Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
869,5 KB
Nội dung
Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài Bốn thành tố quan trọng trong quá trình dạy học là mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kết quả. Một quá trình dạy học chỉ đạt hiệu quả và chất lượng khi có một nội dung tốt được gắn liền với mối quan hệ hữu cơ của 3 thành tố còn lại. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu của giáo viên. Trước sự phát triển như vũ bão của xu thế toàn cầu hóa, người giáo viên phải tự xây dựng cho mình những hệ thống bài tập hóa học theo từng chuyên đề nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy. Để hòa chung vào dòng xu thế phát triển của cả thế giới, để không tụt lại trong cuộc đua tri thức, đã đặt ra cho nền giáo dục nước nhà những đổi mới trong nội dung, trong phương pháp dạy học cũng như trong kiểm tra đánh giá. Trắc nghiệm khách quan là một hình thức kiểm tra đánh giá đang được Bộ GD - ĐT áp dụng cho bộ môn hóa học. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi một lượng kiến thức rất lớn, trải khắp chương trình giúp học sinh hiểu vấn đề một cách “rộng” và để học sinh hiểu được “sâu” thì phải có những chuyên đề về từng nội dung cụ thể. Thực tế đã có nhiều tài liệu đề cập đến các phương pháp dành cho những dạng bài điển hình như: Phương pháp sử dụng định luật bảo toàn electron, phương pháp sử dụng định luật bảo toàn khối lượng…và cũng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các vấn đề xung quanh dãy điện hoá như: “Phản ứng điện hoá và ứng dụng” của Trần Hiệp Hải, hay “Cơ sở lý thuyết các phản ứng hoá học” của Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách, và nhiều sách trắc nghiệm hoá học vô cơ trong chương trình hoá học THPT hoặc các bài viết đăng tải trên mạng internet đề cập đến lý thuyết về dãy điện hoá. Ngoài ra có nhiều tạp chí hoá học, nhiều bài báo, và nhiều chương tình dạy học trực tuyến cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên đây chỉ là những tài liệu đề cập đến một mặt hoặc một phần riêng lẻ của vấn đề hoặc lại đề cập đến tất cả các vấn đề trong hoá vô cơ vì vậy khi đọc những tài liệu này người đọc sẽ khó hình dung và nhận ra vai trò và ý nghĩa của dãy điện hoá ở trong đó. Kiến thức thu được về dãy điện hoá không thật sự rõ ràng và sâu sắc. Ví dụ: phương pháp giải bài tập điện phân của Hồ Chí Tuấn được đăng tải ngày 07/05/2010 Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 1 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp (http://ebook.here.vn – thư viện bài giảng đề thi trắc nghiệm) có trình bày các bài tập điện phân – một loại bài tập cần vận dụng lý thuyết về dãy điện hoá, trong đó tác giả chủ yếu trình bày phương pháp giải một số dạng bài cụ thể, cách giải chi tiết cho một số bài, nhưng không thể hiện rõ sự có mặt của của việc vận dụng “dãy điện hoá”. Như vậy, chưa thực sự có một tài liệu nào trình bày một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc và toàn diện về những ứng dụng của dãy điện hoá trong việc giải bài tập hoá học (có liên quan). Để giúp học sinh hiểu một cách bản chất vấn đề và có thể giải bài tập hoá học một cách hiệu quả nhất tác giả cho rằng cần có một tài liệu tham khảo về phần thế điện cực chuẩn, dãy điện hóa của kim loại. Những kiến thức này sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc vấn đề đồng thời giúp các em phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự rèn luyện, lĩnh hội tri thức, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, cung cấp cho các em kĩ năng tư duy giải toán hóa học (có liên quan) và hình thành một hệ thống lý thuyết logic, giúp các em suy đoán được chiều hướng phản ứng cũng như khả năng phản ứng của các chất. Việc làm này là một khâu không thể thiếu khi làm bài tập hóa học vì có viết được phương trình phản ứng thì mới có thể giải quyết các yêu cầu khác của bài tập. Ngoài ra đây sẽ là tài liệu cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và cho học sinh trong quá trình học tập, ôn thi tốt nghiệp, thi đại học… Với những lí do trên tác giả chọn đề tài: “Hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học sử dụng lý thuyết về “dãy điện hoá” của kim loại ở trường THPT”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài giúp cho tác giả có điều kiện tiếp cận với những nội dung khoa học hoá học từ đó nghiên cứu chắt lọc, tổng hợp thành tài liệu giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và sâu sắc toàn diện hơn về những nội dung liên quan đến “dãy điện hóa”, giúp hình thành thế giới quan khoa học, khả năng tư duy sáng tạo, phân tích, tổng hợp, tư duy khoa học logic và có một phương pháp luận phù hợp cho việc học tập bộ môn hoá học. Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 2 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp - Đề tài là hệ thống các bài tập vận dụng lý thuyết về “dãy điện hoá” để giải quyết bài toán hoá học (có liên quan) ở trường THPT. Thông qua những nội dung nghiên cứu trong đề tài giáo viên có thể sử dụng để dạy học chương “đại cương về kim loại” và một số tiết luyện tập của hoá vô cơ. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài giúp giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và những ai quan tâm đến tài liệu này hiểu sâu sắc hơn về “dãy điện hoá” cũng như những ứng dụng của nó trong giải bài tập hoá học, từ đó có hướng vận dụng, lồng ghép trong quá trình dạy, quá trình học giúp cho việc học, việc dạy trở nên hiệu quả hơn, đạt được mục đích sư phạm. - Đề tài là sự trình bày logic theo cách tăng dần về cấp độ khó trong từng nội dung nên sẽ giúp người đọc thấy hứng thú, muốn khám phá và tích cực tư duy học tập, từ đó giúp người dạy và người học giải quyết các bài tập có liên quan một cách đơn giản mà hiệu quả, nhanh chóng, giúp việc học trở nên không quá “vất vả” với học sinh. - Đề tài giúp giáo viên và học sinh hiểu một cách sâu sắc về chiều hướng và khả năng phản ứng của các chất đồng thời có sự hệ thống và phân loại được các bài tập có liên quan tới “dãy điện hoá” của kim loại. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học vô cơ sử dụng lý thuyết về: “dãy điện hoá” của kim loại trong chương trình hoá học ở trường THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Dãy điện hoá (Cặp OXH- K, thế điện cực chuẩn, sức điện động, pin điện…). - Hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học (có liên quan). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thế điện cực chuẩn, dãy điện hóa và bài tập hóa học liên quan trong chương trình hóa học phổ thông phần vô cơ lớp 12 ban nâng cao. Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 3 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng “dãy điện hóa” như: các khái niệm về thế điện cực, sức điện động, pin điện…và các lý thuyết khác có liên quan. - Nghiên cứu các ứng dụng của “dãy điện hóa” như: so sánh tính oxi hóa, tính khử của các chất, xét khả năng và chiều hướng phản ứng, tính sức điện động, và lồng ghép trong việc giải các bài tập hóa học khác. - Nghiên cứu hệ thống các bài tập hóa học có lời giải cần sử dụng “dãy điện hóa trong việc giải quyết yêu cầu của bài toán. - Nghiên cứu một số bài toán tương tự, xây dựng thành hệ thống logic, tăng dần cấp độ khó trong tư duy, giúp học sinh hiểu sâu sắc tạo hứng thú với môn học. Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 4 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm về cặp oxi hoá - khử của kim loại Trong phản ứng oxi hoá – khử, cation kim loại có thể nhận electron để trở thành nguyên tử kim loại và ngược lại nguyên tử kim loại có thể nhường electron để trở thành cation kim loại. [9, 114] Ví dụ: Fe 2+ + 2e → Fe Fe – 2e → Fe 2+ hay Fe 2+ + 2e Fe tương tự: Cu 2+ + 2e Cu Ag + + 1e Ag Tổng quát: M n+ + ne M Dạng oxi hóa Dạng khử Vậy: “Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp OXH - K”. Các cặp OXH - K trên được viết lại như sau: Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu; Ag + /Ag Tổng quát: M n+ /M 1.2. Khái niệm về pin điện hoá 1.2.1. Khái niệm về pin điện hóa Có 2 loại pin điện hoá là pin điện không có cầu nối chất lỏng và pin điện có cầu nối chất lỏng. Để làm rõ khái niệm về pin điện hoá chúng ta cùng xét loại pin điện thứ 2: Pin điện có cầu nối chất lỏng. Có 2 cốc thuỷ tinh, một cốc chứa 50 ml dung dịch CuSO 4 1M, cốc kia chứa 50 ml dung dịch CuSO 4 1M. Nhúng một lá Cu vào dung dịch CuSO 4 , một lá Zn vào dung dịch ZnSO 4 . Nối hai dung dịch bằng một ống hình chữ U đựng dung dịch NH 4 NO 3 (hoặc KNO 3 hoặc Na 2 SO 4 ). Ống này được gọi là cầu muối và thiết bị nói trên được gọi là “pin điện hoá”. Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 5 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp 1.2.2. Cơ chế phát sinh dòng điện trong pin điện hóa Thí nghiệm: Chuẩn bị sẵn pin điện hóa Zn – Cu, nối hai điện cực Zn và Cu bằng một dây dẫn, trên dây có mắc nối tiếp một vôn kế: - Xuất hiện dòng điện một chiều từ lá Cu (cực +) sang lá Zn (cực –) nhưng chiều di chuyển của dòng electron mạch ngoài thì ngược lại, từ lá Zn (cực –) sang lá Cu (cực +). Sức điện động của pin đo được là 1,10V . Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 6 Hình 1: sơ đồ pin điện hóa có cầu nối Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp - Điện cực Zn bị ăn mòn dần. - Có một lớp kim loại đồng bám trên điện cực Cu. - Màu xanh của cốc đựng dung dịch CuSO 4 bị nhạt dần. Giải thích hiện tượng của thí nghiệm: - Điện cực Zn bị oxi hóa: Zn → Zn 2+ + 2e (sự mất electron xảy ra trên bề mặt lá Zn và lá Zn trở thành nguồn electron nên đóng vai trò cực âm, các electron theo dây dẫn đến cực Cu). Do vậy cực Zn bị ăn mòn. - Trong cốc đựng dung dịch CuSO 4 , các ion Cu 2+ di chuyển đến lá Cu, tại đây chúng bị khử thành Cu kim loại bám trên cực đồng: Cu 2+ + 2e → Cu. Nồng độ Cu 2+ trong dung dịch giảm dần, khiến cho màu xanh trong dung dịch nhạt dần. - Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Zn – Cu, nồng độ ion Zn 2+ trong cốc đựng dung dịch ZnSO 4 tăng dần, nồng độ ion Cu 2+ trong cốc kia giảm dần. Đến một lúc nào đó, dòng electron trong dây dẫn không còn, dòng điện tự ngắt. - Để duy trì được dòng điện trong quá trình hoạt động của pin điện hóa, người ta dùng cầu muối. Vai trò của cầu muối là trung hòa điện tích của 2 dung dịch: các ion dương Na + hoặc K + và Zn 2+ di chuyển qua cầu muối đến cốc đựng dung dịch CuSO 4 . Ngược lại, các ion âm SO 4 2- hoặc 3 NO − di chuyển qua cầu muối đến dung dịch ZnSO 4 . - Ở mạch ngoài (dây dẫn), dòng electron đi từ cực Zn sang cực Cu còn dòng điện đi từ cực Cu sang cực Zn. Vì thế điện cực Zn được gọi là anot (nơi xảy ra sự oxi hóa), điện cực Cu được gọi là catot (nơi xảy ra sự khử). Vậy trong pin điện hóa, anot là cực âm còn catot là cực dương. - Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong pin điện hóa Zn – Cu theo quy tắc α Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 7 Zn Cu 0 pin E 1,1V=+ Zn 2+ Cu 2+ Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp Theo quy tắc α pthương trình xảy ra trong pin điện như sau: Cu 2+ + Zn → Zn 2+ + Cu Kết luận: - Có sự biến đổi nồng độ của các ion Cu 2+ và Zn 2+ trong quá trình hoạt động của pin. - Năng lượng của phản ứng OXH - K trong pin điện hóa đã sinh ra dòng điện một chiều. - Những yếu tố ảnh hưởng đến sức điện động của pin điện hóa là: nhiệt độ, nồng độ của ion kim loại, bản chất của kim loại làm điện cực. 1.3. Khái niệm về thế điện cực, sức điện động. 1.3.1. Khái niệm về thế điện cực. [5, 25] Khi nối hai lá kim loại bằng một dây dẫn sẽ đo được một dòng điện đi từ điện cực dương (lá Cu) đến điện cực âm (lá Zn). Sự xuất hiện điện thế giữa hai điện cực nói trên, tức là trên mỗi điện cực đã xuất hiện một “thế điện cực” nhất định. Thế điện cực này xuất hiện là do giữa bề mặt kim loại và lớp dung dịch bao quanh kim loại phát sinh một lớp điện tích kép dẫn tới một hiệu điện thế cân bằng. Hiệu điện thế này được biểu thị ra Vôn và được gọi là thế điện cực. Để tính được thế điện cực của một cặp OXH - K sử dụng phương trình Nernst như sau: 0 OXH/K OXH/K 0,059 [OXH] lg n [K] ϕ =ϕ + 1.3.2. Khái niệm về sức điện động. Hiệu điện thế lớn nhất giữa hai điện cực (E pin ), tức là hiệu thế điện cực dương ( ( )+ ϕ ) với hiệu thế điện cực âm ( ( )− ϕ ) được gọi là sức điện động của pin điện hoá (E pin = ( )+ ϕ – ( )− ϕ ). Khi pin làm việc ở một điều kiện nhất định, giá trị đọc được trên vôn kế chính là hiệu điện thế giữa hai điện cực ở điều kiện đã cho. Hiệu điện thế Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 8 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp này chính là sức điện động của pin. Nếu các điều kiện (áp suất, nhiệt độ, nồng độ….) thay đổi thì giá trị sức điện động cũng sẽ thay đổi. Chú ý: Cho dù ở bất cứ điều kiện nào thì sức điện động của pin luôn bằng thế điện cực của điện cực dương trừ đi thế điện cực của điện cực âm, do đó E pin luôn lớn hơn 0: E pin = ( )+ ϕ – ( )− ϕ > 0. Vì ở pin điện cực dương chính là catot, còn điện cực âm chính là anot. => E pin = catot ϕ – anot ϕ . 1.3.3. Khái niệm thế điện cực chuẩn và sức điện động chuẩn. Ta biết rằng thế điện cực và sức điện động của pin phụ thuộc vào bản chất, nồng độ, nhiệt độ và áp suất của các chất tham gia vào phản ứng OXH – K xảy ra trong pin. Khi pin làm việc ở 25 o C, áp suất (với chất khí) là 1 atm, nồng độ (chính xác hoạt độ) của các chất tham gia vào các quá trình OXH – K ở các điện cực là 1M thì thế điện cực sẽ là thế điện cực chuẩn và sức điện động là sức điện động chuẩn. 1.3.3.1.Thế điện cực chuẩn của kim loại. Thế điện cực là đại lượng phức tạp, sức điện động chuẩn được đo bằng vôn kế nhưng không thể đo được giá trị tuyệt đối thế điện cực của các điện cực chuẩn. Để giải quyết khó khăn này người ta đưa ra một điện cực so sánh và chấp nhận một cách quy ước rằng thế điện cực của nó bằng không. Đó là điện cực hiđro chuẩn. + Điện cực hiđro chuẩn. [9, 117] ● Cấu tạo của điện cực hiđro chuẩn gồm một tấm platin được phủ muội platin, nhúng trong dung dịch axit có nồng độ ion H + là 1M. Bề mặt điện cực hấp thụ khí hiđro, được thổi liên tục vào dung dịch dưới áp suất 1 atm. Như vậy, trên bề mặt điện cực hiđro xảy ra cân bằng OXH – K của cặp OXH – K. Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 9 Hình 2: Cấu tạo điện cực Hiđro Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp 2 H + /H 2 : H 2 2 H + + 2e ● Người ta chấp nhận một cách quy ước rằng thế điện cực của điện cực hiđro chuẩn bằng 0,00V ở mọi nhiệt độ, tức là: 2 0 2H /H 0,00V + ϕ = + Thế điện cực chuẩn của kim loại. [9, 118] Điện cực kim loại mà nồng độ ion kim loại trong dung dịch bằng 1M và ở nhiệt độ 25 o C được gọi là điện cực chuẩn. Để xác định thế điện cực chuẩn của kim loại nào đó, ta thiết lập một pin điện hoá gồm: điện cực chuẩn của kim loại cần xác định với điện cực hiđro chuẩn. Vì thế điện cực của điện cực hiđro chuẩn được quy ước bằng không, nên thế điện cực chuẩn của kim loại cần đo được chấp nhận bằng sức điện động của pin tạo bởi điện cực hiđro chuẩn và điện cực chuẩn của kim loại cần đo. Trong pin điện hoá nói trên, nếu kim loại đóng vai trò cực âm, thì thế điện cực chuẩn của kim loại có giá trị âm hơn. Còn nếu kim loại đóng vai trò cực dương, thì thế điện cực chuẩn của kim loại có giá trị dương hơn. Ví dụ: Thế điện cực chuẩn của các cặp kim loại: 2 0 Zn /Zn 0,763V + ϕ = − ; 0 Ag /Ag 0,80V + ϕ = . Điện cực Zn là cực âm, điện cực Ag là cực dương. 1.3.3.2. Sức điện động chuẩn. Sức điện động đo được ở điều kiện chuẩn được gọi là sức điện động chuẩn. Sức điện động chuẩn được ký hiệu và tính như sau: 0 0 0 pin ( ) ( ) E + − =ϕ −ϕ . 1.4. Dãy điện hoá của kim loại 1.4.1. Dãy điện hóa của kim loại. [9, 119] Dãy điện hóa (dãy thế điện cực chuẩn) của kim loại là dãy sắp xếp các kim loại theo thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn. Dưới đây là dãy điện thế cực chuẩn ở 25 o C của một số cặp OXH – K M n+ /M (M là những kim loại thông dụng) có trị số tính là vôn (V). Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 10 [...]... dãy điện hoá Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 13 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT VỀ DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI 2.1 Bài tập định tính 2.1.1 So sánh tính oxi hóa khử Bài 1: Trong phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ Chất oxi hóa yếu nhất là: A Fe2+ B Fe3+ C Cu D Cu2+ Hướng dẫn giải Fe2+ là chất oxi hóa yếu nhất bởi.. .Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại còn được gọi là dãy thế OXH – K chuẩn của kim loại, hoặc dãy thế khử chuẩn của kim loại 1.4.2 Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại 1.4.2.1 So sánh tính oxi hóa – khử [9, 120] 0 Trong dung môi nước, thế điện cực chuẩn của kim loại ϕMn + /M càng lớn thì tính oxi hóa của cation Mn+ càng mạnh và tính khử của kim loại M càng... – 0,76 V Tóm lại: Dãy điện hoá của kim loại có ý nghĩa hoá học rất lớn: giúp xác định chiều hướng của các phản ứng OXH – K; tạo một số pin điện và tính toán các đại lượng liên quan đến pin điện Đặc biệt vận dụng dãy điện hoá có thể giải các bài tập ăn mòn kim loại, điện phân kim loại, kim loại phản ứng với axit, với dung dịch muối Chương 2 tác giả tiếp tục nghiên cứu các bài tập định tính và định lượng... 3 kim loại của D là Fe, Cu, Ag Chọn đáp án B 2.1.2.2 Bài tập không có hướng dẫn Bài 1: Cho các kim loại: Fe, Al, Sn, Cu, Zn, Ag, Pb Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 là: A 5 B 3 C 6 Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 D 4 23 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp Bài 2: Muốn khử dung dịch chứa Fe3+ thành dung dịch có chứa Fe2+ cần dùng kim loại sau: A Cu B K C Zn D Al Bài. .. giải Dựa vào dãy điện hóa có sự giảm dần tính khử của kim loại sắp xếp như sau: Zn > Fe > Ni > Sn > Pb Fe có tính khử mạnh hơn 3 kim loại đứng sau nó (Ni, Sn, Pb) Mà kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ bị phá hủy trước Vậy có 3 cặp kim loại mà ở đó Fe bị phá huỷ trước Chọn đáp án A Bài 2: Thanh kim loại có chứa Cu, Zn, Fe, Ag Nhúng thanh kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng thì kim loại nào bị ăn mòn... ăn mòn điện hóa Ở cực âm (Fe), Fe bị oxi hóa: Fe – 2e → Fe2+ Đỗ Thị Hồng - Lớp: Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 26 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp Ở cực dương (Cu): H+ bị khử thành H2 thoát ra ở bề mặt của Cu mà không phải ở bề mặt của Fe làm cho Fe bị ăn mòn nhanh hơn, phản ứng xảy ra mạnh hơn Chọn đáp án D Bài 5: Sắt tây là sắt tráng thiếc nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại. .. nhau D Không kim loại nào bị ăn mòn Hướng dẫn giải Khi đó ở chỗ mà lớp thiếc xước sâu vào lớp Fe sẽ hình thành pin điện Vì Fe có thế khử âm hơn nên đóng vai trò là cực âm và sẽ bị ăn mòn theo phản ứng: Fe – 2e → Fe2+ Chọn đáp án B 2.2.3.2 Bài tập không có hướng dẫn Bài 1: Sự ăn mòn kim loại không phải là: A Sự khử kim loại B Sự oxi hóa kim loại C Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất... Sinh - Khoá: 2008 - 2012 24 Trường Đại học Hoa Lư A Cu, Fe Khoá luận tốt nghiệp B Cu, Fe, Zn C Zn, Fe D Cu, Zn Bài 9: Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch Cu(NO 3)2 Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là: A Cu, Al, Mg B Ag, Mg, Cu C Al, Cu, Ag D Al, Ag, Mg Bài 10: Cho hỗn hợp Mg, Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch AgNO 3, Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại Cho D tác dụng với... thuỷ luyện (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối) là: + Kim loại đó không tác dụng với nước + Kim loại đó có tính khử mạnh hơn kim loại trong muối Dựa vào dãy điện hóa ta có thứ tự giảm dần tính khử như sau: Na > Mg > Zn > Fe > Pb > Cu Nhưng Na tác dụng với H2O trước tạo NaOH => Chỉ có Mg, Zn, Fe, Pb đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối Chọn đáp án D Bài 5: Dãy gồm các kim loại chỉ khử... - 2012 20 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp Có 4 kim loại đứng trước Fe2+ là: Mg, Al, Fe, Cu Nhưng Mg và Al sau khi khử Fe3+ về Fe2+ thì tiếp tục khử Fe2+ về Fe Vậy có Fe và Cu là các kim loại chỉ khử được Fe3+ về Fe2+ Chọn đáp án B Bài 6: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại Hai . bài tập có liên quan tới “dãy điện hoá của kim loại. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học vô cơ sử dụng lý thuyết về: “dãy điện hoá của kim loại trong chương trình hoá. trình học tập, ôn thi tốt nghiệp, thi đại học Với những lí do trên tác giả chọn đề tài: Hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học sử dụng lý thuyết về “dãy điện hoá của kim loại ở trường THPT . 2 Hóa Sinh - Khoá: 2008 - 2012 13 Trường Đại học Hoa Lư Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT VỀ DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI 2.1. Bài tập định tính. 2.1.1.