1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn văn

110 609 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 806,5 KB

Nội dung

MÔN VĂN Trân trọng gửi tới các thầy cô giáo bản tập hợp những báo cáo “HỘI THẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010 - 2011” của các thầy cô giáo tham gia Hội thảo. Do thời gian quá gấp rút chúng tôi chưa thể biên soạn, bổ sung lại một cách bài bản, hệ thống. Sẽ còn nhiều thiếu sót và có một số bài viết chưa thực sự dụng công, nhưng trên hết đây là những kinh nghiệm, tâm huyết, bao trăn trở, tình yêu nghề nghiệp, lòng tận tâm với học trò; xin được hết sức trân trọng! Trong quá trình tham khảo, gặp những vấn đề cần trao đổi, bổ sung các thầy cô giáo tiếp tục gửi ý kiến về địa chỉ dthbuoi.hanam@moet.edu.vn hoặc dthbuoi.hanam@gmail.com. Mong rằng đây sẽ là một trong những diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, những điều tâm huyết về nghề, về văn với tinh thần xây dựng, chia sẻ để mỗi cá nhân và tập thể giáo viên Ngữ văn tỉnh Hà Nam thực sự lớn mạnh cả về tâm và tầm. Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn H.B Đỗ Thị Hương Bưởi MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I/ Những yêu cầu cơ bản: - Bám sát SGK, SGV, chuẩn KT-KN. - Trọng tâm: kiến thức lớp 12, không cắt xén chương trình, không bỏ sót một đơn vị kiến thức nào. - Tham khảo cấu trúc đề thi của BGD&ĐT. - Xác định mục tiêu thi tốt nghiệp. - Tập trung vào 3 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. - Có kế hoạch ôn tập cho học sinh yếu kém. - Có kế hoạch làm 1-2 bài kiểm tra. II/ Phương pháp thực hiện: - Phân loại HS để định lượng kiến thức, xác định phương pháp ôn tập, chú ý HS yếu kém. - Các kiến thức ôn tập cần đầy đủ nhưng chắt lọc, dễ hiểu, dễ ghi nhớ, cần đơn giản hóa những đơn vị kiến thức khó, phức tạp. - Hướng dẫn phương pháp ôn tập có hiệu quả cho HS (các mẹo ghi nhớ, lập sơ đồ tư duy, truy bài theo nhóm…) - Bám sát cấu trúc đề đưa ra phương pháp ôn tập, kĩ năng nhận diện đề, lập dàn ý, kĩ năng làm bài có hiệu quả cho HS. III/ Giới thiệu một số kĩ năng làm bài, ôn tập cho HS: 1. Dạng câu hỏi tái hiện kiến thức Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm VHNN. - Giai đoạn văn học: bối cảnh lịch sử, đặc điểm, những thành tựu… 1 - Tác giả: + Sự nghiệp sáng tác, đặc điểm phong cách nghệ thuật… + VHNN: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác. • Lưu ý HS: về tác giả cần nhớ tên tuổi, quốc tịch, vị trí trong nền văn học, nét nổi bật về cuộc đời; đóng góp về mặt tư tưởng, nghệ thuật; 2-3 tác phẩm tiêu biểu. • Biểu hiện trong tình huống cụ thể: VD: Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong VHVN 45-75. Chỉ ra biểu hiện của tính dân tộc trong Việt Bắc… - Tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác: Bối cảnh rộng (thế giới, trong nước), hoàn cảnh cụ thể (thời gian, địa điểm, bối cảnh cảm xúc) + Giá trị bao trùm: nội dung, nghệ thuật + Tóm tắt. + Nhan đề (Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Rừng xà nu, Thuốc…): nêu xuất xứ tp, giải thích nghĩa gốc câu chữ, các lớp nghĩa hàm ẩn gắn với chủ đề. 2. Dạng bài nghị luận xã hội Nội dung: Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ) • 2.1/ Phương pháp ôn tập: • + Hướng dẫn HS ghi nhớ các bước thực hiện trong bài làm. • + Chữa một số đề tham khảo cho HS theo từng mảng chủ đề. VD: các phẩm chất tốt đẹp cần rèn luyện (yêu thương con người, trách nhiệm, bản lĩnh, kiên trì…) vấn đề nhà trường, lí tưởng sống, các hiện tượng đời sống đang diễn ra… 2.3/ Cụ thể: a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống tích cực: • - Mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận. • - Thân bài: 3 bước: • + Tư tưởng đạo lí cần bàn là gì, bản chất của hiện tượng đời sống đó thực chất là gì. • + Bày tỏ thái độ: • +>Khẳng định ý nghĩa tích cực tiến bộ. • +> Phê phán những tư tưởng lệch lạc, những hiện tượng tiêu cực đi ngược lại vấn đề cần bàn luận. • + Rút ra bài học nhận thức, hành động. • - Kết bài: Khái quát lại vấn đề, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân… b. Nghị luận về hiện tượng đời sống tiêu cực, những tồn tại… • - Mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận. • - Thân bài: 3 bước • + Bản chất, thực trạng hiện tượng đời sống cần bàn là gì. • + Phân tích đúng sai, lợi hại, nguyên nhân, hệ quả, giải pháp. Những biểu hiện tích cực đối lập. • + Bài học về nhận thức,hành động. • - Kết bài: Khái quát lại vấn đề, trách nhiệm của bản thân… 3. Nghị luận văn học: • Vận dụng khả năng đọc- hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. 2 • Cần lưu ý HS: Chỉ được làm một trong hai câu (làm cả hai câu không có điểm). 3.1. Phương pháp: • - Ôn theo nhóm tác phẩm cùng thể loại, khắc sâu đặc trưng thể loại. • - Hướng dẫn HS phương pháp ôn tập (truyện nhớ tóm tắt, hiểu biết về nhân vật, tình huống, các tình tiết, chi tiết hình ảnh đặc sắc…kịch: xung đột kịch, hành động kịch, nhân vật, lời thoại…; thơ: thuộc thơ, nắm bắt chủ đề, ý khái quát, đặc sắc nghệ thuật…) • - Hướng dẫn HS phương pháp làm từng kiểu bài (lưu ý không dồn vào một buổi mà phải có kế hoạch). 3.2. Cụ thể: a. Phân tích nhân vật: • - Nhân vật là phương diện quan trọng của TPVH, ptnv là kiểu bài rất thường gặp. • - Các thao tác làm bài: • + Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật. • + Phân tích các đặc điểm nhân vật dựa vào hoàn cảnh xuất thân, các chi tiết ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm, bước ngoặt số phận… • + Đánh giá: • +>Nghệ thuật XDNV: bút pháp, thủ pháp NT thành công. • +> Ý nghĩa của nhân vật: nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp nào; qua nhân vật nhà văn muốn thể hiện điều gì. • Lưu ý HS: nắm các kiến thức cốt lõi nhất, ngoài ra ở mỗi NV cần hiểu sâu sắc một số biểu hiện để xoáy sâu phân tích, mở rộng liên hệ các nv cùng loại, tìm ra điểm riêng. b. Tình huống truyện ; • - Phạm vi: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt,… • - Các thao tác làm bài: • + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề. • + Khái quát về tình huống truyện trong tác phẩm văn học nói chung, giới thiệu tình huống cần nghị luận. • + Phân tích ý nghĩa của tình huống về mặt tư tưởng, nghệ thuật. • + Khái quát về giá trị của tình huống truyện. c. Giá trị nhân đạo của tác phẩm • - Phạm vi: Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ… • - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề. • - Khái quát về giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm cần bàn luận. • - Phân tích những biểu hiện • + Tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người. • + Thấu hiểu, thông cảm, xót thương nỗi khổ của người lao động… • + Trân trọng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. • Lưu ý HS: liên hệ với những tác phẩm cùng đề tài ở giai đoạn trước để thấy sự đổi mới, nét riêng. d. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: • HS cần nắm được: 3 - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, bố cục, vị trí của đoạn thơ trong bài thơ. - Chủ đề đó được cụ thể hóa thành mấy ý, mấy đoạn. - Hiểu được những đặc sắc trong cách biểu đạt: từ ngữ, hình ảnh, âm thanh nhịp điệu, các thủ pháp nghệ thuật, chỗ lạ độc đáo… - Đánh giá về sự đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả, cảm nhận sâu sắc của bản thân. • Lưu ý HS: cách giảng giải ý nghĩa từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, cách đánh giá; biết xoáy sâu những hình thức nghệ thuật tiêu biểu, liên hệ những bài thơ, ý thơ cùng đề tài để thấy nét tương đồng, khác biệt mới mẻ. e. Dạng đề nhóm tác phẩm: - Giới thiệu khái quát vấn đề. - Chỉ ra nét chung (kể cả trường hợp chỉ hỏi về nét riêng, hoặc không đưa ra yêu cầu đối sánh mà chỉ yêu cầu cảm nhận hai tác phẩm, đoạn trích đồng thời) - Nét riêng: trong nội dung và cách thức thể hiện. • Lưu ý: Đề thi TN thường không ra dạng đề nhóm, nhưng khi ôn tập GV cần đề cập xem đây cũng là một phương pháp củng cố kiến thức cho HS, cung cấp cái nhìn toàn diện sâu sắc về các tác phẩm cụ thể. h. Phần Nâng cao: - Phạm vi: • + Không chỉ nằm trong phần khác biệt của chương trình nâng cao. + Nâng cao trong những đề cơ bản. Lưu ý HS khá giỏi: + Đủ về kiến thức. + Biết xoáy sâu một số nội dung trọng tâm. + Mở rộng liên tưởng tìm ra nét riêng của tác giả, tác phẩm về tư tưởng. nghệ thuật. GIỚI THIỆU CÁC BÁO CÁO HỘI THẢO A/ DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC (DUY TIÊN C) Trong năm học 2010-2011, nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường là tiếp tục đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy và học nói chung, nhất là dạy và học văn trong nhà trường ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh bây giờ không còn tha thiết với việc học và cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương. Vậy, làm thế nào để giúp các em học, nhất là học sinh yếu kém, nắm vững kiến thức cơ bản, có kỹ năng làm bài để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là điều mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. 4 Từ những yêu cầu nêu trên và qua thực tế giảng dạy, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến xoay quanh việc hướng dẫn học sinh ôn tập với “dạng câu hỏi tái hiện kiến thức” để cùng trao đổi với các thầy cô. I. PHÂN LOẠI DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC THƯỜNG GẶP: 1.Phần văn học Việt Nam: - Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học: Chương trình cơ bản có một bài khái quát VHVN từ cách mạng tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX. + Các giai đoạn phát triển và thành tựu chủ yếu + Những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học - Tái hiện kiến thức về tác giả: Trong chương trình (cơ bản và nâng cao) có 3 tác giả lớn: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân. + Quan điểm sáng tác + Sự nghiệp văn học + Phong cách nghệ thuật - Tái hiện kiến thức về tác phẩm: 15 bài (5 tác phẩm truyện, 5 tác phẩm thơ, 2 bài ký, nghị luận, 1 kịch) + Nêu hoàn cảnh sáng tác + Chủ đề (nhan đề) + Tóm tắt tác phẩm. + Đặc sắc về nghệ thuật (tình huống, chi tiết hình ảnh ) 2. Phần văn học nước ngoài: 3 bài + Hiểu biết về tác giả + Tóm tắt truyện + Chủ đề (nhan đề) + Đặc sắc nghệ thuật (chi tiết, hình ảnh ) + Nội dung bao trùm II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC. 1. Cách làm bài: Đây là dạng câu hỏi tái hiện kiến thức vì vậy hỏi gì trả lời nấy. Yêu cầu HS viết thành đoạn văn (trong đề cương có thể gạch ý cho dễ học), ngắn gọn, chính xác. Dành lượng thời gian phù hợp để làm bài. 2. Phương pháp ôn tập cho học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập đề cương theo các dạng câu hỏi. Có thể lập bảng hệ thống theo từng chuyên đề: văn học nước ngoài, văn học Việt Nam. Việc 5 làm này giúp các em nhớ chính xác kiến thức cơ bản từng bài, đồng thời có điều kiện so sánh giữa các bài để khắc sâu kiến thức tránh nhầm lẫn. - Yêu cầu học sinh lập kế hoạch ôn tập trong từng tuần cụ thể. Điều này giúp học sinh có thể chủ động ôn tập, có mục tiêu rõ ràng trong từng buổi, từng tuần, như thế sẽ giúp các em cố gắng hơn. - Thường xuyên kiểm tra kiến thức cơ bản theo các câu hỏi đã có. Cách kiểm tra cũng nên linh hoạt, học sinh trình bày trực tiếp, trình bày trên bảng, kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, hình thức viết đối với cả lớp, hình thức trao đổi nhóm. Đặc biệt đối với học sinh yếu kém, giáo viên cần tăng cường kiểm tra để các em nâng cao hơn ý thức học tập. Sau khi kiểm tra, giáo viên có nhận xét, bổ sung những chỗ còn thiếu hoặc sữa chữa những chỗ sai sót, để thêm một lần học sinh khắc sâu hơn kiến thức. III. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN: 1. Phần văn học Việt Nam: a- Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám – 1945 đến hết thế kỷ XX: Câu 1: Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường? Gợi ý: a. Văn học Việt Nam từ 1945-1975 phát triển qua 3 chặng đường - Chặng đường từ 1945-1954 + Thành tựu: Truyện ký Thơ ca Kịch xuất hiện - Chặng đường 1955-1964 - Chặng đường 1965-1975 Câu 2: Trình bày đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945-1975. Gợi ý: Gồm 3 nội dung cơ bản - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nền văn học hướng về đại chúng - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. b. Tác giả văn học * Tác giả Hồ Chí Minh: 6 Câu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh? Gợi ý: Quan điểm sáng tác: - Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. - Người coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học. - Khi cầm bút Người luôn xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? Gợi ý: - Văn chính luận: + Nội dung: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng. + Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập - Truyện và kí: + Nội dung: Viết bằng tiếng Pháp, vạch trần, tố cáo tội ác của chính quyền thực dân, bộc lộ lòng yêu nước niềm tự hào, dân tộc. + Tác phẩm tiêu biểu: Truyện và kí Nguyễn Ái Quốc - Thơ ca: + Nội dung: Bức chân dung về nhà thơ - chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh + Tác phẩm tiêu biểu: Nhật ký trong tù Câu 3: Trình bày nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Theo em nguyên nhân nào tạo sự độc đáo trong phong cách NT của tác giả? Gợi ý: Phong cách nghệ thuật - Phong cách chung: Độc đáo, đa dạng, ngắn gọn, giản dị, trong sáng - Phong cách riêng + Văn chính luận: Ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn. + Truyện, kí: Rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ. + Thơ ca: Giản dị mộc mạc, kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu. Nguyên nhân dẫn đến sự độc đáo và đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: - Bắt nguồn từ truyền thống gia đình, môi trường văn hoá và hoàn cảnh sống. 7 - Hình thành do quan điểm của Người về sáng tác văn chương. * Tác giả Tố Hữu Câu 1: Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng những tác phẩm thơ nào? Nêu nội dung chính của tập thơ? Gợi ý: - Từ ấy (1937-1945): Tập thơ là tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lý tưởng, quyết phấn đấu hi sinh cho lý tưởng cách mạng. Tâm hồn ấy đã vượt qua máu lửa, vượt qua xiềng xích để đi đến ngày giải phóng cùng đất nước. - Việt Bắc (1946-1954): Tập thơ tập trung thể hiện hình ảnh nhân dân, bộ đội và căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Tố Hữu ca ngợi những con người bình thường, những người phụ nữ, anh Vệ quốc đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. - Gió lộng (1955 – 1961): Là tập thơ được viết khi miền Bắc giải phóng, tiến lên xây dựng CNXH. Nội dung chính của tập thơ là ca ngợi cuộc sống mới với con người lao động làm chủ và chia sẻ nỗi đau với đồng bào miền Nam. - Ra trận (1962-1972), Máu và hoa (1972-1977): Hai tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi chiến thắng của nhân dân ta, là lời kêu gọi, cổ vũ cuộc kháng chiến kiên cường của dân tộc. - Một tiếng đờn (1992) – Ta với ta (1999): Thể hiện những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống, lẽ đời, về những giá trị bên vững trong cuộc sống. Câu 2: Trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? Gợi ý: - Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị - Thơ Tố Hữu mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn - Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào. - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc c- Phần tác phẩm: * Hoàn cảnh sáng tác. Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bản Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh? 8 Gợi ý: - Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà 48, phố Hàng Ngang, Người viết Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam mới. - Bản tuyên ngôn ra đời khi cách mạng còn non trẻ, bọn đế quốc, thực dân chuẩn bị chiếm lại nước ta: + Phía Bắc là quân Tưởng Giới Thạch được sự ủng hộ của đế quốc Mĩ. + Phía Nam là quan Pháp với sự giúp đỡ của Anh. Câu 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có điểm gì đáng lưu ý? Gợi ý: - Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947. Lực lượng phần đông là thanh niên Hà Nội. Nhiệm vụ là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch. Địa bàn hoạt động của đơn vị rộng lớn, hiểm trở. Tuy cuộc sống thiếu thốn gian khổ nhưng người lính Tây tiến vẫn lạc quan, yêu đời. - Quang Dũng từng làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến. Cuối năm 1948, Quang Dũng rời đơn vị đi nhận nhiệm vụ mới; ở Phù Lưu Chanh, nhớ đơn vị ông đã viết bài thơ này. Câu 3: Theo anh (chị), hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu có những điểm gì cần lưu ý, giúp người đọc hiểu sâu thêm về tác phẩm này? Gợi ý: - Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi che chở, đùm bọc cho Đảng, chính phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7/1954, hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. - Tháng 10/1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc. * Nêu chủ đề (hoặc ý nghĩa nhan đề tác phẩm) - Trình bày chủ đề của tác phẩm: 9 1. Tuyên ngôn độc lập: Tác phẩm là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ: tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, chấm dứt hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp ở nước ta và mở ra kỷ nguyên tự do, độc lập của dân tộc. 2. Tây Tiến: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về đoàn binh Tây Tiến một thời hào hùng và bi tráng. 3. Việt Bắc: Thông qua nỗi nhớ về những kỷ niệm, bài thơ ca ngợi tình cảm gắn bó thuỷ chung, giữa người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, với cuộc kháng chiến gia khổ mà hào hùng của dân tộc. 4. Đoạn trích “Đất nước”: Bằng sự vận dụng đầy sáng tạo hình thức thơ tự do, và vốn văn hoá dân gian, tác giả đã qui tụ mọi cảm nhận, mọi cái nhìn, vốn tri thức cũng như những trải nghiệm cá nhân của người nghệ sĩ để làm nên một tuyên ngôn về tư tưởng, về nhận thức của cả một thế hệ nghệ sĩ, ấy là tư tưởng “ Đất nước của nhân dân”. 5. Sóng “ Xuân Quỳnh): Sóng là bài thơ tình đặc sắc. Tác phẩm là sự khám phá những khát vọng tình yêu trong trái tim người phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khao nhưng cũng rất tự nhiên. 6. Đàn ghi ta của Lor-ca: Qua hình tượng Lor- ca và tiếng đàn ghi, tác giả diễn tả cái chết bi tráng đột ngột của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật đồng thời bày tỏ sự tiếc thương, đồng cảm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Losca 7. Người lái đò sông Đà. Qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và thơ mộng , người lái đò bình dị và dũng cảm, tài hoa; Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người miền Tây Bắc của Tổ quốc. 8. Ai đã đặt tên cho dòng sông Nhiều kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật đã được tác giả huy động nhằm khám phá và ngợi ca không chỉ vẻ đẹp của một dòng sông mang cái tên giàu ý nghĩa mà rộng lớn, giúp người đọc thêm yêu quý vẻ đẹp của quê hương đất nước. 9. Vợ chồng A phủ 10 [...]... động thẳng nhanh dần đều v = v o + at thì: A a luôn luôn cùng dấu với v B v luôn luôn dương C a luôn luôn dương D a luôn luôn ngược dấu với v 24 Trong chuyển động thẳng chậm dần đều: A vận tốc luôn dương B gia tốc luôn luôn âm C a luôn luôn trái dấu với v D a luôn luôn cùng dấu với v r 25.Véc tơ gia tốc a có tính chất nào kể sau ? A đặc trưng cho sự biến thi n của vận tốc r B cùng chiều với v nếu chuyển... tốc của chuyển động không đổi C Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian D Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi 18 trong công thức tính vận tôc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì: A a luôn luôn cùng dấu với v B a luôn luôn ngược dấu với v C v luôn luôn dương D a luôn luôn dương 19 Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, biểu thức nào sau đây là không đúng? A a = ∆v ∆t... chuyển 4 Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có a hướng không đổi b chiều không đổi c phương không đổi d độ lớn không đổi 5 Chỉ ra câu sai.Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau: a Quỹ đạo là đường tròn; b vectơ gia tốc không đổi; c Tốc độ góc không dổi; d vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm 6 Một chất điểm chuyển động tròn đều thì giữa tốc độ dài và tốc độ góc, giữa gia tốc hướng tâm và tốc... bằng công thức T = ω T 1 n D Liên hệ với tần số bằng công thức T = f 19 Chu kì quay của Trái Đất quay quanh trục đòa cực là:Chọn đúng A 365 ngày B 1 năm C 12 giờ D 24 giờ 20 Trong chuyển đđộng tròn đều, gia tốc hướng tâm đặc trưng cho: A.mức độ tăng hay giảm của vận tốc B.mức độ tăng hay giảm của tốc độ góc C.sự nhanh hay chậm của chuyển động D.sự biến thi n về hướng của vectơ vận tốc 21 Các công thức... gia tốc? a.gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thi n nhanh hay chậm của vận tốc b.gia tốc là một đại lượng vơ hướng c.gia tốc là một đại lượng vectơ d.gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thi n vận tốc và khỗng thời gian xảy ra sự biến thi n đó 36.Điều nào sau đây là phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều? a.vận tốc biến thi n được những lượng bằng nhau trong những khỗng thời gian... ω = 2 π /T ; ω = 2 ω /f D ω = 2 π T ; ω = 2 π f 13 Chọn biểu thức đúng về độ lớn của gia tốc hướng tâm ? r ω2 aht = B aht = 2 C aht = r ω 2 D aht = r ω ω r 14 Chỉ ra câu SAI.Chuyển động tròn đều có đặc điểm sau: A Quỹ đạo là đường tròn B Tốc độ góc không đổi C Véc tơ vận tốc không đổi D Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm 15 Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A.Chuyển động của... tốc độ góc : v = rω Trong đó : r là bán kính của quỹ đạo (m) III.GIA TỐC HƯỚNG TÂM: 1 Véc tơ gia tốc hướng tâm : uu r uu ∆v r aht = ∆t 31 2.Độ lớn của gia tốc hướng tâm: Trong đó : aht là gia tốc hướng tâm aht = v2 r (m/s2) IV.THÍ DỤ: Một đóa tròn bán kính 15cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s Tính chu kì,tần số,vận tốc dài và gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành đóa - Tóm tắt r = 15cm = 0,15m T =... rơi tự do ? A.Viên đạn đang bay trên không trung B.Phi công đang nhảy dù C.Quả táo rơi từ trên cây xuống D Máy bay đang bay gặp tai nạn và lao xuống 4 Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất Công thức tính vận tốc là: a v = 2gh b v = c 2gh gh d 2h g 5 Điều nào sau đây là sai khi nói về sự rơi tự do của các vật? a.Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực... b.Chiều chuyển động hướng từ trên cao xuống phía dưới c.Chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc khơng dối d.Chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng thẳng đứng từ trên xuống và có gia tốc phụ thuộc vị trí rơi của các vật trên Trái Đất (thường quy ước lấy bằng g ≈ 9,8m/s2 ≈10m/s2) Câu 21 Hãy chỉ ra chuyển động nào là sự rơi tự do : A Tờ giấy rơi trong không khí B.Vật chuyển động thẳng đứng hướng xuống,với... thức nào sau đây là không đúng? A a = ∆v ∆t C v = vo + at B s = vot + 19 1 2 at 2 D v = vot + 1 2 at 2 22 Khẳng đònh nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A Gia tốc của chuyển động không đổi B Chuyển động có véc tơ gia tốc không đổi C Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian D Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian 23 Chọn đáp án đúng.Trong công thức tính vận . MÔN VĂN Trân trọng gửi tới các thầy cô giáo bản tập hợp những báo cáo “HỘI THẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010 - 2011” của các thầy cô giáo tham. Trọng tâm: kiến thức lớp 12, không cắt xén chương trình, không bỏ sót một đơn vị kiến thức nào. - Tham khảo cấu trúc đề thi của BGD&ĐT. - Xác định mục tiêu thi tốt nghiệp. - Tập trung vào 3 cấp. kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là điều mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. 4 Từ những yêu cầu nêu trên và qua thực tế giảng dạy, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến xoay quanh việc hướng

Ngày đăng: 19/10/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w