Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
91 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU “Sự cố tràn dầu” là những sự cố thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên, dẫn đến gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Nói cách khác thì sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu bị rò rỉ, thất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra không kiểm soát được Ở Việt Nam,Với gần 90.000 lượt tàu biển ra vào cảng biển mỗi năm với tổng dung tích hơn 320 triệu GT, trong đó có 44.224 lượt tàu nước ngoài, nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải và sự cố tràn dầu luôn thường trực. Với những hiểu biết của em, trong khuôn khổ của một bài tập học kì môn Luật môi trường, em xin được xây dựng một tình huống giả định về sự cố tràn dầu, từ đó lập kế hoạch để ứng phó sự cố tràn dầu đó. Bài tập của em cơ cấu như sau: Phần A – TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH Phần B – LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU I, Công tác báo cáo: II, Tổ chức thực hiện ứng cứu: 1,NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA ỨNG CỨU: 2, NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN KHI THAM GIA ỨNG CỨU: 3, KHẮC PHỤC, GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ SỰ CỐ TRÀN DẦU 4. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ: 5,KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, XỬ LÍ VI PHẠM: Em đã cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất có thể bài tập của mình. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót mà em chưa thể nhận ra. Rất mong nhận được sự đánh giá và những đóng góp quý báu từ các thầy cô Em xin cảm ơn ! A – TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH Vào đêm 21/11/2008, tàu X của công ty Ychở 100 tấn dầu đi từ TP HCM đến Đà Nẵng trên vùng biển cách Mũi Né, tỉnh Bình Thuận khoảng 4 hải lý bị lật úp làm 10 người chết, 4 người mất tích, toàn thể hàng hóa bị chìm và làm khoảng 80 tấn bị tràn ra biển. Dầu đã loang ra biển trên diện rộng 2 Km2 và vẫn còn khả năng tiếp tục tiếp tục lan rộng . Do dầu đã bị tràn ra biển đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên thủy sản, các tổ chức, cá nhân sinh sống và có hoạt động phát triển ven bờ như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, làm muối, nông nghiệp B – LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU Căn cứ vào mức độ sự cố tràn dầu, việc tổ chức, kế hoạch ứng phó được tiến hành ở 3 cấp: - Cấp cơ sở (mức I, tràn dầu dưới 100 tấn); - Cấp khu vực (mức II, tràn dầu từ 100 đến 2.000 tấn); - Cấp quốc gia (mức III, tràn dầu trên 2.000 tấn). Với mức tràn dầu khoảng 70 tấn thì sự cố nêu trên phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở như sau: I, Công tác báo cáo: Thuyền trưởng, đại lý, hoa tiêu, chủ tàu X… bằng mọi biện pháp, có trách nhiệm báo kịp thời đến một trong các cơ quan sau đây: + Cảng vụ hàng hải; + Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Tỉnh Bình Thuận + Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận; + Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Nam ; + UBND tỉnh Bình Thuận (Ban chỉ huy PCLB & TKCN cấp tỉnh). Ngoài các đầu mối trên, khi để xảy ra tràn dầu hoặc phát hiện SCTD, có thể thông tin đến bất kỳ địa chỉ liên lạc nào, như: các đài thông tin duyên hải, UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); các đơn vị: hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, cảnh sát giao thông đường thủy. Trường hợp tràn dầu từ tàu biển: Thuyền trưởng, đại lý, hoa tiêu, chủ tàu… bằng mọi biện pháp phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải để có những biện pháp xử lý kịp thời. II, Tổ chức thực hiện ứng cứu: Khi nhận được thông tin xảy ra sự cố tràn dầu từ các đơn vị trên,Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức thực hiện như sau: Bước 1: Ghi nhận đầy đủ thông tin về sự cố xảy ra từ đơn vị đã báo tin và từ các nguồn tin khác để xác định tính chất, quy mô của sự cố. Bước 2: Tổ chức thực hiện nhanh lực lượng ứng cứu cũng như phương án ứng cứu như sau: +Tổ chức đoàn cán bộ đến hiện trường thực hiện công tác ứng cứu. +Thông báo cho các bên liên quan cùng tham gia công tác ứng cứu. +Điều động cho các đơn vị chuyên môn thực hiện công tác ứng cứu. Bước 3: Lực lượng ứng cứu từ Chi cục phối hợp các đơn vị liên quan cùng tham gia công tác ứng cứu. Công tác ứng cứu hiện trường bao gồm: + Tổ chức các biện pháp vây dầu để ngăn dầu loang, đồng thời thực hiện công tác bơm hút, xử lý dầu loang. Công tác này được thực hiện bởi các đơn vị chuyên môn như lực lượng ứng cứu tràn dầu của Tổng kho xăng dầu B, Nhà máy lọc dầu , Nhà máy điện … của Tỉnh Bình Thuận và Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu miền Nam . + Giám sát công tác bơm hút chuyển lượng dầu còn lại trong phương tiện gặp sự cố sang phương tiện chứa khác nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình ứng cứu. Trong quá trình chuyển dầu sang phải triển khai các biện pháp để ngăn ngừa dầu tràn ra ngoài. + Tổ chức lực lượng trực tại hiện trường ứng cứu liên tục cho đến khi hoàn thành công tác ứng cứu. + Giám sát hoạt động và hao phí cần thiết của các đơn vị tham gia ứng cứu sự cố. + Lập biên bản sự cố với chủ phương tiện và các bên liên quan. + Báo cáo liên tục công tác ứng cứu về Ban chỉ huy công tác ứng cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Bước 4: Tiến hành khảo sát và ghi nhận, chụp ảnh, lấy mẫu nước để đánh giá sơ bộ tác động, ảnh hưởng của sự cố đến môi trường. Bước 5: Phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác tổ chức tiến hành công tác đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra, điều tra thống kê thiệt hại kinh tế và công tác xử lý làm sạch môi trường sau sự cố. Bước 6: Họp với các bên liên quan xem xét chi phí xử lý sự cố. Bước 7: Lập thủ tục yêu cầu đền bù và xử lý theo quy định pháp luật. 1,NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA ỨNG CỨU: a.Ban chỉ đạo – Khi nhận thông tin có sự cố, ban chỉ đạo yêu cầu ban chỉ huy thực hiện ứng cứu nhanh, ngăn chặn tối đa lượng dầu tràn trên biển. – Xử lý vi phạm, bồi thường dưới sự tham mưu của ban chỉ huy. b. Ban chỉ huy Chỉ huy trưởng hiện trường (Chi cục Bảo vệ Môi trường ): – Đề xuất nhanh phương án ứng cứu. – Thông báo các đơn vị liên quan tham gia ứng cứu. – Tổ chức nhanh lực lượng và ứng cứu. – Thông báo, điều động các đơn vị ứng cứu trực tiếp thực hiện phao vây và bơm hút dầu tràn. Các thành viên: + Cảng vụ Tỉnh Bình Thuận – Hỗ trợ Ban chỉ đạo hay Ban chỉ huy trong công tác Ứng phó sự cố tràn dầu – Lập hồ sơ lưu giữ tàu khi cần thiết. – Điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. + Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Tỉnh Bình Thuận – Cứu hộ cứu nạn (cứu người và chữa cháy phương tiện thủy gặp sự cố) – Điều tra xử lý nguyên nhân xảy ra sự cố. + Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Bình Thuận – Lập hồ sơ ban đầu do tai nạn gây ra. – Phối hợp cấp cứu người, phương tiện, tài sản. – Phân luồng giao thông. – Đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực xảy ra sự cố. – Phối hợp xử lý vi phạm nguyên nhân xảy ra sự cố. + Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận – Bảo vệ, ngăn chặn lượng dầu tràn đến khu vực nuôi trồng thủy sản. – Hỗ trợ trong công tác kiểm soát dầu tràn. Trung tâm ứng cứu – Thông báo đến ban chỉ huy ứng cứu khi có sự cố xảy ra (nếu có) – Tác nghiệp với đơn vị ứng cứu trực tiếp tại địa phương khi có sự cố. – Túc trực ứng cứu hiện trường 24/24. – Thường xuyên báo cáo công tác ứng cứu đến ban chỉ huy. – Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra trong hoạt động neo đậu, bơm hút dầu… Đơn vị ứng cứu trực tiếp – Theo sự điều động của ban chỉ huy ứng cứu khi có sự cố. – Phải thực hiện phương án phòng ngừa ứng cứu theo quy định. 2, NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN KHI THAM GIA ỨNG CỨU: a. Kiểm tra, đánh giá Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu kiểm tra đánh giá thông tin, diễn biến tình hình mới để điều chỉnh các biện pháp ứng phó phù hợp. Trong trường hợp diễn biến mới không làm thay đổi mức độ sự cố thuộc cấp độ khu vực thì ban chỉ đạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố tràn dầu. Trong trường hợp diễn biến mới, làm tăng mức độ nguy hại, vượt quá khả năng ứng phó của cấp cơ sở, thì ban chỉ đạo phải kịp thời có các biện pháp cần thiết yêu cầu huy động biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu ở cấp khu vực. b. Xử lý đối với phần dầu tràn trên mặt biển Các đơn vị ứng cứu trực tiếp phối hợp, điều động [...]... tổ chức, cá nhân sinh sống và có hoạt động phát triển ven bờ như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, làm muối, nông nghiệp bị ảnh hưởng _Chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu đã ký kết hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu hoặc với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực phải thanh toán chi trả theo hợp đồng _ Việc giải quyết bồi thường thiệt hại cần... dứt Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu tại họp các bên có liên quan để thông báo chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, tổng kết hoạt động của các bộ phận, thực hiện công tác báo cáo và chấm dứt hoạt động của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu 6,KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, XỬ LÍ VI PHẠM: Các cơ quan, đơn vị, cá nhân tích cực tham gia công tác ứng cứu sự cố, góp phần nâng cao khả năng ứng phó, khắc phục... đương sự gây ra sự cố tràn dầu thực hiện đầy đủ, kịp thời trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật 5 KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ: Sau khi các đơn vị đã thực hiện các biện pháp cần thiết để ứng phó sự cố tràn dầu, và khắc phúc đến mức tối đa có thể, đời sống nhân dân đã được ổn định; không còn nguy cơ dầu tiếp tục tràn ra ngoài môi trường, hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu chấm... KHẮC PHỤC, GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ SỰ CỐ TRÀN DẦU a Đánh giá hậu quả sự cố tràn dầu Ban chỉ đạo phối hợp với các tổ chức, cơ quan có liên quan để tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại Thiệt hại về sự cố bao gồm những thiệt hại có thể xác định được bằng tiền theo quy định của pháp luật và chi phí điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố, hoạt động khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại, giải... đa năng, ca nô chuyên dụng ứng phó sự cố tràn dầu; · Các loại phao quây dầu tràn chuyên dụng; · Bơm hút dầu, thùng thu gom dầu; · Máy bơm nước; · Chất phân tán; · Máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn, tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn; · Các thiết bị chuyên dụng khác c Không cho dầu từ nguồn gây ô nhiễm do sự cố tiếp tục tràn ra môi trường Chuyển toàn bộ số dầu còn lại bằng phương tiện chuyên dụng về... hấp thụ dầu được sự chấp thuận của Bộ tài nguyên và môi trường · Biện pháp sinh học: Dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men,… Sự cố tràn dầu tàu X, dầu đã loang ra biển trên diện rộng 2 Km2 và vẫn còn khả năng tiếp tục tiếp tục lan rộng vì vậy biện pháp ưu tiên là kết hợp biện pháp cơ học với biện pháp hoá học – Các phương tiện cần được huy động để ứng phó sự cố tràn dầu: ·... trách nhiệm của mình trong công tác ứng phó sự cố gây hậu quả xấu cho công tác ứng phó sự cố thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường cho những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm của mình gây ra Trên cơ sở báo cáo của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu và hoạt động điều tra của cơ quan công an, thông báo để UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục phối hợp với cơ quan công an điều tra về trách... môn, kể cả tư vấn quốc tế trong trường hợp bên gây ra sự cố tràn dầu là pháp nhân nước ngoài Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có thể phối hợp, chỉ đạo cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giải quyết hậu quả, bồi thường thiệt hại sự cố tràn dầu _ Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan,... hiểm chi trả (nếu có tham gia bảo hiểm) và từ nguồn tài chính của chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu _ Các khoản bồi thường thiệt hại gồm: tính mạng, sức khoẻ con người; tài sản của nhà nước và nhân dân; huỷ hoại tài nguyên, môi sinh, môi trường; điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố tràn dầu; khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại; giải quyết các thủ tục bồi thường thiệt hại và khắc... pháp xử lý phần dầu tràn trên mặt biển: · Biện pháp cơ học: Tổ chức quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để ngăn dầu không tiếp tục lan rộng để thu gom, xử lý Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực tràn dầu, hạn chế ô nhiễm lan rộng và để thu gom, xử lý Dùng máy hớt váng dầu sau khi đã được quây lại để cho vào kho chứa · Biện pháp hoá học: Sử dụng các chất phân tán, chất phá nhũ tương dầu - nước, . tục tràn ra ngoài môi trường, hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu chấm dứt. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu tại họp các bên có liên quan để thông báo chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, tổng. giả định về sự cố tràn dầu, từ đó lập kế hoạch để ứng phó sự cố tràn dầu đó. Bài tập của em cơ cấu như sau: Phần A – TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH Phần B – LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU I, Công tác. pháp cơ học với biện pháp hoá học. – Các phương tiện cần được huy động để ứng phó sự cố tràn dầu: · Tàu đa năng, ca nô chuyên dụng ứng phó sự cố tràn dầu; · Các loại phao quây dầu tràn chuyên