BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 MÔN THƯƠNG MẠI 1 Dưới góc độ pháp lý thì công ty TNHH hai thành viên trở lên và CTCP đều cùng thuộc loại công ty đối vốn. Nhưng từ những điểm khác biệt trong quy định của pháp luật đã tạo nên những đặc trưng riêng của chúng. Xuất phát từ những điểm khác biệt này có thể thấy được một số ưu thế của CTTNHH hai thành viên trở lên so với CTCP đó là
NỘI DUNG Dưới góc độ pháp lý thì công ty TNHH hai thành viên trở lên và CTCP đều cùng thuộc loại công ty đối vốn. Nhưng từ những điểm khác biệt trong quy định của pháp luật đã tạo nên những đặc trưng riêng của chúng. Xuất phát từ những điểm khác biệt này có thể thấy được một số ưu thế của CTTNHH hai thành viên trở lên so với CTCP đó là : Thứ nhất, việc điều hành và quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên dễ dàng và thuận tiện hơn CTCP. Luật doanh nghiệp đã quy định khống chế số thành viên tối đa của CTTNHH hai thành viên trở lên là không qúa 50 người (Điều 38 Luật Doanh Nghiệp năm 2005). Như vậy số lương thành viên CTTNHH không nhiều và trên thực tế chủ yếu là quen biết nhau nên dễ quản lý, điều hành. Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của CTTNHH là hình thức công ty trung gian, vừa mang đặc điểm của công ty đối nhân, vừa mang đặc điểm của công ty đối vốn với ưu điểm sự quen biết nhau giữa các thành viên của công ty đối nhân đồng thời nó cũng khác phục nhược điểm về quy chế pháp lý phức tạp của công ty đối vốn. Đối với CTCP thì số cổ đông (thành viên) tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa (Điều 77 Luật Doanh Nghiệp năm 2005). Theo quy định này trên thực tế số lượng thành viên CTCP tương đối đông do bản chất là loại hình công ty “mở”, chỉ quan tâm đến vốn góp. Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty. Ngoài ra, nếu số lượng thành viên công ty lớn thì khả năng hoạt động tập thể nhằm bảo vệ lợi ích của thành viên, đặc biệt là thành viên thiếu số càng nhỏ. Thứ hai, quy định về vốn, góp vốn và chế độ chuyển nhượng vốn của công ty TNHH hai thành viên trở lên được điều chỉnh chặt chẽ hơn CTCP, nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Việc thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên tương đối phức tạp, chịu ảnh hưởng nhiều từ quyết định của các thành viên còn lại. Vì thế, với loại hình công ty này thường duy trì được đội ngũ nhân sự ổn định, có lợi cho hoạt động làm việc thường xuyên, liên tục và góp phần tạo điều kiện phát triển lâu dài và ổn định hơn. Tránh tình trạng ở CTCP phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức tới hoạt động kinh doanh của công ty, rất nhiều cổ đông 1 chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm mà ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Cụ thể: Vốn điều lệ của CTTNHH hai thành viên trở lên không được chia thành các cổ phần. Vốn điều lệ này do các thành viên góp và được ghi nhận vào Điều lệ của công ty. Tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên do các thành viên tự thỏa thuận, quyết định, có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Phần vốn góp này của các thành viên không được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu như CTCP. Nó được ghi nhận trong sổ đăng ký thành viên (khoản 1 Điều 40) và trong giấy chứng nhận góp vốn (tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp khoản 4 Điều 39) là cơ sở pháp lý chứng minh tư cách thành viên công ty. Sự khác biệt giữa việc thực góp và cam kết góp chỉ là yếu tố thời gian. Việc hoàn thành hành vi góp vốn theo cam kết góp vốn được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai. Theo khoản 1 điều 42 Luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên là phải “góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết…”. Quy định này đã thể hiện phần nào bản chất “đóng” của công ty TNHH hai thành viên trở lên hạn chế được sự tham gia của người lạ vào công ty. Đặc điểm này cũng sẽ được phản ánh trong quy định về chuyển nhượng vốn sẽ được phân tích bên dưới. Với CTCP, vốn điều lệ của công ty cũng phải được xác định từ đầu và phải được ghi vào trong điều lệ của công ty. Nhưng có sự khác biệt giữa vốn điều lệ của CTCP và vốn điều lệ của công ty TNHH. Nếu như vốn điều lệ của công ty TNHH là một con số “thực” thì vốn điều lệ trong CTCP khi mới thành lập công ty mang tính “ảo”. Cụ thể: Điều 84 Luật Doanh nghiệp qui định: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Như vậy, thấy có một “khoảng trống” giữa số vốn điều lệ của công ty và phần vốn mà các cổ đông sáng lập đăng ký mua. Phần vốn còn thiếu đó đã trở thành một quyền đặc trưng của CTCP trong việc huy động vốn: quyền chào bán cổ phần. Khoản 4 Điều 84 LDN năm 2005 cũng quy định về “Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Như vậy quy định này đã phản ánh được bản chất “mở” của CTCP về vốn điều lệ tạo điều kiện cho những người lạ có thể dễ dàng mua được cổ phần và trở thành cổ đông hay nói cách khác là thành viên của công ty. Điều này sẽ tạo ra sự khó khăn 2 trong quản lý thành viên, có trường hợp tham gia chỉ vì lợi nhuận khi sở hữu cổ phiếu của công ty mà không hề có kinh nghiệm chuyên môn cũng như khả năng, mục đích kinh doanh thực sự lĩnh vực hoạt động của công ty. Hình thức chuyển nhượng vốn của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật cũng có những hạn chế nhất định góp phần tạo sự ổn định cần thiết về thành viên của công ty dễ dàng trong hoạt động quản lý cũng như hợp tác kinh doanh. Thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại Điều 44 luật doanh nghiệp 2005. Cụ thể: thành viên muốn chuyển nhượng trước hết hết phải chào bán phần vốn đó cho các thành viện còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty cùng với các điều kiện khoản 1 Điều 44. Nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán thì các thành viên đó mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty (khoản 2 Điều 44 LDN 2005) và trong đa số các trường hợp việc để một người lạ trở thành thành viên của công ty thì luôn phải được Hội đông thành viên của công ty chấp thuận như theo khoản 3 và 5 Điều 45 LDN 2005 Quy định này giúp các thành viên thiểu số trong công ty có thể tự do bảo vệ được quyền lợi của mình để thông qua đó có thể được chuyển nhượng phần vốn góp từ các thành viên khác để tăng số vốn góp của mình trong công ty cũng như vấn đề kiểm soát thành viên công ty chặt chẽ tạo hiêu quả trong phối hợp hoạt đông kinh doanh trên thực tế. Hơn nữa vẫn duy trì được tính chất “đóng” của loại hình công ty này nhằm hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Còn đối với CTCP theo quy đinh điểm d khoan1 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 “Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này”. Như vậy không hề có ưu tiên thứ tự chuyển nhương cổ phần giữa các thành viên của công ty. Chính sự tự do đó đã tạo nên sự thiếu ổn định và khó quản lý thành viên của CTCP trên thực tế. Ngoài ra việc thành lập và quản lý CTCP cũng phức tạp hơn các loại hình CTTNHH hai thành viên trở lên do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. CTTNHH hai thành viên trở lên chỉ bị đánh thuế một lần vào công ty. Trong khi đó CTCP bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hỏi & đáp luật thương mại. 3 Chủ biên TS. Nguyễn Thị Dung NXB chính trị - hành chính. 2. 3. 4. http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/kinh-te-thuong- mai/2009/8744/Kinh-doanh-bat-dong-san-Can-thiet-phai-hieu-ro-hop- dong.aspx 5. LUẬT DOANH NGHIỆP 2005. 6. NGHỊ ĐỊNH 102/2010/NĐ-CP HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP. 7. http://luathanguyen.com.vn/viec-gop-von-vao-cong-ty-tnhh-2-thanh- vien-tro-len-duoc-thuc-hien-nhu-the- nao/44.htmlhttp://luathanguyen.com.vn/viec-gop-von-vao-cong-ty- tnhh-2-thanh-vien-tro-len-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao/44.html 8. http://laodong.com.vn/Tu-van-phap-luat/Thuc-hien-gop-von-vao- cong-ty-TNHH-hai-thanh-vien-tro-len/30318.bld 9. http://topiclaw.com/so-sanh-cong-ty-tnhh-va-cong-ty-co-phan/ 10. http://tuvanluathongha.com/noi-dung/380/583/Thanh-lap-cong-ty- trach-nhiem-huu-han-hai-thanh-vien-tro-len.html 4