình 28: Sơ đồ mức 3 (1.3.2) - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 28 Sơ đồ mức 3 (1.3.2) (Trang 30)
Hình 26: Sơ đồ mức 3 (1.1.7) - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 26 Sơ đồ mức 3 (1.1.7) (Trang 30)
9. Sơ đồ mức 1 (2): - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
9. Sơ đồ mức 1 (2): (Trang 31)
Hình 31: Hiện thực hóa chức năng đăng nhập - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 31 Hiện thực hóa chức năng đăng nhập (Trang 32)
Hình 32: Hiện thực hóa chức năng thêm người dùng - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 32 Hiện thực hóa chức năng thêm người dùng (Trang 33)
Hình 33: Hiện thực hóa chức năng cập nhật  người dùng - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 33 Hiện thực hóa chức năng cập nhật người dùng (Trang 34)
Hình 34: Hiện thực hóa chức năng xóa  người dùng - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 34 Hiện thực hóa chức năng xóa người dùng (Trang 35)
3. Sơ đồ tuần tự Doi Mat Khau - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
3. Sơ đồ tuần tự Doi Mat Khau (Trang 36)
4. Sơ đồ tuần tự QL học sinh. - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
4. Sơ đồ tuần tự QL học sinh (Trang 37)
5. Sơ đồ tuần tự Nhap Diem - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
5. Sơ đồ tuần tự Nhap Diem (Trang 40)
6. Sơ đồ tuần tự Tim Kiem Hoc Sinh - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
6. Sơ đồ tuần tự Tim Kiem Hoc Sinh (Trang 43)
Hình 42: Hiện thực hóa chức năng tìm kiếm học sinh - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 42 Hiện thực hóa chức năng tìm kiếm học sinh (Trang 43)
Hình 70: Quan hệ giữa các bảng - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 70 Quan hệ giữa các bảng (Trang 54)
Hình 72: Menu hệ thống - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 72 Menu hệ thống (Trang 55)
Hình 71: Giao diện đăng nhập hệ thống - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 71 Giao diện đăng nhập hệ thống (Trang 55)
Hình 73: Giao diện đổi mật khẩu - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 73 Giao diện đổi mật khẩu (Trang 56)
Hình 74: Menu quản lý - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 74 Menu quản lý (Trang 56)
Hình 78: Form nhập điểm học sinh - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 78 Form nhập điểm học sinh (Trang 58)
Hình 79: Form tra cứu học sinh - quản lý điểm học sinh thpt nguyễn bỉnh khiêm
Hình 79 Form tra cứu học sinh (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w