1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc

100 557 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYEN THI YEN HOA

MOT SO CHi SO SINH HOC VA HOAT DONG THAN KINH CAP CAO CUA HOC SINH

TRUONG TRUNG HOC PHO THONG BINH XUYEN, HUYEN BINH XUYEN, TINH VINH PHUC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ YÊN HOA

MỘT SĨ CHÍ SĨ SINH HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THÀN KINH CAP CAO CUA HQC SINH TRUONG TRUNG HQC PHO THONG BINH XUYEN, HUYEN BINH XUYEN, TINH VINH

PHUC

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Hưng

Trang 3

Lời cảm on!

Với tắm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Hung,

người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Sinh lý người và động vật khoa Sinh — KTNN và phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Bình Xuyên cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành tốt luận văn này

Hà Nội, tháng 6 năm 2013 Tác giả

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan toàn bộ cơng trình nghiên cứu trong luận văn này là của riêng tôi Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được cơng bồ trên bất kì cơng trình nào khác

Hà Nội, tháng 6 năm 2013 Tác giả

Trang 5

MUC LUC MO DAU arsssessssssscssnesssnesscsnseesnescsenecesssescessscesnscsessesessseesaneceessscesaneesensesenseeesss 1 1 LY dO CRON AE HỒI eo << <5 << 119999 19.09%.5.09.9896 9000009 009090090808 808 06 1

2 Mục tiêu của đỀ tài eeesce<ce<cee «set sEEEEEESESSESEtEEEESEeEEkEEEeesersetersereersre 2 3 Nhiệm vụ HghiÊH CỨN.«eeeeeeeeesessessee se 9984 5698984 959395998099598958980898898040808058068 3

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiÊH CỨN «-.eeeeeeeeeceeceeeeeseeseseetseevseteeeteeetsestesersssrse 3 5 Phương pháp HghiÊH CỨM «ee«eeeeeese se se s1 99 9 9.9 1 90 0980.08985085.000080 0050050 3 6 Những đóng góp của đỀ Hầi «e«.eeeeeeecesexessesskesskeskeetksetsettaettaetasstesttestesnrssrsee 3

NỘI DUNG wee a)

Chương I: TÔNG QUAN TÀI LIỆU -ssccesccesscceseresseresscee 5

1.1 Các chỉ số sinh hỌC . ¿5+ +©5<Sx+EEEESEEEEEEESEEEEEEESEEEEEEkerkrkerkererrrre 5

1.2 Các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan ¿ 12 1.2.1 Những nghiên cứu về chức năng tuần hoàn ce 12 1.2.2 Những nghiên cứu về chức năng hô hâp phôi - - 14

1.3 Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp CÁO HH HH gnrưy 16 1.3.1 Năng lực trí tuệ của học ¬- Ơ ƠỔỨ‹Ơa 16

1.3.2 Những nghiên cứu về trí nhớ - «+ + «ss+sx£sezezsezsreesersx 23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27

2.1 Đối "0519001340119 80) 0 27

2.2 Phương pháp nghiên CỨU - + +52 £ 2+ ££+2E+EsErerrerrersrerrerree 27

2.2.1 Các chỉ số nghiên cứu osteitis 27

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ sô + +++s=+s>+s>+e>+x 28

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu c-c:ccccversrrrrerrrrrrrrrrree 34

Chương 3 „36

KET QUA NGHIEN CUU VA BAN L 36

3.1 Các chỉ số sinh học cơ bản -ccccccccvtrrerrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 36

3.1.1 Chiều cao của học sinh 3Ó

3.1.2 Cân nặng của học sinh we wee 42

Trang 6

3.1.4 Chỉ số pignet của học sinh .- ++- + ++s+++x+seseeerererrersesse 46 3.1.5 Chi s6 BMI cua hoc sinh

3.2 Các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan -2-s 51

3.2.1 Tần số thở của học sinh

3.2.2 Tân sô tim của học sinh

3.2.3 Huyết áp của học sinh

3.3 CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG THÂN KINH CÁP CAO 58

3.3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh - «- ««+s££+eeseereeexeszerzee 58 3.3.2 Trí nhớ của học sinh - - + +22 + 22+ *+2E££sE+EzeEesereresrreerree 65

3.4 Mỗi tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu . 2-s¿+ 71 3.4.1 Tương quan giữa tần số tim và kết quả học tập . - 71 3.4.2 Tương quan giữa chỉ số IQ và kết qua học tập

3.4.3 Tương quan giữa trí nhớ và kết quả hoc tap 90

Trang 7

CAC CHU VIET TAT DUNG TRONG LUẬN VĂN

ADN Axit deoxiribonucleic

ARN Axit ribonucleic

BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thé)

CDC National Centre for Chronic Disease Prevention and

Health Promotion (Trung tim quéc gia phong bệnh mãn tính và tăng cường sức khỏe)

HSSH Hang số sinh học người Việt Nam

Cs Cộng sự

IQ Intelligence Quotient (Chi s6 théng minh)

Nxb Nha xuat ban

QVC Quay vòng cao

THPT Trung học phổ thông

tr Trang

Trang 8

DANH MỤC BÁNG

Bảng 1.1 Phan loại thể lực của con người theo chỉ số pignet . 7

Bảng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính 27

Bảng 2.2 Phân loại chỉ số IQ và mức trí tuệ của D Wechesler 32

Bảng 3.1 Chiều cao đứng của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 37

Bảng 3.2 Chiều cao ngồi của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 39

Bảng 3.3 Chiều dài chân cua hoc sinh theo lứa tuổi và giới tính 41

Bảng 3.4 Cân nặng của học sinh theo lứa tuổi và giới tính - 42

Bảng 3.5 Vịng ngực trung bình của học sinh theo lứa ti và giới tính 45

Bảng 3.6 Chỉ số pignet của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 47

Bảng 3.7 BMI của học sinh theo lứa tuổi và giới tính . - 49

Bảng 3.8 Tần số thở của học sinh theo lứa tuôi và giới tính - 51

Bảng 3.9 Tan số tim của học sinh theo lứa tuôi và giới tính -.- 53

Bảng 3.10 Huyết áp tối đa của học sinh theo lứa tuôi và giới tính 55

Bang 3.11 Huyết áp tối thiểu của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 57

Bảng 3.12 Chỉ số IQ của học sinh theo lứa tuổi và giới tính .- 58

Bang 3.13 Phan bố học sinh theo các mức trí tuệ se zszzezzezx 61 Bảng 3.14 Tý lệ học sinh nam theo lứa tuổi và các mức trí tuệ 62

Bảng 3.15 Tỷ lệ học sinh nữ theo lứa tuổi và các mức trí tuệ

Bảng 3.16 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Bảng 3.17 Trí nhớ thính giác của học sinh theo lứa tuôi và giới tính 67

Bang 3.18 Trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nam - 68

Bảng 3.19 Trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nữ - 70

Bảng 3.20 Tương quan giữa học sinh có tần số tim -2- 5-52 71 dưới trung bình và học ÏựC - ¿+ +sc se sex ssveeerrersrrrersee 71 Bảng 3.21 Tương quan giữa hoc sinh có tần số tim dưới trung bình 72

Trang 9

Bảng 3.22 Tương quan giữa học sinh có tần số tim trên trung bình

VA NOC 2 4 74

Bảng 3.23 Tương quan giữa học sinh có tần số tim trên trung bình và điểm

80 1 ) 75

Bảng 3.24 Tương quan giữa chỉ số IQ và học lực của học sinh 76 Bảng 3.25 Tương quan giữa trí nhớ dưới trung bình và học lực 80

Trang 10

Hinh 2.1 Hinh 2.2 Hinh 3.1 Hinh 3.2 Hinh 3.3 Hinh 3.4 Hinh 3.5 Hinh 3.6 Hinh 3.7 Hinh 3.8 Hinh 3.9 Hinh 3.10 Hinh 3.11 Hinh 3.12 Hinh 3.13 Hinh 3.14 Hinh 3.15 Hinh 3.16 Hinh 3.17 Hinh 3.18 Hinh 3.19 Hinh 3.20 Hinh 3.21

DANH MUC HINH

Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi .- ccce 8

Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi 8

Chiều cao đứng của học sinh theo lứa tuổi và theo gidi tinh 38

Chiều cao ngôi của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 40

Chiều đài chân của học sinh theo lửa tuổi và giới tính 42

Cân nặng của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính 44

Vịng ngực trung bình của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 46

Chỉ số pignet của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 48

BMI cua học sinh theo lứa tuôi và giới tính . -5 s+- 50 Tần số thở của học sinh theo lứa tuổi và giới tính -

Tần số tim của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính Huyết áp tôi đa của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 56

Huyết áp tối thiểu của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 58

Chỉ số IQ của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 60

Phân bố học sinh theo các mức trí tuệ và giới tính 62

Tỷ lệ học sinh nam theo lứa tuổi và các mức trí tuệ 63

Tỷ lệ học sinh nữ theo lứa tuổi và các mức trí tuệ - 64

Trí nhớ thị giác của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 66

Trí nhớ thính giác của học sinh theo lứa ti và giới tính 68

Trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nam 69

Trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nữ 70

Tương quan giữa học sinh có tần số tïm 22252 72 dưới trung bình và học ÏựC . -s+++x++c+erzereeerrerserxe 72 Tương quan giữa học sinh có tần số tim dưới trung bình 73

Trang 11

Hình 3.22 Hình 3.23 Hình 3.24 Hình 3.25 Hình 3.26 Hình 3.27 Hình 3.28 Hình 3.29 Hình 3.30 Hình 3.31 Hình 3.32

Tương quan giữa học sinh có tần số tim trên trung bình

Go 0 1111-44 74 Tương quan giữa học sinh có tan sé tim trên trung binh va diém

8.1 1 75

Tương quan giữa chỉ số IQ và học lực s-sccs2 77 Tương quan giữa chỉ số IQ dưới trung bình và học lực 78 Tương quan giữa chỉ số IQ dưới trung bình

và điểm bài kiểm tra .ccccccccrrrrrrrrrrrrre 78

Tương quan giữa chỉ số IQ trên trung bình và học lực 79

Tương quan giữa chỉ số IQ trên trung bình và điểm

bài kiểm tra

Tương quan giữa trí nhớ dưới trung bình và học lực Tương quan giữa trí nhớ dưới trung bình và điểm bài kiểm tra 82 Tương quan giữa trí nhớ trên trung bình và học lực 83 Tương quan giữa trí nhớ trên trung bình và điểm

Trang 12

MO ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước ta đang trên con đường đôi mới, thực hiện công nghiệp hóa — hiện

đại hóa đất nước đề theo kịp và hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới

Điều này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào đủ năng lực trí tuệ, xã

hội phải có những con người có trình độ học vấn cao, hiểu biết sâu rộng mọi

lĩnh vực, phản ứng nhanh nhạy với thời cuộc

Đào tạo ra những con người đáp ứng được các yêu cầu của xã hội là

nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo Vì thế giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu Với tiêu chí giáo dục tồn diện ( đức, trí, thể, mỹ) cho học sinh

ở mọi lứa tuổi theo hướng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn và không ngừng thúc đây, nâng cao chất lượng đại trà, hiện nay ngành giáo dục

đang trên con đường đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đạy và học Để đạt

được mục đích này ngành giáo dục đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chương trình, trang thiết bị dạy học, phương pháp dạy học

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa X “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục

đào tạo khắc phục lỗi giáo dục một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho

người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp

hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của người học” [4]

Tuy nhiên sự đổi mới này chỉ có hiệu quả khi áp dụng đúng với từng đối

Trang 13

chi sé sinh học được coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình đào tao con

người mới, phục vụ cho nên kinh tế tri thức hiện nay

Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về năng lực trí tuệ và các chỉ

số sinh học trên các đối tượng học sinh, sinh viên

[28],[30],[39],[40],[41],[53],[56],[57],[58],[59], Kết quả nghiên cứu của các công trình này cho thấy năng lực trí tuệ của con người thay đổi theo lứa

tuổi và điều kiện xã hội đặc biệt là đối với các em học sinh ở bậc tiểu học và

trung học cơ sở Vì thế việc nghiên cứu trí tuệ và các chỉ số sinh học của học

sinh phải được tiến hành thường xuyên

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của đất nước, trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhiều khu công nghiệp mới địi hỏi phải có một nguồn lao động có sức khỏe và trình độ tri thức cao, đáp ứng được nhu

cầu cần thiết của địa phương Để góp phần cung cấp số liệu tham khảo cho việc xây dựng các biện pháp phát triển nguồn lao động ở địa phương và các

vùng lân cận Những nghiên cứu về con người, đặc biệt là trên đối tượng học

sinh đã trở thành một nhu cầu cấp thiết Vì tất cả những lí đo trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số chí số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường THPT Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”

2 Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu một sô chỉ sô sinh học của học sinh từ 16-18 tuôi tại trường

trung học phổ thơng Bình Xun, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Nghiên cứu một số chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan của học

sinh từ 16 — 18 tuổi

- Nghiên cứu một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh từ

Trang 14

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá một số tài liệu về thể lực và trí tuệ làm cơ sở cho đề tài - Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh như: chiều cao, cân

nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, BMI

- Nghiên cứu một số chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan: huyết

ap, tần số tim, tan số thở

- Nghiên cứu một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh

như: chỉ số thông minh (IQ), tri nhớ

- Tìm hiểu mối liên quan giữa một số chỉ số sinh học và thần kinh cấp

cao với học lực của học sinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của

trường THPT huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Đối tượng nghiên cứu với

các độ tuôi khác nhau, từ 16- 18 tuổi Tổng số có 904 học sinh

Đối tượng nghiên cứu được chọn một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn khoẻ

mạnh, không bị dị tật về hình thể và các bệnh mạn tính

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Các chỉ số sinh học

+ Các chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn

+ Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao

+ Mối liên quan giữa các chỉ số sinh học với học lực và bài kiểm tra

6 Những đóng góp của đề tài

Xác định được một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao

Trang 15

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện giáo dục, phương pháp giáo dục và các biện pháp chăn sóc sức khoẻ thể chất cũng như tỉnh thần của học sinh

Trang 16

NỘI DUNG Chương I

TÓNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các chí số sinh học

Thê lực con người là một khái niệm tơng hợp có liên quan chặt chẽ với

sức lao động và thầm mỹ của con người Một trong những biểu hiện cơ bản

của thê lực là chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là những chỉ số cơ bán Từ ba chỉ số này có thể tính thêm được chỉ số khối của cơ thể (BMI) và pignet [22]

Thể lực là năng lực vận động của con người phản ánh mức độ phát triển

tổng hợp của các hệ thống cơ quan trong một cơ thê hoàn chỉnh, thống nhất

Bắt kỳ một người bình thường nào cũng có mức độ phát triển thể lực nhất định [15] Sự phát triển thể lực là quá trình thay đổi hình dáng và các chức năng của cơ thể con người Các đặc điểm về hình thái thể lực mang tính đặc

thù về mặt chủng tộc, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp được thể hiện trong môi

trường sống nhất định Trong mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, các

chỉ số hình thái, thể lực được coi là thước đo sức khỏe và khả năng lao động

của con người [52]

Thể lực là một trong những thông số tổng hợp cơ bản phản ánh sự phát

triển sinh học của cơ thể Nó có mối liên quan nhất định với tình trạng sức

khỏe và khả năng lao động của mỗi con người Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của y học và sinh học người, việc nghiên cứu thể lực ngày càng phát

triển mạnh mẽ Đề đánh giá thé lực, người ta đã sử dụng rất nhiều chỉ tiêu, trong số đó các chỉ tiêu về hình thái như: chiều cao, trọng lượng, vòng ngực

được chọn và sử dụng sớm nhất các chỉ tiêu này nói lên sự tăng trưởng của

Trang 17

Trong số các chỉ tiêu trên, chiều cao là dấu hiệu được nhận biết sớm hơn

cả, nó là một trong số những kích thước được sử dụng trong hầu hết các lĩnh

vực của nhân trắc học Chiều cao phản ánh quá trình phát triển của các xương ( đầu, cổ, thân và chỉ dưới), nói lên tầm vóc của một nBười Chiều cao mang

đặc tính của từng chủng tộc, giới tính và nó chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường sống Chiều cao là biểu hiện của thể lực và là một trong số những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thể lực trong công tác tuyển quân, tuyển sinh,

tuyển lao động cũng như hầu hết các cuộc điều tra cơ bản về hình thái học, nhân chủng học, y học [52],[61]

Trọng lượng cơ thể, cũng như chiều cao, là số đo thường được sử dụng

trong tất cả các công tác điều tra cơ bản cũng như thường ngày Nó được coi là tiêu chuẩn không thê thiếu được trong việc đánh giá thể lực Trọng lượng

cơ thé là đặc điểm tổng hợp biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu

hao năng lượng Trọng lượng liên quan chủ yếu đến điều kiện dinh dưỡng So với chiều cao, nó ít phụ thuộc hơn vào yếu tố di truyền Tuy trọng lượng cơ thể khơng nói lên tầm vóc, nhưng sự phát triển của nó liên quan đến nhiều

kích thước khác cho nên thường được khảo sát đề đánh giá thể lực

Chỉ tiêu thứ ba là vòng ngực Vòng ngực cũng được coi là một đặc trưng tiêu biểu của thể lực một người có vịng ngực rộng thi thé luc tốt [52] Những người đầu tiên lưu ý đến số đo vòng ngực là các bác sĩ lâm sàng ở đầu thế kỷ

XIX, họ nhận thấy có sự liên quan giữa sự phát triển lồng ngực và các bệnh

hô hấp Dần dần, đến cuối thế ký XIX, vòng ngực trở thành chỉ tiêu quan trọng trong các cuộc tuyển chọn binh lính, nhân công lao động

Đối với một chiều cao nhất định, thể lực càng tốt nếu các kích thước

Trang 18

- Chỉ số pignet đánh giá mối tương quan giữa chiều cao với cân nặng và vịng ngực, được tính theo công thức:

Pignet = Chiều cao (cm) — [Cân nặng (kg) + Vòng ngực (cm)]

Chỉ số pignet được đánh giá dựa theo thang phân loại của Nguyễn Quang

Quyền, Đỗ Như Cương (theo [54])

Báng 1.1 Phân loại thể lực của con người theo chỉ số pignet

STT Chỉ số pignet Sức khỏe 1 < 23,0 Cực khỏe 2 23,0 — 28,9 Rất khỏe 3 29,0 - 34,9 Khỏe 4 35,0 — 41,0 Trung binh 5 41,1 - 47,0 Yéu 6 47,1 — 53,0 Rat yéu 7 > 53,0 Cực yếu

- Chỉ số BMI (Body mass Index) được tính theo công thức:

BMI = Câng nặng (kg)/ [Chiều cao đứng (m)]?

Trang 19

Hình 2.1 Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi

Suy dinhduéng

2 3 4 5 68 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ˆ

= = = - ~ -

Trang 20

Các chỉ số thê lực có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển

của trẻ Bởi vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này [10],

[16],[22],[30],[34],[43]

Rodolf Martin, người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua hai

tác phẩm nỗi tiếng: “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê” Trong các cơng trình này, ơng đã đề xuất một số phương pháp và dụng cụ đo đạc một số kích thước của cơ thể, cho đến nay

vẫn được sử dụng (theo [27],[66])

Năm 1754 Christian Fridrich Jumpert ( Đức) đã nghiên cứu theo phương thức cắt ngang là một hướng đi sâu trong quá trình nghiên cứu sự tăng trưởng

về mặt hình thái, đó là nghiên cứu sự tăng trưởng của cơ thể và các đại lượng

có thể đo lường được bằng kỹ thuật nhân trắc Ưu điểm của phương pháp này

là rẻ tiền, nhanh và thực hiện được trên nhiều đối tượng cùng một lúc (theo [30])

Nam 1759 dén nim 1777 Philiuert Guéneau de Montbeilard thyc hién nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao trên con trai mình Trong 18 năm liên

tục, mỗi năm được đo hai lần, cách nhau 6 tháng Đây là một nghiên cứu tốt

nhất được tiến hành cho đến nay và được trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thé ky XIX (theo [61])

Nam 1977, hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành lập, đánh dấu

một bước phát triển mới của việc nghiên cứu của việc nghiên cứu vấn đề này

trên thế giới [30]

Từ đầu thế ki XX, việc nghiên cứu thể lực của con người được tiến hành

ở nhiều nước trên thế giới như Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Rumani, Mỹ,

Pháp Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, tốc độ phát triển thể lực

Trang 21

thời kì chín sinh dục Tốc độ tăng trưởng và thời gian tăng trưởng phụ thuộc

vào các điều kiện xã hội và điều kiện môi trường sống [43], [49]

Ở Việt Nam, nhân trắc học được bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước tại Ban nhân trắc học thuộc Viện Viễn đông Bác cô Kết quả nghiên cứu

nhân trắc đã được công bố trong các cơng trình nghiên cứu của Viện giải phẫu

học, Đại học Y Khoa Đông Dương 1936 — 1944 Cuốn “Hình thái học và giải

phẫu học mỹ thuật” là một trong những tác phẩm đầu tiên của bác sỹ Đỗ Xuân Hợp ( cộng tác với Huard) (theo [30])

Từ 1954 trở lại đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu các chỉ số sinh học của người Việt Nam Đến năm 1975 cuốn sách “ Hằng số sinh học của người Việt Nam” được xuất bản do Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên [64] Đó là

cơng trình nghiên cứu khá hoàn hảo về các chỉ số sinh học, sinh lí, hố sinh

của người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, trong đó có lớp tuổi từ 16 đến 18 Đây mới là các chỉ số sinh học của người miền Bắc ( do hoàn cảnh lịch sử), song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các nghiên cứu sau này trên người Việt Nam Về sau cũng có một số cơng trình nghiên cứu về các đặc điểm sinh lí

trên cơ thể người Việt Nam [65],[69]

Sau năm 1975, việc nghiên cứu thể lực ở trẻ em Việt nam được nhiều tác giả đề cập đến Đoàn Yên và cs [69] đã nghiên cứu một số chỉ số sinh học của

người Việt Nam như chiều cao, cân nặng Các tác giả nhận thấy so với người

châu Âu, châu Mĩ thì ở cùng một độ tuôi, chiều cao, cân nặng trung bình của

người Việt Nam nhỏ hơn; nhịp độ tăng trưởng chậm, thời kì tăng trưởng kéo

dài hơn và bước vào thời điểm tăng trưởng nhảy vọt cũng chậm hơn

Năm 1989, Thâm Thị Hoàng Điệp [23] và cộng sự đã nghiên cứu về sự

phát triển chiều cao đứng, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 đến

Trang 22

chỉ số thu được trong công trình này đều cao hơn hẳn so với các chỉ số nghiên cứu trước đó

Đào Huy Khuê [34] đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về sự tăng

trưởng, phát triển cơ thể của học sinh từ 6-17 tuổi ở thị xã Hà Đông và nhận

thấy, tốc độ tăng tôi đa các chỉ số hình thái của nam thường ở giai đoạn 14-16 tuổi còn ở nữ là 11-15 tuổi Từ 6 - 9 tuổi, các kích thước của nữ thường cao

hơn của nam và ngược lại từ 16 - 17 tuổi các kích thước của nam lại cao hơn

của nữ

Năm 1991-1995, nhóm các tác giả Trần Văn Dần và cs [16] đã nghiên cứu các chỉ số kích thước của cơ thể của học sinh ở một số tỉnh, thành phố

như Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình Tác giá nhận thấy, so với dẫn liệu trong

cuốn “ Hằng số sinh học người Việt Nam” thì sự phát triển chiều cao của trẻ

từ 6 - 16 tuôi tốt hơn, đặc biệt ở trẻ em thị xã, thành phố, còn ở các khu vực

nơng thơn chưa thấy có sự thay đổi đáng kẻ

Năm 1994, Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương và cộng sự [50] đã

nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc của cư dân trưởng thành ( từ 16 tuổi trở lên tại phường Thượng Đình và xã Định Công- Hà Nội) gồm 595 nam và 841 nữ Kết quả cho thấy về chiều cao trong mỗi giới đều có xu hướng tăng trong

đó nam cao hơn nữ rõ rệt ở mọi lứa tuổi

Đoàn Yên và cộng sự [69] nghiên cứu trên trẻ em người Kinh và người Mường ở tỉnh Hà Tây nhận thấy, tuôi dậy thì của nữ đến sớm hơn của nam từ I- 2 năm, các chỉ số pignet, QVC trung bình của nữ tốt hơn của nam Điều này chứng tỏ, thể lực của nam tốt hơn của nữ

Năm 1995, Nguyễn Đức Hồng đã nghiên cứu “Đặc điểm nhân trắc người

Việt Nam lứa tuổi lao động giai đoạn 1981 — 1985” [27] da kết luận là người

Trang 23

thế giới, nhẹ cân, có phần thân trên thuộc loại trung bình hơi dài, một số chỉ

số nhân trắc hình thái có số đo trung bình tăng dần từ Bắc vào Nam

Năm 1996, nhóm tác giả A Goran, Nguyễn Công Khanh và cộng sự

nghiên cứu trên học sinh Hà Nội về chiều cao, cân nặng, BMI cho thấy cả 3

chỉ số này đều tăng theo tuổi Điều này cũng thể hiện trong một số nghiên cứu

khac (theo [2],[47])

Nghiên cứu của Trần Thị Loan [43] từ năm 1999 đến 2002, trên học sinh

Hà Nội từ 6 -17 tuổi cho thấy, các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng,

vòng ngực trung bình của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các

giả khác từ thập kỷ 80 trở về trước và so với học sinh ở Thái Bình, Hà Tây, ngoại thành Hải Phòng ở cùng thời điểm nghiên cứu Điều này chứng tỏ, điều

kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái

thé lực của học sinh

Các cơng trình nghiên cứu về các chỉ số thể lực của học sinh Việt Nam

khá phong phú Tuy kết quả nghiên cứu các chỉ số này giữa nam và nữ, giữa

trẻ em thành thị và trẻ em nông thôn, giữa trẻ em thuộc các địa bàn nghiên

cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác nhau và giữa các thời điểm nghiên cứu khác nhau có kết quả khơng hồn tồn giỗng nhau

1.2 Các chí số về chức năng của một số hệ cơ quan

1.2.1 Những nghiên cứu về chức năng tuần hoàn

Chức năng cơ bản đảm bảo cung câp ôxy và các chât dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thê là hoạt động của hệ tuần hồn Trong đó tần số tim và huyết áp

động mạch là những chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn [63]

Trang 24

máu vừa đây máu, là động lực chính của hệ tuần hồn Cơng suất của tim phụ

thuộc vào tần số co bóp và thể tích cơ tim

Tim co bóp tạo nên lực đây máu trong động mạch lại chịu lực cản của mạch máu Tuần hoàn máu có thể coi là kết quả của hai loại lực đối lập nhau: lực đây máu của tim và lực cản của động mạch Trong đó lực đây của tim đã

thắng nên máu chảy trong động mạch với một áp lực nhất định gọi là huyết áp Nói một cách khác, huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu

Huyết áp khi tim co và khi tim giãn không giống nhau Huyết áp khi tìm giãn là huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương vì huyết áp đây máu đi trong động mạch tăng cao khi tâm thất co và giám khi tâm that giãn Huyết áp trong giai đoạn tim co có trị số lớn nhất nên gọi là huyết áp tối đa Ngược lại khi tim giãn khơng có sức đây của tim nhưng tính đàn hồi của thành động mạch gây áp lực đây máu đi Vì vậy huyết áp trong giai đoạn tim giãn có trị số thấp nhất nên gọi là huyết áp tối thiêu

Mức độ chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu là huyết áp hiệu số Khi huyết áp hiệu số giảm xuống thấp thì tuần hoàn máu bị ức chế,

huyết áp hiệu số lớn nhất ở các động mạch chủ và các động mạch lớn

Trên thế giới, các chỉ số chức năng hệ tuần hoàn được nghiên cứu thường tập trung vào nhịp tim và huyết áp Theo một số tác giả như: Arshavski và Tur, Waldo và Edmun [13] nhịp tim của trẻ trong vài ngày đầu sau khi sinh khoảng 120 — 140 nhịp/ phút, ở trẻ đang bú mẹ khoảng I 10 — 160

nhỊp/ phút, ở trẻ trước tuổi đi học khoảng 85 — 100 nhịp/ phút, ở học sinh

Trang 25

tính hưng phấn của nút xoang cũng như do tăng ảnh hưởng trương lực của

dây thần kinh số X lên tim [13]

Chức năng của tim mạch người Việt Nam cũng được nhiều tác giả Việt

Nam nghiên cứu liên tục trong mấy chục năm nay [5].[20],[24],[62].[64]

Năm 1993, Đoàn Yên và cộng sự [69] đã nghiên cứu tần số tim, huyết áp

của người Việt Nam và thấy rằng từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính chất chu kỳ Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau

đó ổn định đến 49 tuôi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại giảm dần cho đến 25

tuổi, sau đó ơn định đến 69 tuổi So với người Âu, Mỹ thì huyết áp động mạch

của người Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều thấp hơn

Trần Thị Loan nghiên cứu ở lớp tuổi học sinh phổ thông cho thấy tần số tim giảm dần theo lớp tuổi, sự biến đổi tần số tim của nam và nữ là khác nhau Năm 2006, Trần Trọng Thủy và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu huyết

áp tối đa và huyết áp tối thiêu của học sinh phổ thông từ 8 đến 20 tuổi Kết

quả nghiên cứu cho thấy cả hai chỉ số này ở học sinh nông thôn đều cao hơn so với học sinh thành phố và vẫn thấp hơn so với chuẩn về huyết áp theo độ tuổi của tô chức Y tế thế giới

1.2.2 Những nghiên cứu về chức năng hô hấp phổi

Phổi là cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ lấy ơxi đồng thời thải khí cacbonic nhờ q trình hơ hấp Mỗi lần cơ thé hit vào dé lấy ôxi và thải ra khí

cacbonic được gọi là một nhịp thở Tần số thở là số lần thở ra và hít vào trong

vòng I phút (nhịp/phút)

Trang 26

Theo Sackov [48], trẻ sơ sinh có tần số thở là 40 - 60 lần/phút, trẻ đưới 6 tháng thở 40 - 35 lần/phút, trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi thở 35 - 30 lần/phút, trẻ 2 đến 3 tuổi thở 30 - 25 lần/phút, trẻ 10 đến 12 tuổi thở 22 - 20 lần/phút, trẻ 14 đến 15 tuổi thở 20 - 18 lần/phút Qua đó có thê thấy tần số thở của trẻ em

giảm dần theo tuổi

Theo một số tác giả khác, tần số hô hấp của trẻ sơ sinh dao động từ 29- 65 lần/phút Tần số hô hấp trở nên ồn định và giảm dần trong quá trình phát

triển của cá thể ở trẻ từ 3 đến 4 tuôi, tần số hô hấp bằng khoảng 28 - 30 lần/phút, trẻ 5 đến 6 tuổi chỉ số này khoảng 22 - 24 lần/phút, ở trẻ 7 đến 8 tudi khoáng 22 - 23 lần/phút, ở trẻ 9 đến 10 tuổi khoảng 20 - 21 lần/phút Khơng có sự khác biệt rõ theo tần số hô hấp ở trẻ nam và nữ lứa tuổi 12 dén 16, chi

số này dao động trong khoảng 15 - 17 lần/phút [13]

Các nghiên cứu trên đối tượng trẻ em Việt Nam trước đây tập trung vào

các thông số thông khí phổi như tần số thở, khí lưu thơng, khí dự trữ Các tác

giả đã nghiên cứu dựa trên hai hướng chủ yếu là lứa tuổi và giới tính

(11],[12],[14],[19],[20],[21],[32]

Trong cuốn “Hằng số sinh học năm 1975” đã trình bày một loạt các chỉ số cơ bản như tần số thở, dung tích sống gắng sức, thể tích khí lưu thơng và mối quan hệ của chúng với giới tính và chiều cao của co thé [6]

Đoàn Yên và Trịnh Binh Di ( Năm 1993) nghiên cứu về nhịp thở, về thể

tích khí lưu thơng, thể tích phối của người Việt Nam từ 5 - 79 tuổi [67]

Nghiêm Xuân Thăng [53] nghiên cứu sự ảnh hưởng của khí hậu lên các chỉ số hô hấp của ngư dân Nghệ An và Hà Tĩnh và đã cho thấy, tần số thở và dung

tích sống chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiều nhất

Nguyễn Văn Mùi cho thấy thông số hô hấp của trẻ em nam đặc biệt tăng

Trang 27

1.3 Các chí số hoạt động thần kinh cấp cao 1.3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh

Nghiên cứu về trí tuệ ở nước ta cũng bắt đầu từ việc tìm lời giải đáp cho

thuật ngữ “ Trí thơng minh” là gì? Từ điển tiếng Việt cho rằng trí thơng minh biểu hiện ở sự “sáng dạ, mau biết, mau hiểu và mau nhớ” Nguyễn Kế Hào [25] đưa ra khái niệm trí thơng minh là một phẩm chất tổng hợp của trí tuệ nói riêng và là một phẩm Trí tuệ là một khả năng rất quan trọng trong hoạt động

của con người, có liên quan đến cả thể chất và tình thần Hoạt động trí tuệ

được biểu hiện ra nhiều mặt, liên quan đến nhiều hiện tượng tâm, sinh lí và là

đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như sinh học, tâm lý học, giáo dục học, triết học, y học, xã hội học [33] Vậy trí tuệ là gì?

Theo tiếng La tỉnh, trí tuệ ( Intellectus) được định nghĩa là trí năng sắc

sảo, sự hiểu biết thấu đáo Cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về trí

tuệ Khuynh hướng thứ nhất coi năng lực trí tuệ là năng lực nhận thức của cá

nhân Khuynh hướng thứ hai coi năng lực trí tuệ là năng luc tư duy trừu tượng Khuynh hướng thứ ba coi năng lực trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân

Khuynh hướng thứ nhất, coi trí tuệ là khả năng hoạt động lao động và học tập của cá nhân Quan điểm này có từ khá lâu và khá phổ biến Mỗi

người đều phải học tập để bảo toàn cơ thể, để phát triển nhân cách, để

khẳng định mình trong xã hội và để phát triển như một thực thể tỉnh

thần Vì vậy, khái niệm “học tập” và “trí tuệ” được nói đến trong mối quan hệ chặt chẽ Theo nhà tâm lý học Nga B.G Ananhey, trí tuệ là đặc

điểm tâm lý phức tạp của con người mà kết quả của công việc học tập,

lao động phụ thuộc vào nó (theo [35]) Thực tế, nhiều cơng trình

Trang 28

trình nghiên cứu trên sinh viên ở trường đại học Kiev cho thấy “trong số sinh viên học yếu cũng có những người có chỉ số IQ cao” Điều này

được giải thích do những đối tượng đó thiếu động cơ học tập, khơng có hứng thú học tập A.Binet đã sử dụng test trí tuệ và xác định được

những học sinh học kém do kha năng trí tuệ hoặc do lười biếng, hay

do nhiều nguyên nhân khác nhau (theo [49])

Khuynh hướng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng Đại diện cho khuynh hướng này là A.Binet coi trí tuệ như là một chức

năng chung đối với việc suy luận và giải quyết các tình huống khác

nhau [36] Theo Terman L cho rằng, chức năng trí tuệ là sử dụng một cách có hiệu quả các khái niệm, hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá

Menchinskaia lại coi đặc trưng của trí tuệ là sự tích lũy các tri thức và

các thao tác trí tuệ

Khuynh hướng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con người đối với thế giới xung quanh Đại diện cho khuynh hướng này là Stern [55] Theo ơng, trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con

người đối với những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống Theo

D Wechsler, trí tuệ là khả năng tông thể để hoạt động một cách có suy

nghĩ, tư duy hợp lí, chế ngự được môi trường xung quanh (theo [54])

Piaget J lại coi trí tuệ là một hình thái nhất định của sự cân bằng, hình

thành trên cơ sở tri giác, kỹ xảo Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong mối quan hệ mới giữa cơ thể với môi trường (theo [ŠI])

Sự tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm

chỉ nêu được một số mặt của nó, chứng tỏ trí tuệ là hoạt động phức tạp

Trang 29

Xuất phát từ tầm quan trọng của trí tuệ trong thực tiễn, nhiều tác

giả đã đi sâu vào nghiên cứu về trí tuệ, trong đó có các nghiên cứu về

cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động trí tuệ và các cách đo lường trí tuệ,

Để nắm rõ hơn về trí tuệ, cần tìm hiểu thêm về một số khái niệm có liên

quan tới nó như “trí khơn” và “trí thơng minh” Sự hình thành và phát triển trí

tuệ của trẻ em liên quan chặt chẽ với sự phát triển về mặt sinh học của chúng

Theo Nguyễn Khắc Viện, khả năng hành động thích nghi với biến động của hoàn cảnh thiên nhiên được gọi là trí khơn Nếu khả năng này thiên về tư duy

trừu tượng thì gọi là trí tuệ [9] Theo Claparade và Stern, trí khơn là sự thích

nghỉ của tinh thần đối với hoàn cảnh mới D Wechsler lại coi trí khôn là tổng

thể của nhiều chức năng trí tuệ gắn chặt với các điều kiện văn hoá - xã hội nơi

con người sinh ra và lớn lên Trí khơn là thuật ngữ thường dung cho động vật và trẻ em [9]

Theo Wechsler, thông minh là khá năng tổng hợp của mỗi con người, để hành động có mục đích, để suy nghĩ nhiều mặt, và để tác động có hiệu quả vào môi trường Hay có thê định nghĩa “Thơng minh là khả năng phản ứng có

hiệu quả trong những tình huống mới, là khá năng tư duy và giải quyết những

vấn đề nảy sinh [9]” Như vậy, trí tuệ, trí khơn và trí thông minh là những khái niệm có điểm trùng nhau nhưng lại có tính chất biểu hiện khác nhau

Trong đó, trí khơn, trí thơng minh là các phạm trù hẹp hơn nằm trong nội hàm

trí tuệ Vậy chỉ số thông minh là gì? Làm thế nào để đánh giá được trí tuệ của mỗi cá nhân Một phương pháp phô biến để đánh giá trí tuệ là sử dụng trắc

nghiệm

Trên thế giới, những ý đồ nghiên cứu về trí tuệ của các tác giả đã được

thực hiện từ rất lâu như: Thesophraste ( 372- 287 TCN); Aristote và Platon (

Trang 30

học Đức J.R.Lavater ( Thế kỷ XVIII) đã được gắn liền với thời kỳ tiền hình thành việc chân đốn trí tuệ Nhưng mãi đến thế kỷ XIX khoa chân đốn trí

tuệ được xây dựng dựa trên cơ sở thực nghiệm mới xuất hiện với tư cách là

một khoa học Ở thời kỳ này đã xuất hiện và bắt đầu ngày càng phát triển rộng tư tưởng đo lường trí tuệ [56]

Theo nguyên nghĩa, trắc nghiệm (test) là phép thử, phép đo Đó là một

dụng cụ đã được tiêu chuẩn hoá, dùng đề đo lường khách quan một hay nhiều

khía cạnh của nhân cách hồn chính qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ hoặc các loại hành vi khác Việc sử dụng trắc nghiệm trên

thế giới được phát triển rộng rãi kể từ sau năm 1905, khi nhà tâm lý học Pháp

A.Binet cộng tác với bác sĩ tâm thần T.Simon thực hiện các trắc nghiệm

nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau ( 3 — 15 tuổi) Nội dung chính của phương pháp này là thử nghiệm óc phán đốn và sự thơng nhiều mà Binet cho đó là hai thành phần quan trọng của trí thơng minh

Chỉ số thông minh viết tắt là IQ (Intelligence Quotient), nó là chỉ số đo

nhịp độ phát triển trí tuệ đặc trưng cho mỗi đứa trẻ và được tính theo cơng thức sau:

MA

IQ = — x 100

CA Trong đó:

MA (Mental Age) - là tuổi trí khơn được tính theo kết quả của bài trắc

nghiệm; CA (Chrorologieal Age) - là tuôi thời gian tính theo ngày tháng năm

sinh

Hệ số 1Q chỉ ra sự vượt lên trước hay chậm lại của tui trí khơn (MA) so

Trang 31

20

Theo cách tính trên thì những đứa trẻ có IQ > 100 được gọi là thông minh

Nếu IQ < 100 chứng tỏ đứa trẻ có khả năng tiếp thu chậm còn đứa trẻ bình

thường có IQ = 100 [22]

Đối với những người sống trong những nước phát triển, IQ có tính chất di truyền rất cao, nhưng đối với một người lớn thì sự ảnh hưởng của gia đình lên chỉ số IQ rất không rõ ràng Những sự khác nhau về trí thơng minh trong

một gia đình có thê được giải thích bằng những dạng đặc trưng của một gen

kết hợp với sự tác động của mơi trường bên ngồi khác nhau đối với từng

thành viên trong gia đình Ở Hoa Kỳ, có một số gia đình có anh chị em có chỉ

số IQ chênh lệch nhau đến hơn 12 điểm [68]

Sự liên quan giữa IQ với thành cơng trong học tập cịn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong số đó quan trọng nhất là “chỉ số cam xtc" (EQ)

1Q thường được các nhà tâm lý học sử dụng để xác định một khía cạnh của

thơng minh (như trí thơng minh sáng tạo, trí thơng minh hình học, ) nhưng khơng thể dùng đề đánh giá trí thơng minh của một người một cách tông quát Những nghiên cứu gần đây cho thấy, có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ và cả số lượng từ mà người đó sử dụng

Những năm 1939 — 1967 giáo sư David Wechsler (1896 — 1981) da nghiên cứu về trí tuệ và xây dựng thang phân loại “Thang Wechsler- Bellvere” Thang phân loại này được sử dụng rộng rãi cho các đối tượng khác

nhau

D.Wechsler không chấp nhận sự giải thích truyền thống về trình độ trí tuệ qua mối tương quan giữa ti trí khơn và tuổi thời gian, bởi vì sự phát triển trí tuệ lại diễn ra không đồng đều trong suốt đời người Cách tính của W

Stern bộc lộ nhiều nhược điểm, đó là không đại diện được cho mọi lửa tuổi và

Trang 32

21

chuyền hoá trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và người lớn Đây là loại IQ chuyên đổi từ điểm số của bài trắc nghiệm của một người sang loại đo thang tiêu chuẩn, dựa trên lí thuyết cho rằng, những điểm số trắc nghiệm của một số người được phân bố bình thường và thang này có điểm trung bình

bằng 100, độ lệch chuẩn bằng 15

Cơng thức tính: IQ = 15.Z + 100

Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức

xX - x

Z= — sD

Trong đó: X là điểm trắc nghiệm cá nhân; X là điểm trắc nghiệm trung

bình trong cùng một độ tuổi; SD là độ lệch chuẩn

Mỗi điểm trắc nghiệm sẽ có một giá trị IQ tương đương Dựa vào hệ

thống trắc nghiệm nổi tiếng cua Binet — Simon, cdc nhà khoa học đã đưa ra

hàng loạt các trắc nghiệm khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích đề ra ban đầu [43] Đó là test phân tích nghiên cứu trí tuệ của Richard Meili (1928) su dung vào tư vấn nghề nghiệp và tư vấn học đường; Test trí tuệ đa dạng của Gille (1944); Các test thông minh cho trẻ em và cho người lớn; Test khn hình tiếp diễn cua J C.Raven (1936); Test cấu trúc trí tuệ của Amthauer (1953) để

đánh giá trí tuệ và cấu trúc của nó đối với những người từ 15- 61 tuổi Trong

đó, test Raven là trắc nghiệm được sử dụng phố biến và rộng rãi nhất, được

xây dựng trên thuyết tri giác hình thể của tam ly hoc Gestal và thuyết tân phát

sinh của Spearman Test Raven được công bố lần đầu tiên vào năm 1936, sau

hai lần chuẩn hoá vào năm 1945 và năm 1956 đã được UNESCO công nhận

và chính thức đưa vào sử dụng để chấn đốn trí tuệ của con người từ năm

Trang 33

2

Ưu điểm của test Raven là mang tính khách quan cao và có khả năng loại

trừ cao những khác biệt về văn hoá, xã hội của khách thê nghiên cứu thuộc các

quốc gia, dân tộc khác nhau hoặc cùng một chất nhân cách nói chung, cốt lõi của trí thơng minh chính là phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, linh hoạt, sáng tạo

trước những vấn đề thực tiễn lý luận Nguyễn Như An [3] coi người thông minh

là người có trí tuệ phát triển, biết tư duy, biết phương pháp xử lý thông tin với

tốc độ nhanh, với khối lượng và chất lượng tốt Đặng Phương Kiệt xem xét cơ sở sinh lý học của trí tuệ thể hiện qua các hoạt động tâm lý [36]

Việc nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam còn mới mẻ, trước năm 1975 việc sử

dụng test vào nghiên cứu trí tuệ còn rất hạn chế Từ 1980 trở lại đây có rất nhiều

cơng trình nghiên cứu về trí tuệ của học sinh Việt Nam Người đầu tiên nghiên

cứu là Trần Trọng Thuỷ [55] Ông tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh

quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bằng test Raven Qua nghiên cứu, tác giả đã xác định

được chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học

sinh qua các lứa tuổi khác nhau, đồng thời cũng đề cập đến mỗi tương quan giữa sự phát trién thể lực và trí tuệ của học sinh Từ kết quả nghiên cứu ông khẳng

định tính hiệu quả của test Raven với đối tượng là học sinh Việt Nam và sự phân

bố theo điểm IQ của học sinh Việt Nam gần với so phân bố chuẩn Năng lực trí

tuệ giữa học sinh nông thôn và học sinh thành thị có sự khác biệt So với học sinh nước ngoài, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Việt nam không thua kém

Năm 1991, Ngơ Cơng Hồn nghiên cứu và so sánh trí tuệ của học sinh lớp

thường và lớp chuyên toán Kết quá cho thấy, có sự chênh lệch về mức độ phát

triển trí tuệ giữa học sinh lớp thường và học sinh lớp chuyên [26]

Trang 34

23

tố đi truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh, có sự phù hợp giữa chỉ số IQ với nhận thức trong quá trình học tập của học sinh

Tạ Thuý Lan, Võ văn Toàn [37] đã nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ

của học sinh bằng test Raven và điện não đồ Kết quả chỉ ra, năng lực trí tuệ của

học sinh tăng dan theo tuôi và có mối tương quan thuận với kết quả học tập Năm 1995 — 1996, các cơng trình nghiên cứu của Tạ Thuý Lan, Trần Thị

Loan [39], về năng lực trí tuệ của học sinh bằng test Raven cho thấy, hoạt động trí tuệ của học sinh không phụ thuộc vào giới tính, chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ khơng có sự khác biệt đáng kể Điểm trí tuệ của học sinh tăng dần

theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều Học sinh nơng thơn có điểm trí tuệ thấp hơn so với chuẩn quốc tế và so với học sinh Hà Nội cùng tuổi, còn học sinh Hà

Nội lại có trí tuệ cao hơn so với chuẩn quốc tế [38], [43], [44], [45]

Năm 1998 Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hưng nghiên cứu trí tuệ học sinh Thanh Hóa và nhận thay năng lực trí tuệ của học sinh tăng dan theo tuổi và năng lực trí tuệ có mối tương quan thuận với học lực [42]

Năm 2002 nghiên cứu của Trần Thị Loan [43] trên học sinh từ 6 - 17 tuổi ở Hà Nội cho thấy, năng lực trí tuệ có mối tương quan nghịch với chỉ số pignet và tương quan thuận với BMI nhưng các hệ số tương quan rất thấp Điều này chứng

tỏ, thể lực có ánh hưởng đến năng lực trí tuệ nhưng mức độ ảnh hưởng không

lớn

Năm 2003, Mai Văn Hưng nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam Kết quả nghiên

cứu cho thấy, các chỉ số thể lực của sinh viên có mối tương quan thuận với năng lực trí tuệ [30]

Trang 35

24

Như chúng ta đã biết, trí nhớ có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, nó là thành phần quan trọng của trí tuệ và là nhân tố tích cực ảnh hưởng tới khả năng học tập Vậy trí nhớ được hiểu như thế nào?

Trí nhớ được định nghĩa là khả năng tái hiện thông tin về mơi trường bên ngồi tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện những thông tin đã được lưu trữ hoặc những kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hay tập tính Trí nhớ liên quan đến quá trình học tập, nhờ đó mà chúng ta có kỹ năng học tập, kỹ năng lao động và tiếp thu được

các kiến thức khoa học [8]

Trí nhớ phản ánh toàn bộ kinh nghiệm xã hội, lịch sử của cá nhân và phản

ánh dưới dạng những biểu tượng về các hình ảnh, cảm xúc, ý nghĩa, tư tưởng, hành động mà con người đã trải qua Do vậy, trong trí nhớ kinh nghiệm đã trở

thành đối tượng chính, thành nhân lõi tạo nên nội dung của trí nhớ Trí nhớ là

một quá trình tâm lý phức tạp, vậy cơ sở sinh lý của trí nhớ là gì?

Theo L.P Pavlov cơ sở sinh lý của trí nhớ chính là quá trình lặp lại và khôi

phục lại các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não Cụ thé, quá trình thành lập và củng cô các đường liên hệ thần kinh tạm thời là cơ sở của hoạt

động nhận lại và nhớ lại Mặc dù đã chỉ ra cơ sở sinh lý của từng quá trình

trong hoạt động trí nhớ nhưng học thuyết phản xạ của Pavlov chưa giải thích

đầy đủ cơ chế của trí nhớ theo sự phát triển của khoa học sinh lý hiện đại Năm 1960 — 1964 Haiden và Smit đã nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh

trí nhớ dài hạn Theo hai ơng thì ADN và ARN là các cấu trúc tham gia vào

quá trình hình thành trí nhớ (theo|46)]

Theo Beritov mỗi khi tế bào bị hoạt hóa lại xuất hiện ARN trung gian và protein hoạt hóa Các chất này chỉ khác nhau về nồng độ và cách phân bố trong

Trang 36

25

nguyên phát tại các vùng sau xinap của các noron liên hợp và chịu tác động của hưng phấn thứ phát ngược chiều từ các sợi trục Do vậy, chỉ cần tác động vào

một phần của vật thể hay môi trường tồn tại đều làm cho toàn bộ vùng noron hoạt động

Dựa vào thời gian ton tại, người ta chia trí nhớ thành hai loại: Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn Trí nhớ ngắn hạn chỉ tồn tại trong một thời gian

ngắn là do sự lưu thông hưng phấn trong vòng nơron Trí nhớ đài hạn dựa trên cơ sở những thay đổi bền vững về mặt vi thể tron g mối quan hệ giữa các trung tâm thần kinh Nó được lưu giữ, bảo tồn trong não dưới đạng các đấu vết và không bị thay đổi dưới tác động của các kích thích ngoại lai và thời gian Trí

nhớ của mỗi cá thể là rất khác nhau, theo Beritov và cộng sự thì cho rằng tồn tai 5 loại trí nhớ:

Trí nhớ ngắn hạn tồn tại trong thời gian ngắn sau khi tiếp nhận kích thích

Trí nhớ dài hạn có khả năng lưu giữ thơng tín trong một thời gian dài

Trí nhớ hình tượng là hiện tượng lưu trữ và tái hiện về một sự vật, hiện tượng quan trọng

Trí nhớ phản xạ là những biểu hiện của phản xạ sau một thời gian dài Trí nhớ cảm xúc là khả năng lưu giữ và tái hiện lại cảm xúc dưới tác động của các hiện tượng có ý nghĩa quan trọng với cá nhân đó

Cơ chế của trí nhớ ngắn hạn liên quan đến sự lưu thông xung động thần kinh trong các vòng nơron hay các chuỗi nơron do quá trình khử cực kéo dài tại các synap Các luồng xung động thần kinh trong các vòng nơron dễ bị ức chế

do ảnh hưởng của nhiều yếu tơ Vì vậy, trí nhớ ngắn hạn hay bị mất đi khi não

bị tồn thương, bị nhiễm lạnh hoặc bị tác dụng của thuốc gay mé [46]

Cơ chế của trí nhớ dài hạn được giải thích theo nhiều thuyết khác nhau

Trang 37

26

giả cho rằng, có sự hình thành chất nhớ trong quá trình hình thành trí nhớ Tóm lại, cơ chế của trí nhớ rất phức tạp, có nhiều giả thuyết về cơ chế hố

học của trí nhớ, về các cấu trúc thần kinh tham gia hình thành trí nhớ Vấn

dé này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu [8]

Ebinghaus (1850 - 1909) nhà tâm lý học người Đức nghiên cứu trí nhớ

bằng thực nghiệm khoa học Theo quan điểm này, sự xuất hiện một hình ảnh

tâm lý trong vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời với một hiện tượng tâm lý khác theo quy luật liên tưởng Tâm lý học hiện đại cho rằng, hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành tất cả mọi quá trình tâm lý, trong đó có

quá trình nhớ Quá trình ghi nhớ, lưu trữ và tái hiện được quy định bởi vị trí của tài liệu đối với hoạt động các nhân [9]

Ở Việt Nam đã có một số tác giá nghiên cứu về trí nhớ trên các đối tượng khác nhau Nghiêm Xuân Thăng [53] đã nghiên cứu khả năng ghi nhớ của học sinh và sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 đến 20 tuổi tron g những điều kiện khí hậu khác nhau và nhận thấy khả năng ghi nhớ của học sinh biến đôi

theo nhiệt độ, độ ẩm , cường độ bức xạ và sự đối lưu khơng khí của môi

trường

Trịnh Văn Bảo và cs [7] nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của học sinh

lớp 6, trường năng khiếu Marie — Curie đã cho thấy, trí nhớ gần của học sinh năng khiếu tốt hơn so với học sinh bình thường

Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trí nhớ của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội [43] Kết quả nghiên cứu cho thấy, trí nhớ của học

sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đồng đều Trong cùng một lứa tuổi, điểm trí nhớ của học sinh nam cao hơn không đáng kể so với điểm trí nhớ trung bình của học sinh nữ Ngoài ra, cịn có rất nhiều các tác giá

Trang 38

27

Chương 2

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh từ lớp 10 đên lớp 12, ở độ tuổi từ 16-I§ của trường THPT Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Các đối tượng nghiên cứu có sức khoẻ và trạng thái tâm lý bình

thường, khơng có đị tật về hình thể và các bệnh mạn tính

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 904 học sinh, trong đó có 446 học

sinh nam, 458 học sinh nữ

Bang 2.1 Phân bồ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính

Tuổi Chung Nam Nữ

16 293 143 150

17 330 156 174

18 281 147 134

Tổng số 904 446 458

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các chỉ số nghiên cứu

Các chỉ sô nghiên cứu gôm một sô chỉ sô sinh học và hoạt động thân

kinh cấp cao của học sinh từ 16 - 18 tuổi

- Các chỉ số sinh học:

Trang 39

28

+ Chiều dài chân

+ Can nang

+ Vong nguc trung binh + Chỉ số pignet + BMI - Các chỉ số về chức năng + Tần số tim + Tần số thở + Huyết áp

- Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao

+ Trí tuệ: Chỉ số 1Q, mức trí tuệ

+ Trí nhớ: Trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số sinh học

- Chiều cao đứng được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai

gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thăng, đồng thời đảm bảo 4 điểm châm,

lưng, mơng, gót chạm vào thước đo Xác định chiều cao đứng bằng thước đo chiều cao có vạch chia đến 0,1 cm, gắn trên cân y học Trung

Quốc chính xác đến 0,1 kg

- Chiều cao ngồi đo từ mặt ghế ngồi đến đỉnh đầu ( đầu đề ở tư thế

như khi đo chiều cao đứng), ba điểm chạm vào cột thước đo là cham,

lưng và mông

Trang 40

29

- Cân nặng được đo xa bữa ăn, đối tượng nghiên cứu chỉ mặc quần

áo mỏng, không mang giầy dép, đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, hai bàn

chân chụm sát vào nhau Xác định cân nặng bằng cân y học Trung Quốc

- Vịng ngực trung bình được xác định bằng thước dây không co giãn của Trung Quốc, có vạch chia độ chính xác tới mm Vịng ngực đo ở tư thế thắng đứng, vòng thước quấn quanh ngực, phía sau vng góc với cột sống sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức, sao cho mặt phẳng do thước dây tạo ra song song với mặt đất Vòng ngực trung bình là kết quả trung bình cộng của vòng ngực khi hít vào tận lực và khi thở ra hết sức

- BMI được tính theo cơng thức

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao đứng (m)]”

- Chỉ số pignet được tính theo cơng thức sau

Pignet = Chiều cao (em) - [Cân nặng (kg) + Vịng ngực trung bình

(cm)]

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan

- Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi Khi đo đối tượng ngồi ở tư thế thoải mái Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6 Đếm nhịp tim trong vòng I phút, đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình Nếu thấy kết quả 3 lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng nghỉ 15 phút rồi đo lại

Ngày đăng: 17/10/2014, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN