1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

96 309 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 14,33 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN THI LE THUY

MOT SO CHi SO SINH HOC VA TRi TUE CUA HOC

SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THONG TRIEU

THÁI HUYỆN LẬP THẠCH, TÍNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Trang 2

NGUYỄN THỊ LỆ TH

MỘT SĨ CHÍ SĨ SINH HỌC VÀ TRI TUE CUA HOC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHĨ THƠNG TRIỆU

THÁI HUYỆN LẬP THẠCH, TÍNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Hưng

Trang 3

Với tắm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Hưng người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên

cứu và thực hiện đề tài luận văn

Em xin bày tỏ sự kính trọng lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong bộ môn S¡nh lý người và động vật, Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp Phòng

sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh của trường Trung học phổ thông Triệu Thái đã giúp tôi hồn thành luận văn này

Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ đề tơi hồn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 06 năm 2013

Tác giả

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết

quả, các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được

công bồ trong bắt kì cơng trình nào khác Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách

nhiệm

Hà Nội, tháng 06 năm 2013

Tác giả

Trang 5

L.Ly do chon G6 taiz cccsscsssesssesssssssscsecssecsssesscssecsnsssecssecssseseessceseesseceseeseesseensees 1 2 Mục đích nghiÊn CỨU - ¿2< E2 +1 SEx SE KỲ HH HH ky 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu wid

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + s+©s+s++xeztxezxeecxeersee 3 5 Phương pháp nghiên CỨU ¿+ 2 ES*EEEExExkxn gghrrưy 3

6 Những đóng góp của đề tài s-©cscseczxerrrrrxrrrrrrrrerrrrrrrrerrrerxee 3 NỘI DUNG -22-2222222222222221112222227 2.22 eree 5

CHƯƠNG I TỎNG QUAN TÀI LIỆU .2:222222552225ccS5c+2 5

1.1 Một số khái niệm -2-2+++=©++EEE+EEEEEEEEEEEEEEEErkrrrkrrrkerkrrrkerrvee 5 1.1.1 Về hình thái thể lựe -+ccccccccceeeeeerrrrrrrrrrrerreeeeeecee 5

1.1.2 VỀ chức năng của một sỐ hỆ CƠ qHAH cccccccc5ccecccescceesss 6

“xu tan 7

1.2 Lược sử vấn đề nghiên cứu -. - ccs¿+c+++c+xe+cxxerrxesrrxerrxrrrrxee 11

1.2.1 Nghiên cứu một số chỉ số về hình thái thể ÏựC . cecccccs+ 11 1.2.2 Nghiên cứu một số chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan 15

2570.15.11: 15

1.2.2.2 VỀ huyết áp động mạch 55+ Sscccseerereereree 17 1.2.3 Nghién CUU tri ĂHỆ c- SE HH HH Hit 18

CHUONG II ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu - +2 ©++©++++xvxterrxerxezrxerreerrerreerre 21 2.2 Phương pháp nghiên CỨU . ¿SE E*kE kg Hư, 21

2.2.1 Các chỉ số được nghiÊn CỨ . -cscccscceresrrerrrirrrerrree 21

Trang 6

2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số vỀ trí tưệ - 26 2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2 <cszsse++ 29

QiBD XU LY The 29

2.3.2 Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho

Y, SỈHH, HỌC SG HT nh nh TH HH HH nh Hư Tư rà 30

CHƯƠNG III KÉT QUÁ NGHIÊN VÀ BÀN LUẬN 32 3.1 Một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh s¿-s-: 32

3.1.1 Chiều cao đứng của học siHÌh -sc-cceccecceecxescxeexeerreecee 32 3.1.3 Vịng ngực trung bình của học sinh « -<«c«ec«eeeses 39

3.1.4 Chỉ số pignet của học sinh 42

3.1.5 BMI của học sinh " eeeee ee eeaee ete aaeeeeaeeeeeaeeeeaeeeeeeaeees 45 3.2 Môt số chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn của học sỉnh 48

3.2.1 Tân số tim của học sinh - -cs©-eccscccccereererkerxererrreereee 48 3.2.2 Huyết áp động mạch của học sinh . -c-cccccvceccescceeeee 50

3.2.2.1 Huyết áp tâm tÌHM ccccccccScSeeceEerterskertereersrrree 50

3.2.2.2 Huyết áp tÂH IFHƠNg c-c-ccSccccceccseseereeerresrrree 52

3.3 Một số chỉ số về trí tuệ của học sinh . ¿- s2 s2 se ezxezreee 55 3.3.1 Trí tHỆ Của hỌC SỈHÏ, Ăn vn Hy 55

3.3.1.1 Chỉ số IQ của học sinh - cecccscecvererersereersves 55

3.3.2 Trí nhớ của hỌC SỈHÌH «+ kh thrnhHnrnry 59

3.3.2.1 Trí nhớ thị giác của hỌC SỈHÌ «- «se ssssseee 59

3.3.2.2 Trí nhớ thính giác của học sinh -«s« «<< x+xe+ 61 3.3.3 Khả năng chú ý của hỌC SỈHÌ, ~«c«cserseeeerserersersrrersre 62

Trang 7

3.4.1 Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh

1278.112 Y:,1/800000n0nn0nẺ8a8a 65

3.4.1.1 Mối tương quan giữa chỉ số lQ và trí nhớ 65 3.4.1.2 Mỗi tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng chú

ý CỦA hỌC SỈHÌ, ch KH HH ng 67

3.4.2 Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh 68

Trang 8

IQ Cs CDC HSSH HS Nxb FAO THPT WHO VNTB GTSHNVN

- Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh)

-Cộng sự

- Center for Disease Control and Prevention

(Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh) -Hằng số sinh học

-HS

-Nhà xuất bản

-Food and Agriculture Organization -Trung học phổ thông

-Wold Health Organization (T6 chức y tế thế giới) -Vòng ngực trung bình

-Giá trị sinh học người Việt Nam

Trang 9

Bang 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính 21

Bang 2.2 Phân loại sức khỏe theo chỉ số Pignet 25

Bang 2.3 Phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler 28

Bảng 3.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính 32

Bảng 3.2 Chiều cao của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác He 34

Bang 3.3 Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính 35

Bflng 3.4 ni n⁄Ðg trung banh cña häc sinh theo nghi*n cøu cña c,c INssib|[ Ni :VCớƯŒiai 37

Bflng 3.5 V ?ng ngùc trung banh (cm) cña häc sinh theo tua vụ gif i ).ốỐỠŨỀ .ẻố 38 Bllng 3.6 V ?ng ngùc trung banh (cm) cfia hac sinh theo nghi?n cou cña c, c †,c gi4[ khi, C rÌÏhaU! - - 5-5 SE EEsErkrrrrrskrkrrrrrke 40 Bang 3.7 Chi số pignet của học sinh theo tuôi và giới tính 41

Bflng 3.8 Chè Pignet theo nghi®n cøu cđa c, c †, c gi4[kh, c nhau 43

Bang 3.9 Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính 44

Blflng 3.10 BMI theo nghiỀn cøu cña c,c †,c gi%[ kh, c nhau 46

Bang 3.11 Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi và giới tính 47

Bảng 3.12 Tần số tim ( nhịp/phút ) của học sinh theo nghiên cứu của Cac tac gid kKhac hau 49

Bang 3.13 Huyét áp tâm thu (mmHg) cta học sinh theo tuổi và giới CHM 5 50

Trang 10

Báng 3.17 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới

Bang 3.19 Trí nhớ thị giác của HS theo lớp tuổi và theo giới tính Bang 3.20 Trí nhớ thính giác của HS theo lớp tuổi và theo giới tính Báng 3.21 Độ tập trung chú ý của HS theo lớp ti và theo giới tính Bang 3.22 Độ chính xác chú ý của HS theo lớp tuổi và theo giới tính Bảng 3.23 Mối tương quan giữa chỉ số IQ với một số chỉ số sinh học Báng 3.24 Mối tương quan giữa chỉ số IQ với hoc luc cua hoc sinh

Trang 11

Hình 2.1 Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi Hình 2.2 Biêu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 ti -

Hình 3.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của các tác giả khác nhau Hình 3.3 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo ti và giới tính Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của các tác giả khác nhau Hình 3.5 Vịng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới

Hình 3.7 Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính Hình 3.8 Biểu đồ biểu diễn chỉ số pignet trung bình của các tác giả Hình 3.9 BMI của học sinh theo tuổi và giới tính .-. :- Hình 3.10 Biểu đồ biểu diễn BMI trung bình của các tác giả khác nhau

Hình 3.11.Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi và giới tính

Hình 3.12 Biểu đồ biểu diễn tần số tim trung bình của các tác giả khác

Hình 3.13 Huyết áp tối da (mmHg) của học sinh theo tuôi và giới tính

Hình 3.14 Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh theo tuôi và giới

Trang 12

Hình 3.19 Tỷ lệ học sinh ở các mức trí tuệ theo giới tính(%)

Hình 3.20 Biểu đồ về trí nhớ thị giác của HS theo lớp tuổi và giới tính Hình 3.21 Biểu đồ về trí nhớ thính giác của HS theo lớp tuổi và giới Hình 3.22 Biểu về độ tập trung chú ý của HS theo lớp ti và giới tính Hình 3.23 Biểu đồ về độ chính xác chú ý của HS theo lớp tuổi và giới

Hình 3.25 Đồ thị biểu diễn mối trơng quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác

Hình 3.29 Tương quan giữa chỉ số IQ dưới trung bình và học lực Hình 3.30 Tương quan giữa chỉ số IQ trên trung bình và học lực

Trang 13

Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã

xác định, phát triển con người là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tổ cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Muốn thực hiện tốt mục tiêu này, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh phổ thông cần được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là của hai

ngành y tế và giáo dục, để những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển

đầy đủ về thể chất, tỉnh thần và trí tuệ

Trên cơ sở những nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII của Đảng đã khẳng định, “Phái

thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đâu Giáo dục và đào tạo là nhân tổ quyết định sự phát triển của đất nước, đầu tư cho giáo dục là đâu tư cho sự phát triển.” Nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình, ngành Giáo dục và đào tạo đã và đang thực hiện các chương trình cải cách cho phù

hợp với tình hình phát triển mới với mục tiêu chung là đôi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh Song muốn đề xuất được các phương pháp hữu hiệu và đúng đắn thì việc nắm rõ năng lực

thực chất của học sinh có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, trong những năm gần đây đã có rất

nhiều đề tài nghiên cứu về các chỉ số sinh học và trí tuệ của trẻ em Việt Nam,

chủ yếu là trên đối tượng hoc sinh [11], [12], [18], [22], [25], [30], [35], [40],

[41], [44], [46], [54], [56] [59] Kết quả nghiên cứu của các dé tai nay da it

nhiều có ý nghĩa trong việc xác định phương pháp dạy học phù hop va day

học sát đối tượng

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh

Trang 14

Phúc cịn ít Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu “Một số

chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thach, tinh Vinh Phúc”

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh

trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Xác định được thực trạng sự phát triển thể lực, năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ va chú ý, của học sinh từ 15-17 tuôi

- Xác định được mối tương quan giữa trí tuệ và học lực của học sinh

trung học phơ thơng đề có thể đóng góp một số giải pháp cho việc dạy và học ở bậc trung học phô thông

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định một số chỉ số hình thái và thể lực của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, chỉ sé BMI)

- Xác định một số chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn của học sinh trường Trung học phô thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (

tần số tim, huyết áp động mạch)

- Xác định một số chỉ số trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ

thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (chỉ số thông minh - IQ,

khả năng chú ý)

- Đánh giá được mối liên quan giữa một số chỉ số sinh học với năng

Trang 15

Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Tất cả có 832 học sinh với các độ

tuổi khác nhau từ 15 đến 17 tuổi Các học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đều có sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lý bình thường, không co dij tat bam sinh và

bệnh mãn tính

5 Phuong pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực

- Chiều cao đứng được xác định bằng thước đo chiều cao - Cân nặng được xác định bằng cân y học

- Vịng ngực trung bình được xác định bằng số trung bình cộng của số đo vịng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra cố sức

- Chỉ số pignet được tính theo cơng thức:

Pignet = chiéu cao đứng (cm) — [ cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)]

- BMI được tính theo cơng thức:

B.MI = Cân nặng (kg)/[ Chiều cao đứng (m)]Ÿ

5.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn - Tân số tim được xác định bằng ông nghe tim phôi

- Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov 5.3 Phương pháp nghiên cứu các chí số về trí tuệ

Chỉ số thơng mình (IQ) được xác định thơng qua Test Raven

Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev Chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon 6 Những đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu góp phần đánh giá được một số đặc điểm phát triển

Trang 16

thêm dữ liệu mới cho việc xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện giáo dục,

các phương pháp giáo dục và chăm sóc sức khoẻ của học sinh Đồng thời, đề tài nghiên cứu cũng cung cấp số liệu về các chỉ số sinh học của người Việt

Trang 17

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Về hình thái thể lực

Thể lực của con người là một khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của

cơ thể, có liên quan chặt chẽ với sức lao động và thấm mĩ Một trong số

những biểu hiện cơ bản của thể lực là những số đo của cơ thẻ, trong đó chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là ba chỉ số cơ bản Từ ba chỉ số này có thể tính thêm một số chỉ số khác biểu hiện mối liên quan giữa chúng như chỉ số BMI ( chỉ số khối cơ thẻ), chỉ số pignet

Chiều cao là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá thể lực của con người Chiều cao phản ánh sự phát triển chiều đài của xương, biểu hiện tầm vóc của con người và nó mang tính chất đặc trưng cho chủng tộc, giới tính

Cân nặng cũng là một chỉ số để đánh giá thể lực Cân nặng phản ánh được

tình trạng dinh dưỡng, biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa quá trình hấp thu và tiêu

hao vật chất và năng lượng.Vòng ngực cũng là một chỉ số đặc trưng cơ bản của thể lực Mức độ phát triển của lồng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khoẻ của con người

Chỉ số BMI thể hiện mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng của cơ

thể Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ dinh dưỡng của cơ thể Chỉ số

Pignet là chỉ số tổng hop thé hiện mối tương quan giữa chiều cao, trọng lượng cơ thể và vòng ngực trung bình Hay nói cách khác, chỉ số pignet thể hiện mức độ cân đối của cơ thể con người

Các chỉ số thể lực trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ em Bởi vậy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề

Trang 18

[20], [40], [49] Theo một số tác giả [5], [6] [11] [18], quá trình phát triển

cơ thể con người diễn ra không đồng đều Sự phát triển không đồng đều ở trẻ em thể hiện qua tốc độ phát triển cũng khác nhau theo lớp tuôi [56]

Các công trình nghiên cứu cho thấy, có sự khác nhau về thể lực giữa

học sinh thành phố và học sinh nông thơn, có sự khác nhau về tốc độ phát

triển thể lực giữa nam và nữ [55] Trên thực tế, sự phát triển thể lực của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa

cơ thể với môi trường sống [4] [35]

1.1.2 Về chức năng cúa một số hệ cơ quan

Việc đảm bảo vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể là hoạt động chức năng cơ bản của hệ tuần hồn Trong đó, tần số tìm và huyết áp

động mạch là những chỉ số cơ bản biêu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn

Hoạt động của tim là nguồn lực chính đây máu lưu thông trong hệ tuần

hồn Cơng suất của tim phụ thuộc vào tần số tim và thể tích co tim Bởi vậy,

tần số tim là một trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hồn và tình trạng sức khoẻ của con người Tần số tim thay đổi theo lứa tuổi và theo trạng thái của cơ thê

Tim co bóp tạo nên lực đây máu chảy trong động mạch, máu chảy

trong động mạch lại chịu lực cản của mạch máu Tuần hồn máu có thể coi là kết quả của hai loại lực đối lập nhau: lực đây máu của tim và lực cản của

động mạch, trong đó lực đầy của tim lớn hơn nên máu chảy trong động mạch

với một áp suất và tốc độ nhất định Áp lực của máu tác động lên thành mạch máu được gọi là huyết ap

Trang 19

Đó là điều kiện cần cho sự tuần hoàn máu Khi huyết áp hiệu số giảm xuống

thấp thì tuần hoàn máu bị ứ trệ Ở các động mạch chủ và động mạch lớn huyết

áp hiệu số có giá trị lớn nhất

Việc nghiên cứu tần số tim đã được nhiều tác giả thực hiện [56] Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số tìm của học sinh giảm dần theo tuổi và huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi

Một số tác giả cho rằng, có sự thay đơi huyết áp theo giới tính và huyết áp của trẻ em ở các nước khác nhau, các vùng dân cư khác nhau cũng khơng

hồn tồn giống nhau

1.1.3 Trí tuệ

Trí tuệ là một phẩm chất rất quan trọng trong hoạt động của con người,

có liên quan đến cả thể chat lẫn tỉnh thần [75] Bởi vậy, việc nghiên cứu trí

tuệ được coi là một lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự kết hợp của các nhà sinh lý

học, tâm lý học, toán học, điều khiển học và nhiều ngành khoa học khác

Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và có

thể thấy rõ ba khuynh hướng chính

- Khuynh hướng thứ nhất cho rằng, trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá nhân Theo Huarte J (theo [56]), thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá và sáng tạo Ushinski K D (theo

[66]) lại cho rằng, trí tuệ là một hệ thống tri thức có tơ chức tốt, mà trong

nhận thức những tri thức đó được điều chỉnh và làm phong phú thêm Theo

Levitov N D [52], năng lực trí tuệ trước hết phải là các phẩm chất trí tuệ, biểu

hiện năng lực nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn của con người Các

Trang 20

rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng hiệu quả các khái niệm, hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu

tượng hoá

- Khuynh hướng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con người

đối với thế giới xung quanh Đại diện cho khuynh hướng này là Stern V Ơng coi

trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con người đối với những điều kiện và

nhiệm vụ mới trong đời sống Theo Wechsler D [77], trí tuệ là năng lực chung của nhân cách, được thê hiện trong hoạt động có mục đích, trong sự phán đốn,

thơng hiểu và làm cho mơi trường thích nghi với những khả năng của mình

Piagetl [76] lại coi trí tuệ là một hình thái nhất định của sự cân bằng, hình thành

trên cơ sở tri giác, kỹ xáo Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong mối quan hệ mới

giữa cơ thể với môi trường Sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm chỉ nêu được một số mặt của nó đã nói lên rằng trí tuệ là một hoạt

động phức tạp của con người

Nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu về trí tuệ Năm 1905, Binnet và Simon (theo [65]) đã dùng phương pháp trắc nghiệm nghiên cứu về trí tuệ để

phân biệt các trẻ em học kém bình thường và trẻ em học kém do trí tuệ chậm

phát triển Sau đó trắc nghiệm này được cải tiến nhiều lần để dùng cho học sinh và người lớn

Để đánh giá trí tuệ của học sinh ở các lứa tuổi, năm 1912 Stern V (theo

[56]) đã đưa ra cách tính chỉ số thơng minh (IQ) bằng thương số giữa tuổi trí

tuệ (MA) và tuổi thực (CA) Meili R (theo [65]) sử dụng phương pháp trắc

nghiệm trí tuệ vào việc tư vấn nghề nghiệp và tư vấn học đường Với mục

đích chẩn đốn trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em, người ta còn xây dựng

Trang 21

việc thực hiện và kết hợp các hoạt động Sự hình thành và phát triển trí tuệ

của học sinh liên hệ chặt chẽ với sự phát triển về mặt sinh học của chúng

Anokhin P K (theo [56]) đã xác định các quy luật sinh lý thần kinh đảm bảo

cho hoạt động trí tuệ Theo một số tác giả [56], [65] [76] thì trí tuệ là hoạt động

tâm - sinh lý phức tạp của con người

Một trong số các điều kiện cần thiết để phát huy trí tuệ là khả năng ghi nhớ và sự tập trung chú ý Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toàn bộ đời

sống tâm - sinh lý của con người và là một thành phần quan trọng của trí tuệ Trí nhớ là sự tiếp nhận và tái hiện các sự vật, hiện tượng mà con người đã

cảm giác, suy nghĩ và hành động Trí nhớ của con người là một quá trình hoạt động phức tạp, có bản chất là việc hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời, lưu giữ và tái hiện chúng Khi những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan tác động vào cơ thê, thì chúng gây ra cảm giác Trên cơ sở những cảm giác đơn lẻ, bộ não phân tích và tổng hợp để cho tri giác trọn vẹn các sự

vật, hiện tượng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não [38]

Về cơ chế nhớ có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung có ba thuyết chính: Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov I P; Thuyết điều kiện hoá mà đại diện là Skinner B F và Thuyết phân tử của Conell M C và

Thomson Các tác giả cho rằng, việc hình thành các phản xạ có điều kiện đã

tạo nên các “vết hằn” của trí nhớ Như vậy, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh

lý của trí nhớ (theo [50])

Theo I.P Pavlov, cơ sở sinh lý của trí nhớ chính là sự hình thành, lưu giữ và tái hiện những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não [42] Như

vậy, quá trình thành lập và củng cố các đường liên hệ thần kinh tạm thời là cơ

Trang 22

liên hệ thần kinh tạm thời là cơ sở của hoạt động nhận lại và nhớ lại Mặc dù,

đã chỉ ra cơ sở sinh lý của từng quá trình trong hoạt động ghi nhớ nhưng học thuyết phản xạ của I.P Pavlov chưa giải thích đầy đủ cơ chế của trí nhớ theo

sự phát triển khoa học hiện đại

Thuyết điều kiện hóa mà đại diện là Skinner B F cho rằng, việc hình thành các phản xạ có điều kiện đã tạo nên các “vết han” của trí nhớ Như vậy,

phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của trí nhớ [51]

Thuyết phân tử của Conell M C và Jacobson cho rằng, trí nhớ liên quan đến lượng axit dezoxiribonucleic (ADN) trong các nơron [51]

Việc lưu giữ hình ảnh đưới dạng trí nhớ dài hạn có thể giải thích như sau Những thay đôi ion khi có tác động của kích thích sẽ ảnh hưởng tới ADN trong nhân, tăng cường tổng hợp ARN trung gian Tiếp đến, ARN trung gian sẽ di chuyên tới các điểm xinap đã hoạt hoá Với sự tham gia của riboxom các

protein thụ động tại đây sẽ bị hoạt hoá Phân tử protein hoạt hoá sẽ ton tai trong

một thời gian dài trước khi nó chuyền sang dạng thụ động Trong trạng thái hoạt hoá, các protein sẽ giữ cho tính thấm của màng ln ở trạng thái cao Nhờ vậy mà khả năng thay đổi hưng tính của tế bào thần kinh đối với tác động của các xung tiếp theo sẽ xảy ra đễ dàng hơn [50]

Việc tái hiện lại các hình ảnh hay cịn gọi là trí nhớ hình tượng trong các thời điểm khác nhau có nguồn gốc phát sinh không giống nhau Trong giai đoạn đầu, việc tái hiện lại hình ảnh thực hiện được nhờ có sự lưu thơng hưng phan trong các vòng noron Sau đó, trong vịng vài phút, việc tái hiện lại các hình ảnh thực hiện được nhờ tăng tính thấm của các ion tại các vùng

Trang 23

thái hưng phấn được thực hiện một cách dễ dàng hơn Kết quả, hình ảnh dễ

dàng được tái hiện lại [50]

Trong quá trình hình thành hành vị, trí nhớ là hiện tượng tích lũy thơng tin tồn tại trong các phản xạ có điều kiện để sử dụng chúng vào các tình huống

thích hợp Nhớ là một q trình hoạt động tích cực, đặc biệt phức tạp Trí nhớ

ngắn hạn thường liên quan mật thiết với hoạt động của các cơ chế nơron Đó là

sự thay đổi tính hưng phấn cũng như cơ chế khép vòng của chúng Hoạt động của cơ chế nơron mang tính chất tức thời, tắt dần Vì vậy, trí nhớ ngắn hạn biến

mat nêu không được củng cô đề chuyên thành trí nhớ dài hạn [39] Trí nhớ dài

hạn liên quan với hoạt động của hệ limbic, nó được lưu giữ, bảo ton trong não dưới dạng các dấu vết về các sự kiện và hiện tượng đã qua Chúng không bị

thay đổi dưới tác dụng của các kích thích ngoại biên, ngay cả khi bị chấn thương sọ não Các mối liên kết dé tạo thành chúng bền vững ngay cả trong

trường hợp không được lặp lại Trên thực tế, muốn trí nhớ ngắn hạn xuất hiện

và duy trì được phải tập trung cao độ Cịn với trí nhớ dài hạn, với những

đường liên hệ thần kinh được hình thành từ thời xa xưa hồn tồn khơng bị giới

hạn về mặt thời gian và không gian Sự tồn tại của nó khơng địi hỏi bất kỳ một

sự tập trung nào [39]

1.2 Lược sử vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Nghiên cứu một số chỉ số về hình thái thể lực

Cơ thể con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài, không ngừng xảy ra trong thế giới hữu cơ Trong quá trình tiến hóa, các chức năng

sinh lý đã phát triển và hồn chỉnh hóa đần dần Nhờ có sự tiến hóa khơng

ngừng của các chức năng sinh lý, cơ thể mới thích nghi được với điều kiện

Trang 24

Nhân trắc học còn cho phép chúng ta tìm ra các quy luật về sự phát triển cơ thể con người Vì vậy, nhân trắc học ra đời khi con người biết đo chiều cao và

cân nặng của minh [58]

Chỉ số hình thái là một trong số các chỉ tiêu được rất nhiều nhà nhân

trắc học cũng như các nhà sinh lý học quan tâm Ngay từ thế kỷ XIII, Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thê lực [42] Những nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em được bắt đầu vào khoáng giữa thế kỷ XVIII Cuốn sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao của con ngudi (Wachstum der Menschen in die Lange) cua A.Stoeller được xuất bản ở Magdeburg (Đức) vào năm 1729 [58] Nghiên cứu về sự tăng

trưởng thực sự được trình bày trong luận văn tốt nghiệp của bác sĩ Christian

Friedrich Jampert ở trường y khoa Halle, Đức vào năm 1754 [58] Đây là cơng trình nghiên cứu trên đối tượng từ I - 25 tuổi tại trại trẻ mồ cơi Hồng gia ở Berlin và một số nơi khác ở Đức Ông cho rằng, sự phát triển là do áp

lực của máu lớn hơn sức cản của các sợi cấu tạo nên cơ thể Vì Vậy, CƠ thể

phải phát triển để cân bằng áp lực Mặc dù sai lầm trong quan niệm về phát triển nhưng Jampert đã áp dụng những kỹ thuật nhân trắc một cách khoa học và chính xác như ngày nay Đây được xem như là cơng trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng của trẻ em [58]

Từ năm 1759 - 1777, Philibert Guesneau de Montbeilard thuc hién

nghiên cứu dọc ngay trên con trai mình, 6 tháng ông đo một lần trong 18 năm Đây là một phương pháp nghiên cứu tốt được áp dụng cho đến ngày nay [58]

Ngoài ra, cịn có nhiều cơng trình khác của Carlschule (Đức), Bowditch (Mỹ), Paul Godin (Pháp) đến năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học ra đời

Trang 25

cứu của Huard và Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (1943) (theo [56]) Tuy nhiên,

các cơng trình này còn lẻ tẻ và phương pháp nghiên cứu còn đơn giản

Từ 1954 trở lại đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu các chỉ số sinh học

của người Việt Nam Năm 1975 cuốn sách “Hằng số sinh học của người Việt

Nam “ được xuất bản Đây là một cơng trình khá hồn chỉnh về các chỉ số

sinh học, sinh lý, hoá sinh của người Việt Nam Trong đó, các chỉ số sinh học

của người Việt Nam từ sơ sinh đến 15 tuổi được nghiên cứu tương đối tồn

diện Có 30 chỉ số về đặc điểm hình thái, kích thước của trẻ em ở lứa tuổi này

được nghiên cứu như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu và các chỉ số

pignet, vervaek, QVC

Sau năm 1975, việc nghiên cứu thể lực ở học sinh Việt Nam được nhiều tác giả thực hiện Đoàn Yên và cộng sự [74] đã nghiên cứu một số chỉ số sinh học người Việt Nam từ 3 đến 10 tuổi như chiều cao, cân nặng Phân tích kết quả nghiên cứu ở người Việt Nam, các tác giả nhận thấy chiều cao,

cân nặng trung bình của người Việt Nam nhỏ hơn của người châu Âu, châu Mỹ ở mọi lứa tuôi, nhịp độ tăng trưởng chậm, thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn và bước vào thời điểm tăng trưởng nhảy vọt (dậy thì) cũng chậm hơn

Từ năm 1980 đến 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [18] đã nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 đến 17 tuổi Với 31 chỉ tiêu nhân trắc học được nghiên cứu, tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11- 12 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam, còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13

tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam Tác giả cũng nhận thấy rằng, quy luật phát triển các đoạn chỉ phù hợp với quy luật phát triển chiều cao, còn quy luật phát triển kích thước các vịng gần giống với quy luật phát triển cân nặng

Trang 26

độ tăng trưởng không đều Tốc độ tăng tôi đa các thông số của nam thường ở lứa tuổi 14-16 và của nữ là 11-15 tuổi Từ 6-9 tuổi các kích thước của nữ thường cao hơn của nam và 16-17 tuổi các chỉ số kích thước của nam lại cao hơn của nữ

Năm 1991-1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cộng sự [10] đã nghiên cứu trên học sinh ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình và nhận

thấy, so với dẫn liệu trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” [72], thì

sự phát triển chiều cao của trẻ em 6-16 tuổi tốt hơn, đặc biệt ở trẻ em thành phố, thị xã, còn ở khu vực nông thôn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể về chỉ

tiêu này

Năm 1989, nhóm tác giả Thấm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang

Quyền, Vũ Xuân Khôi và cộng sự [19] đã tiến hành nghiên cứu chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, chỉ số đài chỉ dưới của người Việt Nam từ 1-55 tuổi ở

cả ba miền Bắc, Trung, Nam Các tác giả nhận thấy, chiều cao của nam tăng

nhanh đến 18 tuổi và của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi

Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả A Goran, Nguyễn Công

Khanh và cộng sự (1996) trên học sinh Hà Nội về chiều cao, cân nặng, chỉ số

BMI cho thấy, cả ba chỉ số này đều tăng theo tuổi

Đoàn Yên và cộng sự [8Š] nghiên cứu trên trẻ em người Kinh và người Mường ở tỉnh Hà Tây nhận thấy, tuổi dậy thì của nữ đến sớm hơn của nam từ 1 đến 2 năm, các chỉ số pignet, trung bình của nữ lớn hơn của nam chứng tỏ,

thé lực của nam tốt hơn của nữ

Tạ Thuý Lan và Đàm Phượng Sào [47] nghiên cứu sự phát triển thể lực

của học sinh từ 6-14 tuổi ở Hà Tây và nhận thấy, chiều cao của học sinh tăng

dần theo tuôi

Trần Thị Loan [55], [56] nghiên cứu trên học sinh Hà Nội từ 6-17 tuổi

Trang 27

sinh so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ thập kỹ 80 trở về trước lớn hơn và so với học sinh ở Thái Bình, Hà Tây, ngoại thành Hải Phòng cũng lớn hơn Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái ở học sinh

Một số cơng trình nghiên cứu trong những năm gần đây của nhiều tác giá trên học sinh ở nhiều vùng khác nhau đều cho thấy sự biến đổi các chỉ số thể lực của học sinh cũng có những đặc điểm chung như đã trình bày ở trên

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về các chỉ tiêu hình thái của học sinh Việt Nam khá phong phú Tuy kết quả nghiên cứu các chỉ số này trong

các cơng trình có khác nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được sự thay đổi của các chỉ số này theo lứa tuổi và mang đặc điểm giới tính Có sự khác biệt

về các chỉ số này giữa nam và nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, cũng như giữa các địa bàn nghiên cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác nhau

1.2.2 Nghiên cứu một số chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan

1.2.2.1 Về tần số tìm

Tần số tim là một chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hồn và tình trạng sức khoẻ con người Vì vậy, việc nghiên cứu tần số tim đã được

nhiều tác gia quan tam Theo Frolkis (theo [56] ), tần số tim của trẻ sơ sinh là

120-140 nhịp/phút và ở tuôi học sinh là 70 nhịp/phút Theo “HSSH” thì tần số

tim của nam trưởng thành là 70-80 nhip/phut và của nữ trưởng thành là 75-85 nhịp/phút Theo Đoàn Yên [75], ở người Việt Nam trước 12 tuổi tan số tim của nam và nữ gần bằng nhau, sau 12 tuổi có sự khác biệt theo giới tính, tần số tìm của nữ cao hơn nam Tần số tim của người Việt Nam biến đổi có tính

chu kỳ Tần số tìm giảm dần cho đến 25 tuổi thì đạt trung bình 72 nhịp/phút

Trang 28

Theo Nguyễn Tắn Đức, khi cơ thé ở trạng thái bình thường, tần số tim

là 70-80 nhịp/phút, nhưng khi hoạt động nặng tần số tim có thể lên tới 120-

140 nhịp/phút, thậm chí 160 nhịp/phút Còn theo Tạ Thuý Lan và Trần Thị

Loan [42], [43], [56], ở người lớn trong điều kiện nghỉ ngơi, tần số tim là 68-

70 nhịp/phút Ở trẻ em tần số tìm cao hơn nhiều so với người lớn và thay đôi theo lứa tuổi Cụ thê, trẻ em lúc 6 tháng tuổi tan sé tim là 120-140 nhịp/phút,

trên 6 tháng tuổi là 100-130 nhịp/phút, 2 tuổi 90-120 nhịp/phút, 5-6 tuổi là

80-110 nhịp/phút

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Mùi [61] cho thấy, tần số tim của trẻ em cả nam và nữ giảm dần theo tuổi Lúc 7-12 tuổi tần số tim của nam cao

hơn nữ nhưng từ 13-15 tuổi thì khơng có sự khác biệt Theo Trần Thị Loan

[56] tần số tim của học sinh từ 6-17 tuổi giảm dần khi tuổi tăng Tần số tim của nam mỗi năm giảm trung bình 1.7 nhịp/phút, cịn của nữ mỗi năm giám trung bình 1.3 nhịp/phút Từ 6-11 tuổi tần số tìm của nam và nữ khác nhau

không nhiều, từ 12-17 tuổi tần số tim của nữ lớn hơn của nam, mức chênh

lệch trung bình 2-4 nhip/phut

Nghiêm Xuân Thăng [63] đã nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt động tim mạch và huyết áp với khí hậu của dân cư vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở hai nhóm tuổi 12-15 và 18-25 Kết quá nghiên cứu cho thấy, tần số tim và huyết áp ở bất cứ độ tuôi nào cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu Tần số tim tăng theo sự tăng nhiệt độ của môi trường và còn biến đổi theo ngày, theo mùa, theo mức độ bức xạ Trong một ngày, tần số tim tăng dần từ sáng đến trưa,

cao nhất lúc 12 -14 giờ, sau đó giảm dần và thấp nhất lúc 22-24 giờ Ở cùng

một thời điểm, thì về mùa hè tần số tìm cao hơn mùa đơng Ngồi ra, tần số

Trang 29

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy, tần số tim có

thể thay đôi theo tuổi, theo giới tính và tuỳ thuộc vào trạng thái hoạt động của cơ thể, điều kiện khí hậu

1.2.2.2 VỀ huyết dp động mạch

Huyết áp động mạch là một chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu về sinh lý tuần hồn Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về huyết áp động mạch, đặc biệt là huyết áp động mạch ở trẻ em

Theo Waldo E Nelson (theo [72] ), huyết áp của trẻ em từ 4-16 tuổi

tăng dần theo lứa tuổi Lúc 4 tuổi huyết áp tối đa là 85 mmHg, huyết áp tối

thiêu là 65 mmHg Lúc 15 tuổi, huyết áp tối đa là 115 mmHg, huyết áp tối thiêu là 72 mmHg Năm 1979, lần đầu tiên Panaven (theo [72] ), nghiên cứu

đặc điểm huyết áp của lứa tuổi từ 7-17 và nhận thấy huyết áp tăng không đều

theo tuổi, huyết áp tăng nhảy vọt lúc 9-12 tuổi ở nữ và 12-13 tuổi ở nam

Theo Frolkis (theo [64 ), ở trẻ em dưới 5 tuôi, huyết áp của nam và nữ

hầu như bằng nhau, từ 5-9 tuổi huyết áp của nam cao hơn của nữ Kết quả nghiên cứu của Fedorova, Kaluifnaia (theo [72) cũng cho thấy, ở lứa tuổi 8-12 cả huyết áp tôi đa và tối thiểu của nam đều cao hơn của nữ

Theo số liệu trong “HSSH”, thì huyết áp động mạch của trẻ em từ 13-

15 tuổi tăng dần, huyết áp của nam cao hơn của nữ cùng độ tuôi Huyết áp

còn thay đổi tuỳ theo tư thế của trẻ khi đo Khi đứng huyết áp cao hơn khi

ngồi và nằm

Nguyễn Văn Mùi [61] nghiên cứu đặc điểm biến đổi tần số mạch và

huyết áp của trẻ em lứa tuổi 7-15 ở ngoại thành Hải Phòng đã nhận thấy, tần số mạch giảm dần theo tuổi cịn huyết áp thì lại tăng theo tuổi Tần số mạch của

nam nhanh hơn của nữ lúc 7-12 tuổi, nhưng đến 13-15 tuổi, thì khơng có sự khác

Trang 30

Trần Thị Loan [56] khi nghiên cứu huyết áp động mạch của học sinh 6-

17 tuổi ở Hà Nội đã nhận thấy, huyết áp của học sinh tăng theo tuổi, mỗi năm

tăng trung bình 2 mmHg Tốc độ tăng huyết áp không đều, thời điểm tăng

nhanh ở nam lúc 13 tuổi và ở nữ lúc 12-13 tuổi Từ 6-17 tuổi, huyết áp của nữ

cao hơn của nam cùng tuổi khoang 2-3 mmHg

Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, huyết áp động mạch biến

đổi theo tuổi, theo giới tính và theo hoạt động sinh lý của cơ thé

1.2.3 Nghiên cứu trí tuệ

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu trí tuệ được tiến hành nhiều trong vài chục năm gần đây Từ cuối những năm 1980 trở lại đây đã có rất nhiều cơng

trình nghiên cứu về trí tuệ của học sinh Việt Nam

Trần Trọng Thuỷ (1989) [65], [66] là một trong số những tác giả đầu

tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam Ông đã tìm hiểu

sự phát triển trí tuệ bằng test Raven Qua nghiên cứu, tác giá đã xác định

chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh,

đồng thời cũng đề cập đến mối tương quan giữa sự phát triển thể lực và trí tuệ của học sinh Tác giả đã cho thấy, sự phân phối học sinh theo điểm số IQ của

học sinh Việt Nam gần với sự phân phối chuẩn, trình độ trí tuệ giữa học sinh nông thôn và học sinh thành thị có sự khác biệt, giữa trình độ học lực và

thành phần gia đình cũng có mối liên quan

Trịnh Văn Bảo và cộng sự [4] đã nghiên cứu trí tuệ của học sinh Việt

Nam và kết quả cho thấy, có sự phù hợp giữa chỉ số IQ và nhận thức trong quá trình học tập của học sinh, yếu tố di truyền là tiền đề, cơ sở cho sự phát

triển trí tuệ của học sinh Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn [45], [46], [67] đã nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh bằng test Raven và điện

Trang 31

Các cơng trình nghiên cứu của Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan [39], [40]

[41] [56] về năng lực trí tuệ của hoc sinh bang test Raven cho thay, diém tri tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều Học sinh nơng thơn có điểm trí tuệ thấp hơn so với chuân quốc tế và so với học sinh Hà Nội cùng tuổi, còn học sinh Hà Nội lại có trí tuệ cao hơn so với chuẩn Chỉ số

IQ cua học sinh nam và học sinh nữ khơng có sự khác biệt đáng kể, chứng tỏ hoạt động trí tuệ của học sinh không phụ thuộc vào giới tính

Tạ Thuý Lan, Mai Văn Hưng [46] nghiên cứu trí tuệ của học sinh

Thanh Hoá cũng nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dan theo tuổi và

năng lực trí tuệ của học sinh có mối tương quan thuận với học lực

Nghiên cứu của Trần Thị Loan [56] trên học sinh 6-17 tuổi ở Hà Nội đã

cho thấy, năng lực trí tuệ có mối tương quan nghịch với chỉ số pignet và tương quan thuận với chỉ số BMI nhưng các mối tương quan này rất thấp chứng tỏ thể lực ít ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ

Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về trí tuệ, các tác giả còn nghiên cứu các thành phần của trí tuệ như trí nhớ và chú ý

Tác giá Nghiêm Xuân Thăng [63] đã nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của học sinh và sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10-20 tuổi trong những điều kiện khí

hậu khác nhau và nhận thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo nhiệt độ, độ âm, cường độ bức xạ và đối lưu khơng khí của mơi trường

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan trên học sinh Hà Nội từ 6-17 tudi [56] đã cho thay, trí nhớ của học sinh tăng theo tuôi và không có sự khác biệt về trí nhớ giữa học sinh nam và học sinh nữ

Tóm lại, trong những năm gần đây các cơng trình nghiên cứu về thê lực

và trí tuệ của học sinh Việt Nam đã được thực hiện nhiều hơn Tuy nhiên các

nghiên cứu này chưa thực sự đồng đều và toàn diện Các nghiên cứu về thể

Trang 33

CHUONG 2

DOI TUQNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các em học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Tất cả có 832 học sinh với các độ tuổi khác nhau từ 15 đến I7tuổi Các

học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đều có sức khoẻ, trạng thái tâm sinh

lý bình thường, khơng có dị tật bâm sinh và bệnh mãn tính Tuổi của đối

tượng nghiên cứu được tính theo quy ước chung của các tài liệu y tế thế giới (World health organization) Các chỉ số nghiên cứu được xác định trên cùng một đối tượng nghiên cứu

Bang 2.1 Phân bồ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính Sô học sinh

Tuổi Chung Nam Nữ

15 278 140 138 16 276 140 136 17 278 140 138

Tổng 832 420 412

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các chỉ số được nghiên cứu

- Các chỉ số về hình thái và thể lực gồm có 5 chỉ số là chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, chỉ số Pignet, chỉ số BMI

- Các chỉ số về chức năng của hệ tuần hồn gồm có 3 chỉ số là tần số

Trang 34

- Các chỉ số về trí tuệ gồm chỉ số IQ Các chỉ số về trí nhớ gồm trí nhớ thính giác và trí nhớ thị giác, khả năng chú ý của học sinh gồm độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Đối tượng được chọn đề nghiên cứu là các em HS I5 đến I7 tuổi của

trường THPT Triệu Thái- Lập Thạch- Vĩnh Phúc Mẫu được chọn theo phương

pháp chọn mẫu nghiên cứu của “Dự án điều tra cơ bản các chỉ số sinh học

người Việt Nam” Mẫu cỡ lớn được áp dụng khi điều tra các chỉ số sinh học

đơn giản, tốn ít kinh phí như chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình

(VNTB), huyết áp động mạch Mẫu cỡ nhỏ được áp dụng khi điều tra các chỉ số đòi hỏi các thiết bị kỹ thuật hiện đại với chi phí cao như điện tim, phản xạ

Sử dụng phương pháp chọn mẫu cỡ lớn dựa vào công thức:

Sr [=]

n= >— | —

dad d

n - Số cá thể của mẫu cần lây;

Trong đó:

S - Độ lệch chuẩn tính theo % của giá trị trung bình, hay còn gọi là hệ số biến thiên CV;

t- Giá trị tương ứng với độ tin cậy chọn trước cho kết quả; d - Sai số cho phép của giá trị trung bình (X) chon trước Chọn sai số cho phép của kết quá nghiên cứu là + 5% của trị số trung

bình, độ tin cậy của kết quá là 99% thì t = 2,58; CV = 20% và cỡ mẫu cần

chọn là:

n=([20.2,58]:5) =107

Theo cách tính cỡ mẫu nêu trên, chúng tôi chọn cỡ mẫu để nghiên cứu

Trang 35

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực

- Chiều cao đứng có đơn vị đo là em, dụng cụ đo là thước hợp kim Trung Quốc có độ chính xác đến Imm Theo phương pháp đo cô điển của Martin (ba điểm nhô ra nhất về phía sau của lưng, mông, vai chạm thước; đầu để thắng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thắng ngang vng góc với trục cơ thể) Người được đo ở tư thế đứng thắng trên nền phẳng, hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chấm, lưng, mơng, gót

chân chạm vào thước đo

- Cân nặng được xác định bằng cân bàn TANITA của Nhật Bản có độ chính xác đến 0,1 kg Cân được đặt trên mặt phẳng ngang, các đối tượng đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân, đo xa bữa ăn

- Vịng ngực trung bình (VNTB) được xác định bằng số trung bình cộng

của số đo vịng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra cố sức Vòng ngực được

đo ở tư thế đứng thắng bằng thước dây cuốn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú, sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất Trước khi đo, hướng dẫn đối tượng hít vào tận lực và thở ra cô sức đề đo Thước dây

đo không co giãn và có độ chính xác đến 0,l cm

- BMI (Body mass Index) được tính theo công thức:

BMI = Câng nặng (kg)/ [Chiều cao đứng (m)]?

BMI được đánh giá theo CDC dùng cho trẻ em từ 2 đến 20 tuổi (hình

Trang 36

Suydinhd

28 4 5 6 7 8 9 10 11 12 18 14 15 16 17 18 19 2Ð BIEU DO BMI BOI VOI NAM TU 2 DEN 20 TUGI

Hình 2.1 Biểu đồ BMI dành cho nam từ 2 đến 20 tuổi

Suy dinhdugng

2.3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

BIEU BS BMI BS! VOI NU TU 2 DEN 20 TUỔI Hình 2.2 Biéu dé BMI danh cho nit tir 2 dén 20 tudi

- Chỉ số Pignet được tính theo công thức:

Trang 37

Theo tác giả Nguyễn Quang Quyền, trong cuốn “Nhân trắc học”, Nxb

Y học năm 1969 (trích theo [48]) thì các mức độ để đánh giá thể lực theo chỉ

số Pignet trình bày báng 2.2

Bảng 2.2 Phân loại sức khỏe theo chỉ số Pignet

Chi so Pignet Loại sức khỏe

<23,0 + Pignet < 23: Cực khỏe

23,0 — 28,9 + Pignet = 23,0 - 28,9: Rât khỏe

29,0- 34,9 + Pignet = 29,0 - 34,9: Khỏe

35,0 — 41,0 + Pignet = 35,0 - 41,0: Trung binh

41,1 - 47,0 + Pignet = 41,1 - 47,0: Yéu

47,1 — 53,0 + Pignet = 47,1 - 53,0: Rat yéu

>53 + Pignet > 53: Cực yêu

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan

Tần số tim và huyết áp được đo vào đầu buổi học, sau khi đối tượng đã được nghỉ ngơi thoải mái ít nhất là 15 phút

Tân số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi Khi đo, đối tượng được ngôi ở tư thế thoải mái Người đo đặt Ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6, đếm nhịp tim trong 1 phút và đo 3 lần rồi lấy kết quả trung bình

Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov, dụng cụ đo là huyết áp kế đồng hồ

Trang 38

Cách đo: vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi kim đồng

hồ chỉ vào số 150 - 160 mmHg Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi thoát ra từ từ, đồng thời lắng nghe Chỉ số trên đồng hồ lúc nghe tiếng đập đầu tiên là chỉ số huyết

áp tâm thu và tiếng cuối cùng nghe thấy là huyết áp tâm trương Trong trường hợp bất thường cần phải đo lai Do ba lần và lấy giá trị trung bình của ba lần đo

2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số về trí tuệ

Chỉ số thơng mình (IQ) được xác định qua Test Raven Test raven gồm 5 bộ A, B, C, D, E với 60 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc phức tạp dần từ khn hình 1 đến khn hình 12 của mỗi bộ và từ bộ A đến bộ E Mỗi bộ có nội dung riêng

Bộ A thể hiện tính tồn vẹn, tính liên tục của cấu trúc Khi làm bài tập này nghiệm thể cần bổ sung các phần còn thiếu Kết quả cho phép đánh giá các quá trình tư duy phân biệt các yếu tổ cơ bản của cấu trúc, vạch ra mối quan hệ giữa chúng, đồng nhất hoá phần còn thiếu của cấu trúc và đối chiếu chúng với các mẫu trong bài tập

Bộ B thể hiện sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình Nghiệm thể cần nghiên cứu phân biệt dần các yếu tố dé tim ra sự tương đồng, sự giống nhau giữa các cặp hình

Bộ C thể hiện những thay đổi tiếp diễn logic của sự biến đổi cấu trúc, phù

hợp với nguyên tắc phát triển, rất phong phú theo chiều ngang và chiều thẳng đứng

Bộ D thê hiện sự thay đổi vị trí logic của các hình Sự thay đổi này xây

ra theo hướng nằm ngang hoặc theo chiều đọc

Trang 39

Nghiệm viên chuẩn bị máy vi tính xách tay có cài phần mềm trắc nghiệm Raven và chuẩn bị cho mỗi nghiệm thể 1 quyền test Raven gồm 60

bài tập phát cho mỗi nghiệm thê một phiếu điều tra Yêu cầu nghiệm thể ghi

đủ thông tin cá nhân vào phiếu nghiên cứu (phụ lục 1)

Nghiệm thể chuẩn bị bút dé thực hiện làm bài tập Quá trình nghiên cứu

được tiến hành theo cách sau đây

Bước 1 Nghiệm viên phát cho mỗi nghiệm thể một quyền trắc nghiệm

và một phiếu trả lời Mỗi phiếu có phần thơng tin cá nhân do nghiệm thê tự

ghi theo hướng dẫn của nghiệm viên

Bước 2 Hướng dẫn nghiệm thê làm bài tập và ghi kết quả Giới thiệu về quyền bài tập test Raven đã phát cho nghiệm thê

Dùng máy vi tính xách tay đã cài sẵn phần mềm Test Raven, hướng dẫn nghiệm thể cách làm bài tập và ghi kết quả vào phiếu

Bước 3 Nghiệm thể tiến hành làm các bài tập từ A.1 đến E 12

Mỗi nghiệm thể làm bài một cách độc lập, thời gian không hạn chế

(thực tế khơng có nghiệm thể nào làm bài quá thời gian 60 phút)

Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm Chỉ những bài tập có độ biến

thiên cho phép mới được tính Căn cứ vào điểm test, chỉ số 1Q được xác định

bằng công thức sau:

Xi-X SD

IQ= 15+100 (2)

Xi - Điểm test Raven; X- Tri số trung bình;

SD- Độ lệch chuẩn

Sau khi xác định được chỉ số IQ, chúng tôi đối chiếu với tiêu chuẩn

Trang 40

Bang 2.3 Phân loại hệ số thông mình của D Wechsler

Mức trí tuệ IQ Loai tri tué

I > 130 Rat xuat sac

I 120-129 Xuât sắc Tl 110-119 Thông minh IV 90-109 Trung bình M 80-89 Tâm thường VỊ 70-79 Kém VI <70 Ngu độn

Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev Trí nhớ ngắn hạn

thị giác xác định bằng cách cho học sinh xem bảng số trong 30 giây, không

được ghi chép, sau đó cất bảng số và yêu cầu các em độc lập ghi lại những số mình ghi nhớ được, khơng cần theo đúng thứ tự Kết quả được đánh giá dựa vào số chữ số nhớ đúng

Trí nhớ ngắn hạn thính giác được xác định bằng cách đọc cho học sinh

nghe 3 lần một bảng số gồm 12 số có hai chữ số, sau đó yêu cầu các em ghi

lại một cách độc lập các số nhớ được Kết quả được đánh giá dựa vào số chữ

số nhớ đúng

Chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon Mỗi đối tượng được phát một phiếu trắc nghiệm, trong đó có các mục về thơng tin cá nhân và một bảng chữ cái sắp xếp theo quy tắc nhất định Các em sẽ rà soát và gạch vào một loại chữ cái trong 5 phút theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Sau mỗi phút lại gạch chéo vào chữ cái đang rà soát đê đánh dấu số lượng chữ cái rà soát được trong từng phút

Ngày đăng: 17/10/2014, 22:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN