1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)

14 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 523,65 KB

Nội dung

Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa mô tả được cụ thể sự thay đổi của các thông số điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức.. Mô tả tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng của bệnh thần kinh cơ do mắ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẾ LUÂN

NHỮNG THAY ĐỔI ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH CƠ

TRÊN BỆNH NHÂN HỒI SỨC

Chuyên ngành: Thần kinh

Mã số: 62.72.21.40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

Công trình được hoàn thành tại:

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU CÔNG

Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại ……… vào hồi …… giờ……….ngày…….tháng…… năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM

- Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

Trang 2

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1 Đặt vấn đề

Bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng (critical illness

neuromyopathy) thường xảy ra trên bệnh nhân được điều trị tại khoa

hồi sức tích cực, làm cho bệnh nhân phải thở máy kéo dài, nằm viện

kéo dài, làm giảm khả năng phục hồi, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ

lệ tử vong Tuy nhiên, việc nhận ra và xác định từng thể bệnh qua

thăm khám lâm sàng tương đối khó khăn Do đó, ứng dụng chẩn đoán

điện vào chẩn đoán các bệnh lí thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức là

rất hữu ích

Tại Việt Nam, các tác giả Lê Quang Cường, Nguyễn Hữu

Công là những người đầu tiên ứng dụng chẩn đoán điện vào chẩn

đoán, theo dõi điều trị bệnh thần kinh cơ Đến nay, chuyên ngành

này đang bắt đầu được chú trọng và phát triển Năm 2010, tác giả Lê

Thị Thúy An thực hiện đánh giá các tổn thương thần kinh trên bệnh

nhân hồi sức bằng điện cơ Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa mô tả được

cụ thể sự thay đổi của các thông số điện sinh lý thần kinh cơ trên

bệnh nhân hồi sức Hiện tại, nghiên cứu tương đối có hệ thống về

bệnh thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức trong nước vẫn còn rất ít

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

1 Mô tả tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng của bệnh thần kinh cơ do

mắc bệnh trầm trọng trên bệnh nhân hồi sức

2 Mô tả những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh

nhân hồi sức bằng phương pháp khảo sát dẫn truyền thần kinh và ghi

điện cơ kim

3 Xác định các yếu tố liên quan với bệnh thần kinh cơ do mắc

bệnh trầm trọng trên bệnh nhân hồi sức

2 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng nhưng tập trung chủ yếu ở những nước phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ Số nghiên cứu từ những nước đang phát triển và kém phát triển còn rất ít, trong đó có Việt Nam Bệnh lí này đã được mô tả nhiều năm trước nhưng ít khi được quan tâm đúng mức, trong khi hậu quả do bệnh gây ra khá trầm trọng như làm tăng thời gian thở máy, tăng tỉ lệ tử vong, tăng chi phí điều trị, tăng mức

độ tàn phế và kéo dài thời gian hồi phục Có không ít bệnh nhân hồi sức sau xuất viện vẫn còn yếu liệt tứ chi trong một thời gian dài Do

đó, việc nghiên cứu tương đối có hệ thống những rối loạn thần kinh

cơ mắc phải trên bệnh nhân hồi sức là cấp thiết Kết quả thu được có thể giúp cho các bác sĩ hồi sức quan tâm nhiều hơn đến bệnh lí này

3 Những đóng góp mới của luận án

- Xác định được tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ các đặc diểm lâm sàng của bệnh và các thể bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng

- Mô tả được cụ thể những thay đổi các thông số dẫn truyền vận động và cảm giác, cũng như xác định được tỉ lệ các hình ảnh điện thế bất thường mới xảy ra khi khảo sát điện cơ kim trên bệnh nhân hồi sức, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo

- Xác định một số yếu tố liên quan với bệnh và thể bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng

4 Bố cục luận án

Luận án có 139 trang Ngoài phần Đặt vấn đề, Mục tiêu, Kết luận và Kiến nghị, còn có 4 chương, bao gồm: Tổng quan tài liệu (38 trang), Đối tượng và Phương pháp (11 trang), Kết quả (36 trang), Bàn luận (48 trang) Có 36 bảng, 13 hình, 6 biểu đồ và 196 tài liệu tham khảo (15 tiếng Việt, 181 tiếng Anh)

Trang 3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chẩn đoán điện có tiền đề từ rất sớm, tuy nhiên mãi đến năm

1791, Galvani mới là người đặt nền móng đầu tiên cho phương pháp

chẩn đoán điện qua việc phát hiện dây thần kinh có thể phát ra điện

và gây co cơ Năm 1850, Helmholtz là người đầu tiên ghi được vận

tốc dẫn truyền vận động và cảm giác trên người Kể từ năm 1960 đến

nay, kỹ thuật ghi điện cơ và đo dẫn truyền thần kinh phát triển nhanh

chóng ở Mỹ và Tây Âu

Tại Việt Nam vào năm 1992, tác giả Nguyễn Hữu Công là một

trong những người đầu tiên thực hiện chẩn đoán điện tại Bệnh viện

175, Thành phố Hồ Chí Minh Hầu hết các nghiên cứu về chẩn đoán

điện được thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú Năm 1984, Bolton là

người đầu tiên khảo sát điện sinh lí thần kinh cơ trên các bệnh nhân

hồi sức Hiện tại, các hướng nghiên cứu tập trung vào mô tả đặc

điểm điện sinh lý thần kinh, chẩn đoán sớm, khảo sát yếu tố nguy cơ,

cơ chế bệnh sinh và can thiệp điều trị các thể bệnh thần kinh cơ do

mắc bệnh trầm trọng

1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA BỆNH THẦN

KINH CƠ DO MẮC BỆNH TRẦM TRỌNG

Trong quá trình điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực, ngoài

bệnh lý chính, các bệnh nhân có thể bị mắc thêm bệnh mới gây yếu

liệt tứ chi Đó là các bệnh thần kinh cơ mới mắc phải trong khi đang

điều trị một bệnh lý nguy kịch khác, được gọi là bệnh thần kinh cơ

do mắc bệnh trầm trọng (critical illness neuromyopathy, CINM)

Bệnh có thể xảy ra ở mọi giới và mọi lứa tuổi, với tỉ lệ mắc dao động

25% đến 85% CINM được phân thành 3 thể bệnh gồm: bệnh đa dây thần kinh do mắc bệnh trầm trọng (critical illness polyneuropathy, CIP), bệnh cơ do mắc bệnh trầm trọng (critical illness myopathy, CIM) và bệnh đa dây thần kinh và bệnh cơ do mắc bệnh trầm trọng (critical illness polyneuromyopathy, CIPNM)

Triệu chứng lâm sàng chính của CINM là yếu cơ xảy ra trên bệnh nhân hồi sức CIP thường gây yếu cơ đối xứng, ưu thế ngọn chi, kết hợp giảm phản xạ gân cơ, teo cơ, rối loạn cảm giác CIM thường gây yếu cơ đối xứng ưu thế gốc chi, cảm giác không bị ảnh hưởng, teo cơ có thể xảy ra rất nhanh

Chẩn đoán điện có vai trò quan trọng CIP thường có biểu hiện giảm biên độ điện thế hoạt động cơ toàn phần (CMAP), giảm biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác (SNAP) và điện thế tự phát co giật sợi cơ và sóng nhọn dương Đối với CIM, điện cơ kim có hình ảnh bệnh cơ gồm điện thế đơn vị vận động có biên độ thấp, thời khoảng hẹp, đa pha, kết tập sớm, điện thế tự phát co giật sợi cơ Các yếu tố liên quan với CINM gồm nhiễm trùng huyết, suy

đa cơ quan, corticosteroid, thuốc chẹn thần kinh cơ, thuốc vận mạch, thiếu oxy, suy thận, tăng áp lực thẩm thấu, tăng đường huyết…

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán CIP của Stevens (2009)

1 Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn yếu liệt mắc phải tại đơn vị hồi sức tích cực

2 Biên độ điện thế hoạt động cơ toàn phần giảm < 80% giới hạn thấp bình thường ở ít nhất 2 dây thần kinh

3 Biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác giảm < 80% giới hạn thấp bình thường ở ít nhất 2 dây thần kinh

4 Tốc độ dẫn truyền thần kinh bình thường hoặc gần bình thường, không có nghẽn dẫn truyền

5 Không có đáp ứng giảm khi kích thích thần kinh lặp lại

Trang 4

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán CIM của Stevens (2009)

1 Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn yếu liệt mắc phải tại đơn vị hồi sức

tích cực

2 Biên độ SNAP > 80% giới hạn thấp bình thường ở ít nhất 2 dây

thần kinh

3 Điện cơ kim ở ít nhất 2 nhóm cơ có đơn vị vận động có thời

khoảng ngắn, biên độ thấp, kết tập sớm, giao thao hoàn toàn,

có hay không có điện thế co giật sợi cơ

4 Kích thích cơ trực tiếp có giảm tính kích thích ở 2 nhóm cơ (tỉ

số cơ/thần kinh > 0,5)

5 Sinh thiết có hình ảnh bệnh cơ

Chẩn đoán gần chắc chắn CIM khi có 1, 2, 3 hoặc 4; hay 1 và 5

Chẩn đoán xác định là CIM khi có 1, 2, 3 hoặc 4, 5

Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán CIPNM của Stevens (2009)

1 Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán yếu liệt mắc phải tại đơn vị hồi sức

tích cực

2 Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán CIP

3 Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán gần chắc chắn hay xác định CIM

Chẩn đoán là CIPNM khi có cả 3 tiêu chuẩn trên

1.3 NHỮNG KỸ THUẬT KHẢO SÁT ĐIỆN SINH LÝ

THẦN KINH CƠ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

Khảo sát dẫn truyền thần kinh gồm khảo sát dẫn truyền vận

động, khảo sát dẫn truyền cảm giác, khảo sát sóng F và nghiệm pháp

kích thích thần kinh lặp lại

Hình 1.1: Khảo sát dẫn truyền vận động dây thần kinh giữa

Khảo sát điện cơ kim bằng kim đồng trục Quan sát hình ảnh điện thế khi đâm kim, điện thế tự phát khi dừng kim, điện thế đơn vị vận động khi co cơ nhẹ và hình ảnh kết tập khi co cơ tối đa

1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH CƠ TRÊN BỆNH NHÂN HỒI SỨC

Các nghiên cứu về bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ như Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Thụy Điển Phần lớn các báo cáo là nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp, có thể kết hợp theo dõi dọc Các nghiên cứu từ Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ được công bố còn tương đối ít

Tại Việt Nam, tác giả Lê Thị Thúy An đã đánh giá các tổn thương thần kinh ngoại biên trên 68 bệnh nhân hồi sức tích cực bằng chẩn đoán điện Tỉ lệ có biểu hiện CIP là 44,1% Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số tồn tại nhất định như chưa xác định được tỉ lệ chung của CINM, tỉ lệ CIM, tỉ lệ CIPNM cũng như các yếu tố liên quan Ngoài ra, tác giả cũng chưa mô tả được chi tiết sự thay đổi của từng thông số điện sinh lí thần kinh cơ của bệnh nhân sau một thời gian điều trị hồi sức Tóm lại, tình hình nghiên cứu trong nước về CINM còn tương đối ít

Hình 1.2: Nguyên lí của điện cơ kim

Trang 5

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Dân số chọn mẫu

Tất cả bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực -

Chống độc, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, từ tháng

10/2010 đến tháng 7/2012 và có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn vào

- Được điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc lớn hơn

hoặc bằng 10 ngày

- Tổng điểm sức cơ MRC lúc nhập vào khoa Hồi sức Tích cực

- Chống độc lớn hơn hoặc bằng 48 điểm

- Lớn hơn 15 tuổi

2.1.3 Tiêu chuẩn loại ra

1 Có bệnh thần kinh cơ trước khi điều trị tại khoa Hồi sức

Tích cực - Chống độc như bệnh tế bào thần kinh vận động, bệnh đa

rễ và dây thần kinh, bệnh đa dây thần kinh, bệnh nhược cơ và bệnh

cơ qua khám lâm sàng thần kinh và khảo sát điện sinh lý thần kinh

cơ lần 1

2 Không khảo sát được đầy đủ thông số cần cho nghiên cứu

như phù nhiều ở tứ chi, tình trạng bệnh nhân kích thích không hợp

tác, nhồi máu cơ tim cấp

3 Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.4 Phân nhóm nghiên cứu CINM và Không-CINM

Những bệnh nhân đưa vào nghiên cứu được khám lâm sàng thần

kinh và khảo sát điện sinh lý thần kinh cơ lần 2 vào ngày 10-15 Các

bệnh nhân có biểu hiện CIP hoặc CIM hoặc CIPNM theo tiêu chuẩn

của Steven 2009 được xếp vào nhóm có bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng (CINM), các bệnh nhân còn lại sẽ được xếp vào nhóm không có bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng (Không-CINM)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: mô tả dọc tiến cứu

2.2.2 Cỡ mẫu: áp dụng công thức ước lượng một tỉ lệ:

Với α = 0,05; Z0,975 = 1,96;

d = 0,1; P = 46%, suy ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là

96 trường hợp

2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu: không xác suất, lấy mẫu trọn 2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được khám lâm sàng thần kinh, thực hiện xét nghiệm máu, đo dẫn truyền thần kinh và ghi điện cơ kim 2 lần, ngày 1-3 và ngày 10-15 Các dây thần kinh được khảo sát dẫn truyền thần kinh là dây giữa, trụ, quay, chày sau

và mác nông 2 bên Các cơ được ghi điện cơ kim là cơ delta, cơ gian cốt mu tay I, cơ chày trước và cơ thẳng đùi 2 bên

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu:

Sử dụng phần mềm Epidata và STATA Tính tỉ lệ và trung

bình Sử dụng phép kiểm 2 có hiệu chỉnh Fisher, phép kiểm t có so sánh phương sai để so sánh giữa 2 nhóm

Dùng phép kiểm t bắt cặp để so sánh trung bình các biến số dẫn truyền thần kinh giữa 2 lần khảo sát Dùng phép kiểm Wilcoxon bắt cặp nếu không có phân phối chuẩn

Phân tích đơn biến và đa biến hồi qui logistic tìm mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với CINM qua các thông số OR và OR hiệu chỉnh

Trang 6

CHƯƠNG

3.1

THẦN KIN

3.1.1.

Biểu

trầm trọng c

Biểu

bệnh trầm t

(45

3

KẾT

TỈ LỆ VÀ

NH CƠ DO

Tỉ lệ CINM

đồ 3.1: Tần

của mẫu ngh

đồ 3.2: Tần

trọng của mẫ

60

5,11%)

T QUẢ NG

À ĐẶC ĐIỂ MẮC BỆNH

M và các thể

n số và tỉ lệ hiên cứu

số và tỉ lệ cá

ẫu nghiên cứ

(54

GHIÊN CỨ

ỂM LÂM S

H TRẦM TR

ể bệnh CIP,

bệnh thần k

ác thể bệnh th

ứu

73 4,89%)

N =

Có CIN KTC 9 Không KTC 9

ỨU

SÀNG CỦA RỌNG CIM, CIPN

kinh cơ do m

hần kinh cơ

133

NM 5% 0,46-0,64 CINM 5% 0,36-0,54

A BỆNH

NM

mắc bệnh

do mắc

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng và các thể bệnh CIP, CIM, CIPNM

Bảng 3.1(trích từ bảng 3.4 và 3.5 của luận án): Một số đặc điểm lâm sàng của CINM và các thể bệnh CIP, CIM, CIPNM

Đặc điểm CIP

n (%)

CIM

n (%)

CIPNM

n (%)

CINM

n (%)

Yếu cơ1 35 (47,94%) 16 (21,92%) 22 (30,14%) 73 (100) Teo cơ 13 (56,52) 6 (26,09) 4 (17,39) 23 (31,51) Giảm PXGC 17 (48,58) 9 (25,71) 9 (25,71) 35 (47,95)

RL cảm giác 12 (46,15) 0 (0) 14 (53,85) 26 (42,62) Tăng CPK 0 (0) 5 (35,71) 9 (64,29) 14 (19,18) (1): điểm MRC lần 2 < 48; PXGC: phản xạ gân cơ; RL: rối loạn

3.2 NHỮNG THAY ĐỔI ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH TRÊN BỆNH NHÂN HỒI SỨC

3.2.1 Những thay đổi dẫn truyền thần kinh trên bệnh nhân hồi sức

Bảng 3.2 (trích từ bảng 3.8, 3.9, 3.10 của luận án): Những thay đổi dẫn truyền vận động của mẫu nghiên cứu sau hai lần khảo sát

Dây thần kinh

Trung bình hiệu số DML (ms) MCV (m/s) CMAP (mV)

Giữa phải 0,34 ± 0,75 -4,14 ± 10,68 -3,03 ± 4,01 Giữa trái 0,41 ± 0,69 -4,85 ± 9,75 -2,87 ± 4,09 Trụ phải 0,45 ± 0,66 -3,9 ± 10,26 -2,26 ± 4 Trụ trái 0,44 ± 0,76 -5,22 ± 10,93 -3,22 ± 10,1 Chày phải 0,36 ± 1,2 -6,11 ± 9,77 -3,13 ± 10,47 Chày trái 0,22 ± 1,26 -4,84 ± 10,32 -2,91 ± 6,88 DML: thời gian tiềm vận động ngoại vi; MCV: tốc độ dẫn truyền vận động; CMAP: điện thế hoạt động cơ toàn phần

Trang 7

Bảng 3.3 (trích từ bảng 3.11, 3.12, 3.13 của luận án): Những thay

đổi dẫn truyền cảm giác của mẫu nghiên cứu sau hai lần khảo sát

Dây thần

kinh

Trung bình hiệu số DSL (ms) SCV (m/s) SNAP (µV)

Giữa phải 0,38 ± 0,61 -6,39 ± 11,21 -5,59 ± 13,37

Giữa trái 0,36 ± 0,62 -7,11 ± 9,84 -3,7 ± 11,95

Trụ phải 0,39 ± 0,58 -7,81 ± 9,18 -5,01 ± 11,64

Trụ trái 0,4 ± 0,6 -7,93 ± 10,6 -5,28 ± 11,83

Quay phải 0,31 ± 0,53 -6,21 ± 9,48 -4,46 ± 12,03

Quay trái 0,41 ± 0,6 -8,5 ± 10,52 -6,07 ± 11,06

Mác phải 0,25 ± 0,63 -3,4 ± 8,19 -3,45 ± 10,1

Mác trái 0,2 ± 0,7 -3,01 ± 10,49 -2,96 ± 10,5

DSL: thời gian tiềm cảm giác ngoại vi; SCV: tốc độ dẫn truyền cảm

giác; SNAP: điện thế hoạt động thần kinh cảm giác

Bảng 3.4 (trích từ bảng 3.16 của luận án): Tần số và tỉ lệ các đặc

điểm khảo sát dẫn truyền thần kinh lần hai của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Mẫu NC

N (%)

CINM

P

n (%)

Không

n (%)

RLDT bệnh đa

dây thần kinh

65 (48,87) 57 (87,69) 8 (12,31) < 0,001 Sợi trục vận

động cảm giác

52 (80) 45 (86,54) 7 (13,46) 0,571*

Sợi trục có hủy

myelin

13 (20) 12 (92,31) 1 (7,69) Tổng số 133 (100) 73 (54,89) 60 (45,11)

* Phép kiểm χ2 có hiệu chỉnh Fisher RLDT: Rối loạn dẫn truyền

Biểu đồ 3.3: Tần số và tỉ lệ các thể bệnh học tổn thương dây thần kinh của nhóm CIP và CIPNM

3.2.2 Đặc điểm khảo sát điện cơ kim lần hai của mẫu nghiên cứu

Bảng 3.5 (trích từ bảng 3.17 đến 3.22 của luận án): Tần số và tỉ lệ các loại điện thế khi khảo sát điện cơ kim lần hai của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Mẫu nghiên cứu Phần trăm

Điện thế đâm kim tăng 47 35,34 Điện thế đâm kim giảm 33 24,81

Trang 8

3.2.3 Kết quả chẩn đoán điện sau hai lần khảo sát của mẫu

nghiên cứu

Bảng 3.6 (trích từ bảng 3.23 của luận án): Tần số và tỉ lệ các kết

luận chẩn đoán điện của mẫu nghiên cứu sau hai lần khảo sát

Chẩn đoán điện Mẫu nghiên cứu Phần trăm

Bệnh đa dây thần kinh và

3.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BỆNH THẦN KINH

CƠ DO MẮC BỆNH TRẦM TRỌNG

3.3.1 Liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với

từng thể bệnh CIP, CIM, CIPNM

Phân tích đơn biến 19 yếu tố với từng thể bệnh nhằm xác định

tỉ số chênh (OR) với mức ý nghĩa là P < 0,05 Kết quả như sau:

Bảng 3.7 (bảng 3.27 của luận án): Kết quả phân tích đơn biến giữa

các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với từng thể CIP, CIM, CIPNM

Thể bệnh Yếu tố OR KTC 95% P

CIP Hội chứng đáp ứng

viêm hệ thống

2,76 1,04 – 8,17 0,027

CIM Nhiễm trùng huyết 4,29 1,27 – 14,75 0,005

Suy đa cơ quan 5,16 1,43 – 23,06 0,004

CIPNM Tình trạng sốc 5,29 1,8 – 16,63 < 0,001

CPK > 190 U/L 3,58 1,15 – 10,59 0,009

3.3.2 Các yếu tố liên quan với bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng sau phân tích đa biến

Sau khi phân tích đơn biến 19 yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với CINM, chúng tôi xác định được 6 yếu tố có liên quan với CINM Đưa 6 yếu tố ấy vào phân tích đa biến hồi qui logistic để tìm các yếu

tố liên quan với CINM sau hiệu chỉnh với các yếu tố gây nhiễu Kết quả như sau:

Bảng 3.8 (bảng 3.28 của luận án): Kết quả phân tích đa biến theo phương pháp hồi qui logistic giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với CINM

Yếu tố OR OR hiệu chỉnh KTC 95% P

Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống 4,42 3,75 1,59-8,86 0,003

Suy đa cơ quan 2,75 1,68 0,72-3,93 0,233

Sử dụng thuốc chẹn thần kinh cơ 2,65 2,19 0,92-5,25 0,077 Rối loạn natri

OR: OR thô của kết quả phân tích đơn biến;

ORhiệu chỉnh: OR hiệu chỉnh của kết quả phân tích đa biến hồi qui logistic

Trang 9

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1 Tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng của bệnh thần kinh cơ do

mắc bệnh trầm trọng

4.1.1 Tỉ lệ bệnh và các thể bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh

trầm trọng

Tỉ lệ bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng trong nghiên

cứu này khá cao 54,89% (KTC 95% 0,46-0,64) Trong đó thể bệnh

đa dây thần kinh do mắc bệnh trầm trọng chiếm ưu thế 47,94%, kế

đến là thể bệnh đa dây thần kinh và bệnh cơ do mắc bệnh trầm trọng

chiếm tỉ lệ 30,14% và thấp nhất là thể bệnh cơ do mắc bệnh trầm

trọng chiếm 21,92% (Biểu đồ 3.1 và 3.2)

Tỉ lệ CINM của nghiên cứu này tương tự với y văn và tác giả

Josef Bednarik, cao hơn tỉ lệ CINM của tác giả De Jonghe và thấp

hơn tác giả Wolfgang Zink Sự khác nhau này có thể do thời gian

theo dõi khác nhau và đặc điểm của bệnh nhân hồi sức khác nhau

4.1.2 Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh thần kinh cơ do

mắc bệnh trầm trọng

Tỉ lệ có biểu hiện yếu cơ của mẫu nghiên cứu 133 trường hợp

với điểm MRC lần 2 nhỏ hơn 48 điểm khá cao 67,44% Riêng trong

nhóm 73 trường hợp CINM, tỉ lệ yếu cơ của thể bệnh CIP chiếm

cao nhất 47,94%, kế đến là của thể bệnh CIPNM 30,14% và thấp

nhất là của CIM chỉ 21,92% (Bảng 3.1) Các bệnh nhân CIP thường

có biểu hiện yếu cơ ưu thế ngọn chi, khác với bệnh nhân mắc CIM

hay CIPNM có biểu hiện yếu cơ ưu thế gốc chi hoặc yếu cả ngọn

chi lẫn gốc chi

Tỉ lệ teo cơ của mẫu nghiên cứu là 19,55% Riêng trong nhóm CINM, tỉ lệ teo cơ của nhóm CIP chiếm cao nhất 56,52%, kế đến là nhóm CIM chiếm 26,09% và thấp nhất là nhóm CIPNM chiếm 17,39% (Bảng 3.1) Phân bố teo cơ được ghi nhận trong nghiên cứu chủ yếu là ở ngọn chi đối xứng 2 bên, chân nhiều hơn tay Một số ít có biểu hiện teo cơ cả ngọn chi lẫn gốc chi

Tỉ lệ giảm phản xạ gân cơ trong nghiên cứu này là 35,34% Trong nhóm CINM, giảm phẩn xạ gân cơ ở nhóm CIP chiếm tỉ lệ cao nhất 48,58%, ở nhóm CIM và CIPNM chiếm thấp hơn, cùng là 25,71% (Bảng 3.1)

Tỉ lệ có rối loạn cảm giác trong nghiên cứu là 25,69%, nhóm CINM chiếm khá cao 42,62% Trong đó, nhóm CIPNM chiếm cao nhất 53,85%, kế đến là của nhóm CIP chiếm 46,15% Không có trường hợp CIM nào có rối loạn cảm giác (Bảng 3.1) Các bệnh nhân trong nghiên cứu có biểu hiện rối loạn cảm giác ưu thế ở ngọn chi đối xứng hai bên, chân nhiều hơn tay, triệu chứng cảm giác âm tính như giảm hoặc mất cảm giác nhiều hơn là triệu chứng dương tính

như dị cảm, loạn cảm đau, tê bì, bỏng rát

Tỉ lệ tăng nồng độ CPK huyết thanh của mẫu nghiên cứu khoảng 1/5 trường hợp chiếm 20,3% Tăng CPK huyết thanh của thể bệnh CIPNM chiếm cao nhất 64,29%, kế đến là của thể bệnh CIM chiếm 35,71% và không có trường hợp CIP tăng nồng độ CPK huyết thanh Tăng CPK tập trung ở nhóm CIM và CIPNM có lẽ do trong CIM có thể bệnh cơ hoại tử cấp tính

CINM là nhóm bệnh thần kinh cơ cấp tính xảy ra sau khi bệnh nhân mắc một bệnh trầm trọng sau khi được điều trị hồi sức Các bệnh lý thần kinh cơ khác như bệnh tế bào thần kinh vận động, bệnh

đa rễ và dây thần kinh cấp tính, bệnh đa dây thần kinh di truyền hay

Trang 10

mắc phải do thuốc, do độc chất, do bệnh lý ác tính chưa được chẩn

đoán, bệnh nhược cơ, bệnh cơ bẩm sinh, di truyền, bệnh cơ do viêm,

do độc chất thường có biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ một thời

gian trước và lý do khiến bệnh nhân được đưa vào điều trị tại đơn vị

hồi sức tích cực là do chính tình trạng bệnh thần kinh cơ diễn tiến

nặng gây suy hô hấp, rối loạn huyết động, suy kiệt hay tàn phế nặng

Các nhóm bệnh tế bào sừng trước tủy, hội chứng Guillain-

Barré thể sợi trục vận động, bệnh khớp thần kinh cơ, bệnh cơ chỉ ảnh

hưởng chức năng vận động, trong khi bệnh đa dây thần kinh thường

ảnh hưởng đến chức năng cảm giác lẫn vận động Triệu chứng yếu

cơ, co giật bó cơ không đối xứng thường gặp trong xơ cột bên teo cơ,

viêm sừng trước tủy Dị cảm, rối loạn cảm giác và yếu đối xứng

ngọn chi gặp trong bệnh đa dây thần kinh hoặc đa rễ và dây thần

kinh Liệt dây sọ và rối loạn thần kinh tự trị thường gặp trong hội

chứng Guillian-Barré Sụp mi, nhìn đôi, yếu cơ dao động thường gặp

trong bệnh nhược cơ và hội chứng nhược cơ

4.2 NHỮNG THAY ĐỔI ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH

CƠ TRÊN BỆNH NHÂN HỒI SỨC

4.2.1 Những thay đổi dẫn truyền thần kinh trên bệnh

nhân hồi sức

Những thay đổi dẫn truyền vận động sau hai lần khảo sát

Trên bệnh nhân hồi sức 10-15 ngày, biên độ điện thế hoạt động

cơ toàn phần giảm đáng kể từ 2,26 ± 4 mV đến 3,22 ± 10,1 mV, một

số trường hợp có thời gian tiềm vận động ngoại vi kéo dài dao động

từ 0,22 ± 1,26 ms đến 0,44 ± 0,76 ms, tốc độ dẫn truyền vận động

giảm từ 3,9 ± 10,26 m/s đến 6,11 ± 9,77 m/s, tương tự với

Hsiang-Cheng Chen, Johannes Schwarz và Werner Trojaborg Những thay

đổi này là có ý nghĩa và gần như đối xứng 2 bên (Bảng 3.2)

Sự giảm biên độ điện thế hoạt động cơ toàn phần là biểu hiện đặc trưng của tổn thương sợi trục vận động của dây thần kinh hoặc

có thể do tổn thương cơ mức độ nặng trong bệnh cơ Trong CINM vừa có thể bệnh tổn thương sợi trục của dây thần kinh (CIP) vừa có thể bệnh tổn thương sợi cơ (CIM) nên sự thay đổi điện thế hoạt động

cơ toàn phần trong nghiên cứu này là phù hợp

Những thay đổi dẫn truyền cảm giác sau hai lần khảo sát

Trên bệnh nhân hồi sức 10-15 ngày, Biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác giảm đáng kể từ 2,96 ± 10,5 µV đến 6,07 ± 11,06 µV, một số trường hợp có thời gian tiểm cảm giác ngoại vi kéo dài dao động từ 0,2 ± 0,7 ms đến 0,41 ± 0,6 ms và tốc độ dẫn truyền cảm giác giảm từ 3,01 ± 10,49 m/s đến 8,5 ± 10,52 m/s, tương tự kết quả của các tác giả Hsiang-Cheng Chen, Werner Trojaborg, Johannes Schwarz Những thay đổi này là có ý nghĩa thống kê và gần như đối xứng 2 bên (Bảng 3.3)

Sự giảm biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác là biểu hiện đặc trưng của tổn thương sợi trục của dây thần kinh cảm giác Trong CINM, bản chất bệnh học tổn thương dây thần kinh là sợi trục vận động cảm giác Do vậy, kết quả thay đổi biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác trong nghiên cứu này là phù hợp

Đặc điểm dẫn truyền thần kinh sau hai lần khảo sát

Tỉ lệ rối loạn dẫn truyền thần kinh theo kiểu bệnh đa dây thần kinh của mẫu nghiên cứu sau 2 lần khảo sát là 48,87% Trong đó, thể tổn thương sợi trục vận động cảm giác chiếm đa số, 80% Còn lại là thể tổn thương sợi trục vận động cảm giác kết hợp với hủy myelin chiếm thấp hơn, 20% (Bảng 3.4) Trong nhóm CIP, tỉ lệ tổn thương sợi trục vận động cảm giác đơn thuần rất cao 73,33%, ngược lại trong nhóm CIPNM, tỉ lệ tổn thương sợi trục vận động cảm giác kết

Ngày đăng: 16/10/2014, 19:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán CIM của Stevens (2009). - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán CIM của Stevens (2009) (Trang 4)
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán CIPNM của Stevens (2009). - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán CIPNM của Stevens (2009) (Trang 4)
Bảng 3.1(trích từ bảng 3.4 và 3.5 của luận án): Một số đặc điểm lâm  sàng của CINM và các thể bệnh CIP, CIM, CIPNM - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.1 (trích từ bảng 3.4 và 3.5 của luận án): Một số đặc điểm lâm sàng của CINM và các thể bệnh CIP, CIM, CIPNM (Trang 6)
Bảng 3.2 (trích từ bảng 3.8, 3.9, 3.10 của luận án): Những thay đổi  dẫn truyền vận động của mẫu nghiên cứu sau hai lần khảo sát - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.2 (trích từ bảng 3.8, 3.9, 3.10 của luận án): Những thay đổi dẫn truyền vận động của mẫu nghiên cứu sau hai lần khảo sát (Trang 6)
Bảng 3.4 (trích từ bảng 3.16 của luận án): Tần số và tỉ lệ các đặc - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.4 (trích từ bảng 3.16 của luận án): Tần số và tỉ lệ các đặc (Trang 7)
Bảng 3.3 (trích từ  bảng 3.11, 3.12, 3.13 của luận án): Những thay - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.3 (trích từ bảng 3.11, 3.12, 3.13 của luận án): Những thay (Trang 7)
Bảng 3.5 (trích từ bảng 3.17 đến 3.22 của luận án): Tần số và tỉ lệ các  loại điện thế khi khảo sát điện cơ kim lần hai của mẫu nghiên cứu - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.5 (trích từ bảng 3.17 đến 3.22 của luận án): Tần số và tỉ lệ các loại điện thế khi khảo sát điện cơ kim lần hai của mẫu nghiên cứu (Trang 7)
Bảng 3.7 (bảng 3.27 của luận án): Kết quả phân tích đơn biến giữa - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.7 (bảng 3.27 của luận án): Kết quả phân tích đơn biến giữa (Trang 8)
Bảng 3.6 (trích từ  bảng 3.23 của luận án): Tần số và tỉ  lệ các kết - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.6 (trích từ bảng 3.23 của luận án): Tần số và tỉ lệ các kết (Trang 8)
Bảng 3.8 (bảng 3.28 của luận án): Kết quả phân tích đa biến theo  phương pháp hồi qui logistic giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm  sàng với CINM - Những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức (tóm tắt + toàn văn)
Bảng 3.8 (bảng 3.28 của luận án): Kết quả phân tích đa biến theo phương pháp hồi qui logistic giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với CINM (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w