- Xác định mục đích học tập đúng đắn: Học để có tri thức trở thành người có ích cho xã hội.
- Rèn luyện thái độ học tập tốt: Chăm chỉ, chuyên cần, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Xây dựng phương pháp học tập khoa học: Học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở thực tế cuộc sống và nhất là học phải đi đôi với hành.
-Đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ “Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,…để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
3/KB: Học tập luôn có vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc
học chúng ta hãy thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả lời dạy của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi.
Đề 3: Viết một đoạn văn ngắn ( không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ cuả bản
thân về vấn đề
“ Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
- Giải thích khái niệm: Học tập ( học và luyện tập để có hiệu quả, có kỹ năng); cuốn vở ( ghi chép những kiến thức hiểu biết trong quá trình học tập). Học tập là cuốn vở không có trang cuối ( học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ).
- Con người từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, rèn luyện mà tích lũy tri thức để từ đó áp dụng trong cuộc sống.
- Biển học vô bờ. không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ vì vậy cần phải liên tục học tập.
- Học bằng nhiều hình thức, sao cho phù hợp vời khả năng bản thân và nhất là phải rèn luyện được năng lực tự học.
- Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất. (Tham khảo bài: Học, học nữa, học mãi…)
Đề bài: Nêu suy nghĩ về câu nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối”
I/ Mở bài :
- Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người .
- Trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia.
-Thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu “Học tập là một cuốn vở không có hồi kết” để khoái thác trách nhiệm đó.
II/ Thân bài:
1/ Học tập là gì? :
- Đó là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi,….nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh,…Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài.
- Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi,…và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp,…Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học. 2/ Bình luận:
* Kđqđ.
* Tại nói : Học tập là một cuốn vở không có trang cuối?
- Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định
rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.