TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU
1.1 Vị trí của thị trường trái phiếu
1.4.2 Trái phiếu địa phương
1.4.3 Trái phiếu kho bạc dài hạn và tín phiếu kho bạc ngắn hạn
1.4.4 Trái phiếu doanh nghiệp
1.5 Vai trò
1.5.1 Đối với nền kinh tế
1.5.2 Đối với doanh nghiệp
1.5.3 Đối với nhà đầu tư
1.6 So sánh giữa cổ phiếu và trái phiếu
CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
2.1 Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu
2.1.1 Thị trường chứng khoán
2.1.2 Thị trường trái phiếu
2.2 Một số thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam
2.2.1 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam
2.2.2 Trái phiếu Chính phủ
2.2.3 Trái phiếu doanh nghiệp
2.2.4 Trái phiếu chính quyền địa phương
2.2.5 Kết luận về tình hình trái phiếu Việt Nam hiện nay và nguyên nhân2.3 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
2.3.1 Mở rộng qui mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản
2.3.2 Phát triển công cụ phái sinh liên quan đến trái phiếu
2.3.3 Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm
2.3.4 Thu hút và phát triển đội ngũ tạo lập thị trường
2.3.5 Xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt
2.3.6 Thực hiện công khai hóa thông tin
2.3.7 Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý
KẾT LUẬN
Trang 2Lời mở đầu:
Trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ thì hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan, và Việt Nam cũng không năm ngoài sự vận động toàn cầu đó Cùng với đó là bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu về đầu tư phát triển vô cùng lớn thì vấn đề huy động vốn trong và ngoài nước đã được đặt lên hàng đầu Tuy nhiên, việc huy động vốn của nước ta chưa thật sự phát triển, đặc biệt là vốn dài hạn
Hiện nay, Chính phủ rất quan tâm tới nhu cầu vốn phát triển kinh tế, cũng như đã đưa
ra nhiều giải pháp để thu hút nguồn vốn, trong đó việc phát triển thị trường vốn Việt Nam
mà thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo đã phần nào phát huy được tác dụng, trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả nhất hiện nay Gần mười năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển cả về chất và lượng Tuy nhiên, bên cạnh các
cổ phiếu được giao dịch vô cùng sôi nổi thì thị trường trái phiếu vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và vẫn còn đang bị bỏ ngỏ
Với thực trạng nêu trên, nhóm xin đưa ra một vài hiểu biết và những nghiên cứu về trái phiếu ,từ đó đưa ra một số những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng cho thị trường trái phiếu hiện nay tại Việt Nam
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU
1.1 Vị trí của thị trường trái phiếu
1.2 Khái niệm
Trái phiếu là một trong các loại hàng hoá trên thị trường tài chính, đó là một dạng chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của
tổ chức phát hành
Đây là loại chứng khoán nợ, không có quyền sở hữu đối với tổ chức phát hành Trái
chủ được nhận những khoản chi trả cố định và ưu tiên nhận tiền chi trả trước cổ đông cũng như nhận lãi suất trước cổ tức
Người nắm giữ trái phiếu gọi là trái chủ
1.3 Đặc điểm
1.3.1 Mệnh giá (face value )
Trang 4Mệnh giá được ghi trên trái phiếu, là vốn gốc mà nhà phát hành phải trả lại cho nhà đầu tư khi đến thời gian đáo hạn.
1.3.2 Lãi suất (interest payment)
Lãi suất được chi trả theo định kì 6 tháng/lần hoặc 1 năm/ lần
1.3.3 Thời gian đáo hạn (maturity)
Là thời điểm nhà phát hành hoàn trả lại vốn gốc cho nhà đầu tư Thời gian đáo hạn khác nhau tuỳ loại trái phiếu, từ ngắn hạn dưới 1 năm đến dài hạn 40 năm Có 3 dạng cấu trúc thời gian đáo hạn trái phiếu:
• Trái phiếu đáo hạn một lần (term maturity) : vốn gốc và lãi được trả một lần
• Trái phiếu đáo hạn theo serie (serial maturity): vốn gốc và lại được trả từng phần cho đến hết thời gian đáo hạn theo từng thời điểm nhất định
• Nhà phát hành trả một phần vốn vay trước thời gian đáo hạn nhưng trả phần lớn vốn gốc (balloon maturity)
1.4 Phân loại
1.4.1 Trái phiếu chính phủ
Là trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công hoặc đầu tư phát triển các lợi ích công cộng khi nguồn ngân sách không đủ đáp ứng yêu cầu chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội
Chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, các công cụ điều tiết như thuế, ngân sách, hệ thống tín dụng - tiền tệ, các công cụ hành chính – pháp lí Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất
Trái phiếu chính phủ thường được các ngân hàng và nhà đầu tư lớn nắm giữ và giao dịch với qui mô lớn nên tính thanh khoản cao
1.4.2 Trái phiếu địa phương
Trang 5Tương tự trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương là phiếu nợ được chi trả dựa vào nguồn thuế của địa phương, từ các dự án cụ thể hoặc từ nguồn thu phí giao thông qua các công trình công cộng.
Thông thường, trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương được hưởng ưu đãi thuế, tức là thu nhập từ trái phiếu của trái chủ nếu sống trong địa phương đó sẽ được miễn thuế thu nhập Điều này khuyến khích những người có vốn nhàn rỗi tham gia đầu tư vào ngân sách, tạo điều kiện phát triển đất nước nói chung cũng như địa phương nói riêng
1.4.3 Trái phiếu kho bạc dài hạn và tín phiếu kho bạc ngắn hạn
Hai loại này thường được phát hành bằng đấu giá thông qua hệ thống ngân hang Nhà nước và là những công cũ đầu tư chủ yếu của các ngân hang và cá nhân
1.4.4 Trái phiếu doanh nghiệp
Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động
Để có thể phát hành được trái phiếu, doanh nghiệp phải hội tụ được những điều kiện sau:
+ Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành là 10 tỷ đồng VN
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thơ không có lỗ luỹ kết đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm
+ Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu
+ Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác
Trang 6Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
1.4.4.1 Giấy nợ
Giấy nợ là cam kết bảo đảm chi trả lãi suất và vốn gốc, phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty Các chủ nợ thường được ưu tiên trong việc chi trả
1.4.4.2 Trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản
Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu
và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
• Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ
• Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm
1.4.4.3 Trái phiếu thu nhập
Là loại trái phiếu kém an toàn hơn trái phiếu thường vì hình thức và thời gian chi trả lãi suất định trước nhưng lãi suất chỉ được trả đúng hạn nếu công tu có thu nhập được phần lãi suất vào đúng ngày qui định Nếu không chi trả được thì được xem như là nợ còn khất lại
1.4.4.4 Trái phiếu chuyển đổi
Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.1.5 Vai trò
1.5.1 Đối với nền kinh tế
Trang 7Thứ nhất, thị trường trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn của thị trường tài chính, thu hút nguồn vốn lớn từ những nhà đầu tư có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những người có nhu cầu thực sự về vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo nên những hoạt động đầu tư, kinh doah thực sự có hiệu quả.
Thứ hai, trái phiếu góp phần đa dạng hoá các công cụ tài chính Bên cạnh thị trường
cổ phiếu với mức độ rủi ro cao thì trái phiếu được xem là kênh đầu tư an toàn hơn và có hiệu quả cao trong đầu tư dài hạn
Thứ ba, thị trường trái phiếu phát triển giúp Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ, thực thi chức năng quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội có hiệu quả Trái phiếu chính phủ phát hành khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia phát triển kinh tế đất nước, giảm áp lực cung - cầu tiền mặt trên thị trường, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước Đồng thời, nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ được phân bổ hợp lí nhằm phát triển các công trình công cộng, phúc lợi xã hội Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
1.5.2 Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, trái phiếu giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng Trong hoạt động kinh doanh, nhu cầu vốn lúc nào cũng rất lớn Ngoài hình thức vay vốn thông qua ngân hang ( huy động vốn gián tiếp ) và phát hành cổ phiếu thì phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp chủ động trong việc thanh toán lãi suất và vốn gốc tuỳ theo tình hình cụ thể của công ty
Thứ hai, khi cần huy động vốn mà doanh nghiệp ngại phát hành cổ phiếu vì nhiều lí
do như bị pha loãng quyền sở hữu, lợi nhuận bị chia đều cho các nhà đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình làm ăn của công ty thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu Tuy nhiên , muốn tham gia phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về qui mô hoạt động, tình hình làm ăn, hệ thống kế toán - kiểm toán phù hợp với qui định của pháp luật
Trang 81.5.3 Đối với nhà đầu tư
Tuỳ vào tình hình tài chính và khả năng mạo hiểm, nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình kênh đầu tư thích hợp Nếu như đầu tư vào cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng bên cạnh đó rủi ro tương đối cao thì trái phiếu là giải pháp an toàn dài hạn Hơn thế nữa, nếu một doanh nghiệp giải thể hay phá sản thì trái chủ luôn được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông
1.6 So sánh trái phiếu và cổ phiếu
Rủi ro Thấp (được ưu tiên thanh toán
Lãi suất cố định cổ tức được chia theo tỉ lệ phụ thuộc vào
tình hình làm ăn của công ty ( chỉ chia cổ tức khi công ty làm ăn có lãi )
Quyền
bầu cử
Trang 9CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
2.1 Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu
2.1.1 Thị trường chứng khoán
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tích vốn trong xã hội tăng lên và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú; người dùng vốn để đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời Họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết Tuy nhiên sau
đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được; Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trường tài chính
Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu
tư phát triển ngày càng cao; Chính vì vậy, Thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát
hành chứng khoán Đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một
bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại
Hòa mình vào xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường của thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ra đời dể đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội
Việc xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển Trên cơ sở định hướng được nêu tại các Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1996/NĐ-CP ngày 28/11/1996 về việc thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và ngày
Trang 1012/8/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nhằm mục đích quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 144/2003/NĐ-
CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập, vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam
Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp
Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với
Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán
và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới…
Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam
2.1.2 Thị trường trái phiếu
Trang 11Những văn bản cơ sở điều chỉnh hoạt động của thị trường trái phiếu:
Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán Hướng dẫn về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán
và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK Nghị định được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK và tạo điều kiện kịp thời cho TTCK nước ta đi vào hoạt động
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999 và có hiệu lực ngày 01/01/2000, đã thay thế cho Luật Công ty 1990 và việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp
Nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 được thay thế bằng Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ
Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, TPCQĐP thay thế cho Nghị định 01/2000/NĐ-CP Tiếp theo, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán
và thị trường chứng khoán thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998
Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế cho Nghị định 120/CP ngày 17/09/1994
Ngày 29/06/2006 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật chứng khoán
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng chính phủ đã ra mắt hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA) đồng thời cũng
là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, giúp các hội viên liên kết, phát triển vì một thị trường trái phiếu lành mạnh, bền vững
Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là chuẩn hoá tập quán thương mại và thông lệ thị trường đối với các giao dịch trái phiếu và công cụ nợ khác tại thị trường trái phiếu Việt Nam; thiết lập các quy tắc ứng xử, hành nghề và đạo đức nghề nghiệp để điều chỉnh mối
Trang 12quan hệ giữa các đối tác nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho các thành viên tham gia thị trường; nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, qua đó lượng phát hành sẽ đa dạng, phong phú, có cấu trúc thị trường phù hợp, quy mô các lô phát hành sẽ lớn dần.
IFC sẽ tiếp tục hỗ trợ tư vấn cho VBMA trong giai đoạn thành lập và xây dựng thông lệ thị trường; đồng thời lựa chọn Hiệp hội thị trường trái phiếu Thái Lan (ThaiBMA)
là nhà tư vấn trong quá trình dự thảo bộ quy ước thị trường, bộ thông lệ và quy tắc đạo đức cho thị trường trái phiếu Việt Nam
Việc thành lập thị trường trái phiếu là bước đi tất yếu nhằm phát triển năng lực cung cấp các dịch vụ tài chính của Việt Nam khẳng định sự phát triển của nước ta trong quá trình xây dựng đất nước Đây cũng là một kênh huy động vốn rất hữu hiệu cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án y tế và giáo dục khi mà Việt Nam đang tiếp tục phát triển và phải giải quyết những thách thức về đô thị hoá cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm
Thị trường trái phiếu đã và đang chứng minh được vai trò to lớn và vững chắc của mình trong quá trình hội nhập và phát triển Đó là một xu hướng tất yếu và la một biểu hiện tích cực của quá trình toàn cầu hóa
2.2 Một số thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam
2.2.1 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam