1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong trào cần vương chống pháp

23 8,1K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 697,15 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ĐỀ TÀI: GVHD: Ths. Ngô Sỹ Tráng Nhóm: 5 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 10 năm 2014 1 Mục lục Giới thiệu đôi nét về phong trào Cần Vương chống Pháp ………………… 03 Nội dung I,Sự bùng nổ của phong trào Cần Vương 1.Cuộc phản công Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương…………………………………………………………………………………….04 2.Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương……………………………………… 06 II,Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương……………………….08 1.Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) 2.Khởi nghĩa Ba Đình ((1886 – 1887) 3.Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 -1892) 4. Khởi Nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) III, Nguyên Nhân Thất Bại Ý Nghĩa Lịch Sử và Bài Học Kinh Nghiệm Của Phong Trào CầnVương 20 2 Danh sách thành viên nhóm 5 1. Lê Thị Nguyệt 2. Nguyễn Thị Kiều Oanh (Nhóm Trưởng) 3. Nguyễn Phạm Ngọc Trâm 4. Đỗ Thị Ánh Hồng 5. Đạt Nữ Diễm Sương 6 .Nguyễn Hoắc Tuyết Lợi 7. Nguyễn Hồng Phúc lợi 8. Kany Trang 9. Nguyễn Thị Linh 10. Lê Thị Thúy Ngân 3 Giới thiệu đôi nét về phong trào Cần Vương chống Pháp Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (7-1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu chính, mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt - Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Tôn Thất Thuyết còn cương quyết phế truất và trừ khử các ông vua triều Nguyễn mới được đặt lên ngôi đã bọc lộ tư tưởng thân Pháp, như Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, để cuối cùng đưa vua Hàm Nghi lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi. Thẳng tay trừng trị bọn quan lại cao cấp hay hoàng thân quốc thích có biểu hiện đầu hàng Pháp như Trần Tiễn Thành; Gia Hưng quận vương… Sở dĩ Tôn Thất Thuyết và các đồng chí của ông có những hoặt động tích cực như vậy tại Huế, vì họ tin tưởng vào sự ủng hộ của nhân dân các địa phương trong nước. Ngay ở Nam kì đã bị thực dân Pháp chiếm đóng từ 1867 để biến một xứ thuộc địa với một bộ máy đàn áp kìm kẹp quân sự khốc liệt, cho tới những năm đầu thập niên 80 vẫn còn có những lực lượng chống Pháp, bất chấp muôn vàn khó khăn gian khổ. Từ năm 1882 thì đã bùng nổ lên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Nguyễn văn Quá, Nguyễn Văn Xe, Huỳnh Văn Trinh nổ ra trên địa bàn Long An. Đặc biệt ngoài Bắc phong trào chống lại hiệp ước 1883 và 1884 rất sôi nổi với hai trung tâm là Sơn Tây và Bắc Ninh….chính phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương ngay sau khi nhà Nguyễn đầu hàng là cơ sở và nguồn cổ vũ cho phái chủ chiến ở Huế hành động. Một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885 – 1995), Hùng Lĩnh (1887 – 1892) của Tống Duy Tân và Cao Điển. 4 Nội dung I,Sự bùng nổ của phong trào Cần Vương 1.Cuộc phản công Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương Nguyên nhân: - Sau khi hiệp ước Hacmang (1883) và Patonot (1884) được kí kết đã làm cho Làn sóng đấu tranh của nhân dân bùng nổ mãnh liệt và lan rộng nhiều nơi. - Sau 1884 Pháp xác lập ách thống trị trên toàn cỏi Việt Nam Được nhân dân ủng hộ phái chủ chiến mạnh tay hành động. - Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phái chủ chiến  Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước. Diễn biến: Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế, cầm đầu là Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên. Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Do biết tình hình, ngày 27.6.1885 De Courcy (tổng chỉ huy vừa được cử sang) đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết. Đêm 4.7.1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai đạo: Đạo thứ nhất do Tôn Thất Lệ chỉ huy, đạo này nữa đêm sang sông Hương, hợp cùng một số đề đốc và hiệp lý thủy quân, để đánh vào tòa khâm sứ Pháp. Đạo thứ hai do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy cùng với chưởng vệ đạo quân phấn nghĩa là Trần Xuân Soạn sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá. Đúng 1 giờ sáng ngày 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh nổ súng bắn vào đài Trấn Bình(Mang Cá), đồn Mang Cá bốc cháy. Đồng thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại lính địch bốc cháy dữ dội, làm cho lính Pháp rối loạn sau đó kiên thủ ẩn nấp và cố thủ chờ sáng. Trước tình hình đó tướng Đờ cuốc- xy điện xin Hải Phòng cấp tốc gửi quân cứu viện. Đến sáng, địch chỉnh đốn hàng ngủ, lợi dụng quân ta chuyển hướng tấn công sang sứ quán, địch kéo 3 đội tàn sát dân chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành. Kết thúc trận đánh ngày 5/7/1885, thất bại hoàn toàn thuộc về triều đình Huế. 5 Lược đồ kinh thành Huế 1885. Theo dự kiến mà nhóm chủ chiến đã vạch ra trong trường hợp kinh đô thất thủ (phương án 2), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lúc ấy liền quyết định đưa vua ra thành Quảng Trị, rồi sẽ đưa lên Tân Sở (tại huyện Thành Hóa, tức là Cam Lộ) để tránh đạn quân xâm lược Pháp, đồng thời phát Dụ Cần vương. Sau khi rời khỏi kinh thành Huế chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Tôn Thất Thuyết(1835-1913) vua hàm nghi Ngày 19/9/1885 khi quân Pháp đưa vua Đồng Khánh lên làm vua bù nhìn ở Huế. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa vua Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê - Hà Tĩnh). Tại đây, ngày 20.9.1885 vua Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần thứ hai. Quân Pháp đánh chiếm Quảng Bình tháng 7 – 1885, Nghệ An 8 – 1885, Quảng Nam 12 – 1885 để bao vây chặt lực lượng chủ chiến. Mặt khác , chúng ra sức khủng bố, mua chuộc những người có lien quan đến sự kiện còn ở Kinh thành, tăng cường lực lưỡng ngụy binh, tô vẽ cho triều đình Đồng Khánh vừa dựng lên một cách vội vã => không ngăn được một phong trào dân tộc võ trang đã âm ỉ sục sôi, chỉ đợi dịp nổ bùng. 2.Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương 6 Giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888) Lúc đầu, "Triều đình Hàm Nghi" với sự phò tá của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở vùng rừng núi Quảng Bình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Đây là trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình nói chung đã hàng giặc. Để chiến đấu lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây đi xây dựng lực lượng kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc. Tháng 12 – 1886, theo lệnh toàn quyền Pôn Be (P.Bert), Đồng Khánh xuống dụ kêu hàng, nhưng không một ai trong “Triều đình Hàm Nghi” chịu buông súng. Ngược lại có nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ dưới ngọn cờ phong trào Cần Vương. Phong trào trải rộng ở Bắc Kỳ và Nan Kỳ. Có một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Mai Xuân Thưởng(Bình Định); Trần Văn Dự, Nguyễn Huy Hiệu, Phan Thanh Phiến(Quảng Nam); Lê Trung Đình(Quãng Ngãi), nguyễn tự tân. Ở Quảng Trị có Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như; ở Quảng Bình điển hình là phong trào của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân. Bắc kỳ có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít (Đông Triều); Cai Kinh (Bắc Giang), Nguyễn Quang Bích (Tây Bắc); Tạ Hiện ở Thái Bình,Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên,Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Ohan Đình Phùng ở Đức Thọ,Hương Khê (Hà Tĩnh)… Phong trào còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất đến một trình độ nhất định của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Giai đoạn thứ hai (1888 – 1896) Đêm 1-11-1888 vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc , ông bị đày đi Angiêri. Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt, nhưng lại tập trung thành những trung tâm kháng chiến lớn. Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dài ngày đầu tháng 1-1887 của 3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo kế hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời, thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui khi Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887.(5) Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892. 7 Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh du kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, tuy không có những trận đánh lớn như ở Ba Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch đã đưa cuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần Vương. Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang) kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng, hy sinh lúc mới 30 tuổi là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân sự lớn, không kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn Thân, vượt xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba Đình. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó. Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895 để lại bài thơ Tuyệt mệnh vào loại xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt. Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. II,Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương 8 1.Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) . Trong từ thời kì đầu(1883 – 1885), phong trào do Đinh Gia Quế lãnh đạo hoặt động ở vùng Bãi Sậy thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên Tháng 3.1885, Đinh Gia Quế mất. Từ 1885 trở đi, vai trò thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Trong hàng ngũ chỉ huy còn có một số tướng tài như Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Giang (2 em trai của Nguyễn Thiện Thuật), Nguyễn Đức Hiệu (Đốc Tít). Trong đó Nguyễn Thiện Thuật là thủ lĩnh cao nhất trong khỡi nghĩa Bãi Sậy. Nguyễn Thiện Thật sinh năm 1844, quê ở làng Xuân Dục, Mĩ Hào, Hưng Yên. Ông đổ cử nhân năm 1876 sau đó dược phong chức Tán tướng quân vụ tỉnh Hải Dương. Tháng 8/1883 Pháp chiến hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân mưu chiếm lại tỉnh lị.Tháng 7/1885 được tin vua Hàm Nghi xuống Dụ cần Vương, ông trở về tổ chức phong trào kháng chiến ở Hưng Yên Nguyễn Thiện Thuật (1884 –1926) Bãi Sậy là nơi có địa bàn hoang vu, lầy lội, thuận tiện cho phát triển cuộc khởi nghĩa, là một trong những trung tâm kháng Pháp lớn ở Bắc Kì cuối thế kỉ XIX. Hoạt động rộng khắp hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và một phần tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Yên. Từ căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân hoạt động mở rộng ra vùng đồng bằng và khống chê luôn cả những tuyến giao thông quan trọng bằng đường bộ và đường thủy. Ngoài Bãi Sậy thì hai Sông (thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) là căn cứ thứ hai của nghĩa quân, do Nguyễn Đức Hiệu (Đốc Tít) xây dựng. Từ căn cứ này, nghĩa quân hoạt động lan ra khắp các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Yên. 9 Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn, mà phân tán thành các đội quy mô nhỏ hoạt động rải rác khắp nơi. Mỗi đội quân lại chia thành từng toán gồm khoảng 20-25 người, phân tán vào các làng ở lẫn với dân để hoạt động và tiến hành đánh du kích. Để trang bị vũ khí, nghĩa quân đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực như tự sản xuất lấy, cướp súng đạn của địch, hoặc mua lại của bọn ngụy binh; ngoài ra nghĩa quân còn sản xuất được loại súng theo mẫu súng của quân Pháp. Phương thức tác chiến cơ bản là đánh du kích, lấy ít địch nhiều, lấy vũ khí thô sơ chống lại vũ khí hiện đại của địch. Diễn biến cuộc khởi nghĩa: Cuộc khởi nghĩa qua ba giai đoạn - Giai đoạn 1 (1883-1885) do Đinh Gia Quế (Đổng Quế) lãnh đạo. + Ngày 6 tháng 3 năm Quý Mùi (8/4/1883), Đổng Quế tế cờ khởi nghĩa ở văn chỉ Bình Dân. Ngay sau lễ tế cờ, nghĩa quân Bãi Sậy do Đổng Quế chỉ huy đã tiến đánh quân Pháp ở nhiều nơi. 10 [...]... tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã nói lên sự cần thiết của việc thành lập một tổ chức thống nhất để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh 3.Bài học kinh nghiệm của phong trào • Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống Chủ Nghĩa Thực Dân xâm lược đồng thời chống triều đình phong kiếnđã đầu hàng diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp... và khai thác triệt để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo và sắc tộc - Do thực dân Pháp còn mạnh 2.Ý nghĩa lịch sử: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là phong trào dân tộc ,phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân xâm lược ,chống triều đình phong kiến đầu hàng ,diễn ra sôi nổi tuy phong trào thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng bất khuất của nhân dân ta Tạo nên những... truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc chống quân xâm lược • Làm bài học kinh nghiệm cho các phong trào dân tộc về sau • Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ phong trào yêu nước của Việt nam lúc này đang rơi vào khủng hoảng,chứng tỏ sự phá sản hoàn toàn của đương lối cứu nước theo con đường Phong Kiến ( đánh Pháp để khôi phục trều đại Phong Kiến) hệ tư tưởng Phong Kiến trở nên lạc hậu lỗi thời,... hội- phải từ bỏ chế độ quân chủ Phong trào Cần Vương thất bại đã dọn đường cho những cuộc vận đọng cách mạng đầu thế kỉ XX • Với những thất bại thì ít nhiều những người lãnh đạo nhận ra chúng ta thua Pháp về mặt quân sự, khoa học kỹ thuật, khi thực Dân Pháp khai thác thuộc địa về kinh tế, khoa học kỹ thuật • Kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc khi có... Công Tráng thoát khỏi tay giặc, đến mùa hè năm 1887 ông bị quân Pháp bắt rồi giết hại Kết quả và ý nghĩa: - Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thât bại - Ý nghĩa: 14 + Cuộc khởi nghĩa Ba Đình năm 1886-1887 là đỉnh cao của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hóa + Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa cũng đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại Thể hiện truyền thống chiến đấu bất khuất,... không còn tồn tại nữa để làm tinh thần kháng Pháp của nhân dân giảm sút, đặc biệt là nghĩa quân Kết quả: 1886 cuộc khởi nghĩa thất bại Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, tuy thất bại nhưng làm cho Pháp hoang mang lo sợ, chứng tỏ một điều dù cho triều đình Huế đã công nhận miền Nam là thuộc địa của Pháp, Miền Trung là được Pháp bảo hộ và miền Bắc là nửa bảo hộ nhưng... Vạn Phúc thì bị quân Pháp phục kích Nghĩa quân thua to, tan rã Đổng Quế thoát được nhưng sau đó bị ốm, các tướng lĩnh của ông cố gắng duy trì được phong trào, nhưng chỉ giữ được căn cứ chính - Giai đoạn 2 (1885-1889) do Nguyễn Thiện Thuật (Tán Thuật) lãnh đạo + Tháng 7/1885, được tin Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, Nguyễn Thiện Thuật tập hợp đông đảo lực lượng, hình thành một phong trào có quy mô lớn... quân lại với nhau, xây dựng, mở rộng c cứ… Khởi nghĩa Hương Khê: Phương pháp tổ chức chặt chẽ, tự chế tạo súng trường… 20 III,Nguyên Nhân Thất Bại Ý Nghĩa Lịch Sử và Bài Học Kinh Nghiệm Của Phong Trào CầnVương 1 Nguyên Nhân Thất Bại - Còn mang tính chất địa phương, chưa có sự liên kết - Không thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời - Hậu cần thiếu thốn vũ khí thô sơ - Sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và... Khi căn cứ Ba Đình bị phá vở, Tống Duy Tân ra Bắc liên lạc với một số sĩ phu Năm 1889 ông trở lại Thanh Hóa, nhóm lại phong trào chống Pháp. ông liên hệ với những thủ lĩnh yêu nước còn 15 sót lại như Cao Điển , Tôn Thất Hàm, Cầm Bá Tước và trở lại chỉ huy chính của phong trào kháng Pháp ở Thanh Hóa Ngoài căn cứ Hùng Lĩnh nghĩa quân còn mở rộng địa bàn hoạt động lên tận vùng hữu ngạn sông Mã phối hợp... như mất gần hết Quân Pháp phải rút về đóng ở phủ lỵ Khoái Châu Cuối năm 1883 đầu năm 1884, trên toàn mặt trận, thế lực của Đổng Quế ngày càng lớn mạnh + Ngày 6/6/1884, Hiệp Hòa kí hòa ước với Pháp, đặt Bắc Kì và Trung Kì dưới sự bảo hộ của Pháp Quân Pháp tăng cường đàn áp cuộc khởi nghĩa + Khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1885, sau khi đánh thắng cuộc càn quét lớn của quân PhápNam do Hoàng Cao Khải . về phong trào Cần Vương chống Pháp ………………… 03 Nội dung I,Sự bùng nổ của phong trào Cần Vương 1.Cuộc phản công Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương ………………………………………………………………………………….04 2.Hai. giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt. Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống. Cao Điển. 4 Nội dung I,Sự bùng nổ của phong trào Cần Vương 1.Cuộc phản công Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương Nguyên nhân: - Sau khi hiệp ước

Ngày đăng: 16/10/2014, 17:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w