Biểu hiện: Người khiêm tốn là người nhã nhặn, không tính tự cao tự đại, hướng

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY (162 TRANG) (Trang 37 - 38)

thiện, nêu cao óc học hỏi, không đề cao cá nhân với người khác....người khiêm tốn luôn cho mình là kém cỏi cần phải học hỏi thêm, họ luôn sống mực thức kín đáo, không phô trường, khoe khoang, không xa hoa, lãng phí.

b. Bình luận:

* Khẳng định quan điểm: Khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối vói mỗi người.

Đó không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp, là chìa khóa của sự thành công. Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói:” Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản

tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật

* Tại sao con người cần phải khiêm tốn?

- Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Vì vậy, trong giao tiếp họ luôn chiếm được cảm tình của người khác và các cuộc giao tiếp của họ luôn đạt hiệu quả cao.

- Khiêm tốn giúp ta không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh để ta có thể nhận ra những thiếu sót của bản của bản thân và sửa đổi, từ đó ta sẽ hoàn thiện bản thân hơn.

- Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên. Người khiêm tốn cũng không bao giờ kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao

vinh quang mà họ sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY (162 TRANG) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w