1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY (162 TRANG)

162 12,4K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 642,5 KB

Nội dung

TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI.Đề bài: Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”1.Mở bài:Tình yêu thương là một nét đẹp trong đạo đức sáng ngời của dân tộc Việt. Truyền thống ấy được cha ông ta gửi gắm trong rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ. Là người Việt Nam chắc hẳn không ai không biết đến câu “ Thương người như thể thương thân”. Câu tục ngữ chính là bài học thấm thía về đạo lí làm người.2.Thân bài:a. Giải thích:Thương: Tình yêu thương, quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ. thân: bản thân mình. người: những người xung quanh không có quan hệ thân thiết ruột thịt với mình=> Câu tục ngữ ngắn gọn với nghệ thuật so sánh, qua đó cha ông ta muốn gửi gắm một bài học sâu sắc thấm thía về cách đối nhân xử thế, về đạo lí làm làm người: Hãy thương yêu những người xung quanh như thương chính bản thân mìnhb. Bình: Khẳng định quan điểm: Câu tục ngữ trên là bài học đạo đức vô cùng đúng đắn.

NGHỊ LUẬN TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 1/ Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Nêu xuất xứ, tầm quan trọng, mục đích của vấn đề, hoàn cảnh xã hội liên quan đến vấn đề….( Dùng 1 trong số các cách đó). - Nêu vấn đề: Nêu vấn đề cần nghị luận ( Đây là thao tác quan trọng, không thể thiếu) - Viết lại lời dẫn (nếu có) 2/ Thân bài: a. Giải thích: Trả lời cho câu hỏi Thế nào là? - Nghĩa đen. - Nghĩa bóng .( Giải thích nghĩa của từng từ, của câu, của bài) => Rút ra bài học. ( vấn đề cần nghị luận). b. Bình luận * Khẳng định quan điểm của người viết: Vấn đề nghị luận là đúng hay là sai? Quan trọng hay không quan trọng? Có ý nghĩa như thế nào? * Bình: Dùng hệ thống lí lẽ để thuyết phục người đọc tin vào quan điểm mà mình đưa ra. Trả lời cho câu hỏi Tại sao? ( càng nhiều lí lẽ thì bài viết càng có sự thuyết phục. Chú ý các lí lẽ cần được sắp xếp theo trình tự: Không gian, thời gian, tầm quan trọng….cho hợp lí). - Nêu dẫn chứng minh họa. ( Để lí lẽ tăng thêm sức thuyết phục thì cần có dãn chứng. Các dẫn chứng đưa ra phải chọn lọc, tiêu biểu) * Luận: Mở rộng vấn đề: - Đưa ra quan điểm trái ngược với vấn đề nghị luận để lên án hoặc phê phán. - Trái với vấn đề nghị luận là…. - Vấn đề nghị luận không đồng nghĩa với… 1 - Liên hệ với quá khứ, tương lai; mở rộng vấn đề đó trong phạm vi rộng hơn. c. Bài học cho bản thân : Trả lời cho câu hỏi Ta phải làm gì? - Nêu ra các biện pháp để thực hiện theo vấn đề nghị luận. ( chú ý đến vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội). 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. …………………………………………… CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI. Đề bài: Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” 1. Mở bài: - Tình yêu thương là một nét đẹp trong đạo đức sáng ngời của dân tộc Việt. Truyền thống ấy được cha ông ta gửi gắm trong rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ. - Là người Việt Nam chắc hẳn không ai không biết đến câu “ Thương người như thể thương thân”. Câu tục ngữ chính là bài học thấm thía về đạo lí làm người. 2. Thân bài: a. Giải thích: - Thương: Tình yêu thương, quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ. - thân: bản thân mình. - người: những người xung quanh không có quan hệ thân thiết ruột thịt với mình => Câu tục ngữ ngắn gọn với nghệ thuật so sánh, qua đó cha ông ta muốn gửi gắm một bài học sâu sắc thấm thía về cách đối nhân xử thế, về đạo lí làm làm người: Hãy thương yêu những người xung quanh như thương chính bản thân mình b. Bình: * Khẳng định quan điểm: Câu tục ngữ trên là bài học đạo đức vô cùng đúng đắn. 2 * Tại sao phải yêu thương người khác như yêu thương bản thân mình? - Tất cả những con người trong xã hội tuy không cùng huyết thống, không phải là anh em ruột thịt nhưng được gắn kết với nhau bởi rất nhiều điểm chung: + Dù là người miền xuôi hay người miền ngược. người Kinh hay Thượng, người Ba na hay người Tày… tất cả đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, đều là dòng giống con Lạc cháu Hồng. + Chúng ta cùng sống chung trên một dải đất, chung lịch sử, chung truyền thống của một dân tộc anh hùng. + Gần hơn nữa là quê hương, chung trường, chung lớp… ->Chính những điểm chung đó là sợi dây gắn kết con người với nhau, và giúp ta hiểu tại sao phải “ thương người như thể thương thân” - Ta cũng hiểu con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi một cá nhân đều không thể tồn tại, không thể gọi là sống nếu tách ra khỏi đời sống cộng đồng ( Rô- bin – xơn ( Rô-bin-xơn Cruxo) khao khát trở về với xã hội loài người ). Vì vậy ta phải đặt cái cá nhân vào cái chung, phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. - Tình yêu thương là cội nguồn để tạo nên sức mạnh to lớn giúp ta chiến thắng mọi thiên tai và kẻ thù xâm lược ( Dẫn chứng: Thánh Gióng lớn lên là nhờ bát cơm, quả cà của bà con hàng xóm góp lại. Sức mạnh của Thánh Gióng là sức mạnh của tình yêu thương, của nhân dân. Thắng lợi của Thánh Gióng cùng là thắng lời của nhân dân. Trong hai cuộc k/c chống P và M, biết bao bà mẹ yêu thương bộ đội như con để của mình. Nhờ đó mà các chiến sĩ như được tiếp thêm sức mạnh để làm nên chiến thắng.) - Yêu thương và giúp đỡ người khác chính là ta đã tạo cơ hội để giúp họ có c/s tốt đẹp hơn. Và khi đó cũng chính là ta đem niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mình. Bởi “ Hạnh phúc là khi ta đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác”. 3 - Yêu thương và giúp đỡ người khác là một truyền thống cao đẹp của dân tộc. Là người dân VN, ta phải phát huy truyền thống đó. Đó chính là cơ sở, là nền tảng để ta xây dựng một xã hội tốt đẹp và giàu lòng nhân ái. - Những người có tình yêu thương và giúp đỡ người khác luôn được mọi người yêu quý, và họ cũng sẽ nhận được tình yêu và giúp đỡ của những người bên cạnh mình khi họ cần đến. - Tình yêu thương chính là * Dẫn chứng: Tình yêu thương đã là truyền thống tốt đẹp và trong cuộc sống hiện đại tình cảm ấy càng được phát huy. Trong những năm qua nhân dân VN luôn thực hiện và phát huy truyền thống đó: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, các hoạt động từ thiện “ Tết vì người nghèo”. “ Nối vòng tay lớn”, “ Trái tim cho em”… còn rất nhiều, rất nhiều các chương trình tình nghĩa đầy ắp tình yêu thương và sự sẻ chia giúp cho biết bao mảnh đời bất hạnh được ấm lòng, nhiều người thành lập các tổ chức để thu nhận những trẻ em lang thang, cơ nhỡ, những người tàn tật, tạo công ăn việc làm giúp họ ổn định c/s…. ( d/c cụ thể tại địa phương, trường, lớp…) * Mở rộng vấn đề: - Phê phán những người không có tình yêu thương, trái tim họ héo úa, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại -> Họ bị xa lánh, khinh bỉ. - Tình yêu thương không chỉ thể hiện ở lời nói xuông mà phải bằng hành động thực tế. Đặc biệt nó xuất phát từ t/c chân thành chứ không vì bất cứ mục đích nào khác. Những kẻ nhân danh tình yêu thương, tổ chức các hoạt động từ thiện nhưng thực chất là để đánh bóng tên tuổi, với tham vọng mình thành người nổi tiếng. Hoặc có kẻ những kẻ vô lương tâm mượn mác xây dựng tổ chức từ thiện để bóc lột sức lao động 4 của trẻ em, của những người không được hoàn thiện… những kẻ đó không chỉ bị lên án mà còn đáng bị pháp luật trừng trị . - Phê phán những người nhận được sự giúp đỡ của người khác nhưng thiếu ý chí vươn lên, chỉ biết sống ỷ lại, dựa dẫm. - Ngày nay quan niệm về t/y thương không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc mà mở rộng thành một quan niệm mới mẻ, tiến bộ. Đó là t/c mang tính quốc tế. ( D.c: Ủng hộ trẻ em Cu – Ba, nhân dân Nhật bị động đất, sóng thần…) - Ngày nay, khi xh phát triển, xu hướng chuyên môn hóa cao khiến cho con người ít có điều kiện quan tâm đến nhau hơn thì ý nghĩa của câu tục ngữ càng thêm sâu sắc. Nó giúp cho chúng ta luôn nhận thấy được ý nghĩa của t/y thương đồng loại c. Ta phải bồi dưỡng t/y thương ntn? - Quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm. - Luôn giữ cho trái tim ấm nóng t/y thương. - Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. 3. Kết bài: - Xã hội phát triển kéo theo sự du nhập của lối sóng gấp gáp, con người ít quan tâm đến nhau hơn thì câu tục ngữ trên chính là bài học, là phương châm sống cho tất cả chúng ta. - Thấm nhuần tư tưởng mà cha ông ta để lại, mỗi chúng ta luôn dặn mình hãy “ thương người như thể thương thân” * Những đề có cùng chủ đề. 1. Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng. 2. Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 3. Nghị luận về t/y thương con người. 5 ……………………………………………… CHỦ ĐỀ: LÒNG BIẾT ƠN Đề 1: Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 1. Mở bài: - TN chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng văn học dân gian. - Tục ngữ là những kinh nghiệm quý về thiên nhiên, lđsx, về con người và xh. - TN còn là những bài học về đạo lí làm người. - “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong các bài học ấy. 2. Thân bài: a. Giải thích: - Khi ta ăn một trái chín ngọt thơm ta phải nhớ ơn người trồng cây để tạo ra trái chín ấy. - Nghĩa bóng: + Ăn: hưởng thụ + Quả: thành quả bao gồm cả thành quả vật chất và thành quả tinh thần. + Người trồng cây: là người tạo ra thành quả.  Câu tục ngữ là bài học về lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ b. * Khẳng định : Câu tục ngữ là bài học đạo lí sâu sắc mà thấm thía *Tại sao “ Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”? 6 - Không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà nó là kết quả công sức của biết bao nhiêu người. D/C: Có được bát cơm dẻo thơm là nhờ người nông dân phải vất vả một nắng hai sương trên cánh đồng. Có được chiếc áo ta mặc, chiếc cặp ta dùng… là nhờ người công nhân miệt mài trong các nhà máy. Được nghe một bài hát hay, xem một bộ phim hấp dẫn là nhờ người nghệ sĩ đã phải miệt mài sáng tạo và rèn luyện… Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng Được sống trong độc lập, tự do hạnh phúc ngày hôm nay là nhờ biết bao thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu, thậm chí cả sinh mạng mình… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? - Biết ơn chính là đạo lí, bổn phận, là trách nhiệm của mỗi người chúng ta đối với đời. Đó là truyền thống đạo lí mà ta cần kế thừa và phát huy. - Biết ơn chính là truyền thống đạo đức giúp chúng ta xây dựng một đất nước văn minh. - Người có lòng biết ơn luôn được mọi người yêu quý, kẻ không có lòng biết ơn sẽ bị người đời khinh bỉ, xa lánh. * Mở rộng vấn đề: - Phê phán những kẻ chỉ biết hưởng thụ, không biết yêu quý trân trọng những thành quả mà người đi trước để lại cho chúng ta. Đó là những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. - Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Hoạt 7 động này đã trở thành phong trào lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. - Câu tục ngữ không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ, hiện tại mà trong cả tương lai. c. Biết ơn thì ta phải làm gì? - Trân trọng thành quả mà người đi trước để lại. - Sử dụng thành quả đó một cách hợp lí - Tích cực học tập, trau dồi đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, để không chỉ là người “ăn quả” mà phải trở thành “kẻ trồng cây” cho thế hệ sau. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay. 3. Kết bài - Xã hội ngày càng phát triển thì đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn được đề cao - Bản thân mỗi chúng ta cần trau dồi phẩm chất cao quý đó. => Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh 8 nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này. * Các đề bài cũng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. ………………………………………… Đề bài: "Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm" (R. Ta - gor). Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. 1. Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói: (3,0 điểm) a. Giải thích nghĩa đen (0,5 điểm): ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng bóng đêm. Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người cầm đèn soi sáng trong đêm. b. Ý nghĩa biểu tượng (2,5 điểm): - Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc đời mang lại. Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh lặng thầm bền bỉ. → Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri ân những người làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm thầm, khó thấy. 2. Suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý kiến: (5,0 điểm) Học sinh được tự do nêu những ý kiến của mình trên cơ sở những định hướng cơ bản sau: - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói. - Kđ ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục của nó (nhắc nhở, hướng con người đến với lối sống ân nghĩa) . 9 - Bàn bạc mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn (có thể nêu ra hai mặt của vấn đề để bàn luận: Lối sống tri ân và lối sống bội bạc, vô tình). ( Tham khảo bài “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”) Bài làm Câu nói“ Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó , nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm ” của R.Ta – gor xứng đáng được liệt vào kho tàng những câu danh ngôn bất hủ của nhân loại. Bởi vì, ở đó một triết lý nhân văn sâu sắc chứa đựng ý nghĩa giáo dục lớn lao về sự tri ân đối với cuộc đời đã được đại thi hào nổi tiếng này cô đúc trong một cách nói hết sức ấn tượng . Ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng bóng đêm. Đó là một điều giản dị nhưng rất thiết thực trong cuộc sống, không ai là không nhận thấy. Nếu không có những ngọn đèn như thế thì sẽ luôn có một nửa thế giới của nhân loại sẽ bị ám ảnh bởi những bóng đêm khủng khiếp. Con người sẽ khó khăn biết bao khi đối diện với đêm tối. Tuy nhiên, để có được cái ánh sáng kỳ diệu ấy thì không những cần tới người làm ra ngọn đèn mà còn phải cần tới người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm. Hai mặt của một vấn đề ấy có một mối quan hệ rất biện chứng với nhau. Bởi thế, xét theo nghĩa đen, câu nói này của R.Ta – gor khuyên nhủ chúng ta không chỉ phải biết hàm ơn ngọn đèn vì nó đã mang lại ánh sáng mà còn phải nhận biết để đặc biệt tri ân những công sức của những con người thầm lặng cầm đèn soi cho chúng ta trong đêm tối . Mượn hình ảnh ánh sáng ngọn đèn và người cầm đèn như thế, tác giả của câu danh ngôn này đã đề cập một vấn đề nhân văn rất sâu sắc. Trong khi hình ảnh ngọn đèn và ánh sáng của nó tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp mà cuộc đời mang lại thì hình ảnh người cầm đèn lại tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh thầm lặng. Cách nói của Ta – gor được thể hiện bằng một nghệ thuật đòn bẩy hết sức 10 [...]... người thêm phong phú, cách ứng xử văn hóa hơn \ - Ngày nay, khi xã hội phát triển, quá trình hội nhập và lối sống ồ ạt khiến nhiều người quên đi cách sống theo đạo lí làm người Vì vậy, văn chương càng có ý nghĩa quan trọng hơn Và đi tìm hiểu ý nghĩa văn chương ta thấy rằng: Được học văn là một niềm vui lớn 2 Thân bài: a Văn chương là gì? b Tại sao được học văn là một niềm vui lớn? - Văn chương phản ánh... được thoải mái, được tư i mát, được thanh lọc trở nên thanh thản và nhẹ nhõm vô cùng - Đặc biệt, Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ Học văn tốt sẽ có tác động tích cực đến việc học tập các môn học khác Chẳng hạn, học tốt Ngữ văn ta mới soạn thảo văn bản tốt Các bài Toán, bài Lí với những con số khô khan sẽ trở nên có sức thuyết phục hơn nhờ sự lập luận chặt chẽ của một bạn học giỏi văn Sẽ ra sao nếu... đáp ứng được yêu cầu của c/s d Học văn như thế nào cho hiệu quả - Bồi dưỡng t/y với văn văn chương - Đọc, cảm thụ và tìm hiểu ý nghĩa của các tác phẩm văn học, từ đó biết sống và làm theo những điều tốt đẹp mà văn chương đã dạy choi chúng ta ………………………………………… 31 Chủ đề: Lòng khoan dung Đề bài: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về lòng khoan dung trong cuộc sống 1 Mở bài: - Nhân ái, khoan dung chính... Biết ơn và kính yêu thầy cô là bổn phận của trò, có biết ơn và kính trọng thầy cô thì ta mới sống đúng đạo làm người + Tôn sư trọng đạo là truyền thống, là nét đẹp đạo đức của nhân dân ta luôn được kế thừa và phát huy * D/C: Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi như thầy Lý Công Uốn đời nhà Lý, thầy Lê Văn Hưu,... kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống - trọng đạo: trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của con người -> Coi trọng truyền thống đạo lí của con người => Câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị nhưng đó chính là bài học về đạo làm trò: Người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng thầy đã dạy dỗ mình b Bình luận: * Kđqđ:... Đề bài: Bàn về câu tục ngữ “ Tôn sư trọng đạo I Mở bài: Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận 2 Thân bài: a Giải thích - Tôn sư: tôn: là tôn trọng, kính trọng và. .. nói, tư tưởng mà cha ông ta đã đúc gọn trong câu “tôn sư trọng đạo rất ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa về vai trò Đó chính là lời khẳng định, tôn vinh vai trò, tầm quan trọng của người thầy đồng thời là lời nhắc nhở người trò cần phải tôn trọng thầy, tôn trọng đạo học * Tại sao phải “ Tôn sư trọng đạo 14 - Vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học... quan hệ xã hội” Bản chất, giá trị, nhân cách con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó - Việc học còn mang lại cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người, đạo lí đối nhân xử thế cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày Nhờ đó mà con người biết cách ứng xử đúng đắn với mọi người bạn sẽ thực sự hoà nhập và thích ứng nhanh với môi trường khác... cuối” và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự “đào mồ chôn mình”, nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại ấy 28 …………………………………………………… Đề bài: Học văn là một niềm vui sướng 1 Mở bài: Từ xưa đến nay, văn chương luôn có một vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong c/s con người Văn. .. riêng; ánh sáng của tri thức văn hóa; ánh sáng của ước mơ, hoài bão lí tư ng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị lực, của niềm tin… - Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách… - Thầy cũng là người nuôi dưỡng, thắp sáng ước mơ và khát vọng cho ta - Nhờ có ánh sáng của thầy chỉ bảo, dẫn dắt . chọn lọc, tiêu biểu) * Luận: Mở rộng vấn đề: - Đưa ra quan điểm trái ngược với vấn đề nghị luận để lên án hoặc phê phán. - Trái với vấn đề nghị luận là…. - Vấn đề nghị luận không đồng nghĩa với…. từ, của câu, của bài) => Rút ra bài học. ( vấn đề cần nghị luận) . b. Bình luận * Khẳng định quan điểm của người viết: Vấn đề nghị luận là đúng hay là sai? Quan trọng hay không quan trọng?. ra các biện pháp để thực hiện theo vấn đề nghị luận. ( chú ý đến vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội). 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. …………………………………………… CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU

Ngày đăng: 18/10/2014, 16:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w