hỏi đáp các tật bệnh về mắt

10 555 0
hỏi đáp các tật bệnh về mắt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỎI - ĐÁP VỀ MẮT 1. Uống thuốc và bấm huyệt chữa được cận thị ? Cần phải xác định rõ cận thị giả (co quắp điều tiết) cận thị thực sự. Co quắp điều tiết xảy ra khi mắt nhìn gần trong thời gian dài, cường độ làm việc cao. Mắt mỏi nhức và khi đo khúc xạ thấy độ cận thị khá cao không tương xứng với mức thị lực. Khi tra thuốc liệt điều tiết, đo khúc xạ khách quan sẽ thấy không còn cận thị nữa. Cơ sở không phải chuyên khoa mắt sẽ cấp kính cho bệnh nhân, tất nhiên số kính này không chính xác. Co quắp điều tiết được điều trị bằng nghỉ ngơi thư giãn mắt, uống thuốc bổ mắt, xoa bóp bấm huyệt cũng có tác dụng thư giãn mắt khá tốt. Sau đó mắt sẽ dần điều chỉnh được. Cận thị thực sự khi tra thuốc liệt điều tiết, vẫn còn tồn tại cận thị khi đo khúc xạ khách quan. Việc này chỉ thực hiện được ở cơ sở chuyên khoa mắt. Khi đã cận thị thực sự, chỉ có đeo kính mới làm tăng thị lực. Các phương pháp châm cứu bấm huyệt, uống thuốc bổ mắt chỉ là phụ trợ làm tăng khả năng chịu đựng của mắt, hoặc làm giảm quá trình tăng số kính chứ không làm giảm độ cận thị được 2. Khi bị cận thị, đeo kính sẽ bị phụ thuộc vào kính do vậy không nên đeo kính? Nhiều người có quan điểm sai lầm này. Người bị cận thị mắt nhìn kém, cần đeo kính để tăng chức năng thị giác, tăng chất lượng cuộc sống. Không đeo kính sẽ làm chức năng thị giác kém phát triển, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ làm rối loạn phát triển thị giác hai mắt. 3. Mắt cận thị nhìn gần vẫn rõ do vậy chỉ đeo kính khi nhìn xa? Quan điểm này không hoàn toàn đúng, mặc dù một vài bác sỹ vẫn khuyên bệnh nhân như vậy. Trong lớp học khi nhìn vào vở thì bỏ kính ra còn nhìn lên bảng thì đeo kính vào?? Quan điểm này nghiễm nhiên cho rằng mắt cận thị chức năng nhìn gần vẫn bình thường, chỉ có chức năng nhìn xa mới bị ảnh hưởng. Thực ra thì mắt cận thị muốn nhìn rõ được vật thì phải đưa lại gần sát mắt, gần hơn nhiều so với người bình thường, đặc biệt khi cận thị trung bình và nặng. Đeo kính cận thường xuyên giúp chức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần cũng không phải đưa sát mắt. Tư thế này giúp hình thành một thói quen tốt trong tư thế học hành, tránh được hiện tượng tăng số kính quá nhanh do thói quen nhìn gần. 4. Thoái hóa võng mạc do cận thị có nguy hiểm không? Những trường hợp cận thị học đường thường ít có thoái hóa võng mạc hoặc chỉ thoái hóa nhẹ. Những trường hợp cận thị trục (cận thị bệnh lý) thường có thoái hóa võng mạc nhiều, đặc biệt là võng mạc chu biên. Thoái hóa võng mạc chu biên có thể gây rách võng mạc dẫn tới bong võng mạc, một biến chứng rất nặng của cận thị. Nguy cơ bong võng mạc của mắt bị cận thị cao hơn gấp đôi người bình thường. Do vậy, người bị cận thị nặng cần được hướng dẫn chế độ lao động hợp lý, khám theo dõi đáy mắt định kỳ để phát hiện các thoái hóa võng mạc nguy cơ. Nếu có các thoái hóa này cần được laser quang đông điều trị kịp thời. 5. Chất lượng một cái kính cận thị như thế nào thì tốt? Trước hết, đơn kính phải chính xác về số đi ốp, khoảng cách đồng tử. Sau đó là quá trình chọn gọn kính phù hợp khuôn mặt, chọn mắt kính chất lượng tốt và cuối cùng là quy trình lắp kính chính xác. Khoảng cách đồng tử sai sẽ làm sai lệch hình ảnh hội tụ trên võng mạc, làm mắt mỏi, khó chịu khi đeo kính. Gọng kính phù hợp khuôn mặt sẽ làm dễ chịu khi đeo kính, khoảng cách từ mắt tới mắt kính phù hợp (khoảng cách đỉnh sau) từ 12 -14 mm. Đồng thời tăng thẩm mỹ giúp người đeo kính tự tin hơn trong giao tiếp. Chất lượng mắt kính cực kỳ quan trọng. Hiện nay trên thị trường đa số là các mắt kính rẻ tiền kém chất lượng, khúc chiết ánh sáng không đủ tiêu chuẩn ( kính mờ đục, không được trong), chất lượng hình ảnh không tốt (giống như gương soi chất lượng không tốt, hình ảnh sẽ bị méo, không thật), độ bền kém, không có các chức năng bảo vệ mắt. Các loại mắt kính cao cấp có xuất sứ rõ ràng tuy hơi đắt nhưng đảm bảo chất lượng. Kính có độ trong suốt cao, hình ảnh trung thực, bền, có các chức năng chống chói lóa, ngăn cản các tia có hại cho mắt như tia cực tím UV. Quy trình mài lắp kính cũng vô cùng quan trọng. Mài lắp kính không đúng sẽ làm sai chỉ số kỹ thuật của kính làm người đeo kính khó chịu, có khi còn có hại cho mắt. 6. Chế độ khám định kỳ như thế nào? Nên theo dõi định kỳ để điều chỉnh kính cho phù hợp với mức độ cận thị. Trong các trường hợp cận thị nặng có thoái hóa hắc võng mạc, theo dõi các tổn thương thoái hóa ở đáy mắt rất quan trọng để có can thiệp kịp thời như điều chỉnh chế độ lao động, điều trị laser đáy mắt… 7. Dùng thuốc gì cho người bị cận thị? Cơ bản nhất là điều chỉnh một chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và vitamin. Ngoài ra có thể dùng một số thuốc cung cấp thêm các loại vitamin và các chất chống thoái hóa võng mạc,ở dạng tự nhiên là tốt nhất. Thuốc uống chỉ có tác dụng hỗ trợ, không điều trị được cận thị. Do vậy không nên dùng liều cao và kéo dài. 8. Làm thế nào để hạn chế tăng số kính cận ở trẻ em? Ở lứa tuổi học đường, mắt còn chịu tác động nhiều của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu còn nhiều thay đổi theo môi trường sống do vậy vẫn xảy ra hiện tượng tăng số kính. Tuy nhiên, việc bố trí thời lượng học tập và vui chơi giải trí sẽ giúp mắt được thư giãn, tránh được hiện tượng tăng số kính quá nhanh. Quan trọng nhất là tạo thói quen đừng nhìn gần quá và để mắt thường xuyên được nhìn xa. Hãy bố trí cho các cháu nhỏ một không gian sống và vui chơi thật thoáng mát và rộng rãi. Thỉnh thoảng uống một ít thuốc bổ mắt cũng tốt, tuy nhiên đừng quá lạm dụng không cần thiết. 9. Khi nào thì mổ được mắt cận? Tùy thuộc vào tình trạng ổn định của mắt mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên thích hợp. Mổ cận khi độ cận đã thực sự ổn định, trong vòng 6 tháng không tăng quá 0,5 đi ốp. Tuổi 18 trở lên, một số trường hợp đặc biệt như lệch khúc xạ quá cao gây nhược thị, có thể chỉ định mổ sớm hơn ở mắt bị cận nặng, tuy nhiên điều này cần có sự cam kết của gia đình. 10. Cận thị có biến chứng gì không? Cận thị học đường đơn thuần không có tổn thương đáy mắt thường không gây biến chứng gì. Nếu có các tổn thương đáy mắt như thoái hóa hắc võng mạc, đặc biệt là thoái hóa võng mạc chu biên có thể gây rách võng mạc dẫn đến bong võng mạc. Đây là biến chứng rất nặng, có thể dẫn đến mù lòa. Người bị thoái hóa hắc võng mạc do cận thị cần phải được theo dõi định kỳ, laser đáy mắt nếu cần thiết. ************************************************** Cận thị ( tên khoa học là MIOPIA) là hiện tượng rối loạn thị giác, khi đó con người chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh nằm trong cự ly gần, cũng như chính những vật đó khi nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lại một cách lờ mờ không rõ nét. Vật càng nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấy vật đó càng kém bấy nhiêu. Tính chất vật lý của sự rối loạn khúc xạ ở bệnh cận thị rất đơn giản: Hình ảnh của vật nhìn thấy không được hội tụ trên võng mạc như mắt bình hường mà là hội tụ ở trước võng mạc, vì vậy mà người cận thị khi nhìn vật ở cự ly xa sẽ không rõ nét. Hiện tượng này xảy ra hoặc có thể do: Giác mạc và thể thuỷ tinh làm khúc xạ ánh sáng quá mạnh. Trục nhãn cầu của người bệnh dài hơn bình thường nên võng mạc bị đẩy lùi ra xa hơn tiêu điểm. Bình thường, trục nhãn cầu dài khoảng 23 mm. Ở những người cận thị,số đo này có thể là 30 mm hoặc dài hơn. Khi trục nhãn cầu dài hơn Ảnh của vật hội tụ trước võng mạc CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN CẬN THỊ Có nhiều nguyên nhân gây cận thị. Những nguyên nhân chính có thể kể đến là : - Đọc sách hoặc làm việc phải dùng mắt nhìn chăm chú thời gian dài ở khoảng cách gần, trong điều kiện ánh sáng kém. - Yếu tố di truyền, do một số đặc điểm cấu trúc nhãn cầu hoặc khác biệt về trao đổi chất trong cơ thể. - Củng mạc yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết của bệnh nhân nên không giữ được thành nhãn cầu ổn định. - Do cơ thể mi kém phát triển, không đủ khả năng điều tiết để làm cho con mắt thích ứng với các cự ly nhìn khác nhau. Cơ thể mi yếu phải gắng sức thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị cận thị. Trong trường hợp cận thị không phải ở dạng bẩm sinh mà thường xuất hiện nhiề u hơn ở trẻ em ở độ tuổi từ 10 -16 tuổi trong quá trình phát triển của nhãn cầu mắt. Đặc thù nhất định về giải phẫu học về mắt, các yếu tố mang tính di truyền , đồng thời cận thị cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân gây hại như stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng và nhiều nguyên nhân khác. BIỂU HIỆN CỦA CẬN THỊ Bình thường, cận thị xảy ra khi trẻ còn nhỏ và dễ dàng nhận thấy ở tuổi đến trường. Trẻ nhìn kém những vật ở xa, không phân biệt được chữ,số trên bảng và phải cố gắng đến gần tivi hoặc ngồi ghế đầu trong rạp chiếu phim. Khi cần nhìn rõ các vật có thể thấy những người cận thị hay nheo mắt. Ngoài thị lực nhìn xa giảm, những người bị cận thị còn nhìn kém lúc sẩm tối nên buổi chiều tối họ đi lại trên phố cũng như lái ô tô kém hơn. Để nhìn tốt hơn, người bị cận thị phải đeo kính tiếp xúc hoặc đeo kính cận. Đôi khi họ phải thay mắt kính. Cần biết rằng đeo kính không giúp làm ngừng cận thị tiến triển mà chỉ điều chỉnh được số kính. Nếu thị lực giảm, thường cần phải đổi số kính cao hơn do tăng độ cận. CÁC DẠNG CẬN THỊ 1/ Cận thị đơn thuần hay còn gọi là cận thị khúc xạ. Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn, (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Có độ cận thị thường dưới 6D và không có tổn thương đáy mắt. Loại cận thị này hay bắt đầu ở tuổi đi học. Sự phát triển nhanh hay chậm của cận thị là tùy thuộc vào lứa tuổi bắt đầu bị cận. Nếu dưới 8 tuổi bị cận thì mỗi năm sẽ tăng lên 1D. Nếu từ 8 đến 10 tuổi mới bắt đầu bị cận thì mỗi năm nặng thêm 0.7D. Trong những mắt cận bắt đầu từ sau 10 tuổi thì cứ 3 năm phát triển thêm 1D. Dù cận thị bắt đầu ở lứa tuổi nào, cũng phát triển trong vòng 3 hoặc 4 năm thì ngừng, nhưng sau đó, có thể có những đợt phát triển mới làm cho mắt càng nặng, như trong thời kỳ thai nghén, khi mắc một bệnh nặng như lao, thương tật… Cận thị biểu hiện chủ yếu bằng thị lực giảm khi nhìn xa, còn nhìn gần vẫn bình thường. Một người cận thị cảm thấy không còn đọc rõ chữ trên bảng nữa, đi xem chiếu bóng trông hình ảnh rất mờ, khám mắt thấy thị lực nhìn xa giảm sút trầm trọng. Thật vậy, với mỗi mức độ cận thị sẽ tương ứng với một thị lực khoảng Độ cận thị -0.5D có thị lực 4/10 Độ cận thị -1D có thị lực 2/10 Độ cận thị -1.5D có thị lực 1/10 Độ cận thị >2D có thị lực <1/10 Muốn nhìn rõ hơn, người cận thị luôn luôn nheo mắt. Tật nheo mắt này cho phép chẩn đoán dễ dàng tật cận thị. Ngược với nhìn xa, người cận thị nhẹ nhìn gần rất tốt, họ đọc sách với chữ rất nhỏ mà không cần mang kính, miễn sao có khoảng cách đúng tầm. Nguyên nhân: Cho đến nay vẫn còn một số người cho rằng làm việc phải nhìn gần nhiều sẽ dễ bị cận thị. Dẫn chứng là đối với học sinh thì cấp 3 nhiều cận thị hơn cấp 2, cấp 2 nhiều hơn cấp 1. Một dẫn chứng khác là ở người lao động trí óc hay ở những người làm việc phải nhìn gần (thợ đồng hồ, công nhân in…) thì tỉ lệ cận thị cao hơn nhiều so với những người khác. Tuy vậy nhưng càng ngày càng có nhiều người không thừa nhận những nguyên nhân như trên. Họ cho rằng nếu các em ở cấp 3 cận thị nhiều hơn cấp 2 và cấp 2 nhiều hơn cấp 1 là vì cận thị thường bắt đầu xuất hiện sau 10 tuổi. Nói cận thị học đường, chính là ý nói cận thị phát sinh trong tuổi đương đi học, là tuổi phát triển của các em, mà không có nghĩa học đường là nguyên nhân của cận thị. Mặt khác, chúng ta cũng thấy có những trường hợp cận thị bắt đầu rất sớm (trước 8 tuổi) và phát triển đến 11 tuổi thì ngừng. Ngày nay, người ta có xu hướng nhấn mạnh đến yếu tố di truyền; người ta có nhận xét là tỷ lệ cận thị rất thay đổi tùy theo giống người. Tỷ dụ như người Anhđiêng ở Mêhicô không bao giờ bị cận thị, dân tộc Palinêgrít ở Châu Phi tỷ lệ bị cận thị rất thấp (0.14%). Ngược lại, các giống người Anhđu (Châu Á), Đức (Châu Âu) bị cận thị khá nhiều. Thử kính mắt cận thị Bệnh nhân cũng đứng cách bảng thị lực 5m, đặt trước từng mắt, kính -1D. Nếu mắt chính thị hay viễn thị có lực điều tiết tốt (ở người trẻ) thì thị lực gần như không bị ảnh hưởng, chỉ giảm đi khi lực điều tiết kém (người lớn tuổi). Nhưng nếu là cận thị thì thị lực sẽ tăng rõ. Ta lần lượt cho những kính phân kỳ có số cao dần, thị lực sẽ tăng mãi cho đến mức tối đa (có thể 10/10 hay hơn nữa). Nếu ta cứ tiếp tục tăng số kính lên thì có thể thị lực vẫn cao như vậy ở vài số tiếp sau, rồi sẽ tụt xuống. Độ cận thị là: kính phân kỳ có số nhỏ nhất cho thị lực nhìn xa cao nhất. Thí dụ: Một mắt có độ cận thị là -4D, ta lần lượt cho các số kính từ -1, -2, -3 rồi -4. Với kính -4D sẽ cho thị lực cao nhất tới 10/10. Nếu ta tăng số kính lên nữa như -5, -6 thị lực có thể vẫn 10/10, như vậy là ta đã biến con mắt cận thị trở thành viễn thị, nhưng nhờ có sức điều tiết tốt, nên mắt vẫn nhìn rõ. Vậy số kính đo độ cận thị đúng là -4D. Tuy vậy, phương pháp trên vẫn dựa vào sự nhận thức chủ quan của bệnh nhân là chính. Muốn xác định thật chính xác mức độ cận thị, người bệnh cần được khám kỹ lưỡng đầy đủ một quy trình chuẩn của Bác sĩ chuyên khoa mắt, đặc biệt là đối với trẻ em. Nguyên tắc điều chỉnh cận thị bằng kính - Không mang kính có làm cho cận thị nặng thêm không? Rõ ràng là không. Nhiều trường hợp mang kính thường xuyên, nhưng không hề làm ngừng quá trình phát triển của cận thị và ngược lại những trường hợp khác không đeo kính, nhưng cận thị vẫn ổn định. - Mang kính có làm cận thị nặng lên không? Không. Chỉ khi nào dùng kính không thích hợp thì khi bỏ kính, mắt sẽ có cảm giác như nặng lên. Tóm lại, kính không có tác dụng gì đối với sự tiến triển của cận thị. Nhưng kính lại rất cần thiết cho sự phát triển hài hòa của thị giác 2 mắt và sự phối hợp động tác điều tiết – quy tụ. Bởi vậy, rất nên và phải dùng kính đối với mắt cận thị. Nhưng không nên đeo thường xuyên. Đối với trẻ em, chỉ cần đeo kính trong lớp học để dễ dàng nhìn bảng và khi nhìn gần là lúc tập luyện cho động tác phối hợp giữa điều tiết và quy tụ. Đối với người lớn thì phải xét đến công việc cụ thể của từng người mà sử dụng kính cho thích hợp. Một điều cần phải hết sức chú ý là không được đeo kính quá số, vì như vậy sẽ gây ra một sự co kéo thường xuyên của cơ thể mi để trung hòa phần kính quá số, sẽ gây mỏi mắt, nhức đầu. 2/ Cận thị bệnh hay còn gọi là cận thị trục Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều, đồng thời làm võng mạc bị dãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc, rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa. Cận thị bệnh thường >-7D, có khi tới -20 hoặc -30D và nhất là có tổn hại ở đáy mắt. Thị lực rất thấp khi chưa điều chỉnh bằng kính. Dù với kính thích hợp nhất, thị lực thường chỉ đạt tới 4 – 5/10, có khi chỉ 1/10 hoặc 2/10. Do nhãn cầu dài nên mắt hơi lồi, nhận thấy rất rõ khi cận thị 1 bên. Cận thị bệnh tiến triển theo từng đợt cấp diễn xen giữa những giai đoạn dài ổn định. Khi bệnh nặng lên nhanh chóng, người ta gọi là cận thị ác tính. Cận thị tăng lên từng năm, đôi khi khó xác định là chỉ do cận thị hay còn có sự tham gia của thể thủy tinh bị xơ cứng. Thị lực giảm dần đi và càng ngày càng khó điều chỉnh bằng kính. Các chức năng khác của mắt cũng suy giảm rất sớm; thị trường bị tổn hại rất nhiều, mắt thích nghi trong tối rất kém. Ở đáy mắt có nhiều đám thoái hóa hắc võng mạc rất điển hình, những đám này tròn trắng hay nhiều vòng. Đó là củng mạc được nhìn qua võng và hắc mạc đã bị teo. Lúc đầu, những đám này nhỏ, sau tập trung lên thành một mảng rộng. Thường gặp những tổn hại này ở cực sau, hình thái khá giống với một sẹo của viêm hắc mạc. Vì vậy người ta thường hay gọi là viêm hắc võng mạc cận thị. Trong khi tiến triển, cận thị còn kèm theo chảy máu, nhất là ở vùng hoàng điểm. Vết máu rút đi nhanh chóng và để lại một vệt đen gọi là vệt Fuchs. Về biến chứng thì thường gặp nhất và cũng khốc liệt nhất là bong võng mạc, nếu không xử trí kịp thời và đúng sẽ mù vĩnh viễn. Một điều cần hết sức lưu ý là bệnh glocom phát triển ở trên những mắt này rất dễ bị bỏ qua vì sự mềm giãn của củng mạc làm cho nhãn áp như không cao, đến khi mắt mù mà vẫn tưởng nguyên nhân chỉ là cận thị. ***************************************************************** Mắt lác là hiện tượng 1 hoặc cả 2 tròng mắt ( con ngươi mắt ) bị xô lệch khỏi vị trí định vị, khiến cho trạng thái mắt luôn luôn bị lệch so với hướng nhìn. Chính vì vậy chúng ta khó đoán chính xác điểm đến của mắt lác. Bệnh lác mắt xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ ngoại nhãn của mắt, làm cản trở sự phát triển thị giác hai mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực, đồng thời cảm nhận chiều sâu – khả năng định vị một vật nào đó trong không gian 3 chiều – có thể mất thị giác hai mắt. Bệnh lác mắt ít thấy ở trẻ sơ sinh mà thường gặp ở tuổi bắt đầu đi học, khi thị giác đang trong thời kỳ phát triển (trẻ bắt đầu biết sử dụng mắt và sự phối hợp hoạt động của các cơ mắt chưa được cân bằng). Thường chỉ có một mắt bị lác. Khi này, hai tròng mắt không thể cùng nhìn về một hướng, một mắt. Cơ chế gây ra bệnh lác mắt: Mắt ta có 6 bắp thịt nhỏ làm cho nhãn cầu đảo, liếc và xoay được. Đó là các cơ vận nhãn. Cơ thẳng trên đưa mắt liếc lên trên, cơ thẳng dưới đưa mắt nhìn xuống, cơ thẳng trong đưa mắt nhìn vào trong, cơ thẳng ngoài đưa mắt liếc ra ngoài. Ngoài ra còn hai cơ chéo ( chéo lớn và chéo bé) giúp nhãn cầu xoay được. Các cơ này chịu sự chỉ huy của thần kinh trung ương. Chúng đực ví như các dây cương điều khiển đầu ngựa. Nhãn cầu chính là cái đầu ngựa ấy và bộ não người đang điều khiển dây cương. Con mắt có thể lệch trục về một phía nào đó do nguyên nhân tại bản thân các cơ mạnh yếu khác nhau( một cơ liệt sẽ thành yếu, cơ kia còn khỏe kéo nhãn cầu bị lé lệch đi một phía). Thực ra lé còn có nguyên nhân xa hơn: tổn hại trung khu thần kinh hoặc tổn hại thị lực cũng có thể dẫn tới lé. *************************************************************** Mắt tôi nhìn gần không thấy, nhìn xa thấy rõ hơn. Xin hỏi hiện tượng này có cần đeo kính không? 27 tuổi, 370/7 Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá- Kiên Giang) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bạn có thể đã bị viễn thị, nhìn xa thì tốt, nhìn gần cần bổ sung kính đọc sách. Ngoài ra, có một vài bệnh khác cũng có thể gây triệu chứng trên. Tốt hơn hết là bạn nên đi khám chuyên khoa mắt. * Sau khi sinh em bé đã 5 tháng nay, mắt tôi luôn cảm giác rất khô và cay xè mỏi mắt, mắt có những tia vằn đỏ chỗ tròng trắng khi làm việc trên máy vi tính và mỗi buổi tối trông em bé. Do tôi làm mắt kính mới 3.5 độ và mắt trái mới bị loạn thị 0.5 độ, thì NV khám mắt bảo tôi không nên uống hay nhỏ mắt vì cho bé bú. Ngoài cách đi khám mắt ra tại BV thì có cách nào tốt cho mắt của tôi không ? Xin cảm ơn Bác sĩ (Thanh Vân, 34 tuổi, 170/131 Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình) Bác sĩ Hoàng Cương: Phụ nữ sau khi sinh thường có nhiều biến động về cơ thể. Với chuyên khoa mắt, chúng tôi xin lưu ý bạn: - Độ cận thị của bạn có thể gia tăng - Bạn có thể bị dãn mạch máu phần lòng trắng do quá trình gắng sức trong khi đẻ. Nếu bạn phải thức trông em bé và làm việc với máy tính thì đương nhiên mắt sẽ vằn đỏ hơn. Bạn vẫn có thể nhỏ những thuốc gần như không có độc tính với phụ nữ cho con bú, như: các loại nước mắt nhân tạo đang có trên thị trường, một vài loại thuốc có chất co mạch và dịu mắt. * Có nhiều người bị co giật mí mắt hay không? Xin cảm ơn. (Lê Thị Mai, 38 tuổi, [Bạn phải đăng nhập mới thấy được Link. ]) - Bác sĩ Hoàng Cương: Tật nháy mắt vô cớ, hay còn gọi là nháy mắt không tự chủ, hiện nay gặp khá nhiều. Thường là do làm việc bằng mắt quá nhiều, hoặc có tật cần phải mang kính, hoặc do một vài bệnh lý của vùng hàm mặt: viêm xoang, viêm dây thần kinh. * Em muốn hỏi là khi mắt hơi có dấu hiệu bị mờ đi khi nhìn vật không rõ và cái nữa thì hiện tại nó có bị bệnh nặng gì không? Em nên phải làm gì khi gia đình em chưa biết? (Trần Thị Minh Mai, 22 tuổi, 368/8° Ng Thái Sơn F5 Gò Vấp) Bác sĩ Hoàng Cương: Em cần bịt mắt kiểm tra xem mình bị mờ ở mắt nào. Những cơn nhìn mờ thoáng qua thường không mang nhiều ý nghĩa. Em cần đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt để xác định việc nhìn mờ này là do bệnh của mắt hay do các bệnh khác về toàn thân. * Gần đây tôi rất hay bị mỏi mắt. Có lẽ là do ngồi làm việc trước máy tính lâu quá. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm thế nào để hạn chế mỏi mắt? Thời gian ngồi trước máy tính trong một ngày là bao lâu thì phù hợp? 25 tuổi, 15, tổ 3, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Rất nhiều bệnh nhân than phiền về chứng mỏi mắt, đau đầu khi làm việc lâu dài với máy vi tính. Để hạn chế vấn đề này, ngoài việc cân nhắc về khoảng cách, độ tương phản, chiếu sáng, độ lớn của các ký tự, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra xa trong vòng 5 phút sau mỗi giờ làm việc. Hiện nay trên thị trường có bán thuốc nhỏ Computer Eyes là sản phẩm có thể hữu ích cho người dùng vi tính lâu dài. * Em muốn kiểm tra mắt có bị cận thị không, nhưng không biết vào bệnh viện nào, có tốn kém không? Anh, 19 tuổi, Phú Mỹ, Bình Định) - Bác sĩ Hoàng Cương: Em có thể vào trung tâm y tế huyện nơi em đang sinh sống. Việc kiểm tra mắt em có bị cận thị hay không rất đơn giản và không hề tốn kém. Giá một đôi kính cận trên thị trường hiện tại là từ vài chục nghìn đến hai trăm ngàn. * Năm nay em 22 tuổi, mắt em bị cận thị từ khi học lớp 9. Đi khám không thấy tăng số (lúc thì đo được 1,25 - lúc 1,75) nhưng mắt càng ngày càng lồi ra, 2 đồng tử không đều nhau mà mắt trái to hơn mắt phải. Đi ra ngoài sáng hay vào bóng râm đồng tử mắt trái không biến đổi. Em rất lo vì mắt càng ngày càng lồi trông rất xấu. Xin hỏi bệnh này là bệnh gì, có chữa được không, có phải đến Bệnh viện mắt Trung ương không? (Vũ Kim Oanh, ĐT: 036.835294) - Bác sĩ Hoàng Cương: Thường thì mắt nào bị cận thị nhiều hơn sẽ lồi rõ hơn. Hai đồng tử của em không đều nhau, một bên không có phản xạ với ánh sáng mạnh là dấu hiệu nặng. Cháu nên đi khám tại Bệnh viên Mắt Trung ương và phòng khám chuyên khoa mắt. * Tôi bị rách giác mạc có đi mổ rồi nhưng lại bị cả lệch thuỷ tinh thể đúng mắt đó. Hiện tôi nhìn rất khó. Mong bác sỹ cho lời khuyên. (Chung, 45 tuổi, Thanh Liệt) - Bác sĩ Hoàng Cương: Theo phỏng đoán của tôi thì bạn đã bị một tai nạn hoặc chấn thương mắt và có di chứng tại giác mạc và thể thuỷ tinh. Cả hai vấn đề này đều có thể giải quyết được bằng phẫu thuật. Bạn có thể đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương để có được lời khuyên xác đáng hơn. * Em hay mệt mỏi, mắt có quầng thâm, hiện nhìn đồ vật khá mờ. Xin bác sỹ cho biết là em có phải bị cận thị hay không? Xin cảm ơn bác sỹ. (Nguyễn Thị Minh, 30 tuổi, 210, Giang Văn Minh, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bạn đã 30 tuổi nên hiếm gặp cận thị khởi phát ở lứa tuổi này. Mệt mỏi, mắt thâm quầng thường là dấu hiệu của mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nếu việc nhìn mờ là đáng kể và liên tục thì bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt. * Thi thoảng mắt tôi hơi mờ rất khó nhìn, xin hỏi như vậy có làm sao không? (Lưu Đình Hùng, 18 tuổi, K50 Đại học nông nghiệp I Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Mắt cũng như bất kì một cơ quan chức năng nào trên cơ thể, khi phải hoạt động quá nhiều thì đều có quyền mệt mỏi và không theo sự điều khiển của ta nữa. Bạn thử nghĩ xem bạn có thuộc trường hợp này hay không? * Tôi muốn hỏi là có cách nào để chữa cận thị mà không cần phải nhờ tới sự can thiệp của phẫu thuật? Hương, 22 tuổi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Có những phương pháp chính để điều trị cận thị. Đó là các phương pháp sau: - Đeo kính thông thường - Đeo kính tiếp xúc - Phẫu thuật - Các phương pháp khác như: Dưỡng sinh, bấm huyệt, uống thuốc đều được coi là không có tác dụng hoặc có hiệu lực không rõ ràng. * Tôi bị cận thị từ năm lớp 5, đến giờ có giải pháp nào để phục hồi không. Tôi hay tiếp xúc với máy tính. (Huynh Thanh Quan, 27 tuổi, 26 Nguyen Hoang) - Bác sĩ Hoàng Cương: Ở lứa tuổi của bạn, nếu độ cận không quá lớn (nhỏ hơn 12 đi-ốp), nếu bạn không có bệnh tật gì khác, nếu số kính của bạn gần đây không tăng, bạn có thể đi mổ laser điều trị cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Phẫu thuật này sẽ giúp bạn chia tay đôi kính cho đến năm 40 tuổi. * Mắt tôi mấy năm nay nhìn như thấy muỗi trước mặt. Đi khám bác sỹ bảo là vẩn đục dịch kính. Đó có phải là đục thuỷ tinh thể không? Bệnh này do đâu mà bị, có phải di truyền không? (Viet Ba, Vĩnh Phúc) - Bác sĩ Hoàng Cương: Đục thể thuỷ tinh, đục dịch kính là hai bệnh khác nhau. Nếu bạn thấy ruồi muỗi bay ở trước mặt, thì thường là do đục dịch kính. Triệu chứng này có rất nhiều ở trong các bệnh và hội chứng tại mắt. Ví dụ như: cận thị nặng, viêm màng bồ đào sau, xuất huyết dịch kính, viêm thành mạch…Bệnh thường không di truyền. * Từ lúc học lớp 5 cháu thấy mắt mình mờ đi và nhìn rất đục (Huynh Van Long, 14 tuổi, 122 Bà Triệu TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cháu mờ mắt đã 3 năm- đã khá lâu, vì vậy cháu nên yêu cầu bố mẹ cháu cho đi khám bệnh. Hiện nay, tại tất cả các trung tâm y tế huyện đều có cơ sở chuyên khoa mắt, cháu có thể đến bệnh huyện để được khám bệnh và tư vấn điều trị. * Em thường chạy cưa nên mùn cưa hay bắn vào mắt, tạo nên các vết xước. Vậy theo bác sỹ có ảnh hưởng gì không? (Nguyen Van Duong, 22 tuổi, Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương) - Bác sĩ Hoàng Cương: Tất nhiên là có ảnh hưởng rồi. Các vết xước sẽ tạo thành sẹo, tích tụ trên mắt của bạn, lâu ngày sẽ gây nhìn mờ. Những vết xước lớn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, rất nguy hiểm cho thị lực của bạn. Bạn nên đeo kính bảo hộ khi làm việc với máy cưa. * Tôi bị cận 1.5 độ. Bác sỹ cho tôi lời khuyên khi nào nên đeo kính và khi nào không đeo kính. 22 tuổi. trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bạn bị cận 1.5 đi-ốp, khi nhìn ở khoảng cách dưới 1m thì không nên đeo kính, còn lại thì nên đeo, nhất là khi nhìn bảng, xem tivi, đi đường. * Tôi cận loạn 6.5 đi-ốp. Tôi muốn mổ mắt chữa cận nhưng sợ sau này già mắt sẽ bị yếu. Vả lại, cũng ngại rủi ro khi mổ cận. Vậy các bác sỹ cho biết tôi lo ngại như thế có đúng không? (Hoàng Hà, 32 tuổi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Phẫu thuật chữa cận thị cũng như các phẫu thuật khác đều có thể có tai biến trong và sau phẫu thuật, tuy với tỉ lệ rất nhỏ. Việc mổ xẻ này không hề làm yếu con mắt của bạn. Tuy nhiên, đến khoảng 45 tuổi, bạn rất có thể vẫn phải đeo kính lại để đọc sách và nhìn gần. * Tôi bị viêm kết mạc quanh năm, tra thuốc nhiều không đỡ. Không biết như vậy dần dần mắt tôi có bị đục đi không? (Nguyễn Văn Nhân, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Viêm kết mạc, nếu không có biến chứng, thường không gây giảm thị lực. Bạn nên đi khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa mắt. Đừng nên tự tra nhỏ thuốc dài ngày. * Mắt của tôi có một tật lạ. Khi tôi nhìn chăm chú vào một vật thì lòng đen mắt trái tôi tự dưng di chuyển khoảng 1 ly sang bên trái. Tật này có nguy hiểm không? (Hoang Son Nam, Thái Bình) - Bác sĩ Hoàng Cương: Theo mô tả của bạn, tôi nghĩ đến bạn bị lác hoặc rung giật nhãn cầu. Bệnh này không nguy hiểm lắm, nhưng cần xác định lại tại cơ sở chuyên khoa mắt. * Tôi muốn hỏi: nhỏ mắt bằng thuốc Cloramphenicol nhiều thì có bị nhờn thuốc không? (Hoà, 33tuổi, Hưng Yên) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cloramphenicol là kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng, tuy đã được dùng lâu năm nhưng cho đến nay vẫn không được coi là bị nhờn thuốc. Tuy nhiên, bạn không nên dùng bất cứ kháng sinh nào dài ngày trên mắt nếu không có bệnh tật gì thật cụ thể. Để rửa mắt hàng ngày, bạn nên dùng nước muối 9 phần nghìn (9 %o) hiện có bán sẵn tại các hiệu thuốc. * Thưa bác sỹ, có những nguyên nhân thông thường nào dẫn đến mù mắt khi về già? Hiện có bao nhiêu phần trăm người già bị mù, bao nhiêu phần trăm chữa được? (H.H.M, Đà Nẵng) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nguyên nhân lớn gây mù về già, đó là các bệnh: - Đục thể thuỷ tinh - Glôcôm (thiên đầu thống) - Thoái hoá hoàng điểm người già Cả 3 bệnh trên đều có những phương pháp điều trị hữu hiệu, với tỉ lệ thành công khác nhau. * Bệnh tăng nhãn áp là bệnh gì? Chữa bệnh này như thế nào? Bệnh này phải kiêng cữ gì không? HCM) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bệnh tăng nhãn áp có thể hiểu nôm na là áp lực các chất lỏng ở trong lòng con mắt bị tăng lên, gây rối loạn về tưới máu và dinh dưỡng cho thần kinh mắt. Bệnh nguy hiểm vì có thể gây mù loà. Điều trị bằng thuốc men là chủ yếu, phẫu thuật thường được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại. Người bị bệnh này nên tránh căng thẳng, tránh xúc động mạnh, thận trọng khi sử dụng thuốc. * Thưa bác sỹ, có những nguyên nhân thông thường nào dẫn đến mù mắt khi về già? Hiện có bao nhiêu phần trăm người già bị mù, bao nhiêu phần trăm chữa được? (H.H.M, Đà Nẵng) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nguyên nhân lớn gây mù về già, đó là các bệnh: - Đục thể thuỷ tinh - Glôcôm (thiên đầu thống) - Thoái hoá hoàng điểm người già Cả 3 bệnh trên đều có những phương pháp điều trị hữu hiệu, với tỉ lệ thành công khác nhau. * Em xin hỏi bác sỹ nếu em nhỏ thuốc V-ronto thường xuyên để cho mắt dễ chịu thì có hại gì không? Nghe nói nếu bị cận thì hàng tháng nên uống thuốc bổ mắt, có đúng không ạ? (Quỳnh Anh) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bất cứ thuốc gì nếu dùng lâu dài trên người đều không có lợi. V-ronto với thành phần chính là: chất sát trùng, chất co mạch, chất chống dị ứng, nên khi dùng trên mắt sẽ mang lại cảm giác êm dịu, nhưng dùng lâu dài thì không nên. * Em bị cận nặng, đã đeo kính áp tròng được 3 năm rồi, nay muốn mổ mắt thì có được không? Lan, 19t, HN) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cháu đã 19 tuổi, nếu số kính không tăng trong vòng 01 năm trở lại đây, không có bệnh gì khác, thì có thể đi mổ cận thị được. * Tôi thích đeo kính áp tròng vì có thể thay đổi màu mắt cho hợp thời trang. Nhưng hình như mắt tôi bị dị ứng vì sau khi đeo kính áp tròng mắt bị đỏ. Đeo lâu dài có hại gì không, thưa bác sỹ? (L.T.Hoàng 20t, Ha Noi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Kính áp tròng tuy đã có rất nhiều cải tiến về mặt chất liệu, hình dáng, màu sắc nhưng vẫn có một tỉ lệ bị kích ứng, viêm nhiễm hoặc thoái hoá giác mạc do đeo kính áp tròng. Bạn nên đi khám để được loại trừ các bệnh nói trên, trước khi có quyết định nên đeo kính áp tròng nữa hay thôi. * Tôi muốn hỏi: Nhiều khi có dịch đau mắt đỏ là do nguyên nhân gì? Gia đình tôi ở Hà Nội, vệ sinh rất sạch sẽ sao cả nhà vẫn bị đau? Cơ chế lây đau mắt là thế nào, có phải nhìn nhau cũng lây không? (Bui Co, Ha Noi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bệnh đau mắt dịch là do một loại virus gây nên. Có rất nhiều đường lây truyền: + Trực tiếp do dùng chung khăn mặt, chậu. + Do quan hệ vợ chồng. Sức sống của virus rất cao ở ngoài môi trường. Người khỏi bệnh vẫn có thể truyền bệnh cho người khác trong vòng 2 tuần. Vì vậy, mặc dù bạn đã tiến hành các biện pháp vệ sinh trên nhưng bạn vẫn có thể bị đau mắt. Tuy nhiên, cơ chế lây đau mắt không phải là do nhìn nhau! * Trên mắt tôi có rất nhiều mụn lấm tấm, có người gọi đó là mụn thịt, vậy muốn chữa có nguy hiểm không, tôi nên đến đâu để chữa? Chi phí có tốn kém không? (TT, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nốt như vậy thường là do trứng cá mặt hoặc u nang tuyến mồ hôi. Bạn nên đến khoa mắt Bệnh viện 108 hoặc Viện phẫu thuật tạo hình Hà Nội 37 Hai Bà Trưng để được điều trị bằng laser plasma hoặc laser CO2. Chi phí không lớn lắm. * Tôi muốn hỏi những nguyên nhân gây bong võng mạc là gì? Liệu bong võng mạc rồi thì có bị mù không và có cách nào chữa trị? Triệu chứng sắp bong võng mạc là như thế nào? (N.T.H, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Các nguyên nhân gây bong võng mạc gồm có + Một số thoái hóa võng mạc do các bệnh bẩm sinh và di truyền + Cận thị nặng + Chấn thương Bệnh có dấu hiệu báo trước như: Cảm giác ruồi bay, nhìn thấy chớp sáng lằng nhằng trên mắt, nhìn mờ hoặc thấy khuyết một phần trong trường nhìn. Bệnh là một cấp cứu của ngành Nhãn khoa vì tỷ lệ gây mù lòa cao. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều tiến bộ trong các kỹ thuật điều trị, nên tiên lượng điều trị sáng sủa hơn so với nhiều năm trước đây. * Tôi làm việc với máy vi tính suốt ngày, xin bác sĩ cho lời khuyên về bảo vệ mắt? - Bác sĩ Hoàng Cương: Nếu công việc với máy vi tính là một phần tất yếu của công việc của bạn thì tất nhiên, bạn nên chấp nhận làm việc với máy vi tính suốt ngày. Hiện nay, ngoài những khó chịu như mỏi mắt, đau đầu, khô rát mắt khi làm việc với máy vi tính lâu dài, người ta không đưa ra được những lý lẽ nào khác để khuyên mọi người nên từ bỏ máy vi tính. Bạn nên lựa chọn khoảng cách làm việc, môi trường chiếu sáng, độ lớn của các ký tự cho phù hợp. Nên nghỉ 5 phút bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ làm việc với máy tính. Thuốc có tính chất xoa dịu những khó chịu khi làm việc với máy vi tính được nhiều người biết đến là Computer eyes. Bạn có thể uống thêm sinh tố nhóm B và các sản phẩm chiết từ sụn vây cá mập. * Tôi muốn hỏi về phòng khám ở phố Bùi Thị Xuân có phải là của bệnh viện mắt Trung ương hay không? Tôi muốn khám ngoài giờ cho tin tưởng? - Bác sĩ Hoàng Cương: Phòng khám 16 Bùi Thị Xuân và 27 Bùi Thị Xuân là hai cơ sở bán công thuộc quản lý của Bệnh viện Mắt Trung ương. Bệnh viện đang trong giai đoạn cải tạo nâng cấp, thiếu thốn mặt bằng nên phải thuê mặt bằng hai cơ sở trên để khám chữa bệnh. Các phòng khám tư nhân khác tại phố Bùi Thị Xuân, phố Trần Nhân Tông, phố Bà Triệu đều không trực thuộc Bệnh viện mắt Trung ương. * Con em 6 tháng mà hay dụi mắt lắm. Hồi 2 tháng cháu hay chảy nước mắt đi khám bác sĩ bảo VKM cho nhỏ TORACIN ngày 6 lần thấy hết ghèn nhưng lâu lâu vẫn chảy nước mắt. Bây giờ thì ngày nào cũng có ghèn không nhiều, khô chứ không bị ghèn nước. Vậy VKM có nguy hiểm không có ảnh hưởng nghiêm trọng không? Tình hình như vậy có phải đi khám lại không? Nhìn lông quặm thì không thấy quặm vào. (P.Mai) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nguyên nhân gây viêm kết mạc kéo dài ở trẻ em thường là: quặm bẩm sinh, viêm tắc đường dẫn nước mắt. Nếu con bạn bị viêm kéo dài như vậy thì nên đi khám lại tại cơ sở chuyên khoa mắt. Viêm kết mạc nếu không có biến chứng và đơn thuần thì không gây giảm thị lực. *Tôi đang buồn quá, con gái tôi mới đi học lớp 1, khám sức khoẻ ở trường cho biết thị lực 2 mắt đều chỉ đạt 7/10 và bác sĩ ghi "2 mắt: có tật khúc xạ cần điều trị". Nó đọc còn chưa thạo, chưa biết đọc truyện, xem tivi thì cũng không hẳn là nhiều quá, không hề chơi điện tử, từ khi đi học thì cháu cũng chỉ học 1h buổi tối ở nhà, dùng đèn chống hại mắt. Thế mà Nhà tôi cả hai vợ chồng đều không cận thị, không viễn thị, nhưng mắt yếu (nhìn xa nhìn gần đều không rõ lắm). Trong các ông bà thì ông nội và ông ngoại đều cận thị, bà nội viễn thị (từ trẻ), bà ngoại bình thường. Vậy không rõ có liên quan gì đến yếu tố di truyền ? (Bong-bong) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cận thị chỉ có một tỷ lệ nhỏ do di truyền. Do vậy trong nhà bạn không có ai bị cận thị vẫn là điều bình thường. Hai mắt của cháu có thị lực 7/10 tức là cháu đã đạt được 70% của thị lực tiêu chuẩn, do vậy bạn không nên bi quan. Nếu có cận thị thì số kính của con bạn chắc chắn là dưới 1 đi- ốp, ngoài việc hướng dẫn cho cháu tư thế học, đọc, nguồn sáng hợp lý, cháu có thể dùng các thuốc điều trị bổ trợ cho cận thị như: Tobicom, Diffralene- E… * Con tôi có quầng thâm dưới mắt, bác sĩ nói phải tẩy giun, không hiểu tẩy giun có liên quan gì đến quầng thâm ở mắt không, định hỏi bác sĩ lại thấy đông bệnh nhân nên không dám hỏi nhưng cũng định cho con tẩy giun vì cháu cũng 2 tuổi rồi. (Mẹ bé Quỳnh) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bệnh giun sán có thể gây một vài bệnh lý tại mắt. Tuy nhiên, không gây thâm quầng mi dưới như bạn nói. Theo tôi, bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa mắt để loại trừ chắp lẹo, u máu là một nhóm bệnh gây sưng nề mi và thay đổi màu sắc da. Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc trả lời về các vấn đề mắt trẻ em: * Tôi có một cháu bé hiện nay 38 tháng tuổi. Từ lúc 34 tháng, mỗi khi xem ti vi cháu thường bị nheo mắt. Đi khám, bác sĩ cho biết cháu đã cận 5 độ. Nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị và hỏi phương pháp điều trị laser tại viện mắt có hiệu quả không? (Chị Phạm Tuyết Mai, 10/629 đường Giải Phóng) - Cháu mới 38 tháng tuổi mà bị cận 5 độ như vậy là cận thị bẩm sinh. Phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là đeo kính, còn điều trị Laser vẫn chưa áp dụng cho trẻ nhỏ. * Con trai tôi 15 tháng, tôi phát hiện ở mắt cháu có đốm đen ở phần trắng của mắt, vậy con tôi có vấn đề gì về mắt không?. Con tôi rất thích xem ti vi, nhất là lúc cháu ăn, có lúc cháu còn đòi đứng sát vào màn hình ti vi như vậy có hại nhiều không thưa bác sĩ? (MT, Thanh Xuân, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Qua mô tả sơ bộ như của bạn, thì có thể chỉ là một nốt ruồi trên kết mạc. Nốt ruồi này là lành tính không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, việc khám mắt toàn diện là rất cần thiết để khẳng định chắc chắn. Còn nếu con bạn thích xem tivi nhất là lúc ăn đặc biệt còn đòi đứng sát vào màn hình tivi là không tốt, không những cho mắt mà cho cả quá trình tiêu hoá của trẻ. Vì vậy không nên chiều theo ý trẻ đứng gần xem tivi nhất là lúc cho trẻ ăn. * Con gái tôi (7 tuổi) thường có rất nhiều rỉ mắt vào lúc sáng sớm, khi mới ngủ dậy. Cháu nói không thấy đau mắt, nhìn vẫn rõ. Xin BS chỉ giúp, như vậy có cần đi khám không? Nên khám ở đâu hoặc nên nhỏ thuốc gì cho cháu? Xin cảm ơn BS. (Lê Minh Loan, 35 tuổi, 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Cháu có nhiều gỉ mắt vào buổi sáng nhưng vẫn nhìn rõ, không có biểu hiện đau nhức mắt, như vậy khả năng cháu chỉ bị viêm kết mạc thông thường. Tuy nhiên, chị cần đưa cháu đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định đúng bệnh không nên tự ý tra thuốc. * Bác sĩ ơi, bé nhà em được 14 tháng tuổi, dạo này cháu xem ti vi cứ nheo mắt để nhìn. Bác sĩ tư vấn xem có phải là cháu bị cận không?. Bác sĩ cho em xin địa chỉ để cháu có thể đến kiểm tra mắt nữa ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều Phương Anh, 28 tuổi, 180 Lò Đúc) - BS Đỗ Quang Ngọc: Cháu 14 tháng xem tivi bị nheo mắt cũng có thể là biểu hiện của mắt bị cận thị nhưng cũng có thể là bình thường. Chị nên đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa khám để xác định chắc chắn. Ở Hà Nội, chị có thể đến Viện mắt Trung ương hoặc Viện mắt Hà Nội để khám. * Thưa bác sĩ, trên mí mắt bé nhà tôi (20 tháng) có những con như rận bám chặt, trước đó bé bị những con này bám trên đầu sau đó xuống mắt. Tôi không biết nguyên nhân lây bệnh từ đâu ra vì gia đình tôi vệ sinh rất sạch sẽ, không nuôi chó mèo. Bác sĩ cho tôi hỏi con vật này là gì? Nguồn gốc lây bệnh? Có gây hại gì tới mắt bé hay không? Rất cám ơn bác sĩ. (Phạm Phương Mai, 29 tuổi, 104/A7 Lê Đức Thọ, Gò Vấp) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Hiện tượng rận bám ở mắt có thể do từ các súc vật nuôi trong nhà truyền sang. Tuy nhiên, cũng có thể là loài rận bẹn (là loại rận từ bộ phận sinh dục của bố mẹ chuyển sang sang qua tiếp xúc). Để khẳng định rõ ràng, bạn nên đưa con đến khám ở cơ sở chuyên khoa mắt để có kết luận chắc chắn của bác sĩ. Những con rận bám trên mắt sẽ gây ra viêm mi mắt, cần thiết phải điều trị. Chủ yếu là vệ sinh mắt bằng cách rửa nước ấm và dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, chị cũng cần chú ý vệ sinh chăn màn, giường chiếu, các đồ dùng sinh hoạt kể cả bố mẹ. * Con trai tôi 3 tuổi và bị viêm kết mạc có giả mạc hơn 1 tháng. Tôi muốn hỏi việc dùng trong thời gian lâu như vậy các loại thuốc nhỏ mắt Tobrin, Tobrex, Tobradex có tác hại gì không? Trong các loại trên, loại nào chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, loại nào có thể kéo dài được. Cảm ơn bác sĩ! (HM, 28tuổi, Láng Hạ, HN) - BS Đỗ Quang Ngọc: Các thuốc trên đều là các kháng sinh, do đó không nên dùng kéo dài, đặc biệt là thuốc Tobradex còn có thành phần Steroids rất nhiều tác dụng phụ. Cháu bị viêm kết mạc có giả mạc, ngoài việc dùng thuốc kháng sinh thì cần thiết phải đến cơ sở y tế để bóc giả mạc hàng ngày, vì giả mạc là hàng rào ngăn cản không cho thuốc ngấm vào trong mắt, gây tình trạng viêm kết mạc kéo dài. * Xin hỏi các bác sĩ về trường hợp cháu nhà tôi như sau: Cháu khi sinh ra mắt vẫn bình thường, nhưng từ hai tuổi trở ra mắt cháu ngày càng lác, đi khám các bác sĩ nói cháu bị dị tật về khúc xạ tức là bị loạn thị gồm cả cận và viễn và đã cho cháu đeo kính từ khi 3,5 tuổi. Từ đó đến nay cháu được gần 7 tuổi nhưng mắt khi đeo kính thì ít lác, nhưng khi bỏ kính ra thì lác ghê gớm. Xin bác sĩ cho biết việc đeo kính phải tiếp tục đến bao giờ và khi cháu lớn lên thì xử lý, chữa trị như thế nào. (Đỗ Thái Bình, 34 tuổi, Thanh Xuân - Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Theo như bạn mô tả, thì cháu nhà bạn bị lác điều tiết. Đây là một hình thái lác đặc biệt thường đi kèm với tật khúc xạ và nếu là lác điều tiết toàn bộ, thì chỉ cần đeo kính, không cần phải mổ. Đeo kính giúp cháu nhìn rõ hơn và cải thiện được tình trạng điều tiết của mắt làm cho mắt cháu bé hết lác. Còn nếu cháu bị lác điều tiết một phần, thì ngoài việc đeo kính có thể cần thiết can thiệp bằng phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào mức độ khúc xạ của mắt và thị lực cũng như độ lác để quyết định việc đeo kính của cháu bé kéo dài bao lâu. * Con em được hơn 5 tháng, cách đây 1 tháng cháu phải đi thông tuyến lệ. Thông xong về thì không thấy chảy nước mắt nữa. Nhưng mấy hôm nay em lại thấy bé dụi mắt nhiều lắm, cứ dụi liên tục. Em tra thuốc muối thì thấy bé đỡ dụi hơn nhưng chỉ được 1 tý là lại dụi. Em không biết tại sao nữa. Các bác sĩ giúp em với nhé ( 124 Thuỵ Khuê, Hà Nội). Bé nhà tôi bị tắc tuyến lệ phải đi thông tuyến lệ. Thông được gần 1 tháng rồi. Không thấy nước mắt chảy nữa nhưng mấy hôm nay mắt lại hơi sưng, bé lại hay dụi mắt. Em nhỏ thuốc được một lúc nhưng chỉ được một lúc bé lại dụi mắt. Bác sĩ giúp tôi với(mẹ cháu Nguyễn Anh Dương). - BS Đỗ Quang Ngọc: Tắc lệ đạo ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, tuy nhiên sau khi đường lệ đã được thông thường là khỏi hoàn toàn. Con chị đã được thông lệ đạo và không bị chảy nước mắt lại như vậy ít khả năng cháu bị tắc lệ đạo lại. Còn nếu cháu dụi mắt là do rất nhiều nguyên nhân: như quặm bẩm sinh hay tật khúc xạ Do vậy chị cần đưa cháu đến cơ sở y tế khám để có biện pháp điều trị thích hợp. * Con gái tôi khi sinh ra đã bị có gỉ mắt. Khi cháu được 2 tháng tuổi, tôi có cho cháu đi khám và thông tuyến lệ nhưng không khỏi. Bác sĩ nói cháu bị lông quặm. Vậy có cách nào chữa dứt điểm được không bác sĩ. Vì bây giờ cháu vẫn bị ngứa dù tôi đã tra thuốc nhỏ mắt (tobrex) cho cháu thường xuyên?. (Nguyễn Văn Chí, 25tuổi, Bưu điện Hà Nội - 75 Định Tiên Hoàng, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Quặm bẩm sinh ở trẻ có thể đỡ hoặc hết khi trẻ lớn. Nếu khi trẻ ngoài 3 tuổi mà vẫn mắt vẫn bị quặm thì có thể bé sẽ phải phẫu thuật. Con bạn mới 2 tháng tuổi đã bị quặm bẩm sinh chưa cần thiết phải mổ, chỉ cần vệ sinh mắt và day mi mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tra thuốc Tobrex thường xuyên dễ gây hiện tượng “nhờn kháng sinh”. Bạn chỉ cần tra và rửa bằng nước muối sinh lý 0,9% là được. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa cháu đi khám bác sĩ để quyết định cháu có phải mổ hay không và thời điểm mổ thích hợp nhất. * Tôi có một cháu trai 5 tháng tuổi, bé sinh non 33 tuần và cân nặng 2 kg, BS Bệnh viện Từ Dũ ghi đi khám mắt ROP tại Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh (Saint Pon) cách nhau 2 tuần/1 lần và sắp tới là cách 3 tháng. Bác sĩ không cho bé thuốc gì cả và cứ khám mắt bé. Tôi hỏi BS sao cứ phải đi khám mà lại không có thuốc, tôi hỏi con tôi có phải bị ROP không? BS bảo nếu bị ROP là hai con mắt bị hư luôn, nhưng tôi trông con tôi nó có vẻ không sao cả, ngoại trừ mắt trái cứ chảy gỉ xanh mãi dính bết mắt do cháu bị viêm tuyến lệ đã 5 tháng nay, dù nhà vẫn thỉnh thoảng day gỉ cho cháu. Xin cho hỏi Bác sĩ cháu bé như thế là sao mà vẫn phải đi khám BS để theo dõi. Mắt bé như thế có ảnh hưởng đến thị lực không, vì cháu thích ngó xem tivi lắm, dù tôi biết bé nhỏ dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi thường xuyên (Thanh Nhung, 34tuổi, 022 lô D C/C Ấn Quang, Q.10, TP.HCM) - BS Đỗ Quang Ngọc: Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (< 1,6 kg). Mạch máu võng mạc ở mắt là phần cuối cùng phát triển hoàn thiện cho đến khi thai nhi đủ tháng, nhưng ở nhiều đứa trẻ đẻ non những mạch máu này không được phát triển hoàn thiện, sự phát triển bất thường này có thể dẫn đến những tổn hại của võng mạc và ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ mù vĩnh viễn cả hai mắt. Nếu lần khám thứ 1 chưa thấy bệnh hoặc bệnh ở giai đoạn nhẹ thì cháu sẽ được khám lại sau 2 tuần cho tới khi cháu bé được 40 - 42 tuần tuổi, hoặc tới khi mạch máu ở võng mạc phát triển một cách đầy đủ. Nếu khám thấy bệnh ở giai đoạn nặng hơn thì cháu sẽ được khám lại trong vòng 1 tuần để khi có chỉ định điều trị sẽ được điều trị ngay. Tuy nhiên, cháu đã 5 tháng tuổi thì có thể khẳng định là cháu không còn bị bệnh ROP nữa. Còn hiện tại cháu bị chảy gỉ xanh dính bết mắt thì có khả năng cháu bị tắc lệ đạo bẩm sinh và bị viêm kết mạc. Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ có thể tự khỏi trong năm đầu. Tuy nhiên với tình trạng viêm kéo dài như vậy, đã điều trị nội khoa không đỡ thì cần thiết phải thông lệ đạo. Còn việc thích cháu thích xem tivi chứng tỏ là mắt cháu nhìn được và không bị bệnh ROP, còn việc xem tivi thường xuyên cũng không tốt. * Chào bác sĩ, con gái tôi được 3 tuổi. Cách đây mấy tháng tôi để ý thấy con tôi hay nheo nheo mắt khi xem tivi, và có khi nghiêng nghiêng nữa. Tôi nghĩ bé bị cận do di truyền từ mẹ nên đã cho đi khám ở cửa hàng kính mắt gần Bộ Y tế - Giảng Võ. Nhưng họ nói bé chưa biết chữ phải vào viện mắt. Tôi tự điều chỉnh bằng cách giảm giờ xem tivi của con thấy cũng đỡ nhiều nhưng không hết hẳn. Tôi muốn cho bé đi khám để biết có phải đó là hiện tượng cận thị không. Xin bác sĩ cho biết với các bé chưa biết chữ thì bác sĩ làm thế nào để chẩn đoán chính xác. Rất mong nhận được tư vấn của bác sĩ. Xin cảm ơn. (Đặng Thu Dung, 29 tuổi, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Cháu hay nheo mắt và nghiêng đầu để xem ti vi có khả năng là bị tật khúc xạ (có thể là cận thị, viễn thị hoặc loạn thị). Để chắc chắn cháu có bị tật khúc xạ hay không, loại tật gì và mức độ bao nhiêu thì cần phải đưa đến cơ sở y tế khám. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có các phương pháp đo khúc xạ khách quan để xác định chính xác tật khúc xạ của cháu ngay cả khi cháu chưa biết nói! Từ đó sẽ đưa ra lời khuyên là cháu có phải đeo kính hay không cũng như số kính phải đeo. * Bé của tôi uống Canxi, có lẽ do nóng quá nên nổi mẩn đỏ khắp cả người và bé cứ chớp mắt liên tục. Tôi nghĩ có lẽ do mi mắt cuả bé cũng bị nổi mẩn đỏ nên bé bị xốn mắt. Tôi đã dẫn bé đi Bệnh viện mắt ở đường Điện Biên Phủ, bác sĩ cho uống Tobicom và thuốc nhỏ mắt cho bé, tôi quên tên thuốc rồi, hình như là Kodo… Mắt của bé không bị đỏ. Mặc dù bé có ít chớp mắt hơn nhưng không hết hẳn. Bây giờ phải làm sao? Phải đổi loại thuốc nào và thị lực của bé có bị ảnh hưởng không? (Chuc Huong) - BS Đỗ Quang Ngọc: Chớp mắt là một phản xạ tự nhiên và có lợi cho mắt. Nó cũng có thể là bình thường hoặc là biểu hiện bệnh lý ở mắt. Việc xác định chính xác cần phải đưa cháu đi khám chuyên khoa Mắt. Nếu cháu có bệnh ở mắt thì cần thiết phải điều trị, còn hiện tượng chợp mắt bình thường thì không có gì đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến thị lực. * Bé nhà tôi được gần 9 tháng tuổi có hiện tượng lác trong hai nhãn cầu chụm vào gần nhau khi tập trung nhìn vào một vật. Tôi muốn hỏi có biện pháp nào khắc phục không. Tôi cũng nghe nói sau này có thể phẫu thuật nhưng không biết phẫu thuật sẽ được tiến hành như thế nào và có kết quả khả quan không, liệu có ảnh hưởng gì đến bé không? Tôi rất lo vì bé là con gái nên trông mất thẩm mỹ quá, bé lại còn mắt to mắt nhỏ nữa chứ. (NSCC) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Cháu 9 tháng tuổi mà bị lác, cần phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt vì lác mắt có thể là một biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng ở mắt. Sau khi khám mắt bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thức hợp cho từng trường hợp như đeo kính hay tập nhược thị hoặc mổ… Việc điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị lác mắt không những giúp cho cải thiện thẩm mỹ mà còn phục hồi thị giác hai mắt. Việc phẫu thuật lác được tiến hành sau gây mê và kết quả thường là tốt. * Tivi nhà em 21 inch, vậy bé (1,5 tuổi) cần đứng cách xa bao nhiêu để xem mà không ảnh hưởng đến mắt? An Vũ). * Thằng bé nhà em mắt hơi bị hiếng, mà nó rất thích xem tivi, có phải ngăn không cho nó xem nhiều không? Và cho con đi chữa ở đâu được? (mẹ bé Khang) - BS Đỗ Quang Ngọc: Khoảng cách từ chỗ ngồi đến chỗ đặt tivi thích hợp gấp 2,5 lần kích thước ti vi. Như vậy, với tivi 21 inch, chị nên để khoảng cách từ chỗ cháu xem đến nơi đặt tivi khoảng (2,5x21 inch) tức 1,7m. Với cháu Khang, nếu bị hiếng cần đi khám BS mắt để có chuẩn đoán và điều trị thích hợp. * Bé nhà tôi được hơn 10 tháng rồi. Bé thường rất hay dụi mắt, mắt hay có gỉ. Tôi phân vân không biết có nên nhỏ thuốc muối hàng ngày cho bé không và nhỏ thường xuyên thì có hại không? (mẹ bé Khôi) Tôi lau mắt hằng ngày cho con bằng nước muối loãng thì có ổn không? Bé nhà tôi hay dụi mắt lắm, tôi sợ tay bẩn làm đau mắt nên cứ lau bằng nước muối để đề phòng (mẹ bé Vũ Nhật Minh) - BS Đỗ Quang Ngọc: Cháu hay bị dụi mắt và mắt có gỉ là bị viêm kết mạc nên cần đưa cháu đến khám và điều trị bác sĩ. Tuy nhiên chị cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày và thường xuyên cho cháu mà không có hại gì. Chị không nên tự ý pha nước muối mà mua loại nước muối sinh lý 9 phần nghìn vì nếu pha không đúng sẽ gây ngứa và đỏ mắt. * Con gái tôi được 33 tháng, hiện đang điều trị Hen bằng khí dung Pulmicort, gần đây tôi thấy cháu hay chớp mắt, cứ vài giây chớp một lần, giống như người lớn khi bị lông mi rụng vào mắt (nhưng tôi xem thì không thấy lông mi rụng), cháu chỉ chớp mắt, không kêu ngứa hay đau, nhưng mọi khi thì không có biểu hiện như thế. Và mắt của cháu hình như hơi sụp mi nhẹ, chỉ hơi hơi thôi. Vậy khả năng là bị sao hả bác sĩ? Nếu cần nên đi khám ở đâu ạ? Liệu có phải cháu bị nấm ở trong mắt do dùng Pulmicort lâu dài không? (Linh) - BS Đỗ Quang Ngọc: Con gái bạn bị hen, trên lý thuyết cháu có thể bị viêm bờ mi- kết mạc do dị ứng. Mặt khác cháu có dùng thuốc xịt kéo dài- có chất ức chế miễn dịch, vì vậy có thể gây ra chứng khô mắt hoặc các viêm nhiễm trên toàn thân và tại mắt. Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa mắt. * Bé nhà tôi được 2 tuổi rồi cũng có hiện tượng lác trong hai nhãn cầu chụm vào gần nhau khi tập trung nhìn vào một vật nhưng bé vẫn đánh nhãn cầu theo hướng nhìn rất nhanh. Hồi bé được 7 tháng tôi cho bé lên viện mắt khám thì bác sĩ nói không phải bị lác mà là hiện tượng bẹt mi. Gần đây tôi có bà bác sĩ chuyên khoa mắt đã nghỉ hưu là người quen thỉnh thoảng khám cho cháu cũng nói vậy. Theo bác sĩ đây là hiện tượng gì. Tôi có cần phải đưa con đi khám nữa không. (mẹ cháu Tạ Thuý Quỳnh) - BS Đỗ Quang Ngọc: Bẹt mi là hiện tượng hay gặp ở trẻ, dễ gây nhầm với lác trong. Nếu cháu đã được khám ở chuyên khoa Mắt, chỉ bị bẹt mi đơn thuần mà không có bệnh lý gì khác thì không có gì đáng lo ngại cả. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nếu bị bẹt mi thường hay có tật khúc xạ đi kèm. Nếu sau này bẹt mi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ thì có thể làm phẫu thuật thẩm mỹ cho cháu ********************************************************************************************** on gái em đi khám bác sĩ tại Đà Nẵng thì được chuẩn đoán là mắt trái của cháu yếu hơn mắt phải do bị lác, nên khi nhìn xa cần điều tiết thì cháu chỉ sử dụng mắt phải. Bác sĩ tại Đà Nẵng tư vấn theo dõi và mổ, hiện tại cháu mới được 40 tháng tuổi. Vậy cho em hỏi, nếu mổ thì có ảnh hưởng gì không nếu cháu ở tuổi này. Và có cần thiết phải mổ không, và nếu mổ thì nên mổ ở đâu là tốt nhất. Em cám ơn bác sĩ rất nhiều. (Tô Vân Anh, 30 tuổi, Nữ, Đà Nẵng) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Nguyên nhân gây lác ở tuổi này thường do tật khúc xạ viễn thị hoặc cận thị cao ở một mắt. Do đó, trẻ phải được khám xác định tật khúc xạ nào và chỉnh kính theo dõi tiếp. Trong trường hợp này, độ lác có thể giảm hoặc hết lác. Nếu đeo kính một thời gian, còn độ lác mới điều chỉnh bằng phẫu thuật sau. Cháu nên được khám và mổ tại cơ sở chuyên khoa về mắt và có bác sĩ chuyên về lác. Cháu bị cận 1.5 độ nhưng cháu lười đeo kính, chỉ lúc nào học cháu mới đeo thì có phải là mắt sẽ càng ngày càng tăng độ hơn là không đeo kính không ạ? (Lại Văn Điểm, 20 tuổi, Nam , mattroitihon_lp@yahoo.com) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân (trái) đang trả lời độc giả PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Nếu cháu không phải làm việc căng mắt thì không cần phải đeo kính, nhưng khi muốn nhìn rõ thì cháu nên đeo kính. Ví dụ như ngồi học trong lớp thì phải đeo kính. Nếu không đeo kính thì số kính sẽ tăng lên khi mà cháu phải cố gắng nhìn. Trước đây khoảng 5 tháng tôi bị viêm giác mạc mắt trái đã chữa khỏi, nhưng từ đó dến nay mắt trái thường hay bị ẩm, mí mắt trái lớn hơn mí mắt phải khi ngủ dậy, thường đỏ cả 2 mắt khi ngủ dậy,mắt trái có vẻ nặng hơn (cảm thấy năng hơn lúc bình thường) mắt phải Xin tư vấn và cho xin đơn thuốc để chữa.Tôi xin chân thành cảm ơn. Ba Chuc, 61 tuổi, Nam , 66A Pham Van Nghi-Da Nang) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Viêm giác mạc thường hay tái phát. Nếu bạn vẫn còn cảm giác khó chịu theo các triệu chứng đã mô tả thì nên đến bác sĩ khám lại để có chỉ định điều trị đúng đắn. Cháu có mắt trái từ khi học lớp 9 tới giờ nó bị mờ dần, mắt phải của cháu vẫn bình thường, cháu đi khám thì bác sĩ nói là bị nhược thị, cháu chưa hiểu về bệnh này lắm. Đo khám thì mắt phải của cháu là 10/10 còn mắt trái thì 0/10 cháu nhìn mọi thứ nhòe hết và không rõ một thứ gì cả. Vậy bác sĩ có thể cho cháu biết phương hướng điều trị như thế nào để có hiệu quả tốt được không ạ? Thông tin liên hệ: Lê Văn Sơn SĐT: 0976575345 Email: leson1987@gmail.com - (Lê Văn Sơn, 24 tuổi, Nam , tp HCM) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Mắt trái của cháu được chẩn đoán là nhược thị, tức là thị lực kém trong thời gian dài ở một mắt không được phát hiện kịp thời. Đặc biệt, nếu mắt kém khi tuổi càng nhỏ thì mức độ nhược thị càng sâu và khó phục hồi. Cháu rất hay bị mỏi mắt sau mỗi lần ngồi máy tính dù không ngồi lâu. Đặc biệt cứ ngồi trong lớp là cháu hay bị mỏi mắt và mất tập trung dẫn đến buồn ngủ nhưng không phải do cháu thiếu ngủ. Bác sĩ làm ơn chỉ cho cháu biết mắt cháu như thế là triệu chứng của bệnh gì và cách khắc phục. Cháu hiện đang đeo kính cận 1 mắt 3,5 và 1 mắt 2,5. Cháu xin cảm ơn bác sĩ! - (BÙI CÔNG DÂN, 21 tuổi, Nam , 407-B7 KTX ĐHBKHN) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: bản thân mắt bị cận đã yếu hơn mắt bình thường. Vì vậy khi tập trung nhìn lâu dễ bị mỏi mắt, thậm chí có thể đau nhức mắt và đau đầu. Bạn cần phải tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, luyện tập giữa giờ trong lúc làm việc. Cách một tiếng thì bạn nên nhắm mắt lại, dùng hai tay massage lên mắt và xung quanh mắt trong khoảng 5 phút. Ngoài ra, bạn có thể uống một số thuốc bổ mắt như Tobicom, viên gấc… Mắt tôi hiện đang dùng kính lão 1,2 diop. Vậy khoảng bao lâu sẽ tăng số và làm thế nào để biết khi mắt tăng số (nguyen tien hung, 56 tuổi, Nam, ba dinh-hanoi) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh (phải) đang tham gia trả lời trực tuyến tại VOVNews Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Mức độ tăng kính lão không giống nhau ở mọi người và không theo quy luật nhất định. Khi tuổi càng cao thì kính càng tăng. Có thể khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sự thay đổi số kính hoặc khi nào bác đọc báo, đọc sách thấy khó khăn và lệch dòng thì nên đi thử kính. Mắt em thường nhìn xa không thấy, có phải em bị cận không?(Nguyen Thi Thu Ly, 23 tuổi, Nữ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Đúng. Cận thị là tật khúc xạ của mắt, thị lực giảm khi nhìn xa. Xin chào Bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi một câu về bệnh mắt của em. Em bị cận đã lâu và hiện tại là 2 độ (cả 2 mắt). Công việc là ngồi máy tính suốt 8 tiếng một ngày nên mắt rất mỏi mà không dám tra thuốc gì. Hiện giờ mắt trái em có những đốm đen nhờ nhờ như một cái màng che. Nhìn ra chỗ sáng thì thấy càng rõ những đốm đen và nó cứ nhảy theo khi mắt mình di chuyển hướng nhìn. Em có đi khám thì bác sĩ nói em bị hiện tượng ruồi bay không sao rồi cho thuốc về tra cách đây 1 năm rồi. Giờ em thấy nó ngày càng xuất hiện nhiều, buổi tối tắt đèn thì thấy mắt như bị lóa nên rất sợ mình bị đục thủy tinh thể hay cườm. Rất mong lời giải đáp của bác sĩ. Em chân thành cảm ơn 29 tuổi, Nữ, minhthuy2212@yahoo.com) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Cận thị 2 diop ở người trẻ và làm việc với máy tính 8 giờ/ngày sẽ gây hiện tượng mắt mệt mỏi. Do đó, bạn có thể thấy các triệu chứng như: Hoa mắt, nhìn đốm mờ. Hiện tượng này, bạn có thể khắc phục bằng cách thư giãn mắt giữa thời gian làm việc khoảng 1-2 phút, bằng cách phóng tầm mắt ra xa và massage mi mắt. Còn triệu chứng đốm đen do đục thuỷ tinh thể như bạn mô tả không thấy ở người trẻ tuổi mà chỉ thấy ở những người trên 60 tuổi. Em bị lên mụn thịt ở mí mắt (có người bảo là lên lẹo). Đi khám bác sỹ chỉ định đốt bằng laser, những người đã mắc phải bệnh này thì khuyên nên chữa bằng mẹo, còn đốt một thời gian sau sẽ lên lại. Xin hỏi bác sỹ em phải làm cách nào hiệu quả. Xin cảm ơn bác sỹ! - (bùi ngọc hưng, 32 tuổi, Nam, Đà Nẵng) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Mụn thịt và lẹo ở mắt là hai bệnh khác nhau. Nếu bị mụn (có thể gọi là hạt cơm) thì chỉ định điều trị bằng laser là đúng đắn. Nếu bị lên lẹo thì ở giai đoạn đầu khi chưa làm mủ thì có thể điều trị chườm nóng, chạy điện sóng ngắn hoặc bấm huyệt. Khi lẹo đã tạo mủ thì bạn cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chích lẹo. Thưa bác sĩ làm cách nào để nhận biết mắt mình bị cận thị hay bị các bệnh về mắt như đau mắt đỏ và cách phòng chống bệnh mắt đỏ. Em xin cám ơn! - (LƯU VIỆT QUỐC, 23 tuổi, Nam, nis.vietquoc@hotmail.com.vn) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Cận thị và đau mắt đỏ là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mắt mình có triệu chứng bất thường thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nên khi thấy có người bị đau mắt đỏ thì không nên tiếp xúc trực tiếp, không dùng chung đồ, và bạn nên giữ gìn vệ sinh đôi mắt của mình. Em xin hỏi bác sĩ tại sao mắt em dạo này rất yếu ngồi lâu khi đứng dậy hay bị choáng lắm, nhìn xa thì chỉ thấy mờ mờ không nhìn được rõ. Vậy đó có phải là biểu hiện của cận thị không bác sĩ hay la do em bị thiếu máu não ạ? (Nguyễn Thị Hạnh, 17 tuổi, Nữ, 50/23/22/9 đường số 9 phường 16 quận Gò Vấp) Khám mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Triệu chứng choáng khi thay đổi tư thế có thể gặp ở nhiều bệnh (thiếu máu não, huyết áp…, thậm chí là khi đói). Tuy nhiên, nếu có kèm triệu chứng nhìn mờ thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chào bác sỹ. Tôi hiện nay đang bị cận 4 diop. Tôi đang rất lo lắng cho tình trạng mắt của mình vì ngày nào tôi cũng phải ngồi trước máy tính hàng giờ đồng hồ. Có khi phải làm việc thâu đêm. Xin hỏi bác sỹ có cách nào để cho mắt không tăng độ lên được không vì tôi rất sợ tăng độ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của tôi. Có những phương pháp, thuốc chữa nào giúp cho đôi mắt được khỏe hơn không trong điều kiện công việc như của tôi. Và tôi nghe nói là càng về trung tuổi thì độ cận của mắt sẽ giảm đi và hết cận. Như vậy có đúng không? Xin chân thành cảm ơn bác sỹ. Chúc bác sỹ sức khỏe (Lê Ngọc Liêm, 27 tuổi, Nam , 5/129 Trần Quốc Toản, Tp Huế) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Khi mắt bạn bị cận thị 4 diop và làm việc nhiều giờ trong ngày chắc chắn mắt bạn sẽ bị mệt mỏi và tăng số. Bạn nên lập kế hoạch làm việc phù hợp và có thời gian thư giãn mắt khoảng 1-2 phút trong thời gian làm việc bằng việc phóng tầm mắt ra xa và massage mi mắt. Không có thuốc chữa khỏi bệnh cận thị và giảm độ cận thị mà chỉ có thể phòng không tăng số tiếp bằng phương pháp đã nêu trên. Khi tuổi cao lên thì độ cận thị sẽ giảm do mắt bị lão thị. Con tôi năm nay tròn 1 tuổi. Mắt cháu có những gân đỏ, thỉnh thoảng cháu bị đau. Tôi có tra thuốc muối nhỏ mắt 0,9%. Xin hỏi con tôi có nghiêm trọng không và đi khám ở đâu? - (nguyen thi thuyen, 24 tuổi, Nữ, Hải Phòng) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Nếu mắt đỏ và ngứa thì bạn nên cho con đi khám ở phòng khám BV Mắt Trung ương. Đặc biệt là triệu chứng này tái đi tái lại nhiều lần. Cách đây khoảng 15 năm, tôi bị đau mắt đỏ, do chủ quan không chữa (một thời gian sau thấy mắt tự khỏi) dẫn đến cả 2 mắt bị quặm, vì vậy tôi thường xuyên phải nhổ quặm mi. Vậy bác sỹ có thể cho tôi biết cách chữa quặm mi hiệu quả nhất mà không mất nhiều thời gian (do đặc thù công việc). Tôi xin chân thành cảm ơn. Nữ, Bắc Kạn) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Khi đã được chẩn đoán là quặm, chỉ định duy nhất là mổ. Vì nếu không mổ thì lông quặm sẽ chạm vào giác mạc và có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực. Bạn nên đến khám bác sĩ để có chỉ định điều trị càng sớm càng tốt. Thời gian điều trị cũng không quá lâu, trong khoảng 1 tuần là mắt bình phục. Xin bác sĩ cho cháu biết, hiện nay đã có loại thuốc nào để điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể hay chưa ạ? Để tránh bị bệnh này thì phải bảo vệ mắt của mình như thế nào ạ? (Le Hong Van, 26 tuổi, Nữ, Ninh Bình) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Không có loại thuốc nào điều trị đục thuỷ tinh thể. Chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo. Mắt trái của em bị mờ từ nhỏ, khi em nhìn chăm chú một cái gì đó thì con ngươi bị lệch vào trong, người ta hay gọi là mắt bị lé. Xin hỏi bác sĩ liệu có thể chữa được mắt của em sáng bình thường như mắt phải không ạ? huyen trang, 22 tuổi, Nữ , thanh xuan bac-ha noi) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bệnh của bạn, trong y học gọi là lác. Bệnh này nên được phát hiện và chữa từ khi còn nhỏ. Ở tuổi bạn, có thể chỉnh lại lác để giải quyết vấn đề thẩm mỹ chứ hoàn toàn không giải quyết được vấn đề thị lực. Cháu chào bác sĩ. Mắt của cháu hay bị lông mi quặm (lông mi mọc ngược vào trong mắt) rất khó chịu. Mỗi lần bị như vậy cháu chỉ biết nhờ người thân lấy nhíp nhổ chiếc lông đó đi. Vậy có cách nào giúp cháu không bao giờ phải gặp lại tình trạng này nữa hay không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều! - (Mai Hong Ha, 25 tuổi, Nam, Bắc Giang) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Khi bạn có lông quặm, việc loại bỏ những lông quặm chỉ là biện pháp tạm thời. Bạn nên đi khám nếu mức độ quặm, số lông quặm nhiều thì phải phẫu thuật. Nếu để lâu có thể sẽ gây biến chứng viêm loét giác mạc. Thưa bác sĩ, tôi năm nay 17 tuổi đang học lớp 11 tại Hà Nội, sang năm tôi muốn thi tuyển phi công, nhưng mắt trái của tôi lại bị cận vừa thôi, mắt phải bình thường. Tôi muốn mổ mắt trái bị cận, như vậy có mổ được không và mổ rồi lâu dài có tái phát hay ảnh hưởng gì không? Tôi có làm phi công được không? Xin cám ơn bác sĩ.(Lưu Tuấn Hưng, 17 tuổi, Nam, Hà Nội) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Nếu bạn bị cận một mắt là một trong nhiều chỉ định của phương pháp mổ cận thị bằng laze. Bạn có thể mổ mắt bị cận nhưng phẫu thuật nào cũng có tỷ lệ phần trăm nhất định biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn. Để làm phi công, bạn nên mổ và sau mổ bạn nên theo dõi tại cơ sở phẫu thuật. Em bị đau mắt đỏ đã gần 1 năm nay. Em tự mua thuốc Cloxit H để tra. Giờ mắt của em rất kém và có nhiều dử mắt. Vậy em phải làm thế nào, thưa bác sĩ? - (Minh Hanh, 25 tuổi, Nam, Hà Nội) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Khi bạn bị đau mắt đỏ gần 1 năm, tức là mắt của bạn cần được khám và chẩn đoán xác định bệnh. Bạn tự sử dụng thuốc Cloxit H là rất nguy hiểm, vì thuốc này có tác dụng phụ gây tăng nhãn áp, ảnh hưởng lớn đến thị lực. Có thể hiện nay bạn đã bị tác dụng phụ này. Đề nghị bạn đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt ngay. Tôi bị cận từ nhỏ, đến thời điểm này mắt tôi bị giảm thị lực, võng mạc dần bị suy thoái. Làm thế nào để ngăn chặn sự suy thoái? Nếu điều không may xảy ra tôi có bị mù không và làm thế nào để chữa trị. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên! - (tran phuong, 45 tuổi, Nữ, quận 7, TP HCM) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bạn phải đi khám ngay để được tư vấn cách chăm sóc, giữ gìn đôi mắt, đồng thời phát hiện sớm những tổn thương do bệnh cận thị gây nên. Mắt của tôi hay bị ngứa, tôi đi khám mắt bác sĩ nói mắt tôi bị viêm kết mạc dị ứng mãn tính, bác sĩ có bán thuốc cho tôi về uống và nhỏ nhưng không hết. Vậy giờ tôi phải điều trị bằng cách nào? - (Triệu Thị Vân, 39 tuổi, Nữ, Kon Tum) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Với bệnh của bạn thì phải thường xuyên dùng thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, thuốc chỉ để giảm triệu chứng chứ bệnh này không thể điều trị dứt điểm được. Cháu thấy nhiều người bảo không nên mổ cận thị vì nhiều khi rất dễ gây mù loà. Có người để ý thấy trong viện mắt các bác sĩ toàn đeo kính chứ không có ai mổ cận thị cả. Xin bác cho cháu lời khuyên về trường hợp này? Năm nay cháu 34 tuổi, bị cận 4 diop. Như vậy có nên mổ mắt hay không ạ? (Triều Văn, 34 tuổi, Nam, Hà Nội) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Cận thị không phải là bệnh. Để chỉnh tật cận thị thì có thể đeo kính hoặc mổ. Vì vậy, tuỳ từng sở thích, điều kiện làm việc của từng người mà lựa chọn phương pháp chỉnh tật bằng phẫu thuật hoặc đeo kính. Cháu chào cô Khánh Vân. Khoảng 2 tuần nay cháu cảm thấy mắt trái hay bị nháy nhiều lần. Cứ đang bình thường nói chuyện với người khác, nghĩ đến hiện tượng đó là cháu lại bị nháy mắt. Cảm giác như mắt mình nó cũng đập giống như tim đập. Cháu không bị các tật về mắt. Ngày nào cháu dùng máy tính khoảng 8h/ngày. Liệu cháu có bị bệnh gì về mắt không? Cám ơn cô. (Nguyễn Thị Bích Huệ, 26 tuổi, Nữ , Giảng Võ Ba Đình HN) Khi phát hiện bất thường ở mắt, tốt nhất là đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Triệu chứng trên có thể do bạn ngồi làm việc trước màn hình trong thời gian dài. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên để mắt nghỉ ngơi sau 1-1,5 giờ làm việc. Và bạn cần “tập thể dục” cho mắt bằng cách nhắm mắt và massage mắt và vùng xung quanh mắt khoảng 5 phút. Bạn có thể tra thuốc Computer eye drops để bảo vệ mắt. Lời đầu tiên cho tôi xin được gửi lời chào chúc sức khoẻ tời Bác sĩ Phạm Khánh Vân. Sau đây tôi có câu hỏi xin được nhờ bác sĩ giải đáp giúp. Tôi có cậu con trai tên là Trần Duy Phúc, năm nay 11 tuổi. Thể trạng của cháu phát triển rất tốt, hầu như không gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Năm cháu lên 3 tuổi, gia đình thấy 2 mắt của cháu hơi có màu đỏ. Sau đó gia đình đưa cháu đi khám tại trạm xá xã. Theo chuẩn đoán ban đầu của trạm trưởng trạm xá thì cháu bị đau mắt và kê thuốc cho gia đình về nhỏ (thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ em). Sau khi nhỏ được 2 ngày thì mắt cháu bớt đỏ và trở lại bình thường sau vài ngày sau. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau, mắt cháu lại bị đỏ như lần trước và cộng thêm nước rỉ màu vàng. Lo sợ mắt cháu bị ảnh hưởng khi lớn lên, gia đình tôi đưa cháu lên Bệnh viện Mắt TW khám và cũng được chẩn đoán là đau mắt rồi kê đơn thuốc mua về nhỏ. Lần này cũng giống như lần trước sau khi nhỏ thuốc do Bệnh viện Mắt TW hướng dẫn cũng chỉ được khoảng 5 tháng mắt lại đỏ trở lại. Quá sốt ruột, gia đình có đưa cháu đi khám tại các cơ sở Mắt tốt nhất tại Hà Nội. Điểm cuối cùng khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm (thử máu, thử phản ứng ) sau đó đưa ra kết luận bi "Dị ứng mùa xuân". Kèm theo đó là phác đồ điều trị, thuốc nhỏ và tiêm vaccine. Cụ thể, ban đầu tiêm 2 mũi/tuần, sau đó 1 mũi/tuần và cứ thế giãn dần đến bây giờ là 1 mũi/tháng. (lịch tiêm này đã được thực hiện 6 năm nay, từ khi có kết quả tại bệnh viện Bạch Mai. Vấn đề đặt ra, đã khám nhiều nơi và điểm dừng chân cuối cùng tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2005 nhưng cho đến nay 2 mắt của cháu vẫn đỏ, kèm theo đó là nước màu vàng chảy ra có mùi tanh. Xin hỏi bác sĩ Vân đưa ra lời khuyên giúp gia đình có phương án chữa cho cháu hiệu quả nhất. Cách đây 1 tuần (tức ngày 20/3) do mắt cháu bị đỏ cộng với nhiều rỉ, nước màu vàng chảy ra. Gia đình có đưa lên khám tại Bệnh viện Mắt TW, kèm theo là đơn thuốc nhỏ mắt: lọ Alegysal và lọ Efmoline. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ và chúc Bác sĩ mạnh khoẻ! Người viết câu hỏi. Trần Thị Nụ, Mẹ cháu Phúc. Điện thoại: 01666251257 - (Trần Thị Nụ , 37 tuổi, Nữ, Trực Cát - Trực Ninh - Nam Định ) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Bệnh dị ứng thì không thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, khi bệnh có những đợt kịch phát thì cần phải được điều trị vì nếu không điều trị thì bệnh có thể gây biến chứng lên trên giác mạc và ảnh hưởng đến thị lực. Cháu chào bác Vân và chương trình. Bác ơi, cho cháu hỏi chút nhé. Không hiểu sao khi cháu đi ngủ bác ạ,nước mắt cháu cứ chảy ra thì mới ngủ được. Nếu cháu nằm nghiêng thì nước mắt 2 bên chảy vào nhau làm rát mắt lắm bác à. Cháu cũng tìm hiểu và biết bệnh của cháu là tắc tuyến lệ phải không bác. Nhưng cháu vẫn còn phân vân về việc dùng thuốc hay phẫu thuật để chữa trị. Cháu là sinh viên nên việc phẫu thuật không biết là cháu có đủ chi phí không nữa với lại thời gian chữa trị không biết bao lâu, có ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày không bác? Bác có thể cho cháu sự lựa chọn tốt nhất để chữa trị bệnh của cháu không ạ? Bình thường thì ban ngày nước mắt cháu không chảy nhưng cứ nằm xuống đi ngủ thì nước mắt mới chảy. Nếu cháu chờ 2 năm nữa ra trường rồi chữa trị thì có sao không bác. Cháu mong bác trả lời những câu hỏi của cháu, cháu xin cảm ơn bác và chương trình. tuổi, Nam, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) PGS.TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Chảy nước mắt là nguyên nhân của rất nhiều bệnh, trong đó có viêm tắc lệ đạo. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Thưa bác sĩ, gần đây em có thấy mi mắt của mình tự nhiên lốm đốm bạc ở chân. Vuốt nhẹ thì thấy bị rụng một số cái. Hiện tượng này xuất hiện sau một lần em sử dụng mascara. Em xin hỏi bác sĩ đây chỉ là một dị ứng bình thường thôi hay là biểu hiện của bệnh về mắt? Em có phải sử dụng thuốc không ạ ? (Quỳnh Hương, 22 tuổi, Nữ, Cầu Giấy - Hà Nội) Một ca phẫu thuật đục thủy tinh thể PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bệnh của bạn có thể là viêm mi mắt có nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Vì vậy, bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa để làm xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện tôi bị xuất huyết võng mạc và bị bong võng mạc, cho tôi hỏi bác sỹ là trường hợp của tôi nếu mổ thì có trở lại bình thường không? - (Nguyễn Phương Nam, 48 tuổi, Nam, Chi Cục Thú Y Vĩnh Long) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Đây là bệnh nguy hiểm có thể gây mù loà vì vậy bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Còn việc có phục hồi thị lực hoàn toàn hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tôi bị tai nạn giao thông, mắt bên trái của tôi bị teo gai thị, không nhìn được nữa - trông ngoài thì mắt tôi như bình thường. Tôi nhờ bác sỹ tư vấn cho tôi cách chữa trị và chăm sóc mắt. Tôi xin cảm ơn (Lê Quốc Trung, 36 tuổi, Nam, 306, CT3, Bắc Linh Đàm, HN) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Teo gai thị cho đến nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị được. Tuy nhiên, có một số thuốc có thể dùng để tăng cường dinh dưỡng cho đáy mắt và gai thị. Vì vậy, bạn nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị. Xin chào bác sĩ, tôi bị đục thuỷ tinh thể và đã đi mổ tại bệnh viện Mắt Trung ương nhưng khi về nhà đã không kiêng được va sau đó tôi không đi kiểm tra được. Hiện giờ thỉnh thoảng mắt hơi nhức va mờ hơn trước. Vậy tôi hỏi bác sĩ xem tôi có the bị đục lại không va có thể bị sao không? Cảm ơn bác sĩ (vũ thị toan, 46 tuổi, Nữ, dân lập,yên bình, thạch thất, Hà Nội) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Hiện tượng bạn nêu không phải là do thể thuỷ tinh bị đục vì đã được lấy đi rồi. Ở đây có thể là đục bao sau hay đục dịch kính hoặc tổn thương đáy mắt. Vì vậy, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Ở đuôi mắt của cháu nó hiện những nốt trắng lên, nó cứ lặn rồi lại mọc lên. Bác sĩ có thể chỉ cho cháu cách làm như thế nào cho nó lặn không mọc nữa được không ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ ạ. (Ưng Thị Kim Ngân, 20 tuổi, Nữ, Bắc Ninh) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bạn có thể bị viêm tuyến bờ mi. Trong trường hợp này cần có liệu trình điều trị khá lâu dài thì mới có thể khắc phục được. Tôi bị chấn thương về mắt, đã mổ khắc phục chấn thương, treo thủy tinh thể đến nay được hơn 6 tháng. Thị lực nay đã ổn định. Tuy nhiên, mắt tôi vẫn hơi đỏ như bị đau mắt nhẹ. Thỉnh thoảng khi thời tiết thay đổi có hiện tượng khô và rát trong mắt. Xin hỏi bác sĩ, như vậy có phải là đau mắt không và có gì bất thường không? Nữ, Hà Nội) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Thường thì sau phẫu thuật, bệnh nhân nên đi khám định kỳ. Nếu 6 tháng nay mà bạn chưa đi khám lại thì nên đến tái khám. Những hiện tượng bạn nêu chưa đủ để kết luận là bạn có bị đau mắt hay không. Ông xã em vì đi công tác không biết mình bị rách võng mạc nên khi vào đến bệnh viện mắt đã bị bong võng mạc, phải tiến hành mổ. Anh mổ đã được 1 tháng thị lực đang phục hồi, nhưng chưa thấy rõ, có thể đếm các ngón tay của em ở vị trí 5m. Xin bác sĩ tư vấn cho lời khuyên chăm sóc mắt sau này, ngoài việc ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin C, A, rau xanh, trái cây, ngủ đủ giấc, thì anh không nên mang vác nặng khoảng tầm bao nhiêu kg, có ẵm con được không (vì con còn nhỏ), 30/4/2011 có đi công tác bằng máy bay đi Quy Nhơn khoảng 2 tiếng được không (sau khi mổ 2 tháng), vì em nghe nói máy bay gây hại đến võng mạc. KHi đi khám mắt định kỳ thì nhãn áp hơi cao so với bình thường, có lẽ bị biến chứng sau khi mổ, liệu có quá nguy hiểm không, sau này anh có tiếp tục sử dụng máy tính không, khoảng 6h/ngày được không. Mắt đang phục hồi, nhưng không biết liệu sau này võng mạc đã bong có tái phát thường xuyên lắm không, vài tháng 1 lần không,vì em biết có người 1 năm phải mổ 9 lần, mắt ông xã em mổ bằng phương pháp Dán võng mạc bằng khí. Ca mổ tiến hành 1 giờ đồng hồ. Xin bác sẽ tư vấn giúp em, chân thành cảm ơn (quynhthy, 31 tuổi, Nữ, quận Tân Phú, TP.HCM) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bong võng mạc và kèm theo rách là bệnh rất nguy hiểm. Sau khi được phẫu thuật thì nên đi khám định kỳ đúng theo hẹn của bác sĩ. Tất cả cách chăm sóc, ăn uống, vận động như bạn nói là rất đúng, không nên mang vác nặng hoặc thay đổi một cách đột ngột, cũng không nên để mắt làm việc nhiều trong thời gian ít nhất từ 3-6 tháng. Bạn cũng không nên đi máy bay trong 6 tháng sau phẫu thuật. Sau gần 2 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đến từ Bệnh viện Mắt Trung ương đã giải đáp hầu hết các câu hỏi của độc giả, giúp mọi người có thêm những thông tin, kiến thức cơ bản để bảo vệ tốt hơn đôi mắt của mình. Mắt tôi nhìn gần không thấy, nhìn xa thấy rõ hơn. Xin hỏi hiện tượng này có cần đeo kính không? 27 tuổi, 370/7 Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá- Kiên Giang) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bạn có thể đã bị viễn thị, nhìn xa thì tốt, nhìn gần cần bổ sung kính đọc sách. Ngoài ra, có một vài bệnh khác cũng có thể gây triệu chứng trên. Tốt hơn hết là bạn nên đi khám chuyên khoa mắt. * Sau khi sinh em bé đã 5 tháng nay, mắt tôi luôn cảm giác rất khô và cay xè mỏi mắt, mắt có những tia vằn đỏ chỗ tròng trắng khi làm việc trên máy vi tính và mỗi buổi tối trông em bé. Do tôi làm mắt kính mới 3.5 độ và mắt trái mới bị loạn thị 0.5 độ, thì NV khám mắt bảo tôi không nên uống hay nhỏ mắt vì cho bé bú. Ngoài cách đi khám mắt ra tại BV thì có cách nào tốt cho mắt của tôi không ? Xin cảm ơn Bác sĩ (Thanh Vân, 34 tuổi, 170/131 Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình) Bác sĩ Hoàng Cương: Phụ nữ sau khi sinh thường có nhiều biến động về cơ thể. Với chuyên khoa mắt, chúng tôi xin lưu ý bạn: - Độ cận thị của bạn có thể gia tăng - Bạn có thể bị dãn mạch máu phần lòng trắng do quá trình gắng sức trong khi đẻ. Nếu bạn phải thức trông em bé và làm việc với máy tính thì đương nhiên mắt sẽ vằn đỏ hơn. Bạn vẫn có thể nhỏ những thuốc gần như không có độc tính với phụ nữ cho con bú, như: các loại nước mắt nhân tạo đang có trên thị trường, một vài loại thuốc có chất co mạch và dịu mắt. * Có nhiều người bị co giật mí mắt hay không? Xin cảm ơn. (Lê Thị Mai, 38 tuổi, [Bạn phải đăng nhập mới thấy được Link. ]) - Bác sĩ Hoàng Cương: Tật nháy mắt vô cớ, hay còn gọi là nháy mắt không tự chủ, hiện nay gặp khá nhiều. Thường là do làm việc bằng mắt quá nhiều, hoặc có tật cần phải mang kính, hoặc do một vài bệnh lý của vùng hàm mặt: viêm xoang, viêm dây thần kinh. * Em muốn hỏi là khi mắt hơi có dấu hiệu bị mờ đi khi nhìn vật không rõ và cái nữa thì hiện tại nó có bị bệnh nặng gì không? Em nên phải làm gì khi gia đình em chưa biết? (Trần Thị Minh Mai, 22 tuổi, 368/8° Ng Thái Sơn F5 Gò Vấp) Bác sĩ Hoàng Cương: Em cần bịt mắt kiểm tra xem mình bị mờ ở mắt nào. Những cơn nhìn mờ thoáng qua thường không mang nhiều ý nghĩa. Em cần đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt để xác định việc nhìn mờ này là do bệnh của mắt hay do các bệnh khác về toàn thân. * Gần đây tôi rất hay bị mỏi mắt. Có lẽ là do ngồi làm việc trước máy tính lâu quá. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm thế nào để hạn chế mỏi mắt? Thời gian ngồi trước máy tính trong một ngày là bao lâu thì phù hợp? 25 tuổi, 15, tổ 3, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Rất nhiều bệnh nhân than phiền về chứng mỏi mắt, đau đầu khi làm việc lâu dài với máy vi tính. Để hạn chế vấn đề này, ngoài việc cân nhắc về khoảng cách, độ tương phản, chiếu sáng, độ lớn của các ký tự, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra xa trong vòng 5 phút sau mỗi giờ làm việc. Hiện nay trên thị trường có bán thuốc nhỏ Computer Eyes là sản phẩm có thể hữu ích cho người dùng vi tính lâu dài. * Em muốn kiểm tra mắt có bị cận thị không, nhưng không biết vào bệnh viện nào, có tốn kém không? Anh, 19 tuổi, Phú Mỹ, Bình Định) - Bác sĩ Hoàng Cương: Em có thể vào trung tâm y tế huyện nơi em đang sinh sống. Việc kiểm tra mắt em có bị cận thị hay không rất đơn giản và không hề tốn kém. Giá một đôi kính cận trên thị trường hiện tại là từ vài chục nghìn đến hai trăm ngàn. * Năm nay em 22 tuổi, mắt em bị cận thị từ khi học lớp 9. Đi khám không thấy tăng số (lúc thì đo được 1,25 - lúc 1,75) nhưng mắt càng ngày càng lồi ra, 2 đồng tử không đều nhau mà mắt trái to hơn mắt phải. Đi ra ngoài sáng hay vào bóng râm đồng tử mắt trái không biến đổi. Em rất lo vì mắt càng ngày càng lồi trông rất xấu. Xin hỏi bệnh này là bệnh gì, có chữa được không, có phải đến Bệnh viện mắt Trung ương không? (Vũ Kim Oanh, ĐT: 036.835294) - Bác sĩ Hoàng Cương: Thường thì mắt nào bị cận thị nhiều hơn sẽ lồi rõ hơn. Hai đồng tử của em không đều nhau, một bên không có phản xạ với ánh sáng mạnh là dấu hiệu nặng. Cháu nên đi khám tại Bệnh viên Mắt Trung ương và phòng khám chuyên khoa mắt. * Tôi bị rách giác mạc có đi mổ rồi nhưng lại bị cả lệch thuỷ tinh thể đúng mắt đó. Hiện tôi nhìn rất khó. Mong bác sỹ cho lời khuyên. (Chung, 45 tuổi, Thanh Liệt) - Bác sĩ Hoàng Cương: Theo phỏng đoán của tôi thì bạn đã bị một tai nạn hoặc chấn thương mắt và có di chứng tại giác mạc và thể thuỷ tinh. Cả hai vấn đề này đều có thể giải quyết được bằng phẫu thuật. Bạn có thể đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương để có được lời khuyên xác đáng hơn. * Em hay mệt mỏi, mắt có quầng thâm, hiện nhìn đồ vật khá mờ. Xin bác sỹ cho biết là em có phải bị cận thị hay không? Xin cảm ơn bác sỹ. (Nguyễn Thị Minh, 30 tuổi, 210, Giang Văn Minh, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bạn đã 30 tuổi nên hiếm gặp cận thị khởi phát ở lứa tuổi này. Mệt mỏi, mắt thâm quầng thường là dấu hiệu của mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nếu việc nhìn mờ là đáng kể và liên tục thì bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt. * Thi thoảng mắt tôi hơi mờ rất khó nhìn, xin hỏi như vậy có làm sao không? (Lưu Đình Hùng, 18 tuổi, K50 Đại học nông nghiệp I Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Mắt cũng như bất kì một cơ quan chức năng nào trên cơ thể, khi phải hoạt động quá nhiều thì đều có quyền mệt mỏi và không theo sự điều khiển của ta nữa. Bạn thử nghĩ xem bạn có thuộc trường hợp này hay không? * Tôi muốn hỏi là có cách nào để chữa cận thị mà không cần phải nhờ tới sự can thiệp của phẫu thuật? Hương, 22 tuổi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Có những phương pháp chính để điều trị cận thị. Đó là các phương pháp sau: - Đeo kính thông thường - Đeo kính tiếp xúc - Phẫu thuật - Các phương pháp khác như: Dưỡng sinh, bấm huyệt, uống thuốc đều được coi là không có tác dụng hoặc có hiệu lực không rõ ràng. * Tôi bị cận thị từ năm lớp 5, đến giờ có giải pháp nào để phục hồi không. Tôi hay tiếp xúc với máy tính. (Huynh Thanh Quan, 27 tuổi, 26 Nguyen Hoang) - Bác sĩ Hoàng Cương: Ở lứa tuổi của bạn, nếu độ cận không quá lớn (nhỏ hơn 12 đi-ốp), nếu bạn không có bệnh tật gì khác, nếu số kính của bạn gần đây không tăng, bạn có thể đi mổ laser điều trị cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Phẫu thuật này sẽ giúp bạn chia tay đôi kính cho đến năm 40 tuổi. * Mắt tôi mấy năm nay nhìn như thấy muỗi trước mặt. Đi khám bác sỹ bảo là vẩn đục dịch kính. Đó có phải là đục thuỷ tinh thể không? Bệnh này do đâu mà bị, có phải di truyền không? (Viet Ba, Vĩnh Phúc) - Bác sĩ Hoàng Cương: Đục thể thuỷ tinh, đục dịch kính là hai bệnh khác nhau. Nếu bạn thấy ruồi muỗi bay ở trước mặt, thì thường là do đục dịch kính. Triệu chứng này có rất nhiều ở trong các bệnh và hội chứng tại mắt. Ví dụ như: cận thị nặng, viêm màng bồ đào sau, xuất huyết dịch kính, viêm thành mạch…Bệnh thường không di truyền. * Từ lúc học lớp 5 cháu thấy mắt mình mờ đi và nhìn rất đục (Huynh Van Long, 14 tuổi, 122 Bà Triệu TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cháu mờ mắt đã 3 năm- đã khá lâu, vì vậy cháu nên yêu cầu bố mẹ cháu cho đi khám bệnh. Hiện nay, tại tất cả các trung tâm y tế huyện đều có cơ sở chuyên khoa mắt, cháu có thể đến bệnh huyện để được khám bệnh và tư vấn điều trị. * Em thường chạy cưa nên mùn cưa hay bắn vào mắt, tạo nên các vết xước. Vậy theo bác sỹ có ảnh hưởng gì không? (Nguyen Van Duong, 22 tuổi, Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương) - Bác sĩ Hoàng Cương: Tất nhiên là có ảnh hưởng rồi. Các vết xước sẽ tạo thành sẹo, tích tụ trên mắt của bạn, lâu ngày sẽ gây nhìn mờ. Những vết xước lớn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, rất nguy hiểm cho thị lực của bạn. Bạn nên đeo kính bảo hộ khi làm việc với máy cưa. * Tôi bị cận 1.5 độ. Bác sỹ cho tôi lời khuyên khi nào nên đeo kính và khi nào không đeo kính. 22 tuổi. trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bạn bị cận 1.5 đi-ốp, khi nhìn ở khoảng cách dưới 1m thì không nên đeo kính, còn lại thì nên đeo, nhất là khi nhìn bảng, xem tivi, đi đường. * Tôi cận loạn 6.5 đi-ốp. Tôi muốn mổ mắt chữa cận nhưng sợ sau này già mắt sẽ bị yếu. Vả lại, cũng ngại rủi ro khi mổ cận. Vậy các bác sỹ cho biết tôi lo ngại như thế có đúng không? (Hoàng Hà, 32 tuổi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Phẫu thuật chữa cận thị cũng như các phẫu thuật khác đều có thể có tai biến trong và sau phẫu thuật, tuy với tỉ lệ rất nhỏ. Việc mổ xẻ này không hề làm yếu con mắt của bạn. Tuy nhiên, đến khoảng 45 tuổi, bạn rất có thể vẫn phải đeo kính lại để đọc sách và nhìn gần. * Tôi bị viêm kết mạc quanh năm, tra thuốc nhiều không đỡ. Không biết như vậy dần dần mắt tôi có bị đục đi không? (Nguyễn Văn Nhân, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Viêm kết mạc, nếu không có biến chứng, thường không gây giảm thị lực. Bạn nên đi khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa mắt. Đừng nên tự tra nhỏ thuốc dài ngày. * Mắt của tôi có một tật lạ. Khi tôi nhìn chăm chú vào một vật thì lòng đen mắt trái tôi tự dưng di chuyển khoảng 1 ly sang bên trái. Tật này có nguy hiểm không? (Hoang Son Nam, Thái Bình) - Bác sĩ Hoàng Cương: Theo mô tả của bạn, tôi nghĩ đến bạn bị lác hoặc rung giật nhãn cầu. Bệnh này không nguy hiểm lắm, nhưng cần xác định lại tại cơ sở chuyên khoa mắt. * Tôi muốn hỏi: nhỏ mắt bằng thuốc Cloramphenicol nhiều thì có bị nhờn thuốc không? (Hoà, 33tuổi, Hưng Yên) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cloramphenicol là kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng, tuy đã được dùng lâu năm nhưng cho đến nay vẫn không được coi là bị nhờn thuốc. Tuy nhiên, bạn không nên dùng bất cứ kháng sinh nào dài ngày trên mắt nếu không có bệnh tật gì thật cụ thể. Để rửa mắt hàng ngày, bạn nên dùng nước muối 9 phần nghìn (9 %o) hiện có bán sẵn tại các hiệu thuốc. * Thưa bác sỹ, có những nguyên nhân thông thường nào dẫn đến mù mắt khi về già? Hiện có bao nhiêu phần trăm người già bị mù, bao nhiêu phần trăm chữa được? (H.H.M, Đà Nẵng) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nguyên nhân lớn gây mù về già, đó là các bệnh: - Đục thể thuỷ tinh - Glôcôm (thiên đầu thống) - Thoái hoá hoàng điểm người già Cả 3 bệnh trên đều có những phương pháp điều trị hữu hiệu, với tỉ lệ thành công khác nhau. * Bệnh tăng nhãn áp là bệnh gì? Chữa bệnh này như thế nào? Bệnh này phải kiêng cữ gì không? HCM) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bệnh tăng nhãn áp có thể hiểu nôm na là áp lực các chất lỏng ở trong lòng con mắt bị tăng lên, gây rối loạn về tưới máu và dinh dưỡng cho thần kinh mắt. Bệnh nguy hiểm vì có thể gây mù loà. Điều trị bằng thuốc men là chủ yếu, phẫu thuật thường được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại. Người bị bệnh này nên tránh căng thẳng, tránh xúc động mạnh, thận trọng khi sử dụng thuốc. * Thưa bác sỹ, có những nguyên nhân thông thường nào dẫn đến mù mắt khi về già? Hiện có bao nhiêu phần trăm người già bị mù, bao nhiêu phần trăm chữa được? (H.H.M, Đà Nẵng) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nguyên nhân lớn gây mù về già, đó là các bệnh: - Đục thể thuỷ tinh - Glôcôm (thiên đầu thống) - Thoái hoá hoàng điểm người già Cả 3 bệnh trên đều có những phương pháp điều trị hữu hiệu, với tỉ lệ thành công khác nhau. * Em xin hỏi bác sỹ nếu em nhỏ thuốc V-ronto thường xuyên để cho mắt dễ chịu thì có hại gì không? Nghe nói nếu bị cận thì hàng tháng nên uống thuốc bổ mắt, có đúng không ạ? (Quỳnh Anh) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bất cứ thuốc gì nếu dùng lâu dài trên người đều không có lợi. V-ronto với thành phần chính là: chất sát trùng, chất co mạch, chất chống dị ứng, nên khi dùng trên mắt sẽ mang lại cảm giác êm dịu, nhưng dùng lâu dài thì không nên. * Em bị cận nặng, đã đeo kính áp tròng được 3 năm rồi, nay muốn mổ mắt thì có được không? Lan, 19t, HN) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cháu đã 19 tuổi, nếu số kính không tăng trong vòng 01 năm trở lại đây, không có bệnh gì khác, thì có thể đi mổ cận thị được. * Tôi thích đeo kính áp tròng vì có thể thay đổi màu mắt cho hợp thời trang. Nhưng hình như mắt tôi bị dị ứng vì sau khi đeo kính áp tròng mắt bị đỏ. Đeo lâu dài có hại gì không, thưa bác sỹ? (L.T.Hoàng 20t, Ha Noi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Kính áp tròng tuy đã có rất nhiều cải tiến về mặt chất liệu, hình dáng, màu sắc nhưng vẫn có một tỉ lệ bị kích ứng, viêm nhiễm hoặc thoái hoá giác mạc do đeo kính áp tròng. Bạn nên đi khám để được loại trừ các bệnh nói trên, trước khi có quyết định nên đeo kính áp tròng nữa hay thôi. * Tôi muốn hỏi: Nhiều khi có dịch đau mắt đỏ là do nguyên nhân gì? Gia đình tôi ở Hà Nội, vệ sinh rất sạch sẽ sao cả nhà vẫn bị đau? Cơ chế lây đau mắt là thế nào, có phải nhìn nhau cũng lây không? (Bui Co, Ha Noi) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bệnh đau mắt dịch là do một loại virus gây nên. Có rất nhiều đường lây truyền: + Trực tiếp do dùng chung khăn mặt, chậu. + Do quan hệ vợ chồng. Sức sống của virus rất cao ở ngoài môi trường. Người khỏi bệnh vẫn có thể truyền bệnh cho người khác trong vòng 2 tuần. Vì vậy, mặc dù bạn đã tiến hành các biện pháp vệ sinh trên nhưng bạn vẫn có thể bị đau mắt. Tuy nhiên, cơ chế lây đau mắt không phải là do nhìn nhau! * Trên mắt tôi có rất nhiều mụn lấm tấm, có người gọi đó là mụn thịt, vậy muốn chữa có nguy hiểm không, tôi nên đến đâu để chữa? Chi phí có tốn kém không? (TT, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nốt như vậy thường là do trứng cá mặt hoặc u nang tuyến mồ hôi. Bạn nên đến khoa mắt Bệnh viện 108 hoặc Viện phẫu thuật tạo hình Hà Nội 37 Hai Bà Trưng để được điều trị bằng laser plasma hoặc laser CO2. Chi phí không lớn lắm. * Tôi muốn hỏi những nguyên nhân gây bong võng mạc là gì? Liệu bong võng mạc rồi thì có bị mù không và có cách nào chữa trị? Triệu chứng sắp bong võng mạc là như thế nào? (N.T.H, Hà Nội) - Bác sĩ Hoàng Cương: Các nguyên nhân gây bong võng mạc gồm có + Một số thoái hóa võng mạc do các bệnh bẩm sinh và di truyền + Cận thị nặng + Chấn thương Bệnh có dấu hiệu báo trước như: Cảm giác ruồi bay, nhìn thấy chớp sáng lằng nhằng trên mắt, nhìn mờ hoặc thấy khuyết một phần trong trường nhìn. Bệnh là một cấp cứu của ngành Nhãn khoa vì tỷ lệ gây mù lòa cao. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều tiến bộ trong các kỹ thuật điều trị, nên tiên lượng điều trị sáng sủa hơn so với nhiều năm trước đây. * Tôi làm việc với máy vi tính suốt ngày, xin bác sĩ cho lời khuyên về bảo vệ mắt? - Bác sĩ Hoàng Cương: Nếu công việc với máy vi tính là một phần tất yếu của công việc của bạn thì tất nhiên, bạn nên chấp nhận làm việc với máy vi tính suốt ngày. Hiện nay, ngoài những khó chịu như mỏi mắt, đau đầu, khô rát mắt khi làm việc với máy vi tính lâu dài, người ta không đưa ra được những lý lẽ nào khác để khuyên mọi người nên từ bỏ máy vi tính. Bạn nên lựa chọn khoảng cách làm việc, môi trường chiếu sáng, độ lớn của các ký tự cho phù hợp. Nên nghỉ 5 phút bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ làm việc với máy tính. Thuốc có tính chất xoa dịu những khó chịu khi làm việc với máy vi tính được nhiều người biết đến là Computer eyes. Bạn có thể uống thêm sinh tố nhóm B và các sản phẩm chiết từ sụn vây cá mập. * Tôi muốn hỏi về phòng khám ở phố Bùi Thị Xuân có phải là của bệnh viện mắt Trung ương hay không? Tôi muốn khám ngoài giờ cho tin tưởng? - Bác sĩ Hoàng Cương: Phòng khám 16 Bùi Thị Xuân và 27 Bùi Thị Xuân là hai cơ sở bán công thuộc quản lý của Bệnh viện Mắt Trung ương. Bệnh viện đang trong giai đoạn cải tạo nâng cấp, thiếu thốn mặt bằng nên phải thuê mặt bằng hai cơ sở trên để khám chữa bệnh. Các phòng khám tư nhân khác tại phố Bùi Thị Xuân, phố Trần Nhân Tông, phố Bà Triệu đều không trực thuộc Bệnh viện mắt Trung ương. * Con em 6 tháng mà hay dụi mắt lắm. Hồi 2 tháng cháu hay chảy nước mắt đi khám bác sĩ bảo VKM cho nhỏ TORACIN ngày 6 lần thấy hết ghèn nhưng lâu lâu vẫn chảy nước mắt. Bây giờ thì ngày nào cũng có ghèn không nhiều, khô chứ không bị ghèn nước. Vậy VKM có nguy hiểm không có ảnh hưởng nghiêm trọng không? Tình hình như vậy có phải đi khám lại không? Nhìn lông quặm thì không thấy quặm vào. (P.Mai) - Bác sĩ Hoàng Cương: Những nguyên nhân gây viêm kết mạc kéo dài ở trẻ em thường là: quặm bẩm sinh, viêm tắc đường dẫn nước mắt. Nếu con bạn bị viêm kéo dài như vậy thì nên đi khám lại tại cơ sở chuyên khoa mắt. Viêm kết mạc nếu không có biến chứng và đơn thuần thì không gây giảm thị lực. *Tôi đang buồn quá, con gái tôi mới đi học lớp 1, khám sức khoẻ ở trường cho biết thị lực 2 mắt đều chỉ đạt 7/10 và bác sĩ ghi "2 mắt: có tật khúc xạ cần điều trị". Nó đọc còn chưa thạo, chưa biết đọc truyện, xem tivi thì cũng không hẳn là nhiều quá, không hề chơi điện tử, từ khi đi học thì cháu cũng chỉ học 1h buổi tối ở nhà, dùng đèn chống hại mắt. Thế mà Nhà tôi cả hai vợ chồng đều không cận thị, không viễn thị, nhưng mắt yếu (nhìn xa nhìn gần đều không rõ lắm). Trong các ông bà thì ông nội và ông ngoại đều cận thị, bà nội viễn thị (từ trẻ), bà ngoại bình thường. Vậy không rõ có liên quan gì đến yếu tố di truyền ? (Bong-bong) - Bác sĩ Hoàng Cương: Cận thị chỉ có một tỷ lệ nhỏ do di truyền. Do vậy trong nhà bạn không có ai bị cận thị vẫn là điều bình thường. Hai mắt của cháu có thị lực 7/10 tức là cháu đã đạt được 70% của thị lực tiêu chuẩn, do vậy bạn không nên bi quan. Nếu có cận thị thì số kính của con bạn chắc chắn là dưới 1 đi- ốp, ngoài việc hướng dẫn cho cháu tư thế học, đọc, nguồn sáng hợp lý, cháu có thể dùng các thuốc điều trị bổ trợ cho cận thị như: Tobicom, Diffralene- E… * Con tôi có quầng thâm dưới mắt, bác sĩ nói phải tẩy giun, không hiểu tẩy giun có liên quan gì đến quầng thâm ở mắt không, định hỏi bác sĩ lại thấy đông bệnh nhân nên không dám hỏi nhưng cũng định cho con tẩy giun vì cháu cũng 2 tuổi rồi. (Mẹ bé Quỳnh) - Bác sĩ Hoàng Cương: Bệnh giun sán có thể gây một vài bệnh lý tại mắt. Tuy nhiên, không gây thâm quầng mi dưới như bạn nói. Theo tôi, bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa mắt để loại trừ chắp lẹo, u máu là một nhóm bệnh gây sưng nề mi và thay đổi màu sắc da. Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc trả lời về các vấn đề mắt trẻ em: * Tôi có một cháu bé hiện nay 38 tháng tuổi. Từ lúc 34 tháng, mỗi khi xem ti vi cháu thường bị nheo mắt. Đi khám, bác sĩ cho biết cháu đã cận 5 độ. Nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị và hỏi phương pháp điều trị laser tại viện mắt có hiệu quả không? (Chị Phạm Tuyết Mai, 10/629 đường Giải Phóng) - Cháu mới 38 tháng tuổi mà bị cận 5 độ như vậy là cận thị bẩm sinh. Phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là đeo kính, còn điều trị Laser vẫn chưa áp dụng cho trẻ nhỏ. * Con trai tôi 15 tháng, tôi phát hiện ở mắt cháu có đốm đen ở phần trắng của mắt, vậy con tôi có vấn đề gì về mắt không?. Con tôi rất thích xem ti vi, nhất là lúc cháu ăn, có lúc cháu còn đòi đứng sát vào màn hình ti vi như vậy có hại nhiều không thưa bác sĩ? (MT, Thanh Xuân, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Qua mô tả sơ bộ như của bạn, thì có thể chỉ là một nốt ruồi trên kết mạc. Nốt ruồi này là lành tính không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, việc khám mắt toàn diện là rất cần thiết để khẳng định chắc chắn. Còn nếu con bạn thích xem tivi nhất là lúc ăn đặc biệt còn đòi đứng sát vào màn hình tivi là không tốt, không những cho mắt mà cho cả quá trình tiêu hoá của trẻ. Vì vậy không nên chiều theo ý trẻ đứng gần xem tivi nhất là lúc cho trẻ ăn. * Con gái tôi (7 tuổi) thường có rất nhiều rỉ mắt vào lúc sáng sớm, khi mới ngủ dậy. Cháu nói không thấy đau mắt, nhìn vẫn rõ. Xin BS chỉ giúp, như vậy có cần đi khám không? Nên khám ở đâu hoặc nên nhỏ thuốc gì cho cháu? Xin cảm ơn BS. (Lê Minh Loan, 35 tuổi, 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Cháu có nhiều gỉ mắt vào buổi sáng nhưng vẫn nhìn rõ, không có biểu hiện đau nhức mắt, như vậy khả năng cháu chỉ bị viêm kết mạc thông thường. Tuy nhiên, chị cần đưa cháu đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định đúng bệnh không nên tự ý tra thuốc. * Bác sĩ ơi, bé nhà em được 14 tháng tuổi, dạo này cháu xem ti vi cứ nheo mắt để nhìn. Bác sĩ tư vấn xem có phải là cháu bị cận không?. Bác sĩ cho em xin địa chỉ để cháu có thể đến kiểm tra mắt nữa ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều Phương Anh, 28 tuổi, 180 Lò Đúc) - BS Đỗ Quang Ngọc: Cháu 14 tháng xem tivi bị nheo mắt cũng có thể là biểu hiện của mắt bị cận thị nhưng cũng có thể là bình thường. Chị nên đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa khám để xác định chắc chắn. Ở Hà Nội, chị có thể đến Viện mắt Trung ương hoặc Viện mắt Hà Nội để khám. * Thưa bác sĩ, trên mí mắt bé nhà tôi (20 tháng) có những con như rận bám chặt, trước đó bé bị những con này bám trên đầu sau đó xuống mắt. Tôi không biết nguyên nhân lây bệnh từ đâu ra vì gia đình tôi vệ sinh rất sạch sẽ, không nuôi chó mèo. Bác sĩ cho tôi hỏi con vật này là gì? Nguồn gốc lây bệnh? Có gây hại gì tới mắt bé hay không? Rất cám ơn bác sĩ. (Phạm Phương Mai, 29 tuổi, 104/A7 Lê Đức Thọ, Gò Vấp) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Hiện tượng rận bám ở mắt có thể do từ các súc vật nuôi trong nhà truyền sang. Tuy nhiên, cũng có thể là loài rận bẹn (là loại rận từ bộ phận sinh dục của bố mẹ chuyển sang sang qua tiếp xúc). Để khẳng định rõ ràng, bạn nên đưa con đến khám ở cơ sở chuyên khoa mắt để có kết luận chắc chắn của bác sĩ. Những con rận bám trên mắt sẽ gây ra viêm mi mắt, cần thiết phải điều trị. Chủ yếu là vệ sinh mắt bằng cách rửa nước ấm và dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, chị cũng cần chú ý vệ sinh chăn màn, giường chiếu, các đồ dùng sinh hoạt kể cả bố mẹ. * Con trai tôi 3 tuổi và bị viêm kết mạc có giả mạc hơn 1 tháng. Tôi muốn hỏi việc dùng trong thời gian lâu như vậy các loại thuốc nhỏ mắt Tobrin, Tobrex, Tobradex có tác hại gì không? Trong các loại trên, loại nào chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, loại nào có thể kéo dài được. Cảm ơn bác sĩ! (HM, 28tuổi, Láng Hạ, HN) - BS Đỗ Quang Ngọc: Các thuốc trên đều là các kháng sinh, do đó không nên dùng kéo dài, đặc biệt là thuốc Tobradex còn có thành phần Steroids rất nhiều tác dụng phụ. Cháu bị viêm kết mạc có giả mạc, ngoài việc dùng thuốc kháng sinh thì cần thiết phải đến cơ sở y tế để bóc giả mạc hàng ngày, vì giả mạc là hàng rào ngăn cản không cho thuốc ngấm vào trong mắt, gây tình trạng viêm kết mạc kéo dài. * Xin hỏi các bác sĩ về trường hợp cháu nhà tôi như sau: Cháu khi sinh ra mắt vẫn bình thường, nhưng từ hai tuổi trở ra mắt cháu ngày càng lác, đi khám các bác sĩ nói cháu bị dị tật về khúc xạ tức là bị loạn thị gồm cả cận và viễn và đã cho cháu đeo kính từ khi 3,5 tuổi. Từ đó đến nay cháu được gần 7 tuổi nhưng mắt khi đeo kính thì ít lác, nhưng khi bỏ kính ra thì lác ghê gớm. Xin bác sĩ cho biết việc đeo kính phải tiếp tục đến bao giờ và khi cháu lớn lên thì xử lý, chữa trị như thế nào. (Đỗ Thái Bình, 34 tuổi, Thanh Xuân - Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Theo như bạn mô tả, thì cháu nhà bạn bị lác điều tiết. Đây là một hình thái lác đặc biệt thường đi kèm với tật khúc xạ và nếu là lác điều tiết toàn bộ, thì chỉ cần đeo kính, không cần phải mổ. Đeo kính giúp cháu nhìn rõ hơn và cải thiện được tình trạng điều tiết của mắt làm cho mắt cháu bé hết lác. Còn nếu cháu bị lác điều tiết một phần, thì ngoài việc đeo kính có thể cần thiết can thiệp bằng phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào mức độ khúc xạ của mắt và thị lực cũng như độ lác để quyết định việc đeo kính của cháu bé kéo dài bao lâu. * Con em được hơn 5 tháng, cách đây 1 tháng cháu phải đi thông tuyến lệ. Thông xong về thì không thấy chảy nước mắt nữa. Nhưng mấy hôm nay em lại thấy bé dụi mắt nhiều lắm, cứ dụi liên tục. Em tra thuốc muối thì thấy bé đỡ dụi hơn nhưng chỉ được 1 tý là lại dụi. Em không biết tại sao nữa. Các bác sĩ giúp em với nhé ( 124 Thuỵ Khuê, Hà Nội). Bé nhà tôi bị tắc tuyến lệ phải đi thông tuyến lệ. Thông được gần 1 tháng rồi. Không thấy nước mắt chảy nữa nhưng mấy hôm nay mắt lại hơi sưng, bé lại hay dụi mắt. Em nhỏ thuốc được một lúc nhưng chỉ được một lúc bé lại dụi mắt. Bác sĩ giúp tôi với(mẹ cháu Nguyễn Anh Dương). - BS Đỗ Quang Ngọc: Tắc lệ đạo ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, tuy nhiên sau khi đường lệ đã được thông thường là khỏi hoàn toàn. Con chị đã được thông lệ đạo và không bị chảy nước mắt lại như vậy ít khả năng cháu bị tắc lệ đạo lại. Còn nếu cháu dụi mắt là do rất nhiều nguyên nhân: như quặm bẩm sinh hay tật khúc xạ Do vậy chị cần đưa cháu đến cơ sở y tế khám để có biện pháp điều trị thích hợp. * Con gái tôi khi sinh ra đã bị có gỉ mắt. Khi cháu được 2 tháng tuổi, tôi có cho cháu đi khám và thông tuyến lệ nhưng không khỏi. Bác sĩ nói cháu bị lông quặm. Vậy có cách nào chữa dứt điểm được không bác sĩ. Vì bây giờ cháu vẫn bị ngứa dù tôi đã tra thuốc nhỏ mắt (tobrex) cho cháu thường xuyên?. (Nguyễn Văn Chí, 25tuổi, Bưu điện Hà Nội - 75 Định Tiên Hoàng, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Quặm bẩm sinh ở trẻ có thể đỡ hoặc hết khi trẻ lớn. Nếu khi trẻ ngoài 3 tuổi mà vẫn mắt vẫn bị quặm thì có thể bé sẽ phải phẫu thuật. Con bạn mới 2 tháng tuổi đã bị quặm bẩm sinh chưa cần thiết phải mổ, chỉ cần vệ sinh mắt và day mi mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tra thuốc Tobrex thường xuyên dễ gây hiện tượng “nhờn kháng sinh”. Bạn chỉ cần tra và rửa bằng nước muối sinh lý 0,9% là được. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa cháu đi khám bác sĩ để quyết định cháu có phải mổ hay không và thời điểm mổ thích hợp nhất. * Tôi có một cháu trai 5 tháng tuổi, bé sinh non 33 tuần và cân nặng 2 kg, BS Bệnh viện Từ Dũ ghi đi khám mắt ROP tại Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh (Saint Pon) cách nhau 2 tuần/1 lần và sắp tới là cách 3 tháng. Bác sĩ không cho bé thuốc gì cả và cứ khám mắt bé. Tôi hỏi BS sao cứ phải đi khám mà lại không có thuốc, tôi hỏi con tôi có phải bị ROP không? BS bảo nếu bị ROP là hai con mắt bị hư luôn, nhưng tôi trông con tôi nó có vẻ không sao cả, ngoại trừ mắt trái cứ chảy gỉ xanh mãi dính bết mắt do cháu bị viêm tuyến lệ đã 5 tháng nay, dù nhà vẫn thỉnh thoảng day gỉ cho cháu. Xin cho hỏi Bác sĩ cháu bé như thế là sao mà vẫn phải đi khám BS để theo dõi. Mắt bé như thế có ảnh hưởng đến thị lực không, vì cháu thích ngó xem tivi lắm, dù tôi biết bé nhỏ dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi thường xuyên (Thanh Nhung, 34tuổi, 022 lô D C/C Ấn Quang, Q.10, TP.HCM) - BS Đỗ Quang Ngọc: Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (< 1,6 kg). Mạch máu võng mạc ở mắt là phần cuối cùng phát triển hoàn thiện cho đến khi thai nhi đủ tháng, nhưng ở nhiều đứa trẻ đẻ non những mạch máu này không được phát triển hoàn thiện, sự phát triển bất thường này có thể dẫn đến những tổn hại của võng mạc và ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ mù vĩnh viễn cả hai mắt. Nếu lần khám thứ 1 chưa thấy bệnh hoặc bệnh ở giai đoạn nhẹ thì cháu sẽ được khám lại sau 2 tuần cho tới khi cháu bé được 40 - 42 tuần tuổi, hoặc tới khi mạch máu ở võng mạc phát triển một cách đầy đủ. Nếu khám thấy bệnh ở giai đoạn nặng hơn thì cháu sẽ được khám lại trong vòng 1 tuần để khi có chỉ định điều trị sẽ được điều trị ngay. Tuy nhiên, cháu đã 5 tháng tuổi thì có thể khẳng định là cháu không còn bị bệnh ROP nữa. Còn hiện tại cháu bị chảy gỉ xanh dính bết mắt thì có khả năng cháu bị tắc lệ đạo bẩm sinh và bị viêm kết mạc. Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ có thể tự khỏi trong năm đầu. Tuy nhiên với tình trạng viêm kéo dài như vậy, đã điều trị nội khoa không đỡ thì cần thiết phải thông lệ đạo. Còn việc thích cháu thích xem tivi chứng tỏ là mắt cháu nhìn được và không bị bệnh ROP, còn việc xem tivi thường xuyên cũng không tốt. * Chào bác sĩ, con gái tôi được 3 tuổi. Cách đây mấy tháng tôi để ý thấy con tôi hay nheo nheo mắt khi xem tivi, và có khi nghiêng nghiêng nữa. Tôi nghĩ bé bị cận do di truyền từ mẹ nên đã cho đi khám ở cửa hàng kính mắt gần Bộ Y tế - Giảng Võ. Nhưng họ nói bé chưa biết chữ phải vào viện mắt. Tôi tự điều chỉnh bằng cách giảm giờ xem tivi của con thấy cũng đỡ nhiều nhưng không hết hẳn. Tôi muốn cho bé đi khám để biết có phải đó là hiện tượng cận thị không. Xin bác sĩ cho biết với các bé chưa biết chữ thì bác sĩ làm thế nào để chẩn đoán chính xác. Rất mong nhận được tư vấn của bác sĩ. Xin cảm ơn. (Đặng Thu Dung, 29 tuổi, Hà Nội) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Cháu hay nheo mắt và nghiêng đầu để xem ti vi có khả năng là bị tật khúc xạ (có thể là cận thị, viễn thị hoặc loạn thị). Để chắc chắn cháu có bị tật khúc xạ hay không, loại tật gì và mức độ bao nhiêu thì cần phải đưa đến cơ sở y tế khám. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có các phương pháp đo khúc xạ khách quan để xác định chính xác tật khúc xạ của cháu ngay cả khi cháu chưa biết nói! Từ đó sẽ đưa ra lời khuyên là cháu có phải đeo kính hay không cũng như số kính phải đeo. * Bé của tôi uống Canxi, có lẽ do nóng quá nên nổi mẩn đỏ khắp cả người và bé cứ chớp mắt liên tục. Tôi nghĩ có lẽ do mi mắt cuả bé cũng bị nổi mẩn đỏ nên bé bị xốn mắt. Tôi đã dẫn bé đi Bệnh viện mắt ở đường Điện Biên Phủ, bác sĩ cho uống Tobicom và thuốc nhỏ mắt cho bé, tôi quên tên thuốc rồi, hình như là Kodo… Mắt của bé không bị đỏ. Mặc dù bé có ít chớp mắt hơn nhưng không hết hẳn. Bây giờ phải làm sao? Phải đổi loại thuốc nào và thị lực của bé có bị ảnh hưởng không? (Chuc Huong) - BS Đỗ Quang Ngọc: Chớp mắt là một phản xạ tự nhiên và có lợi cho mắt. Nó cũng có thể là bình thường hoặc là biểu hiện bệnh lý ở mắt. Việc xác định chính xác cần phải đưa cháu đi khám chuyên khoa Mắt. Nếu cháu có bệnh ở mắt thì cần thiết phải điều trị, còn hiện tượng chợp mắt bình thường thì không có gì đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến thị lực. * Bé nhà tôi được gần 9 tháng tuổi có hiện tượng lác trong hai nhãn cầu chụm vào gần nhau khi tập trung nhìn vào một vật. Tôi muốn hỏi có biện pháp nào khắc phục không. Tôi cũng nghe nói sau này có thể phẫu thuật nhưng không biết phẫu thuật sẽ được tiến hành như thế nào và có kết quả khả quan không, liệu có ảnh hưởng gì đến bé không? Tôi rất lo vì bé là con gái nên trông mất thẩm mỹ quá, bé lại còn mắt to mắt nhỏ nữa chứ. (NSCC) - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc: Cháu 9 tháng tuổi mà bị lác, cần phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt vì lác mắt có thể là một biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng ở mắt. Sau khi khám mắt bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thức hợp cho từng trường hợp như đeo kính hay tập nhược thị hoặc mổ… Việc điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị lác mắt không những giúp cho cải thiện thẩm mỹ mà còn phục hồi thị giác hai mắt. Việc phẫu thuật lác được tiến hành sau gây mê và kết quả thường là tốt. * Tivi nhà em 21 inch, vậy bé (1,5 tuổi) cần đứng cách xa bao nhiêu để xem mà không ảnh hưởng đến mắt? An Vũ). * Thằng bé nhà em mắt hơi bị hiếng, mà nó rất thích xem tivi, có phải ngăn không cho nó xem nhiều không? Và cho con đi chữa ở đâu được? (mẹ bé Khang) - BS Đỗ Quang Ngọc: Khoảng cách từ chỗ ngồi đến chỗ đặt tivi thích hợp gấp 2,5 lần kích thước ti vi. Như vậy, với tivi 21 inch, chị nên để khoảng cách từ chỗ cháu xem đến nơi đặt tivi khoảng (2,5x21 inch) tức 1,7m. Với cháu Khang, nếu bị hiếng cần đi khám BS mắt để có chuẩn đoán và điều trị thích hợp. * Bé nhà tôi được hơn 10 tháng rồi. Bé thường rất hay dụi mắt, mắt hay có gỉ. Tôi phân vân không biết có nên nhỏ thuốc muối hàng ngày cho bé không và nhỏ thường xuyên thì có hại không? (mẹ bé Khôi) Tôi lau mắt hằng ngày cho con bằng nước muối loãng thì có ổn không? Bé nhà tôi hay dụi mắt lắm, tôi sợ tay bẩn làm đau mắt nên cứ lau bằng nước muối để đề phòng (mẹ bé Vũ Nhật Minh) - BS Đỗ Quang Ngọc: Cháu hay bị dụi mắt và mắt có gỉ là bị viêm kết mạc nên cần đưa cháu đến khám và điều trị bác sĩ. Tuy nhiên chị cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày và thường xuyên cho cháu mà không có hại gì. Chị không nên tự ý pha nước muối mà mua loại nước muối sinh lý 9 phần nghìn vì nếu pha không đúng sẽ gây ngứa và đỏ mắt. * Con gái tôi được 33 tháng, hiện đang điều trị Hen bằng khí dung Pulmicort, gần đây tôi thấy cháu hay chớp mắt, cứ vài giây chớp một lần, giống như người lớn khi bị lông mi rụng vào mắt (nhưng tôi xem thì không thấy lông mi rụng), cháu chỉ chớp mắt, không kêu ngứa hay đau, nhưng mọi khi thì không có biểu hiện như thế. Và mắt của cháu hình như hơi sụp mi nhẹ, chỉ hơi hơi thôi. Vậy khả năng là bị sao hả bác sĩ? Nếu cần nên đi khám ở đâu ạ? Liệu có phải cháu bị nấm ở trong mắt do dùng Pulmicort lâu dài không? (Linh) - BS Đỗ Quang Ngọc: Con gái bạn bị hen, trên lý thuyết cháu có thể bị viêm bờ mi- kết mạc do dị ứng. Mặt khác cháu có dùng thuốc xịt kéo dài- có chất ức chế miễn dịch, vì vậy có thể gây ra chứng khô mắt hoặc các viêm nhiễm trên toàn thân và tại mắt. Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa mắt. * Bé nhà tôi được 2 tuổi rồi cũng có hiện tượng lác trong hai nhãn cầu chụm vào gần nhau khi tập trung nhìn vào một vật nhưng bé vẫn đánh nhãn cầu theo hướng nhìn rất nhanh. Hồi bé được 7 tháng tôi cho bé lên viện mắt khám thì bác sĩ nói không phải bị lác mà là hiện tượng bẹt mi. Gần đây tôi có bà bác sĩ chuyên khoa mắt đã nghỉ hưu là người quen thỉnh thoảng khám cho cháu cũng nói vậy. Theo bác sĩ đây là hiện tượng gì. Tôi có cần phải đưa con đi khám nữa không. (mẹ cháu Tạ Thuý Quỳnh) - BS Đỗ Quang Ngọc: Bẹt mi là hiện tượng hay gặp ở trẻ, dễ gây nhầm với lác trong. Nếu cháu đã được khám ở chuyên khoa Mắt, chỉ bị bẹt mi đơn thuần mà không có bệnh lý gì khác thì không có gì đáng lo ngại cả. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nếu bị bẹt mi thường hay có tật khúc xạ đi kèm. Nếu sau này bẹt mi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ thì có thể làm phẫu thuật thẩm mỹ cho cháu ********************************************************************************************** on gái em đi khám bác sĩ tại Đà Nẵng thì được chuẩn đoán là mắt trái của cháu yếu hơn mắt phải do bị lác, nên khi nhìn xa cần điều tiết thì cháu chỉ sử dụng mắt phải. Bác sĩ tại Đà Nẵng tư vấn theo dõi và mổ, hiện tại cháu mới được 40 tháng tuổi. Vậy cho em hỏi, nếu mổ thì có ảnh hưởng gì không nếu cháu ở tuổi này. Và có cần thiết phải mổ không, và nếu mổ thì nên mổ ở đâu là tốt nhất. Em cám ơn bác sĩ rất nhiều. (Tô Vân Anh, 30 tuổi, Nữ, Đà Nẵng) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Nguyên nhân gây lác ở tuổi này thường do tật khúc xạ viễn thị hoặc cận thị cao ở một mắt. Do đó, trẻ phải được khám xác định tật khúc xạ nào và chỉnh kính theo dõi tiếp. Trong trường hợp này, độ lác có thể giảm hoặc hết lác. Nếu đeo kính một thời gian, còn độ lác mới điều chỉnh bằng phẫu thuật sau. Cháu nên được khám và mổ tại cơ sở chuyên khoa về mắt và có bác sĩ chuyên về lác. Cháu bị cận 1.5 độ nhưng cháu lười đeo kính, chỉ lúc nào học cháu mới đeo thì có phải là mắt sẽ càng ngày càng tăng độ hơn là không đeo kính không ạ? (Lại Văn Điểm, 20 tuổi, Nam , mattroitihon_lp@yahoo.com) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân (trái) đang trả lời độc giả PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Nếu cháu không phải làm việc căng mắt thì không cần phải đeo kính, nhưng khi muốn nhìn rõ thì cháu nên đeo kính. Ví dụ như ngồi học trong lớp thì phải đeo kính. Nếu không đeo kính thì số kính sẽ tăng lên khi mà cháu phải cố gắng nhìn. Trước đây khoảng 5 tháng tôi bị viêm giác mạc mắt trái đã chữa khỏi, nhưng từ đó dến nay mắt trái thường hay bị ẩm, mí mắt trái lớn hơn mí mắt phải khi ngủ dậy, thường đỏ cả 2 mắt khi ngủ dậy,mắt trái có vẻ nặng hơn (cảm thấy năng hơn lúc bình thường) mắt phải Xin tư vấn và cho xin đơn thuốc để chữa.Tôi xin chân thành cảm ơn. Ba Chuc, 61 tuổi, Nam , 66A Pham Van Nghi-Da Nang) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Viêm giác mạc thường hay tái phát. Nếu bạn vẫn còn cảm giác khó chịu theo các triệu chứng đã mô tả thì nên đến bác sĩ khám lại để có chỉ định điều trị đúng đắn. Cháu có mắt trái từ khi học lớp 9 tới giờ nó bị mờ dần, mắt phải của cháu vẫn bình thường, cháu đi khám thì bác sĩ nói là bị nhược thị, cháu chưa hiểu về bệnh này lắm. Đo khám thì mắt phải của cháu là 10/10 còn mắt trái thì 0/10 cháu nhìn mọi thứ nhòe hết và không rõ một thứ gì cả. Vậy bác sĩ có thể cho cháu biết phương hướng điều trị như thế nào để có hiệu quả tốt được không ạ? Thông tin liên hệ: Lê Văn Sơn SĐT: 0976575345 Email: leson1987@gmail.com - (Lê Văn Sơn, 24 tuổi, Nam , tp HCM) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Mắt trái của cháu được chẩn đoán là nhược thị, tức là thị lực kém trong thời gian dài ở một mắt không được phát hiện kịp thời. Đặc biệt, nếu mắt kém khi tuổi càng nhỏ thì mức độ nhược thị càng sâu và khó phục hồi. Cháu rất hay bị mỏi mắt sau mỗi lần ngồi máy tính dù không ngồi lâu. Đặc biệt cứ ngồi trong lớp là cháu hay bị mỏi mắt và mất tập trung dẫn đến buồn ngủ nhưng không phải do cháu thiếu ngủ. Bác sĩ làm ơn chỉ cho cháu biết mắt cháu như thế là triệu chứng của bệnh gì và cách khắc phục. Cháu hiện đang đeo kính cận 1 mắt 3,5 và 1 mắt 2,5. Cháu xin cảm ơn bác sĩ! - (BÙI CÔNG DÂN, 21 tuổi, Nam , 407-B7 KTX ĐHBKHN) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: bản thân mắt bị cận đã yếu hơn mắt bình thường. Vì vậy khi tập trung nhìn lâu dễ bị mỏi mắt, thậm chí có thể đau nhức mắt và đau đầu. Bạn cần phải tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, luyện tập giữa giờ trong lúc làm việc. Cách một tiếng thì bạn nên nhắm mắt lại, dùng hai tay massage lên mắt và xung quanh mắt trong khoảng 5 phút. Ngoài ra, bạn có thể uống một số thuốc bổ mắt như Tobicom, viên gấc… Mắt tôi hiện đang dùng kính lão 1,2 diop. Vậy khoảng bao lâu sẽ tăng số và làm thế nào để biết khi mắt tăng số (nguyen tien hung, 56 tuổi, Nam, ba dinh-hanoi) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh (phải) đang tham gia trả lời trực tuyến tại VOVNews Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Mức độ tăng kính lão không giống nhau ở mọi người và không theo quy luật nhất định. Khi tuổi càng cao thì kính càng tăng. Có thể khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sự thay đổi số kính hoặc khi nào bác đọc báo, đọc sách thấy khó khăn và lệch dòng thì nên đi thử kính. Mắt em thường nhìn xa không thấy, có phải em bị cận không?(Nguyen Thi Thu Ly, 23 tuổi, Nữ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Đúng. Cận thị là tật khúc xạ của mắt, thị lực giảm khi nhìn xa. Xin chào Bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi một câu về bệnh mắt của em. Em bị cận đã lâu và hiện tại là 2 độ (cả 2 mắt). Công việc là ngồi máy tính suốt 8 tiếng một ngày nên mắt rất mỏi mà không dám tra thuốc gì. Hiện giờ mắt trái em có những đốm đen nhờ nhờ như một cái màng che. Nhìn ra chỗ sáng thì thấy càng rõ những đốm đen và nó cứ nhảy theo khi mắt mình di chuyển hướng nhìn. Em có đi khám thì bác sĩ nói em bị hiện tượng ruồi bay không sao rồi cho thuốc về tra cách đây 1 năm rồi. Giờ em thấy nó ngày càng xuất hiện nhiều, buổi tối tắt đèn thì thấy mắt như bị lóa nên rất sợ mình bị đục thủy tinh thể hay cườm. Rất mong lời giải đáp của bác sĩ. Em chân thành cảm ơn 29 tuổi, Nữ, minhthuy2212@yahoo.com) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Cận thị 2 diop ở người trẻ và làm việc với máy tính 8 giờ/ngày sẽ gây hiện tượng mắt mệt mỏi. Do đó, bạn có thể thấy các triệu chứng như: Hoa mắt, nhìn đốm mờ. Hiện tượng này, bạn có thể khắc phục bằng cách thư giãn mắt giữa thời gian làm việc khoảng 1-2 phút, bằng cách phóng tầm mắt ra xa và massage mi mắt. Còn triệu chứng đốm đen do đục thuỷ tinh thể như bạn mô tả không thấy ở người trẻ tuổi mà chỉ thấy ở những người trên 60 tuổi. Em bị lên mụn thịt ở mí mắt (có người bảo là lên lẹo). Đi khám bác sỹ chỉ định đốt bằng laser, những người đã mắc phải bệnh này thì khuyên nên chữa bằng mẹo, còn đốt một thời gian sau sẽ lên lại. Xin hỏi bác sỹ em phải làm cách nào hiệu quả. Xin cảm ơn bác sỹ! - (bùi ngọc hưng, 32 tuổi, Nam, Đà Nẵng) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Mụn thịt và lẹo ở mắt là hai bệnh khác nhau. Nếu bị mụn (có thể gọi là hạt cơm) thì chỉ định điều trị bằng laser là đúng đắn. Nếu bị lên lẹo thì ở giai đoạn đầu khi chưa làm mủ thì có thể điều trị chườm nóng, chạy điện sóng ngắn hoặc bấm huyệt. Khi lẹo đã tạo mủ thì bạn cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chích lẹo. Thưa bác sĩ làm cách nào để nhận biết mắt mình bị cận thị hay bị các bệnh về mắt như đau mắt đỏ và cách phòng chống bệnh mắt đỏ. Em xin cám ơn! - (LƯU VIỆT QUỐC, 23 tuổi, Nam, nis.vietquoc@hotmail.com.vn) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Cận thị và đau mắt đỏ là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mắt mình có triệu chứng bất thường thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nên khi thấy có người bị đau mắt đỏ thì không nên tiếp xúc trực tiếp, không dùng chung đồ, và bạn nên giữ gìn vệ sinh đôi mắt của mình. Em xin hỏi bác sĩ tại sao mắt em dạo này rất yếu ngồi lâu khi đứng dậy hay bị choáng lắm, nhìn xa thì chỉ thấy mờ mờ không nhìn được rõ. Vậy đó có phải là biểu hiện của cận thị không bác sĩ hay la do em bị thiếu máu não ạ? (Nguyễn Thị Hạnh, 17 tuổi, Nữ, 50/23/22/9 đường số 9 phường 16 quận Gò Vấp) Khám mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Triệu chứng choáng khi thay đổi tư thế có thể gặp ở nhiều bệnh (thiếu máu não, huyết áp…, thậm chí là khi đói). Tuy nhiên, nếu có kèm triệu chứng nhìn mờ thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chào bác sỹ. Tôi hiện nay đang bị cận 4 diop. Tôi đang rất lo lắng cho tình trạng mắt của mình vì ngày nào tôi cũng phải ngồi trước máy tính hàng giờ đồng hồ. Có khi phải làm việc thâu đêm. Xin hỏi bác sỹ có cách nào để cho mắt không tăng độ lên được không vì tôi rất sợ tăng độ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của tôi. Có những phương pháp, thuốc chữa nào giúp cho đôi mắt được khỏe hơn không trong điều kiện công việc như của tôi. Và tôi nghe nói là càng về trung tuổi thì độ cận của mắt sẽ giảm đi và hết cận. Như vậy có đúng không? Xin chân thành cảm ơn bác sỹ. Chúc bác sỹ sức khỏe (Lê Ngọc Liêm, 27 tuổi, Nam , 5/129 Trần Quốc Toản, Tp Huế) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Khi mắt bạn bị cận thị 4 diop và làm việc nhiều giờ trong ngày chắc chắn mắt bạn sẽ bị mệt mỏi và tăng số. Bạn nên lập kế hoạch làm việc phù hợp và có thời gian thư giãn mắt khoảng 1-2 phút trong thời gian làm việc bằng việc phóng tầm mắt ra xa và massage mi mắt. Không có thuốc chữa khỏi bệnh cận thị và giảm độ cận thị mà chỉ có thể phòng không tăng số tiếp bằng phương pháp đã nêu trên. Khi tuổi cao lên thì độ cận thị sẽ giảm do mắt bị lão thị. Con tôi năm nay tròn 1 tuổi. Mắt cháu có những gân đỏ, thỉnh thoảng cháu bị đau. Tôi có tra thuốc muối nhỏ mắt 0,9%. Xin hỏi con tôi có nghiêm trọng không và đi khám ở đâu? - (nguyen thi thuyen, 24 tuổi, Nữ, Hải Phòng) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Nếu mắt đỏ và ngứa thì bạn nên cho con đi khám ở phòng khám BV Mắt Trung ương. Đặc biệt là triệu chứng này tái đi tái lại nhiều lần. Cách đây khoảng 15 năm, tôi bị đau mắt đỏ, do chủ quan không chữa (một thời gian sau thấy mắt tự khỏi) dẫn đến cả 2 mắt bị quặm, vì vậy tôi thường xuyên phải nhổ quặm mi. Vậy bác sỹ có thể cho tôi biết cách chữa quặm mi hiệu quả nhất mà không mất nhiều thời gian (do đặc thù công việc). Tôi xin chân thành cảm ơn. Nữ, Bắc Kạn) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Khi đã được chẩn đoán là quặm, chỉ định duy nhất là mổ. Vì nếu không mổ thì lông quặm sẽ chạm vào giác mạc và có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực. Bạn nên đến khám bác sĩ để có chỉ định điều trị càng sớm càng tốt. Thời gian điều trị cũng không quá lâu, trong khoảng 1 tuần là mắt bình phục. Xin bác sĩ cho cháu biết, hiện nay đã có loại thuốc nào để điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể hay chưa ạ? Để tránh bị bệnh này thì phải bảo vệ mắt của mình như thế nào ạ? (Le Hong Van, 26 tuổi, Nữ, Ninh Bình) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Không có loại thuốc nào điều trị đục thuỷ tinh thể. Chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo. Mắt trái của em bị mờ từ nhỏ, khi em nhìn chăm chú một cái gì đó thì con ngươi bị lệch vào trong, người ta hay gọi là mắt bị lé. Xin hỏi bác sĩ liệu có thể chữa được mắt của em sáng bình thường như mắt phải không ạ? huyen trang, 22 tuổi, Nữ , thanh xuan bac-ha noi) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bệnh của bạn, trong y học gọi là lác. Bệnh này nên được phát hiện và chữa từ khi còn nhỏ. Ở tuổi bạn, có thể chỉnh lại lác để giải quyết vấn đề thẩm mỹ chứ hoàn toàn không giải quyết được vấn đề thị lực. Cháu chào bác sĩ. Mắt của cháu hay bị lông mi quặm (lông mi mọc ngược vào trong mắt) rất khó chịu. Mỗi lần bị như vậy cháu chỉ biết nhờ người thân lấy nhíp nhổ chiếc lông đó đi. Vậy có cách nào giúp cháu không bao giờ phải gặp lại tình trạng này nữa hay không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều! - (Mai Hong Ha, 25 tuổi, Nam, Bắc Giang) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Khi bạn có lông quặm, việc loại bỏ những lông quặm chỉ là biện pháp tạm thời. Bạn nên đi khám nếu mức độ quặm, số lông quặm nhiều thì phải phẫu thuật. Nếu để lâu có thể sẽ gây biến chứng viêm loét giác mạc. Thưa bác sĩ, tôi năm nay 17 tuổi đang học lớp 11 tại Hà Nội, sang năm tôi muốn thi tuyển phi công, nhưng mắt trái của tôi lại bị cận vừa thôi, mắt phải bình thường. Tôi muốn mổ mắt trái bị cận, như vậy có mổ được không và mổ rồi lâu dài có tái phát hay ảnh hưởng gì không? Tôi có làm phi công được không? Xin cám ơn bác sĩ.(Lưu Tuấn Hưng, 17 tuổi, Nam, Hà Nội) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Nếu bạn bị cận một mắt là một trong nhiều chỉ định của phương pháp mổ cận thị bằng laze. Bạn có thể mổ mắt bị cận nhưng phẫu thuật nào cũng có tỷ lệ phần trăm nhất định biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn. Để làm phi công, bạn nên mổ và sau mổ bạn nên theo dõi tại cơ sở phẫu thuật. Em bị đau mắt đỏ đã gần 1 năm nay. Em tự mua thuốc Cloxit H để tra. Giờ mắt của em rất kém và có nhiều dử mắt. Vậy em phải làm thế nào, thưa bác sĩ? - (Minh Hanh, 25 tuổi, Nam, Hà Nội) Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh: Khi bạn bị đau mắt đỏ gần 1 năm, tức là mắt của bạn cần được khám và chẩn đoán xác định bệnh. Bạn tự sử dụng thuốc Cloxit H là rất nguy hiểm, vì thuốc này có tác dụng phụ gây tăng nhãn áp, ảnh hưởng lớn đến thị lực. Có thể hiện nay bạn đã bị tác dụng phụ này. Đề nghị bạn đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt ngay. Tôi bị cận từ nhỏ, đến thời điểm này mắt tôi bị giảm thị lực, võng mạc dần bị suy thoái. Làm thế nào để ngăn chặn sự suy thoái? Nếu điều không may xảy ra tôi có bị mù không và làm thế nào để chữa trị. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên! - (tran phuong, 45 tuổi, Nữ, quận 7, TP HCM) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bạn phải đi khám ngay để được tư vấn cách chăm sóc, giữ gìn đôi mắt, đồng thời phát hiện sớm những tổn thương do bệnh cận thị gây nên. Mắt của tôi hay bị ngứa, tôi đi khám mắt bác sĩ nói mắt tôi bị viêm kết mạc dị ứng mãn tính, bác sĩ có bán thuốc cho tôi về uống và nhỏ nhưng không hết. Vậy giờ tôi phải điều trị bằng cách nào? - (Triệu Thị Vân, 39 tuổi, Nữ, Kon Tum) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Với bệnh của bạn thì phải thường xuyên dùng thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, thuốc chỉ để giảm triệu chứng chứ bệnh này không thể điều trị dứt điểm được. Cháu thấy nhiều người bảo không nên mổ cận thị vì nhiều khi rất dễ gây mù loà. Có người để ý thấy trong viện mắt các bác sĩ toàn đeo kính chứ không có ai mổ cận thị cả. Xin bác cho cháu lời khuyên về trường hợp này? Năm nay cháu 34 tuổi, bị cận 4 diop. Như vậy có nên mổ mắt hay không ạ? (Triều Văn, 34 tuổi, Nam, Hà Nội) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Cận thị không phải là bệnh. Để chỉnh tật cận thị thì có thể đeo kính hoặc mổ. Vì vậy, tuỳ từng sở thích, điều kiện làm việc của từng người mà lựa chọn phương pháp chỉnh tật bằng phẫu thuật hoặc đeo kính. Cháu chào cô Khánh Vân. Khoảng 2 tuần nay cháu cảm thấy mắt trái hay bị nháy nhiều lần. Cứ đang bình thường nói chuyện với người khác, nghĩ đến hiện tượng đó là cháu lại bị nháy mắt. Cảm giác như mắt mình nó cũng đập giống như tim đập. Cháu không bị các tật về mắt. Ngày nào cháu dùng máy tính khoảng 8h/ngày. Liệu cháu có bị bệnh gì về mắt không? Cám ơn cô. (Nguyễn Thị Bích Huệ, 26 tuổi, Nữ , Giảng Võ Ba Đình HN) Khi phát hiện bất thường ở mắt, tốt nhất là đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Triệu chứng trên có thể do bạn ngồi làm việc trước màn hình trong thời gian dài. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên để mắt nghỉ ngơi sau 1-1,5 giờ làm việc. Và bạn cần “tập thể dục” cho mắt bằng cách nhắm mắt và massage mắt và vùng xung quanh mắt khoảng 5 phút. Bạn có thể tra thuốc Computer eye drops để bảo vệ mắt. Lời đầu tiên cho tôi xin được gửi lời chào chúc sức khoẻ tời Bác sĩ Phạm Khánh Vân. Sau đây tôi có câu hỏi xin được nhờ bác sĩ giải đáp giúp. Tôi có cậu con trai tên là Trần Duy Phúc, năm nay 11 tuổi. Thể trạng của cháu phát triển rất tốt, hầu như không gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Năm cháu lên 3 tuổi, gia đình thấy 2 mắt của cháu hơi có màu đỏ. Sau đó gia đình đưa cháu đi khám tại trạm xá xã. Theo chuẩn đoán ban đầu của trạm trưởng trạm xá thì cháu bị đau mắt và kê thuốc cho gia đình về nhỏ (thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ em). Sau khi nhỏ được 2 ngày thì mắt cháu bớt đỏ và trở lại bình thường sau vài ngày sau. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau, mắt cháu lại bị đỏ như lần trước và cộng thêm nước rỉ màu vàng. Lo sợ mắt cháu bị ảnh hưởng khi lớn lên, gia đình tôi đưa cháu lên Bệnh viện Mắt TW khám và cũng được chẩn đoán là đau mắt rồi kê đơn thuốc mua về nhỏ. Lần này cũng giống như lần trước sau khi nhỏ thuốc do Bệnh viện Mắt TW hướng dẫn cũng chỉ được khoảng 5 tháng mắt lại đỏ trở lại. Quá sốt ruột, gia đình có đưa cháu đi khám tại các cơ sở Mắt tốt nhất tại Hà Nội. Điểm cuối cùng khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm (thử máu, thử phản ứng ) sau đó đưa ra kết luận bi "Dị ứng mùa xuân". Kèm theo đó là phác đồ điều trị, thuốc nhỏ và tiêm vaccine. Cụ thể, ban đầu tiêm 2 mũi/tuần, sau đó 1 mũi/tuần và cứ thế giãn dần đến bây giờ là 1 mũi/tháng. (lịch tiêm này đã được thực hiện 6 năm nay, từ khi có kết quả tại bệnh viện Bạch Mai. Vấn đề đặt ra, đã khám nhiều nơi và điểm dừng chân cuối cùng tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2005 nhưng cho đến nay 2 mắt của cháu vẫn đỏ, kèm theo đó là nước màu vàng chảy ra có mùi tanh. Xin hỏi bác sĩ Vân đưa ra lời khuyên giúp gia đình có phương án chữa cho cháu hiệu quả nhất. Cách đây 1 tuần (tức ngày 20/3) do mắt cháu bị đỏ cộng với nhiều rỉ, nước màu vàng chảy ra. Gia đình có đưa lên khám tại Bệnh viện Mắt TW, kèm theo là đơn thuốc nhỏ mắt: lọ Alegysal và lọ Efmoline. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ và chúc Bác sĩ mạnh khoẻ! Người viết câu hỏi. Trần Thị Nụ, Mẹ cháu Phúc. Điện thoại: 01666251257 - (Trần Thị Nụ , 37 tuổi, Nữ, Trực Cát - Trực Ninh - Nam Định ) PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Bệnh dị ứng thì không thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, khi bệnh có những đợt kịch phát thì cần phải được điều trị vì nếu không điều trị thì bệnh có thể gây biến chứng lên trên giác mạc và ảnh hưởng đến thị lực. Cháu chào bác Vân và chương trình. Bác ơi, cho cháu hỏi chút nhé. Không hiểu sao khi cháu đi ngủ bác ạ,nước mắt cháu cứ chảy ra thì mới ngủ được. Nếu cháu nằm nghiêng thì nước mắt 2 bên chảy vào nhau làm rát mắt lắm bác à. Cháu cũng tìm hiểu và biết bệnh của cháu là tắc tuyến lệ phải không bác. Nhưng cháu vẫn còn phân vân về việc dùng thuốc hay phẫu thuật để chữa trị. Cháu là sinh viên nên việc phẫu thuật không biết là cháu có đủ chi phí không nữa với lại thời gian chữa trị không biết bao lâu, có ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày không bác? Bác có thể cho cháu sự lựa chọn tốt nhất để chữa trị bệnh của cháu không ạ? Bình thường thì ban ngày nước mắt cháu không chảy nhưng cứ nằm xuống đi ngủ thì nước mắt mới chảy. Nếu cháu chờ 2 năm nữa ra trường rồi chữa trị thì có sao không bác. Cháu mong bác trả lời những câu hỏi của cháu, cháu xin cảm ơn bác và chương trình. tuổi, Nam, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) PGS.TS. BS Phạm Thị Khánh Vân: Chảy nước mắt là nguyên nhân của rất nhiều bệnh, trong đó có viêm tắc lệ đạo. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Thưa bác sĩ, gần đây em có thấy mi mắt của mình tự nhiên lốm đốm bạc ở chân. Vuốt nhẹ thì thấy bị rụng một số cái. Hiện tượng này xuất hiện sau một lần em sử dụng mascara. Em xin hỏi bác sĩ đây chỉ là một dị ứng bình thường thôi hay là biểu hiện của bệnh về mắt? Em có phải sử dụng thuốc không ạ ? (Quỳnh Hương, 22 tuổi, Nữ, Cầu Giấy - Hà Nội) Một ca phẫu thuật đục thủy tinh thể PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bệnh của bạn có thể là viêm mi mắt có nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Vì vậy, bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa để làm xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện tôi bị xuất huyết võng mạc và bị bong võng mạc, cho tôi hỏi bác sỹ là trường hợp của tôi nếu mổ thì có trở lại bình thường không? - (Nguyễn Phương Nam, 48 tuổi, Nam, Chi Cục Thú Y Vĩnh Long) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Đây là bệnh nguy hiểm có thể gây mù loà vì vậy bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Còn việc có phục hồi thị lực hoàn toàn hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tôi bị tai nạn giao thông, mắt bên trái của tôi bị teo gai thị, không nhìn được nữa - trông ngoài thì mắt tôi như bình thường. Tôi nhờ bác sỹ tư vấn cho tôi cách chữa trị và chăm sóc mắt. Tôi xin cảm ơn (Lê Quốc Trung, 36 tuổi, Nam, 306, CT3, Bắc Linh Đàm, HN) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Teo gai thị cho đến nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị được. Tuy nhiên, có một số thuốc có thể dùng để tăng cường dinh dưỡng cho đáy mắt và gai thị. Vì vậy, bạn nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị. Xin chào bác sĩ, tôi bị đục thuỷ tinh thể và đã đi mổ tại bệnh viện Mắt Trung ương nhưng khi về nhà đã không kiêng được va sau đó tôi không đi kiểm tra được. Hiện giờ thỉnh thoảng mắt hơi nhức va mờ hơn trước. Vậy tôi hỏi bác sĩ xem tôi có the bị đục lại không va có thể bị sao không? Cảm ơn bác sĩ (vũ thị toan, 46 tuổi, Nữ, dân lập,yên bình, thạch thất, Hà Nội) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Hiện tượng bạn nêu không phải là do thể thuỷ tinh bị đục vì đã được lấy đi rồi. Ở đây có thể là đục bao sau hay đục dịch kính hoặc tổn thương đáy mắt. Vì vậy, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Ở đuôi mắt của cháu nó hiện những nốt trắng lên, nó cứ lặn rồi lại mọc lên. Bác sĩ có thể chỉ cho cháu cách làm như thế nào cho nó lặn không mọc nữa được không ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ ạ. (Ưng Thị Kim Ngân, 20 tuổi, Nữ, Bắc Ninh) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bạn có thể bị viêm tuyến bờ mi. Trong trường hợp này cần có liệu trình điều trị khá lâu dài thì mới có thể khắc phục được. Tôi bị chấn thương về mắt, đã mổ khắc phục chấn thương, treo thủy tinh thể đến nay được hơn 6 tháng. Thị lực nay đã ổn định. Tuy nhiên, mắt tôi vẫn hơi đỏ như bị đau mắt nhẹ. Thỉnh thoảng khi thời tiết thay đổi có hiện tượng khô và rát trong mắt. Xin hỏi bác sĩ, như vậy có phải là đau mắt không và có gì bất thường không? Nữ, Hà Nội) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Thường thì sau phẫu thuật, bệnh nhân nên đi khám định kỳ. Nếu 6 tháng nay mà bạn chưa đi khám lại thì nên đến tái khám. Những hiện tượng bạn nêu chưa đủ để kết luận là bạn có bị đau mắt hay không. Ông xã em vì đi công tác không biết mình bị rách võng mạc nên khi vào đến bệnh viện mắt đã bị bong võng mạc, phải tiến hành mổ. Anh mổ đã được 1 tháng thị lực đang phục hồi, nhưng chưa thấy rõ, có thể đếm các ngón tay của em ở vị trí 5m. Xin bác sĩ tư vấn cho lời khuyên chăm sóc mắt sau này, ngoài việc ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin C, A, rau xanh, trái cây, ngủ đủ giấc, thì anh không nên mang vác nặng khoảng tầm bao nhiêu kg, có ẵm con được không (vì con còn nhỏ), 30/4/2011 có đi công tác bằng máy bay đi Quy Nhơn khoảng 2 tiếng được không (sau khi mổ 2 tháng), vì em nghe nói máy bay gây hại đến võng mạc. KHi đi khám mắt định kỳ thì nhãn áp hơi cao so với bình thường, có lẽ bị biến chứng sau khi mổ, liệu có quá nguy hiểm không, sau này anh có tiếp tục sử dụng máy tính không, khoảng 6h/ngày được không. Mắt đang phục hồi, nhưng không biết liệu sau này võng mạc đã bong có tái phát thường xuyên lắm không, vài tháng 1 lần không,vì em biết có người 1 năm phải mổ 9 lần, mắt ông xã em mổ bằng phương pháp Dán võng mạc bằng khí. Ca mổ tiến hành 1 giờ đồng hồ. Xin bác sẽ tư vấn giúp em, chân thành cảm ơn (quynhthy, 31 tuổi, Nữ, quận Tân Phú, TP.HCM) PGS.TS.BS Phạm Thị Khánh Vân: Bong võng mạc và kèm theo rách là bệnh rất nguy hiểm. Sau khi được phẫu thuật thì nên đi khám định kỳ đúng theo hẹn của bác sĩ. Tất cả cách chăm sóc, ăn uống, vận động như bạn nói là rất đúng, không nên mang vác nặng hoặc thay đổi một cách đột ngột, cũng không nên để mắt làm việc nhiều trong thời gian ít nhất từ 3-6 tháng. Bạn cũng không nên đi máy bay trong 6 tháng sau phẫu thuật. Sau gần 2 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đến từ Bệnh viện Mắt Trung ương đã giải đáp hầu hết các câu hỏi của độc giả, giúp mọi người có thêm những thông tin, kiến thức cơ bản để bảo vệ tốt hơn đôi mắt của mình.

Ngày đăng: 19/10/2014, 19:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan