TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYEN THI THU HUONG
MOT SO CHi SO HOAT DONG THAN KINH CAP CAO CUA HOC SINH TRUONG THPT QUANG MINH,
HUYEN ME LINH, THANH PHO HA NOI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI, 2013
Trang 2
NGUYÊN THỊ THU HƯƠNG
MOT SO CHi SO HOAT ĐỘNG
THAN KINH CAP CAO CUA HQC SINH
TRUONG TRUNG HOC PHO THONG QUANG MINH,
HUYEN ME LINH, THANH PHO HA NOI
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mãsó :604201 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI VĂN HƯNG
HÀ NỘI, 2013
Trang 3Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Văn Hưng - người đã
tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Sinh — Kỹ thuật nông nghiệp và phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường Trung học phô thông Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cùng tất cả các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
Tác giả
Trang 4Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên
Trang 5
1 Lí đo chon d6 thin eeeccesssseeeesceessseeteseeeesseeeesseeessneisseessnnetteeesssnnesess 1
P0 ối()(0/ 20190 11 2
E00 o0 ¡06/1 COU 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2- 22 ©s©2z+2x+2zx+2zxzzxzzrxeerxee 2 5 Phương pháp nghiên CỨU .- ó5 2+2 3£ SE V3EEErkErerkerkerreereersrre 3 5.1 Phương pháp nghiên cứu tài HIỆM -««cecssexeeeerererererersrsreerree 3 5.2 Phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test -. ccccccccccccce 3 6 Những đóng góp mới của đề tài 22-©2sc22xz22Exccrkrerrkrrrkrerrrrerrree 3 9090060115 Ơ 4
CHƯƠNG I TỎNG QUAN TÀI LIỆU .4
1.1 Một số khái niệm về sinh lý thần kinh cấp cao -c-¿-cccs+ 4
1.1.1 Các quan niệm VỀ ẨFÍ HHỆ -©255-SCE+ SEEE11E1112111512111111111111111E1.111e 10 4 1.12 Một số quan niệm vỀ cấu trúc trÍ HHỆ -ccc-cccsccceecreesrresrrrsrrrsesrres 8 1.2 Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao -2+©cz+cczzzez 14
1.2.1 Chỉ số thơng mình . ccccccccScSEExeeeerEEEEEErirrrrrrrerrrerrree 14
1.2.2 Chỉ số trÍ tuỆ CẢI XẮC -ccc-ccecSctSEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrerrrerrrreer 15
1.2.3 CRE SO VUE 7n 16
1.3 Lịch sử các van đề nghiên cứu . 2-22222+22E2+zz2EEErzrrrrrrrrerrrrer 18
1.3.1 Lịch sử đo lường THÍ HHỆ «-«- + sscsesrsEEEeeeeereekrrrrrkrrerersre 18
1.3.2 Đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm ccccccccccccccerccrveecrrres 19
CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 2- 222++22E+222222E2222227EEE 22222 -Errrrcer 26
Trang 6KET QUA NGHIEN CỨU VÀ BÀN LUẬN 22 s5x+csrserserreee 34
3.1 Chỉ số (IQ) của học sinh . 2 2e¿ccseecersesrrrserrrreerrrreerrrrrerer.e 24
3.1.1 Chỉ số (1Q) trung bình của học sinh theo lớp tuổi 34 3.1.2 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 36
3.1.3 Sự phân bố học sinh theo mức trí tuỆ - 2 22+zz+2zsz 37
3.2 Chí số (EQ) của học sinh . -2-22222222+22E22222222222222222222222222 cee 44
3.2.1 Chỉ số (EQ) chung của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 44 3.2.2 Năng lực nhận thức cảm xúc của người khác của học sinh 46
3.2.3 Năng lực thấu hiểu cảm xúc bản thân của học sinh . - 48
3 3 Chỉ số vượt khó (AQ) của hoc sinh
3.3.1 Chỉ số vượt khó của học sinh theo tuổi và theo giới tính - 50 3.3.2 Các chỉ số vượt khó thành phan của hỌC SiHÏh c<c<<-<cssse> 51
EU: ái u00 1 IW-.HA, ÔỎ 58
3.5 Mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu :- +: 60
3.5.1 Mối tương quan giữa chỉ số (IQ) và (EQ) - 60
3.5.2 Mối tương quan giữa chỉ số (IQ) và (AQ) . c ce+ 62
3.5.3 Méi tương quan giữa chỉ số (ŒO) và (AQ) . <« 64
3.5.4 Mối tương quan giữa chí số (1Q) và học lực . -: 65
3.5.5 Mối tương quan giữa chỉ số (EQ) và học lực -c ccccceecrx 68 3.5.6 Mối tương quan giữa chỉ số (AQ) và học lực cccceecc+ 69
KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ, . -252cccEE.crrriee 70
KẾT LUẬN .- 222-2222 EEE222111112111112711221111211112111E121111111111.111 2.1 e 70
50c ~ ÔỎ 71 000907904 ð 1 73
Trang 7AQ Adversity Quotient EQ Emotional Intelligence IQ Intelligence Quotient MA Mental Age
Nxb Nha xuat ban
TDVH Trình độ văn hóa THPT Trung học phô thông
Tr Trang
WAIS Wechsler Adult Intelligence Scale
WISC Wechsler Adult Intelligence Scale for Children
WPPIS Wechsler Pre - school and Primary Intelligence Scale
Trang 8Bang 1.1 Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 3.4 Bang 3.5 Bang 3.6 Bang 3.7 Bang 3.8 Bang 3.9 Bang 3.10 Bang 3.11 Bang 3.12 Bang 3.14 Bang 3.15
Bảng phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ .- + 21
Phân bồ đối tượng nghiên cứu theo giới tính, theo tuôi 26
Tiêu chuẩn đánh giá về trí tuệ cảm Xúc . -2-c2ccz++cz+ 29 Phân loại các chỉ số thành phần của AQ -.-: + 31
Chi sé IQ trung bình của học sinh theo lớp tuôi - 34
Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 36
Bảng phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo lớp tuôi 38
Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính Al Điểm trí tuệ cảm xúc (EQ) chung của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính Điêm trí tuệ cảm xúc về năng lực nhận thức cảm xúc của người khác của học sinh theo lớp tuôi và theo giới tính - 46
Điểm trí tuệ cảm xúc về năng lực thấu hiểu cảm xúc bản thân của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính . + 48
Chỉ số AQ của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 50
Chỉ số C của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 52
Chỉ số O của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 53
Chỉ số R của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 54
Chỉ số E cua hoc sinh theo lớp tuôi và theo giới tính 56
Trang 9Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13
Biểu đồ về chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi 35
Biểu đồ về chi sé IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi
và theo giới tính . -:+-++++xsxxexsrsrerersrerrkrrrrrrrerrererererersre 37
Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo lớp "00 SHRẲ., , 38 Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ 42
on 8A 42
Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ
co o0 LŒ}.ƠỊỎ 43
Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ
và theo lớp tuôi -2- 22222222CE2222222224222227211122272111112221 re 43
Biểu đồ trí tuệ cảm xúc chung của học sinh theo lớp tuổi
Va theo GiGi tinh 2.0 46 Biểu đồ điểm trí tuệ cảm xúc về năng lực nhận thức cảm xúc của
người khác của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 41
Điểm trí tuệ cảm xúc về năng lực thấu hiểu cảm xúc bản thân
của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính -. -+ 49
Biểu đồ chỉ số AQ của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 51
Biểu đồ biểu diễn chỉ số C của học sinh theo lớp tuổi và theo giới
"n3 HE ÔỎ 52
Biểu đồ biéu dién chỉ số O của học sinh theo lớp tuôi và theo giới
Trang 10Hình 3.15 Hình 3.16 Hình 3.17 Hình 3.18 Hình 3.19 Hình 3.20 Hình 3.21 Hình 3.22 Hình 3.23 Hình 3.24 Hình 3.25
Biểu đồ biểu diễn các chỉ sé AQ thành phần của học sinh theo lớp tuGi VA theo GiGi THAN Sẽ 57
Biểu đồ về tỷ lệ % học sinh theo học lực . -z- + 59 Đồ thị mối tương quan giữa chỉ số IQ với chỉ số trí tuệ cảm
xúc(EQ) chung của học sinh naim - + 2 «<< + s+s£x+xzxzeesr+ 61
Đồ thị mối tương quan giữa chỉ số IQ với chỉ số trí tuệ cảm
xúc(EQ) chung của học sinh nỮ - + 5< +c+xeexzxeeesrx 62
Đồ thị mối tương quan giữa chỉ số IQ với chỉ số vượt khó (AQ) chung của học sinh nam
Đồ thị mối tương quan giữa chỉ số IQ với chỉ số vượt khó (AQ) chung của học sinh nỮ -¿- + +5s sxx£exsxexexerrerersrxrrersre 63
Đồ thị mối tương quan giữa chỉ số (EQ) với chỉ số vượt khó (AQ)
chung của học sinh naIm . ¿- 5-5 + 5s 5*+*£+£+£s£eeeEexzeeseezezezere 64 Đồ thị mối tương quan giữa chỉ số (EQ) với chỉ số vượt khó (AQ) chung cla hoc simh nh 1 65 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ va học lực
l8 0127277 67
Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chi sé EQ và học lực
l0 002377 68
Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số AQ' và học lực
Trang 111 Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, khoa học kỹ thuật và
công nghệ đang bùng nổ, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập khu
vực và tồn cầu hố Thực tế đó địi hỏi con người ngày càng phải có vốn kiến
thức sâu rộng, đồng thời phải tích cực, năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh
vực Vì vậy, khơng có con đường nào khác để đưa đất nước trở nên giàu có,
thịnh vượng tốt hơn là nâng cao năng lực trí tuệ của nước nhà, đặc biệt là lứa
tuổi học sinh, sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước Tuy nhiên trong
chương trình giáo dục hiện nay chỉ tập trung vào phát triển năng lực học tập,
cung cấp kiến thức mà ít chú trọng đến các năng lực trí tuệ khác như: trí tuệ
cảm xúc ( EQ), năng lực vượt khó (AQ) - “ Xoay chuyển trở ngại thành cơ
hội” Vì vậy trong quá trình giảng dạy - giáo dục cần rèn luyện và phát
triển năng lực trí tuệ học sinh một cách tồn diện Hay nói một cách tổng
quát, giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có trí thức, có đạo đức, có bản lĩnh , có tư duy phê phan, sáng tạo, có kĩ năng
sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp giúp học sinh có thể hịa nhập và thích ứng tốt nhất với cuộc sống hiện đại và làm chủ được các cơ
hội thành công học đường và trong cuộc sống sau này
Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực trí tuệ là phải biết được mức độ phát triển của từng năng lực cụ thê đối với từng cá nhân đề phát huy những mặt mạnh và khắc phục mặt yếu Từ đó phát huy được tài năng học sinh theo đúng sở trường của họ
Trong những năm gần đây, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về
học sinh Việt Nam nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
Trang 12“ Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao cúa học sinh trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội' 2 Mục đích nghiên cứu
- Xác định một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh
trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực trí tuệ của học sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá năng lực trí tuệ qua chỉ số IQ
- Xác định chỉ số thông minh (IQ - Intelligence Quotient) - Xác định chỉ số cảm xúc ( EQ - Emotional Quotient) - Xác định chỉ số vượt khó (AQ - Adversity Quotient) - Xac dinh hoc luc cua hoc sinh
- Xác định mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Gồm 871 học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, ở 3 khối lớp 10, 11 va
12 thuộc trường Trung học phô thông Quang Minh, huyện Mê Linh, thành
phơ Hà Nội
Trong đó có 446 học sinh nam và 425 học sinh nữ Đối tượng nghiên
cứu đều là người dân tộc Kinh, khoẻ mạnh, trạng thái tâm sinh lý bình thường
- Phạm vi nghiên cứu là một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của
Trang 13Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài cần nghiên cứu tôi đã tham khảo tài liệu về tâm sinh lý người, phương pháp đo lường trí , năng lực trí tuệ : chỉ số thông minh (IQ), chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ)
3.2 Phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test
- Năng lực trí tuệ được xác định bằng trắc nghiệm (test) Ravent
- Chỉ số cảm xúc (EQ) : được xác định bằng bài test của Baron (1997) dùng cho người lớn từ 16 tuổi trở lên
- Chỉ số vượt khó (AQ) : Được xác định bằng trắc nghiệm Paul
G.Stoltz
- Khảo sát kết quá học tập thông qua điểm tổng kết cả năm của học
sinh, từ đó đánh giá xếp loại học lực của học sinh theo giới tính
Kết quá nghiên cứu được phân tích và xử lý trên máy vi tính bằng chương trình Microsoft Excel
Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các kết quả nghiên cứu của
tác giả khác
6 Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài này nhằm đánh giá một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao
của học sinh trường THPT Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
để thấy được sự phát triển một số năng lực trí tuệ học sinh trong trường
- Các số liệu trong luận văn có thê cung cấp thêm các thông tin về năng
lực trí tuệ học sinh Từ đó có thể được dùng làm tài liệu tham khảo đưa ra các
Trang 14TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Một số khái niệm về sinh lý thần kinh cấp cao
1.1.1 Các quan niệm về trí tuệ
Trong tiếng La tỉnh, trí tuệ có nghĩa là hiểu biết, thơng tuệ Cịn Từ điển Tiếng Việt giải thích trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến trình độ nhất
định
Trước kia, khi các ngành khoa học chưa phát triển, các hoạt động trí tuệ được gán cho một linh hồn, một dang siêu nhiên hay cho một bộ phan của cơ
thể như bụng, tim Những quan niệm đó đã tồn tại suốt một thời gian đài và còn để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ ngày nay
Khi khoa học ngày càng phát triển, các vấn đề liên quan đến hoạt động trí tuệ dần dần được sáng tỏ Người ta đã khám phá ra cơ quan của hoạt động trí tuệ là não bộ [4] Trên cơ sở đó, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về trí tuệ Nhìn chung có thê giải thích trí tuệ theo hai xu hướng [31]
Hướng thứ nhất: Giải thích trí tuệ quá rộng như là sự thích ứng nói chung hoặc thu hẹp khái niệm trí tuệ vào các quá trình tư duy Các định nghĩa về trí tuệ này có thể có 3 quan điểm:
Quan niệm thứ nhất: Coi trí tuệ là năng lực học tập, ( Freeman F.S, 1963;Aiken L.R,1987) : Trí tuệ và năng lực học tập có méi quan hệ với nhau
nhưng không đồng nhất với nhau Quan niệm này có từ rất lâu và khá phổ biến B G Ananhev [34], [42], [40] cho rằng, trí tuệ là một đặc điểm tâm lý
Trang 15Trên thực tế, kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa trí tuệ và kết quả học tập có mối liên hệ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau Mỗi người đều phải học tập đề bảo toàn cơ thể, phát triển nhân cách và khẳng
định mình trong xã hội và để phát triển như một thực thể tinh than Hoc tập là
điều kiện cần thiết để phát triển trí tuệ
Quan niệm thứ hai: Coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng Quan
niệm này khá phổ biến Khuynh hướng này gắn liền với tên một số nhà khoa
học như: X.L.Rubinstein [45], L.Terman [5I], N.A.Menchinskaia cho rằng: “Đặc tính ban đầu của trí tuệ là năng lực tâm thần ở mức độ cao chẳng hạn như
suy luận trừu tượng” N.A Menchinskala xem đặc trưng của trí tuệ là sự tích
lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ dé con người tiếp thu tri thức [36, tr.15]
Những quan niệm này đã chỉ ra được yếu tố đặc trưng hay hạt nhân của trí tuệ
nhưng nếu theo cách hiểu này thì trí tuệ chí là tư duy trừu tượng hay chức năng
của trí tuệ chỉ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm và hình ảnh tượng trưng
Quan điểm này đã thu hẹp khái niệm lẫn phạm vi thê hiện của trí tuệ
Quan niệm thir ba coi frí tuệ là năng lực thích ứng: Đây là một kiêu
định nghĩa khá phô biến và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành nhất Trí tuệ
là sự tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường xung quanh nhưng cần xem
sự tác động qua lại đó là một sự thích ứng tích cực, có hiệu quả chứ không phải là sự thích nghi đơn giản Đại diện cho khuynh hướng này là R Stern
[41, tr 72] Ơng coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con người với
điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống Theo ông, trí tuệ là năng lực suy
luận và khả năng sáng tạo trên cơ sở kết hợp những kinh nghiệm khác nhau để giải quyết vấn đề mới D Wechsler [52] lại cho rằng, trí tuệ là năng lực
Trang 16khác nhau Trí tuệ là một cấu trúc gồm 7 kiểu khác nhau, mỗi kiểu trí tuệ
được phát triển đến một mức độ nhất định trong mỗi người Đó là các năng
lực toán học - logic học, năng lực ngôn ngữ, năng lực âm nhạc, năng lực định
hướng trong không gian, năng lực cảm giác - vận động cơ thể, năng lực liên
nhân cách và năng lực nội tâm
Bên cạnh thuật ngữ trí tuệ, cịn một số thuật ngữ, khái niệm có liên
quan đến nó như: frí khơn, trí lực, trí thơng minh Các thuật ngữ này được
coi là thuộc tính của khái niệm trí tuệ thường dùng đề chỉ khả năng hoạt động
trí óc của con người Tuy nhiên, các thuật ngữ trên đều có sắc thái riêng và được dùng trong các văn cảnh nhất định
Trí khơn là khả năng suy nghĩ và hiểu biết Trí khơn cũng là khả năng
hành động thích nghi với những biến động của hoàn cảnh thiên nhiên về hành
động Khi nghiên cứu về cơ cấu của trí khơn, H Gardner [6] đưa ra học thuyết về nhiều dạng trí khơn
Trí lực thuộc bình diện năng lực hoạt động trí tuệ của cá nhân, bao gồm
các nhân tố như óc quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy Đặng Phương
Kiệt [17] cho rằng, trí lực là khả năng phức hợp biết vận dụng trải nghiệm - biết vượt ra khỏi điều được tri giác và hình dung ra những khả năng biểu
tượng
Trí thơng minh có hai định nghĩa Một là có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp
thu nhanh; Hai là nhanh trí và khơn khéo, tài tình trong cách ứng đáp và đối phó Nguyễn Kế Hào [8] cho rằng, trí thơng minh là một phâm chất tổng hợp của trí tuệ nói riêng và là một phẩm chất của nhân cách nói chung, cốt lõi của
Trang 17chỉ thê hiện ở sự nhận thức mà biểu hiện cả trong hành động thực tiễn
Nhìn chung, các quan niệm về trí tuệ không loại trừ nhau Trong thực tiễn, khơng có quan niệm nào chỉ chú ý đến duy nhất một khía cạnh năng lực
tư duy hay khả năng thích ứng, mà thường đề cập tới hầu hết các nội dung đã
nêu Sự khác biệt giữa các quan niệm chỉ là ở chỗ khía cạnh nào được nhấn mạnh và nghiên cứu sâu hơn Các quan niệm này có điểm chung là đã đồng
nhất trí tuệ với trí thơng minh Mỗi quan điểm đều được xuất phát từ một dấu
hiệu nào đó được cho là quan trọng Rõ ràng là không một quan điểm nào chứa đựng hết được bản chất của “Trí tuệ” Trên cơ sở đã phân tích các khuynh hướng trên đây, BlaykheV.M và Burlachue L.Ph đã đưa ra một định nghĩa hợp lý hơn cho trí tuệ Theo các tác giả thì “Trí tuệ là một cấu trúc
tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hoàn
thành và thể hiện trong hành động do những điều kiện văn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung
quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực đó” [37]
Hướng thứ hai: Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khi nghiên cứu về trí thơng minh của con người, các nhà tâm lý học Liên Xô đã chú ý đến những vấn đề lý luận và phương pháp luận sau [31]: Tính độc lập tương đối của trí tuệ với các thuộc tính khác của nhân cách,
sự hình thành và thể hiện của trí tuệ trong hoạt động, tính quy định ( chế ước)
của những điều kiện văn hoá - lịch sử đối với những thẻ hiện của trí tuệ, chức
năng thích ứng tích cực của trí tuệ
Theo lập trường trên, Blaykhe V.M và Burolachue L.F (1978) đã đưa
Trang 18mục đích hiện thực Ấy”
Qua phân tích hai xu hướng trên, có thể hiểu trí tuệ như sau: Trí tuệ là một cấu trúc động tương đối độc lập của những năng lực nhận thức và xúc
cảm của cá nhân, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện văn hoá - lịch sử quy định và chủ yếu đám bảo cho sự tác động qua lại
phù hợp với hiện thực xung quanh, nhằm đạt các mục tiêu quan trọng trong
cuộc sống của cá nhân và xã hội
1.1.2 Một số quan niệm về cấu trúc trí tuệ
Đề cập đến các quan niệm về trí tuệ chúng ta có thể khái quát chúng
thành 2 nhóm lớn:
- Nhóm thứ nhất là các quan niệm trí tuệ đơn nhân tố
- Nhóm thứ hai là các quan niệm trí tuệ đa nhân tỐ 1.1.2.1 Các quan niệm cấu trúc trí tuệ đơn nhân tổ
Lý thuyết của Charles Spearman về trí tuệ chung
Dựa vào phương pháp phân tích ông đã phát hiện có một nhân tố chỉ phối mọi hoạt động trí tuệ của con người, được gọi là nhân tố chung hay nhân
tố “G” (General) Ngoài ra, cịn có những nhân tố riêng “S” (Special), (S gồm
S}, 82) $3 ) Nhân tố “§” chỉ tồn tại đối với mỗi trắc nghiệm nhất định và
khơng có liên quan gì đến những trắc nghiệm khác Nhân tố G giữ vai trò chủ
đạo, là sự mềm dẻo, linh hoạt của hệ thần kinh trung ương Nhân tố S mang
tính riêng biệt của mỗi người Ông cho rằng, nhân tố trí tuệ chung quan trọng
hơn bất kỳ một nhân tố trí tuệ riêng nào Sự tồn tại của nhân tố “G”, theo quan điểm của Spearman, đã nhận được sự ủng hộ của một số nhà nghiên
cứu Phát hiện của tác giả đã mở ra một hướng nghiên cứu trí tuệ - phương
Trang 19Guilford đã xác định được 120 nhân tố trí tuệ Mỗi nhân tố này đại diện cho
sự tác động qua lại giữa các chiều mà Guilford gọi là các thao tác Mơ hình cấu trúc trí tuệ ba chiều đề cập đến 3 nhóm yếu tổ chủ yếu là:
Các thao tác tư duy: nhận thức, nhớ, tư duy phân kì, tư duy hội tụ và
đánh giá
Các nội dung tư duy : Nội dung hình, kí hiệu tượng trưng, nội dung ngữ nghĩa, nội dung hành vi
Các sản phẩm tư duy: đơn vị, loại, quan hệ, hệ thống, biến dạng, liên kết
Trong mơ hình trí tuệ này, phát hiện có ý nghĩa nhất của ông là trí tuệ
được tạo thành từ năm loại thao tác thần kinh và là vẫn đề trọng tâm trong mơ
hình giải quyết các vấn đề sáng tạo Cả năm thao tác này đều liên quan đến khả năng sáng tạo, tuy nhiên theo J.P Guilfrod, chỉ có hai thao tác trí tuệ là: tư duy phân kì ( then chốt trong việc tạo ra nhiều ý tưởng) và tư đuy hội tụ ( tiếp nhận giải pháp hữu hiệu, hợp lý và hiệu quả mà con người tạo ra) Tuy nhiên, cả tư duy phân kì và tư duy hội tụ đều đóng vai trị đồng thời trong quá trình sáng tạo cũng như trong mọi tình huống giải quyết van dé
Gan cudi doi J.P Guilford da phát hiện thêm những nhân tố mới, nâng các nhân tổ trí tuệ lên 180 nhân tổ [19, tr 11-12]
Thuyết hai nhân tổ trí tuệ của John Horn và Raymond Cattell
Lý thuyết của John Horn và Raymond (1966) cho rằng, trí tuệ có hai
nhân tổ đó là trí tuệ lỏng và trí tuệ kết tinh Trí tuệ lỏng phản ánh năng lực tư
duy, trí nhớ và tốc độ của việc biến đổi thơng tin Trí tuệ lỏng được kế thừa một cách rộng rãi, nó chịu ảnh hưởng một chút của luyện tập và bị giảm sút ở
Trang 20Những phê phán đối với các lý thuyết về hai nhân tố trí tuệ xuất hiện khi xét các yêu tố ảnh hưởng đến câu trúc trí tuệ, mức độ trí tuệ Cũng trên cơ
sở này xuất hiện thuyết về cấu trúc trí tuệ gồm nhiều nhân tố
1.1.2.2 Các quan niệm cấu trúc trí tuệ đa nhân tổ
Thuyết ba nhân tổ về trí tuệ của Robert Sternberg
Thuyết ba nhân tổ về trí tuệ cho rằng có ba loại trí tuệ khác nhau[3I]:
Trí tuệ phân tích là loại trí tuệ phản ánh chủ yếu năng lực suy luận ngôn ngữ của chúng ta, năng lực này giúp ích cho hoạt động trong nhà
trường Người có loại trí tuệ này sẽ làm tốt các trắc nghiệm đòi hỏi phân tích
một vấn để thành các thành tố của nó
Trí tuệ sáng tạo là năng lực kết hợp những kinh nghiệm khác nhau theo cách thức sáng tạo đề giải quyết những vấn đề mới Loại trí tuệ này phản ánh
sự sáng tạo được thể hiện như ở các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo âm nhạc hay các nhà khoa học
Trí tuệ ngữ cánh là năng lực hoạt động trong các tình huống xã hội thực
tiễn, hàng ngày nó phản ảnh sự nhanh nhạy Sternberg cho rằng trí tuệ ngữ
cảnh là những cái quan trọng mà không được dạy ở nhà
Thuyết ba nhân té thừa nhận rằng chúng ta có thể hoạt động được trong những hoàn cảnh khác với nhà trường Hơn nữa, chúng ta có thể xuất sắc trong một loại trí tuệ này mà không xuất sắc trong hai loại trí tuệ kia Ơng tin tưởng rằng mỗi loại trí tuệ trên đều có thể được tăng cường nhờ sự luyện tập đặc biệt
Thuyết đa trí tuệ của Gardner
Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (1983) dựa trên hoạt động của não bộ
Gardner cho rằng : Não bộ đã tạo ra hệ thống riêng biệt cho những
Trang 21có 7 kiểu trí tuệ khác nhau, mỗi kiểu được phát triển đến một mức độ khác
nhau trong mỗi con người [6], [43]
Trí tuệ ngôn ngữ là năng lực diễn tả ngôn ngữ dễ dàng bằng cách nói hay viết Trí tuệ ngơn ngữ nằm ở phần não trái: thuỳ trán trái kiểm soát các khá năng nói, cịn thuỳ thái dương trái điều khiến sự hiểu biết ngơn ngữ
Trí tuệ logic - toán học là năng lực tính tốn phức tạp và lý luận sâu
sắc, chặt chẽ Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà toán học có loại trí tuệ
này rất phát triển Trí tuệ này nằm trong bán cầu não trái nhưng khơng có liên
hệ chuyên biệt với một vùng nào cả
Trí tuệ âm nhạc là năng lực tạo ra và thưởng thức các nhịp điệu, cung bậc, âm sắc (của âm thanh); biết thưởng thức các dạng biểu cảm của âm nhạc
Đây có là loại trí tuệ phát triển sớm nhất ở trẻ em Loại trí tuệ này nằm chủ yếu ở bán cầu não phải, nhưng khu trú kém chính xác hơn ngơn ngữ
Trí tuệ khơng gian bao gồm các khả năng phán ánh thế giới bằng thị giác - không gian một cách chính xác và khả năng thực hiện những biến đổi đối với sự tri giác ban đầu của mình Nó cho phép tưởng tượng được hình
dạng của các sự vật khác với người khác Loại trí tuệ này cần thiết chỉ việc định hướng và trí nhớ thị giác của chúng ta, đặc biệt là sự định hướng trừu
tượng trong khơng gian Trí tuệ không gian nằm chủ yếu ở phía sau bán cầu não phải
Trí tuệ vận động - cơ thể là các năng lực kiểm soát các động tác của cơ thê mình và cần năm chắc các đối tượng một cách khéo léo Loại trí tuệ này
nằm ở trung khu vận động của bán cầu não trái ( đối với phần cơ thê bên phải) và bán cầu não phải ( đối với phần cơ thể bên trái)
Trang 22hành vi Thuỳ trán là trung tâm của loại trí tuệ này, tuy nhiên loại trí tuệ này
có ở mọi người với các cường độ và mức độ khác nhau
Trí tuệ về người khác bao gồm những năng lực nhận thức rõ ràng và đáp ứng lại các tâm trạng, khí chất, động cơ và thèm muốn của người khác một cách phù hợp Người có loại trí tuệ này có khả năng xâm nhập vào tư tưởng của người khác, có khả năng khích lệ và nâng đỡ người khác Thuỳ trán có vai trị quan trọng đối với loại trí tuệ này
Trí tuệ tự nhiên: đây là loại trí trí tuệ thứ 8 ma sau nay Gardner mới nêu ra và bổ sung vào 7 loại trí tuệ trước đây Đó là năng lực phân biệt một cách tỉnh tế giữa hệ thực vật và hệ động vật của thế giới tự nhiên
Còn nhiều nhà khoa học khác có những quan điểm và giải thích khác
nhau về trí tuệ, nhưng cuối cùng đều có chung nhận định: trí tuệ khơng phải là
một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực Trí tuệ chính là sự phối hợp tốt các năng lực đó để trở thành một kết cấu hữu
hiệu Các nhóm năng lực này cần được phát huy một cách đồng bộ, cân đối, đầy đủ theo hướng nâng cao dần
1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu về trí tuệ
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về trí tuệ và các vấn đề có liên quan bắt đầu muộn hơn so với thế giới Trước năm 1975, nghiên cứu về trí tuệ còn hạn chế Việc này chỉ thường dùng trong ngành y tế do các cán bộ ngành y thực
hiện, nhằm mục đích chấn đốn bệnh tâm thần ở một số bệnh viện [41] Từ
thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, các cơng trình nghiên cứu trí tuệ ngày càng
nhiều, tiêu biêu là các nghiên cứu sau đây
Trang 23bình tăng dần theo lứa tuổi Từ kết quả của mình tác giả đã khẳng định tính
hiệu quả của test Raven với đối tượng học sinh Việt Nam và năng lực trí tuệ
của học sinh Việt Nam không thua kém học sinh nước ngồi
Năm 1991, Ngơ Cơng Hoàn [10] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố Huế và Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự chênh lệch
về mức độ phát triển trí tuệ giữa học sinh thường và học sinh chuyên toán Năm 1993, Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng [38] nghiên cứu sự phát triển
trí tuệ của học sinh Hà Nội có độ tuổi 10-14 Kết quả cho thấy, sự phát triển
trí tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hóa từ tuổi 11 trở đi, trong đó trí tuệ
của nam có xu hướng cao hơn của nữ
Ta Thuy Lan va V6 Van Toan [26], [27], [28] đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của hoc sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn Kết quả cho thấy, trí tuệ phát triển theo lứa tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn của học sinh Quy Nhơn Bên cạnh đó, tác giả cịn tìm hiểu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ của trẻ em với q trình hồn chỉnh hố
nhịp ơ ở thuỳ chấm và nhịp ở vùng trán
Tạ Thúy Lan - Trần Thị Loan {[221 [24] nghiên cứu trí tuệ của học sinh
nơng thôn và thành phố Hà Nội bằng test Raven Kết quả cho thấy, điểm trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đồng đều, năng
lực trí tuệ của học sinh nông thôn thấp hơn so với học sinh Hà Nội Giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt nhau về năng lực trí tuệ
Tạ Thuý Lan và Mai Văn Hưng [2l] nghiên cứu năng lực trí tuệ của
học sinh Thanh Hóa Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và có mỗi tương quan thuận với học lực
Trang 24triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và khơng có sự
khác biệt giữa hai giới
Mai Văn Hưng (2003) [12] nghiên cứu một số chỉ sinh học và năng lực
trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam Kết quả
nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ trung bình của sinh viên Đại học Sư phạm Hà
Nội cao hơn của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Đại học Hồng Đức
1.2 Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao
1.2.1 Chỉ số thơng minh
Chí số thơng minh (IQ) (viết tắt cua intelligence quotient trong tiếng
Anh), là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra
trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19 Sau đó, nó được học trị của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm đề kiểm tra năng lực trí tuệ
của trẻ khi đi học Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa khả năng học của
một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ơng Sau đó khơng lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất Ban đầu IQ được
tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuôi thực tế nhân với 100, tuy nhiên cách
tích này nhanh chóng bộc lộ những khuyết điểm nên được phát triển thành các
cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24 Chỉ số IQ thường được cho là
Trang 25Trong thế kỉ 20, chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm: đó được gọi là hiệu ứng Flynn Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đồi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm Tuy nhiên vẫn có một ít người trải qua những sự thay đổi rất lớn
1.2.2 Chỉ số trí tuệ cảm xúc
Cảm xúc (Emotion) là trạng thái không thể thiếu được trong hoạt động hành vi của người và động vật Nó là một hoạt động phức tạp của não bộ và
luôn giữ vai trị mang tính chất quyết định đối với mọi hoạt động của con người [20]
Cảm xúc hay xúc cảm là những thái độ của con người khi nhận thức thế
giới khách quan, là hành vi tình cảm thể hiện bằng sự đáp ứng của thân thể
như: cười, khóc, thở dài, [4], [9], [42]
Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc - EQ (Emotional Intelligence) do hai nhà tâm
lý học Mỹ Peter Salovey và John Mayer đề xuất vào năm 1990 Trí tuệ cảm
xúc được hiểu là: sự hiểu biết về các xúc cảm, làm chủ các xúc cảm, tự thúc
đây, biết nhận biết cảm xúc của người khác, làm chủ những mối liên hệ của con
người Ngày nay trí tuệ cảm xúc được đánh giá bằng chỉ số EQ (Emotional
Quotient) [2]
Steve Mcshane va Mary Ann Von Glinow cho rang trí tuệ cảm xúc
chính là khả năng của con người có thể nhận thức và biểu lộ cảm xúc, đồng
hóa cảm xúc trong tư tưởng thông suốt, lý luận với cảm xúc và điều hợp cảm xúc cho bản thân và những người xung quanh
Còn theo Howard Gardner [6], cha đẻ của thuyết “Đa trí tuệ” thì trí tuệ
Trang 26được sự đa dạng của trí thơng minh và cũng không cho thấy sự tương quan giữa trí thơng minh với vô số cách ứng xử của trí tuệ có thể quan sát được
trong cuộc sống”.[6]
EQ là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, biết đâu là điểm mạnh
của mình để phát huy và đâu là điểm yếu của để khắc phục Đó là yếu tố quan trọng nhất của trí thơng minh cảm xúc
EQ còn là khả năng thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ
và hành động của bản thân Từ đó biết thông cảm, xây dựng, duy trì tốt các
mối quan hệ, biết lắng nghe và quan tâm đến người khác, nên có cuộc sống
cởi mở và chân thành Sự thấu cảm là yếu tố quan trọng thứ hai của trí thơng
minh cảm xúc Thơng minh cảm xúc giúp ta sống tốt hơn với mọi người, hài hòa hơn với chính mình và trong đối xử với người khác
EQ là khả năng quản lý cảm xúc giúp đưa ra những quyết định sáng
suốt để thúc day ban than tiến bước và cải thiện các mối quan hệ đối với mọi người làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp, hiệu quả hơn Người có trí thông
minh cãm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí
EQ còn là khả năng tự kiềm chế, không để cảm cảm xúc vượt khỏi tầm
kiểm soát của bản thân, biết tự điều chỉnh, tự đánh giá, khả năng kiểm soát và
chế ngự những khát vọng, đam mê, khả năng kỷ luật tự giác, khả năng tư duy
tích cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giải quyết công việc Đặc điểm của
sự tự kiểm soát và điều chỉnh bản thân là suy nghĩ chính chắn, chính trực, hợp
tình, hợp lý cho mỗi tình huống 1.2.3 Chí số vượt khó
Trang 27tạo nên thành công của con người AQ được nhà tâm lý học Paul G Stoltz (Mỹ), đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách "Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities" (AQ: Xoay chuyên trở ngại thành cơ hội, được xuất bản vào năm 1997) Đến năm 1999, tác phẩm Adversity Quotient được phát hành trên mạng Amazon.com và được rất nhiều nhà doanh nghiệp quan
tâm [48] AQ được xây dựng dựa trên cơ sở tâm lý học và sinh lý học thần kinh [49] AQ ra đời đã trả lời cho câu hỏi “Tại sao một số người trở nên rất
thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có
thừa thơng minh hoặc tư cách tốt?" Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ
Theo tác giả của AQ và nhiều chuyên gia khác, IQ chỉ là một yếu tố
nhỏ tạo nên thành công Yếu tố chủ yếu quyết định thành công của một người
chính là AQ [49], [48] AQ là đại lượng đo khả năng đối diện, XOay SỞ của
một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn Vì thế, nó giúp con người tìm ra lối thốt trong những tình huống bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời AQ là tổng hợp của ý chí và trí tuệ Thông thường, những người có IQ và EQ cao thì AQ cũng cao Như vậy, giữa 1Q và AQ có mối tương quan thuận với nhau Tuy nhiên, một số người thông minh vẫn không thê vượt qua được nghịch cảnh dé đi đến thành công Yếu tố quyết định thành công vẫn là AQ Paul G Stoltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động, buông xuôi trước nhiều trở ngại trong cuộc sống Điều này sẽ dẫn đến thất bại trong công việc Ngược lại, những người
có AQ cao thường rất kiên định, kiên trì phan đấu, vượt qua thử thách đề theo
Trang 281.3 Lịch sử các vẫn đề nghiên cứu
1.3.1 Lịch sử đo lường trí tuệ
Vào đầu thế kỷ XX, nhà tâm lý học Alfred Binet đã phát triển một
phương pháp cho phép đo lường tri thong minh của các em học sinh rồi xếp
loại chúng thành 3 hạng: chậm hiểu, trung bình và sáng trí Ông cho rằng khả
năng giải đáp các bài toán của một em học sinh chính là dấu hiệu cho biết về
trí thơng minh và khả năng đó sẽ gia tăng theo tuổi trưởng thành Vì thế, Binet đã làm ra một thứ thước do tri thong minh
Nam 1905, Alfred Binet va Théodore Simon da phé bién mét thang do trí thông minh cho các em tuổi từ 3 - 13.Các điểm số được tính trong thang điểm Binet va trong các bài trắc nghiệm tương tự đều dùng tới tuổi trí tuệ (MA - Mental Age) Một em nhỏ có tuổi trí tuệ là 7 nếu em có thê giải được
các bài toán mà phần lớn các em nhỏ 7 tuổi đều giải được Mặc dù ti đời
của em đó có thê là 5 hay 9 tudi
Năm 1914, nhà tâm lý học người Đức William Stem cho biết rằng, do
so sánh ti trí tuệ (MA) với tuôi thực, người ta biết được sự phát triển của trẻ
em Stern cho rang ding tuổi trí tuệ (MA) chia cho tuổi thực la cach dé do lường tốc độ học tập (đề tránh các số lẻ, người ta nhân kết quả với 100) Ông
William Stern da goi đó là “chỉ số tuổi trí tuệ”
Năm 1916, nhà tâm lý học người Mỹ thuộc Trường dai hoc Stanford 1a
ông Lewis Terman (1877-1956) đã sửa đôi các bài trắc nghiệm của Alfred
Binet thành bài trắc nghiệm Stanford-Binet và đưa ra ý niệm về “chỉ số thông
minh” IQ
Năm 1949, nhà tâm lý học David Wechsler cho phổ biến “thước đo thông minh Wechsler” dùng cho các thiếu niên từ 5 tới 15 tuổi, thước đo trí
Trang 29mọi người từ 16 - 64 tuổi, phần tiêu chuân đặc biệt dùng cho người cao tuổi từ
60 - 75 tuôi
Dé xác định tuổi trí tuệ (MA), các nhà giáo dục và tâm lý học đã dùng tới các bài trắc nghiệm để đo lường khả năng trí tuệ của các em học sinh Các
câu hỏi được xếp đặt từ dễ đến khó và liên quan tới trí nhớ, cách lý luận, các định nghĩa, khả năng tính các con số và khả năng nhớ lại các dữ kiện
Nhưng bản thân những bài trắc nghiệm đo trí thơng minh khó đánh giá một cách cơng bằng các khả năng của mọi người Ví dụ: Nếu bài trắc nghiệm bằng tiếng Anh, khiến những người bản xứ sẽ thuận lợi hơn Một người đi du lịch nhiều sẽ có điểm trắc nghiệm cao hơn người khác trong lĩnh vực này
Các bài trắc nghiệm về trí thơng minh chỉ giới hạn phạm vi đo lường
vào các khả năng lý luận toán học và ngôn ngữ, mà hầu như đã bỏ quên những năng khiếu khác như sự khéo tay, năng khiếu thê thao, khả năng giao tiếp, âm nhạc và nghệ thuật Mặt khác, IQ test đã không xét tới các tài năng và khuynh hướng thường không được xếp hạng như tài thuyết phục, tài thương lượng
1.3.2 Đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm
1.3.2.1 Trắc nghiệm đo chỉ số thơng mình
Chỉ số thông minh ( intelligence Quotient - IQ) là một trong những đặc tính sinh lý - tâm lý và tư duy hết sức phức tạp Vì vậy, việc đánh giá năng lực
trí tuệ là một vấn đề khó khăn Có nhiều phương pháp đo lường trí tuệ khác
nhau như: quan sát, điều tra, thực nghiệm, trắc nghiệm Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả là phương pháp trắc nghiệm (test)
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “ test” có nghĩa là “ phép thử” hay “
Trang 30Năm 1914 W Stern đề xuất IQ là chỉ số đo nhịp độ phát triển trí tuệ
đặc trưng cho mỗi trẻ và được tính theo cơng thức /Q= sạ/00 (1), trong
dé MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, CA (Chronlogical Age) là tuổi đời hay
tuổi thực Giá trị IQ cho biết sự vượt lên trước hay chậm lại của trí khơn so với tuổi đời
Ngay sau đó L M Terman đã áp dụng công thức (I) sửa lại và tạo thành trắc nghiệm Standfor - Binet, trở thành công cụ chuẩn trong tâm lý lâm sàng, tâm thần học và tư vấn giáo dục [17] Đồng thời, trắc nghiệm này còn được dùng làm kiểu mẫu để phát triển nhiều trắc nghiệm khác như: trắc nghiệm phân tích nghiên cứu trí tuệ của R Meili (1928), trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của J.C Raven (1936), trắc nghiệm trí tuệ đa dạng của R Gille
(1944), trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ 6 - 12 tuổi WISC (1949) và trắc
nghiệm dùng cho ngudi lon WAIS cua D Wechsler [52]
D.Wechsler đã không chấp nhận cách giải thích truyền thống về cách tính IQ qua mối tương quan giữa tuổi trí khơn và tuổi đời do Stern và Binet đưa ra Theo công thức trên, sẽ tồn tại mỗi tương quan tuyến tính giữa trí
khơn và tuổi đời Trong khi đó, sự phát triển trí tuệ lại diễn ra một cách không
đều trong suốt đời người Vì vậy, ơng đưa ra cách xác định IQ bằng công thức:
Ä -Ä 154100
10 =
Trong đó: X là điểm trắc nghiệm của cá nhân; X là trung bình điểm trắc nghiệm của những người cùng độ tuổi; SP 1a d6 lệch chuẩn
Như vậy, mỗi trắc nghiệm sẽ có một điểm IQ tương ứng Trên cơ sở
Trang 31Bang 1.1 Bang phan bé mvc trí tuệ theo chỉ số IQ
STT Chí số IQ Mức trí tuệ Loại trí tuệ
1 > 130 I Rất xuất sắc 2 120 - 129 II Xuất sắc 3 110-119 I Thong minh 4 90 - 109 IV Trung bình 5 80 - 89 Vv Tam thuong 6 70 - 79 VI Kém 7 <70 VI Ngu độn
Trắc nghiệm khn hình tiếp điễn (Test Raven) được J.C Raven [50]
xây dựng vào năm 1936 được sử dụng phổ biến nhất Đây là trắc nghiệm phi ngôn ngữ dùng để đo năng lực trí tuệ trên bình diện rộng Những năng lực
được trắc nghiệm là năng lực hệ thống hoá, năng lực tư duy logic, và năng lực vạch ra mối liên hệ ton tại giữa các sự vật hiện tượng Ở một mức độ nào đó,
trắc nghiệm này cho phép san bằng ảnh hưởng của trình độ học vấn và kinh nghiệm sống của đối tượng được nghiên cứu
Test Raven được xây dựng trên cơ sở thuyết tri giác hình thể của nhà tâm lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman Sau hai lần chuẩn
hoá vào năm 1954 và năm 1956, test Raven đã được UNESCO công nhận và chính thức đưa vào đề chân đốn trí tuệ của con người từ năm 1960 [50]
Test Raven có ưu điểm là có tính khách quan và khả năng loại trừ những khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá của đối tượng nghiên cứu Kỹ
Trang 32điểm của trắc nghiệm này là chỉ cho biết kết quả mà không cho biết quá trình
đi đến kết quá Mặt khác, trắc nghiệm này đòi hỏi tư duy cao, nên khi sử dụng
cho các đối tượng có tư duy kém sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên
cứu [12] Chính vì vậy, khi sử dụng test Raven cần phải có sự kết hợp các
phương pháp khác như quan sát, thực nghiệm hay các trắc nghiệm khác Tuy nhiên, với ưu điểm nổi trội, phương pháp trắc nghiệm này vẫn được sử dụng
rộng rãi để đánh giá trí tuệ của học sinh trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.2.2 Trắc nghiệm đo chỉ 86 tri tué cảm xúc
Năm 1990, khi đưa ra ly thuyết dau tién vé EI ( Emotion Intelligence) của mình, các tác giá Mayer, Dipaolo và Salovey (1990) cũng đồng thời đề xuất phương pháp đo lường thực nghiệm EI
Một số phương pháp đo lường như: Test của Bar - On ( EQ - i); Test cia
Mayer (MEST); Test ECI của Boyatz1s
EQ - i( Emotional Quotient Inventory) cua Bar - On (1997) dựa trên
thang đo nguyên bản năm 1988 để đo sức khoẻ tâm lý Phép do này được thiết kế để đo lường một loạt các chức năng liên quan đến nhận thức, đo các khả năng và kĩ năng mà Bar - On cho rằng chúng sẽ ảnh hưởng đến năng lực của một cá nhân đương đầu một cách có hiệu quả với những đòi hỏi của môi trường và áp lực, sức ép trong cuộc sống Phép đo này bao quát 5 lĩnh vực [31]
1 Sự hiểu biết chính mình gồm các năng lực tự nhận biết mình, năng
lực tự khẳng định, quyết đoán và năng lực đánh giá mình một cách lạc quan
2 Quan hệ với người khác gồm các năng lực như đồng cảm, năng lực
thực hiện các trách nhiệm xã hội
3 Kiểm soát, quản lý stress, gồm các kỹ năng như giải quyết vẫn đề, đánh giá đúng thực tiễn
4 Khả năng thích ứng gồm khả năng chịu đựng stress, năng lực kiểm
Trang 335 Tâm trạng gồm khá năng giữ tâm trạng lạc quan, hạnh phúc
MEIS ( Mutilfactor Emotional Intelligence Scale) Thang do MEIS
được các tac gia Mayer, Salovey & Caruso (2000) thiết kế đề đo 4 yếu tố cầu
thành:
1 Năng lực cảm xúc và bày tỏ cảm xúc 2 Năng lực thấu hiểu cảm xúc
3 Năng lực quản lý cảm xúc và hành động phù hợp 4 Năng lực biến cảm xúc thành trí tuệ - ý chí
ECI ( Emotional Competency Inventory) của Boyatzis (1999) Thang
đo này được thiết kế dựa trên định nghĩa của trí tuệ cảm xúc Trắc nghiệm ECI đo 4 lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc:
I Tự nhận biết mình: nhận biết xúc cảm của mình, đánh giá mình chính xác, tự tin
2 Kiểm soát, làm chủ bản thân, tự kiểm soát xúc cảm của mình, lịng tự tin, tự ý thức, thích ứng, định hướng thành đạt và sáng tạo
3 Nhận biết các quan hệ xã hội: đồng cảm, biết cách tổ chức, định
hướng sự phục vụ
4 Các kĩ năng xã hội: giáo dục người khác năng lực lãnh đạo, năng lực
tạo ảnh hướng, năng lực giao tiếp, tạo xúc tác để thay đổi, kiểm soát, quan ly xung đột, xây dựng các mối quan hệ, tinh thần đồng đội và sự hợp tác
Những năng lực trên đây được đo bằng cách đề nghị người cung cấp
thông tin đánh giá và đề nghị chính nghiệm thê tự đánh giá về mình qua phiên
bản trắc nghiệm tự đánh giá
1.3.2.3 Trắc nghiệm đo chỉ số vượt khó
Paul G.Stolt, tác giả của chi số AQ da rat thành công khi khai sinh chi
Trang 34Ông cũng đã đưa ra gợi ý rằng, khả năng vượt qua nghịch cảnh gồm
bốn thành phần cơ bản là C, O, R, E:
C - (Control) là khả năng kiểm soái Đây là một trong những nhân tô
quan trọng, chỉ ra cách một cá nhân phản ứng lại và đương đầu với nghịch
cảnh Nó đánh giá khả năng kiểm soát và hạn chế những bất lợi chi phối đến
cuộc sống: đánh giá sự quyết tâm, kiên cường đối mặt với nghịch cảnh
O - (Ownership) là quyển sở hữu, tính tự chủ Những người có AQ cao
sẽ có trách nhiệm xử lý các tình huống khó khăn, có trách nhiệm để cải thiện
tình hình, có tỉnh thần trách nhiệm thúc đẩy hành động Ngược lại, những
người có AQ thấp thường trốn tránh trách nhiệm, tinh thần yếu ớt và luôn cho mình là nạn nhân cần sự giúp đỡ
R - (Reach) /à phạm vi hoạt động, cô lập các bat lợi Những người có
AQ cao thường giữ được khoảng cách an toàn và chặn đứng được các khó khăn, khơng để chúng làm ảnh hướng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của họ Những người có AQ thấp thường có những suy nghĩ tiêu cực và thường đề những tình huống khó khăn tác động đến cuộc sống
E- (ŒEmotion) là sức chịu đựng, tính nhân nại, tinh than lac quan Ngay
cả trong những lúc khó khăn nhất, những người có AQ cao thường có một khả
năng đặc biệt đề có thể vượt qua nghịch cảnh, nuôi hy vọng và luôn lạc quan
vào tương lai Còn những người có AQ thấp đường như chỉ tin vào định mệnh, thường nghĩ những khó khăn này sẽ tồn tại và ảnh hưởng đến cuộc
sống trong một thời gian rất dài, thậm chí là vĩnh viễn [48]
Dựa vào cách thức xử lý và vượt qua nghịch cảnh mà P.G Stoltz đã
phân biệt ba dạng người: Quitters, Campers và Climbers [48]
Quitters là những người hay nản chí đễ bng xi, khơng kiên trì khi
theo đuổi một công việc hay một dự định nào đó Và kết quả là họ sẽ bỏ đở
Trang 35Campers là những người chăm chỉ, chịu khó, có ý thức phân đấu để đạt được mục đích nhưng lại đễ dàng hài lòng với bản thân
Climbers là những người có hoài bão lớn và rất kiên định Họ luôn
phan đấu, nỗ lực rèn luyện để đạt được thành công cao nhất có thé Ở mỗi loại
người, luôn tồn tại những nhu cầu thiết yếu Nếu xem con đường đi đến thành công như một hành trình chinh phục đỉnh núi thì có thể đưa ra cách sắp xếp về
nhu cầu của ba dạng người nêu trên [49]
Theo Maslow, Quitters là những người thường bỏ qua cơ hội chính phục, không tham gia thử thách; sống và hành động chỉ nhằm đáp ứng được
nhu cầu sống bình thường là ăn, mặc, ở, Campers chấp nhận cuộc chơi
nhưng rất mệt mỏi trong cuộc chinh phục; thường kết thúc khi gặp bất lợi và hưởng thụ những gì ở hiện tại Với họ, sự an toàn về tính mạng và tài sản quan trọng hơn cả Còn Climbers là những người đeo đuổi đến cùng; bất chấp
thuận lợi hay khó khăn, họ vẫn quyết tâm leo lên đến đỉnh Climbers thường
có nhu cầu tự khẳng định mình rất cao trong cuộc sông và họ thường thành
Trang 36CHƯƠNG 2
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm và sự phân bồ của đỗi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi , ở 3 khối
lớp 10, I1 và 12 thuộc trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Tổng số đối tượng nghiên cứu là 871 học sinh, trong đó có 446 học sinh nam và 425 học sinh nữ Đối tượng nghiên cứu đều là người dân tộc Kinh, khoẻ mạnh, trạng thái tâm sinh lý bình thường và thời gian
nghiên cứu tiến hành vào học kì II của năm học 2012 - 2013
Báng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, theo tuổi
Tuổi Nam Nữ Chung
16 171 155 332
17 138 143 271
18 131 137 268
Tổng 466 425 871
2.1.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu theo cách tính cỡ mẫu của “Dự án điều tra cơ bản các chỉ số sinh học người Việt Nam” [9] và sử dụng phương pháp chọn
mẫu cỡ lớn dựa vào công thức:
Sr l#Ỉ
n= =| —
Trang 37Trong đó: n - Số cá thể của mẫu cần lấy
S - Độ lệch chuẩn tính theo % của giá trị trung bình, hay còn gọi là
hệ số biến thiên CV
t- Giá trị tương ứng với độ tin cậy chọn trước cho kết qua d - Sai số cho phép của giá trị trung bình (X) chon trước
Chọn sai số cho phép của kết quả nghiên cứu là + 5% của trị số trung
bình, độ tin cậy của kết quả là 99% thi t = 2,58; CV = 20% và cỡ mẫu cần
chọn là:
n=([202.58]:5) =107
Theo cách tính cỡ mẫu nêu trên, chúng tôi chọn cỡ mẫu đề nghiên cứu có số cá thể của mỗi nhóm là trên 107 (bang 2.1)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số Các chỉ số được nghiên cứu gồm có:
- Chỉ số thông minh (IQ)
- Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ)
- Chỉ số vượt khó (AQ)
- Năng lực học tập
2.2.1.1 Chỉ số thơng mình (1Q)
Chỉ sỗ thơng minh (IQ): được xác định bằng test khn hình tiếp diễn
của Raven (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuôi trở lên) Test Raven
gồm 6 khn hình, chia làm năm bộ A, B, C, D, E mỗi bộ gồm 12 khn hình
có cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ câu 1 đến câu 12 trong mỗi bộ
Mỗi bộ có nội dung riêng như sau:
Bộ A - Thể hiện tính toàn vẹn và liên tục của cấu trúc
Trang 38Bộ C - Thể hiện những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc
Bộ D - Thể hiện sự thay đổi vị trí của các hình
Bộ E - Thể hiện sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành Mỗi đối tượng thực nghiệm (nghiệm thể) được nghiệm viên (giáo viên)
phát một quyền test Raven và một phiếu trả lời (phụ lục 1) Mỗi phiếu có phần thông tin cá nhân do nghiệm thẻ tự ghi theo hướng dẫn của giáo viên
Sau khi nghe hướng dẫn các nghiệm thể tiến hành làm bài một cách độc lập với thời gian không hạn chế Song thực tế không có nghiệm thể nào làm bài quá 60 phút Sau khi nghiệm thể làm xong các phiếu điều tra sẽ được thu lại để xử lý kết quả
Cách tính điểm được thực hiện theo khóa chấm điểm của Raven [50]
Mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, do vậy tối đa là 60 điểm cho tất cả các bài Cộng thô tổng số điểm làm được trong các bộ (A, B, C, D, E) và ghi tong
số điểm này vào cột tổng số trong phiếu chấm điểm Các phiếu trả lời đạt yêu cầu thì mới được tính, nếu khơng đáp ứng được yêu cầu sẽ bị loại và phải làm
lại Căn cứ vào điểm test Raven, chúng tôi tính chỉ số 1Q và xác định mức trí tuệ theo D Wechsler Chỉ số 1Q được tính theo cơng thức:
IQ= * 15+ 100
Trong đó: X - diém test Raven của từng đối tượng
X - điểm test Raven trung bình của các đối tượng ở cùng một độ
tuổi (lớp tuôi)
ŠD - độ lệch chuẩn
Chúng tơi xác định mức trí tuệ theo D Wechsler (bảng I.1)
2.2.1.2 Chỉ số cảm xúc (EQ) ( Test Bar- on EQ-i)
Chí số cảm xúc (EQ): được xác định bằng bài test của Baron (1997)
Trang 39Bài trắc nghiệm gồm 30 câu:
- Từ câu 1 đến câu 22 là những câu được xây dựng có nội dung nhằm đo lường năng lực nhận thức cảm xúc và bày tỏ cảm xúc hợp lý trong các hoàn cảnh khác nhau trong đó bao gồm các câu hỏi có nội dung đo lường: sự
hiểu biết chính mình (năng lực tự nhận biết mình, năng lực tự khẳng định,
quyết đoán và năng lực đánh giá mình một cách lạc quan), quan hệ với người khác (năng lực đồng cảm, năng lực thực hiện các trắc nghiệm xã hội)
- Từ câu 23 đến câu 30 là những câu có nội dung đo lường khả năng
thấu hiểu cảm xúc bản thân, khả năng quản lý cảm xúc và hành động có hiệu
quả, trong đó bao gồm các câu hỏi đo lường: Khả năng kiểm soát quản lý stress ( kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá đúng thực tiễn), khả năng thích ứng ( khả năng chịu stress, năng lực kiểm sốt xung tính), biểu hiện tâm trạng (khả năng giữ tâm trạng lạc quan, hạnh phúc)
Trắc nghiệm viên hướng dẫn cách thực hiện Mỗi đối tượng được thực
nghiệm sẽ được phát một quyền test Baron và một phiếu trả lời trắc nghiệm
(phụ luc 2) dé lam bài hoàn toàn độc lập
Thời gian làm bài là 30 phút Cách tính điểm được thực hiện theo khóa chấm điểm của Baren Mỗi câu trả lời đúng được I điểm, số điểm tối đa là 30
điểm và số điểm thấp nhất là 0 điểm, điểm trung bình là 15
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá vé tri tuệ cảm xúc
STT Mức điểm Tổng điểm Đánh giá
1 Téi da 30 Rat tét
2 Trung binh 15 Bình thường
Trang 40Nếu nghiệm thể đạt 30 điểm trong đó:
- Từ câu 1 đến câu 22 (đạt đủ 22/22 điểm, nghiệm thê có khả năng thích
ứng trong các mối quan hệ rất tốt, ln hài hồ và biết thiết lập, duy trì và phát triển tốt trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong hoạt động làm việc theo nhóm)
- Từ câu 23 đến câu 30 (đạt đủ 8/§ điểm, nghiệm thể có thể thấu hiểu
được cảm xúc của bản thân và đưa ra những quyết định hợp lý, hiệu quả) 2.2.1.3 Chí số vượt khé (AQ) ( Test Paul Stoltz.PH)
Chi sé vwot khé (AQ): Duoc xac dinh bang trắc nghiệm Paul G.Stoltz Toàn bộ bài trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi (phụ lục 3) Chỉ số vượt khó gồm có bốn chỉ số thành phần Ia C, O, R, E Mỗi chỉ số thành phần được đánh giá dựa
vào 5 câu hỏi Trong đó:
- Chỉ số C ( khả năng kiểm soát ) được thể hiện ở các câu 1, 7, 13, 15,
17
- Chỉ số Ó ( khả năng sử lý tình huống ) được thể hiện ở các câu 2, 6,
11, 16, 18
- Chỉ số R (khả năng chịu đựng các cấp độ căng thắng) được thể hiện ở các câu 3, 5, 9, 12, 20
- Chỉ số E ( sự lạc quan, hy vọng) được thể hiện ở các cau 4, 8, 10, 14,
19
Mỗi câu hỏi đều có 5 mức trả lời khác nhau, nghiệm thể thấy mức nào phù hợp với mình thì đánh dấu vào mức đó Nghiệm thể làm test trong
khoảng thời gian 8 — 10 phút
Sau đó, trắc nghiệm viên tính tổng điểm của từng chỉ số C, O, R, E Chỉ số AQ được xác định bởi công thức sau: