LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUƠI TRU THỊTCũng như bị, tru cũng cĩ khả năng sản xuất thịt khá cao, thịt trâu ngày càng được thị trường ưa chuộng. Trong những năm gần đây, mô hình nuơi tru thịt đ pht triển ở nhiều địa phương. Nhiều nơi đ tận dụng được lợi thế về ven đê, đồng cỏ và phụ phẩm công nghiệp dồi dạt đ pht triển mạnh đàn tru thịt và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình đ giu lên từ đàn tru thịt của mình. Để việc nuôi tru thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao, địi hỏi b con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phịng trị bệnh. Những kiến thức trình by trong sch đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn ti liệu quý gi, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc tru thịt. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.
NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI TRÂU THỊT NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 27 28 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI TRÂU THỊT Cũng như bò, trâu cũng có khả năng sản xuất thịt khá cao, thịt trâu ngày càng được thị trường ưa chuộng. Trong những năm gần đây, mô hình nuôi trâu thịt đã phát triển ở nhiều địa phương. Nhiều nơi đã tận dụng được lợi thế về ven đê, đồng cỏ và phụ phẩm công nghiệp dồi dạt đã phát triển mạnh đàn trâu thịt và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình đã giàu lên từ đàn trâu thịt của mình. Để việc nuôi trâu thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc trâu thịt. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân. 27 28 PHẦN 1 KỸ THUẬT NUÔI TRÂU THỊT Cũng như bò, trâu cũng có khả năng sản xuất thịt khá cao, thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới và được nhiều người ưa chuộng, kể cả một số nước châu âu và Mỹ. Thịt trâu nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol ít hơn thịt bò 41%. Trâu có khả năng tăng trọng bình quân 500- 800g/ngày, nuôi vỗ béo có thể tăng trọng 800- 1000g/ngày, có thể so sánh với các giống bò thịt cao sản. Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cũng khá cao (43-48%), còn chất lượng thì không thua kém thịt bò. Chúng ta chưa chú trọng thịt trâu vì còn những thành kiến và hiểu biết chưa đúng về thịt trâu. Thật ra chúng ta cũng chưa có trâu chuyên nuôi thịt, thịt trâu thường là từ trâu cày kéo bị loại thải. Vì vậy cần chú ý cải tạo đàn trâu và áp dụng các kỹ thuật vỗ béo nhằm tăng sản lượng và phẩm chất thịt trâu trong tiêu thụ thực phẩm. I. XÂY DỰNG CHUỒNG NUÔI TRÂU Chuồng trại hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cho trâu chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, con vật trong tình trạng sức khoẻ tốt, sinh trưởng và phát dục bình thường. Chuồng trại hợp lý còn tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường. Có hai khuynh hướng xây dựng chuồng nuôi trâu: - Xây dựng chuồng đơn sơ, thậm chí chỉ cần rào vây quanh một khu đất thích hợp. Xu hướng xây chuồng kiểu này để chủ yếu chống nóng cho trâu và điều đó quan trọng hơn là chống rét. - Xây chuồng kiên cố, có tường bao quanh và mái che cẩn thận. 1. Nguyên tắc xây dựng chuồng nuôi trâu - Xây dựng chuồng nuôi trâu phải dựa trên cơ sở đặc tính sinh lý, tập tính của trâu; những đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình của từng vùng lãnh thổ cũng như phương thức và quy mô chăn nuôi. - Đặc điểm sinh lý và tập tính của trâu: Các giống trâu đều có xuất xứ, hình thành, tồn tại và phát triển trong điều kiện của các nước nhiệt đới. Các tuyến mồ hôi của trâu kém phát triển và lại nằm 27 28 sâu trong tổ chức dưới da nên khả năng điều hoà thân nhiệt bằng phương thức thoát mồ hôi rất hạn chế. Trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ không khí cao, trâu rất khó chịu, do đó nó thường phải tìm nguồn nước để đầm tắm. Mặt khác, trâu có bộ da dầy, nhưng lớp lông phủ trên thân thể thưa hơn bò nên sức chịu rét lại kém hơn bò, nhất là trong điều kiện rét ẩm và có gió (là những yếu tố làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt). - Đặc điểm từng vùng sinh thái: Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, trải dài từ 90 - 230 vĩ độ Bắc, địa hình lại bị chia cắt bởi nhiều dãy núi và rừng nên còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khí hậu, thời tiết khác nhau. - Phương thức chăn nuôi: nuôi quảng canh hay thâm canh. - Mục đích và quy mô chăn nuôi: chăn nuôi trâu để cày kéo hay nuôi trâu lấy thịt Quy mô nông hộ hay gia trại, trang trại. 2. Những yêu cầu kỹ thuật - Yêu cầu chung: + Vị trí, địa điểm : xây chuồng nuôi trâu tại nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, cách xa nhà ở và khu dân cư, trường học, chợ Địa điểm đặt chuồng nên gần đồng cỏ, bãi chăn thả, thuận tiện giao thông và nguồn nước phục vụ cho trâu. + Hướng chuồng: đối với điều kiện của nước ta, tốt nhất là xây chuồng theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Như vậy, có thể hứng được gió Đông Nam mát mẻ vào mùa hè oi bức, đồng thời tiện che chắn khi có gió mùa Đông Bắc rét buốt. Tuy nhiên, cũng còn phải tuỳ thuộc vào địa hình cụ thể và chế độ tiểu khí hậu của từng vùng mà xác định hướng chuồng thích hợp để tận dụng được tốt nhất những yếu tố tích cực của ngoại cảnh, mặt khác, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi của thời tiết tác động đến gia súc. - Yêu cầu cụ thể: + Nền chuồng: có thể làm nền chuồng bằng gạch hoặc bê tông. Dù làm bằng chất liệu gì thì mặt nền chuồng cũng phải bảo đảm là không được gồ ghề, không trơn trượt. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý, hướng về rãnh thoát nước. Yêu cầu diện tích mặt nền 5,0 – 6,0m 2 /con trâu trưởng thành. + Tường chuồng: những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi như miền Nam chẳng hạn, có thể không cần xây tường che chắn. Những vùng khác nên xây tường bao quanh để che rét mùa đông và tránh mưa hắt vào mùa mưa. 27 28 + Mái che: tuỳ theo điều kiện kinh tế, có thể dùng các tấm lợp fibro ximăng tôn mạ kẽm, ngói hoặc tre lá. Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gỗ. Độ nghiêng của mái có thể từ 30 - 400 tuỳ thuộc vào loại vật liệu lợp mái. + Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu: được bố trí chạy dài, dọc theo chuồng phía sau chỗ trâu đứng. Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng làm sao có thể lọt vừa xẻng to (22 - 25 cm). Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2 - 3%, đảm bảo thoát nước tốt. + Bể chứa phân và nước tiểu: cần bố trí cách xa nhà ở, khu chuồng nuôi và cuối hướng gió + Hố phân: dung tích của hố tính theo công thức: V = P.n.t m V = dung tích của hố cần xây (m 3 ); P = lượng phân do một con trâu thải ra tại chuồng trong một ngày đêm (kg); n = số trâu nuôi; t = số ngày trữ phân ở hố; m = khối lượng riêng của phân (0,6 - 0,7). Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí mêtan cho đun nấu, thắp sáng, kết hợp tiệt trùng, nâng cao chất lượng phân, và vệ sinh môi trường. + Hố nước tiểu: nên xây dựng hố chứa được lượng nước tiểu cho cả chuồng nuôi, trong vòng 20 - 30 ngày. Dung tích bể chứa tính theo công thức: V = g. n. t V = dung tích (m 3 ); g = lượng nước tiểu trong một ngày đêm của một con; n = số trâu nuôi; t = số ngày tích trữ (20 - 30 ngày). - Tuỳ theo điều kiện cụ thể, đặc biệt là khả năng kinh tế của chủ nuôi, có thể xây dựng và bố trí kho chứa thức ăn tinh, kho chứa cỏ khô, bể ủ thức ăn xanh. 27 28 II. KỸ THUẬT NUÔI TRÂU THỊT 1. Cải tạo đàn trâu theo hướng nuôi thịt Trâu nước ta chủ yếu được sử dụng để cày kéo, có nhược điểm chung là tầm vóc bé, sinh trưởng chậm, tỷ lệ thịt không cao, nếu không được cải tạo và vỗ béo. Cải tạo trâu theo hướng nuôi thịt là nâng cao tầm vóc, tăng tốc độ sinh trưởng, rút ngắn thời gian nuôi lấy thịt, tăng năng suất thịt trên 1 đầu trâu, đồng thời nâng cao chất lượng thịt trâu. Có thể áp dụng mấy biện pháp sau: - Chọn lọc những trâu đực và cái có tầm vóc to làm giống là một biện pháp góp phần nâng cao tầm vóc đàn trâu địa phương. - Dựa vào ưu thế lai, sử dụng trâu đực giống ngoại cho lai với đàn cái nội đã chọn lọc và tạo con lai có tầm vóc lớn hơn. - Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý, vỗ béo ở độ tuổi thích hợp tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất thịt. 2. Nuôi vỗ béo trâu tơ lỡ Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chỉ số trao đổi chất của trâu, người ta xác định tuổi giết thịt hợp lý của trâu là trong khoảng 2 năm tuổi. Trước khi giết thịt cần một thời gian ngắn vỗ béo nhằm tăng số lượng và chất lượng thịt. Thời gian nuôi sữa và giai đoạn tơ lỡ từ 7-18 tháng tuổi, nuôi như trong phần nuôi nghé con và nghé hậu bị. Đối với nghé đực thì có thể thiến lúc 1 năm tuổi để bớt tiêu hao cho hoạt động sinh dục và tạo điều kiện cho nghé tích luỹ sớm thịt mỡ. Tuổi vỗ béo của nghé thích hợp là khoảng 2 năm tuổi, thời gian vô béo khoảng 2-3 tháng. Trong thời gian vỗ béo nghé, sử dụng thức ăn giàu năng lượng như cám, ngô, khoai v.v Như vậy trong thời gian vỗ béo, cho trâu mỗi ngày được ăn 1-2 kg thức ăn tinh và 20-22 kg cỏ tươi. Có thể dùng cỏ khô và củ quả thay một phần cỏ tươi theo 27 28 tỷ lệ 1 kg cỏ khô tương đương 3-4 kg cỏ tươi, 1 kg củ quả tươi tương đương 1,1-1,2kg cỏ tươi. Trước khi vỗ béo, trâu được tẩy giun sán, nuôi tập trung thành nhóm tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Phương thức nuôi vỗ béo nghé tơ lỡ có thể chăn thả ở những nơi có bãi chăn tốt và nguồn thức ăn xanh dồi dào, nghé được thả cho ăn tự do cả ngày thậm chí cả đêm, bổ sung thêm thức ăn tinh tại chuồng. Giảm đi lại cho trâu để bớt hao phí năng lượng cho vận động. Nếu có lao động thì nên cắt cỏ nuôi trâu tại chuồng, cung cấp thức ăn tinh bổ sung và nước uống đầy đủ, cho vận động hạn chế. 3. Nuôi vỗ béo trâu già Nuôi vỗ béo trâu già là phương pháp truyền thống, đối tượng là những trâu đã loại thải không còn khả năng làm việc hoặc sinh sản, cho sữa và nhìn chung là gầy yếu. Nếu đem giết thịt những trâu này ngay thì khối lượng và chất lượng thịt thấp. Đem vỗ béo trong một thời gian ngắn có thể tăng được khối lượng thịt và cải tiến chất lượng thịt. Người ta chia trâu vỗ béo thành nhóm để tiện chăm sóc và quản lý. Thời gian vỗ béo trâu già cần 3 tháng, trong đó tháng đầu chủ yếu làm quen với thức ăn vỗ béo. Cũng như trâu tơ, trước khi vỗ béo phải tẩy giun sán cho trâu. Phương thức nuôi cũng tương tự như trên, có thể chăn thả, bán chăn thả hoặc nuôi tại chuồng, sử dụng thức ăn xanh là chính, thường cho ăn tự do tối đa, giảm vận động, bổ sung thức ăn tinh. Thức ăn tinh thường dùng là các loại rẻ tiền như khoai, sắn, cám, khô dầu bông, rỉ mật v.v để hạ giá thành vỗ béo. Nếu thức ăn xanh đảm bảo số lượng và chất lượng tốt cho trâu thì mỗi ngày bổ sung thức ăn tinh từ 1 kg/con/ngày ở tháng thứ nhất, tăng dần lên 2 kg/con/ngày ở tháng cuối cùng. 4. Mùa vỗ béo Thời tiết nước ta có bốn mùa không rõ rệt mà thể hiện rõ ở hai mùa nóng ẩm và khô lạnh. Mùa nóng ẩm thì mưa nhiều nên nguồn thức ăn xanh dồi dào, các phế phụ phẩm nông nghiệp cũng sẵn nên vỗ béo trâu thuận tiện, còn mùa khô lạnh ít mưa, nguồn thức ăn xanh khan hiếm, việc vỗ béo trâu khó khăn hơn. Trong sản xuất, chúng ta có thể vỗ béo trâu quanh năm, trong mùa khô hanh vẫn có thể tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm khô ủ urê, bã bia rượu, dây lang, dây lạc, bã và ngọn mía để vỗ béo trâu với số lượng hạn chế. 27 28 Tuy vậy thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và mức độ tích lũy của trâu, nóng quá hoặc lạnh quá đều không tốt, vì vậy mùa thu thời tiết mát mẻ và nguồn thức ăn dồi dào là thời kỳ vỗ béo tốt nhất. Ở vùng lạnh (miền núi phía Bắc) nên kết thúc vỗ béo trước khi mùa đông tới (cuối thu) để giảm tiêu hao dinh dưỡng trong mùa rét. 27 28 PHẦN 2 KỸ THUẬT NUÔI TRÂU SINH SẢN 1. Kỹ thuật nuôi trâu cái có chửa Thời gian mang thai của trâu là khoảng 10 tháng rưỡi và phụ thuộc vào từng loại hình trâu (trâu sông mang thai khoảng 305-307 ngày, trâu đầm lầy 320- 325 ngày). Trong thời gian mang thai, trâu cần đủ dinh dưỡng cho duy trì cơ thể, tăng trọng bản thân và nuôi bào thai. Dựa vào sự phát triển của thai, có thể chia làm hai giai đoạn để chăm sóc nuôi dưỡng trâu cái chửa: giai đoạn 1 từ lúc bắt đầu chửa đến 7- 8 tháng, giai đoạn 2 từ đó đến khi đẻ (hay gọi là giai đoạn có chửa 2-3 tháng trước khi đẻ). 1.1. Nuôi trâu cái từ lúc bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng Giai đoạn này, bào thai phát triển và hoàn thiện các cơ quan chức năng của cơ thể, nhưng sinh trưởng tích luỹ thấp. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trâu, ngoài năng lượng cần một lượng protein và khoáng cho sự phát triển của bào thai. Trong thời kỳ này, nhu cầu thức ăn của trâu cần nhiều cả về chất lẫn lượng. Khả năng tiêu hoá của trâu trong thời gian này rất tốt, nên lợi dụng đặc điểm này cung cấp cho trâu nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt. Tiêu chuẩn ăn của trâu có chửa giai đoạn 1 Khối lượng (kg) Tăng trọng (g/ngày) VCK (kg) NLTĐ (Kcal) Protein tiêu hoá (g) Ca (g) P (g) 300 500 5.1 11.650 235 14 12 350 500 5.6 12.750 259 16 13 400 500 6.1 14.000 283 18 14 450 500 6.6 15.250 324 21 16 27 28 500 500 7.1 16.500 428 24 18 Dựa vào tiêu chuẩn mỗi ngày cho trâu có chửa kỳ 1 ăn 21-30kg cỏ tươi là đảm bảo nhu cầu. Trường hợp chăn thả ngoài bãi chăn, tuỳ theo tình trạng đói, no mà cho trâu ăn thêm ở chuồng hoặc cỏ tươi hoặc cỏ khô, 1 kg cỏ khô có thể thay được 3- 4kg cỏ tươi. Nếu có củ quả (khoai, sắn tươi) cho trâu ăn càng tốt, 1kg củ quả tươi có thể thay được 1,1-1,2kg cỏ tươi. Khẩu phần hàng ngày này sẽ cung cấp đủ nhu cầu cho bản thân trâu mẹ và cho thai phát triển ở giai đoạn 1. Cần giảm cường độ làm việc nặng cho trâu, không xua đuổi nhiều, không dùng thuốc tẩy, thuốc kích thích… nhằm tránh sẩy thai. Ngoài chăn thả, phải cung cấp đủ thức ăn như trên để thai phát triển bình thường. 1.2. Nuôi trâu cái chửa 2-3 tháng trước khi đẻ Trước khi đẻ 2-3 tháng, thai phát triển nhanh, sinh trưởng tích luỹ cao, dạ con to choán chỗ trong xoang bụng. Trong giai đoạn này phải tăng chất lượng và giảm số lượng khẩu phần ăn, tăng tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần, giảm tỷ lệ thức ăn thô xanh và chọn loại thức ăn dễ tiêu hoá. Nhu cầu hàng ngày trong giai đoạn này tăng hơn so với giai đoạn trước. Tiêu chuẩn ăn của trâu cái hậu bị có chửa 3 tháng cuối Khối lượng (kg) Tăng trọng (g/ngày) VCK ăn vào (kg) NLTĐ (Kcal) Protein tiêu hoá (g) Ca (g) P (g) 300 500 6.7 14.100 294 16 14 350 500 7.4 15.100 324 21 16 400 500 8.1 16.200 354 23 18 450 500 8.8 17.200 405 26 20 500 500 9.4 19.200 435 28 22 Tiêu chuẩn ăn của trâu cái trưởng thành có chửa 3 tháng cuối Khối lượng (kg) Tăng trọng (g/ngày) VCK ăn vào (kg) NLTĐ (Kcal) Protein tiêu hoá (g) Ca (g) P (g) 400 400 8.0 15.200 354 23 18 450 400 8.6 16.200 405 26 20 500 400 9.3 17.200 435 29 22 550 400 9.8 18.200 470 31 24 600 400 10.4 19.200 605 34 26 650 400 11.0 20.200 537 36 28 700 400 11.7 21.200 557 39 30 750 400 12.2 22.200 607 42 32 800 400 12.7 23.200 638 44 34 27 28 [...]... cho trâu nghỉ, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai Nếu sau 6-7 tiếng đồng hồ mà nhau chưa ra thì phải can thiệp 2 Kỹ thuật nuôi trâu giai đoạn nuôi con Trong giai đoạn nuôi con, trâu cần dinh dưỡng cho duy trì bản thân, phục hồi cơ thể sau khi sinh, sản xuất sữa để nuôi con Trâu ăn được nhiều hơn và khả năng tiêu hoá giai đoạn này cũng tốt hơn theo tiêu chuẩn sau đây: 2.1 Tiêu chuẩn ăn của trâu đang nuôi. .. trùng mụn loét bằng dung dịch sát trùng, nếu bị nặng dùng thêm các kháng sinh Penicillin, Streptomyxin để tiêm 27 28 MỤC LỤC LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI TRÂU THỊT .3 PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI TRÂU THỊT 5 PHẦN 2: KỸ THUẬT NUÔI TRÂU SINH SẢN 15 PHẦN 3: KINH NGHIỆM CHĂM SÓC TRÂU 33 PHẦN 4: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH 38 27 28 ... thành dịch lây lan trên diện rộng gây hậu quả nghiêm trọng Chăm sóc tốt đàn trâu bò là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi 2 Phòng chống rét cho trâu Vào mùa đông, những đợt rét đậm kéo dài thường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đàn 27 gia súc Để chủ động đối phó và giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống... và làm cho trâu quen với động tác vắt sữa sau này Trước khi trâu đẻ vài hôm, nhốt trâu tại chuồng hoặc đưa về nơi nuôi trâu đẻ, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị một số dụng cụ đỡ đẻ và có người trực trâu đẻ Khi trâu có hiện tượng đẻ có thể dùng nước muối ấm hoặc thuốc tím rửa bộ phận sinh dục và bầu vú, lau khô, lót nền chuồng bằng rơm cỏ khô 27 chuẩn bị chỗ đẻ Sau khí trâu đẻ, cho trâu uống nước... sinh Trong sữa đầu, lượng protein cao hơn 5 lần so với sữa thường, vitamin A và D cao gấp 5 lần, khoáng cao gấp 2 lần, đặc biệt sữa đầu có hàm lượng gamma-globulin (kháng thể) cao có thể giúp nghé có sức đề kháng cao Nếu nuôi nghé theo mẹ thì để nghé bú trực tiếp liên tục, còn nếu nuôi nghé tách mẹ thì thời gian bú sữa đầu là 1 tuần 3.1 Đỡ đẻ Thành phần sữa đầu của trâu Đỡ đẻ là động tác quan trọng... Menbendasol, Ivermectin,… 4 Để trâu không bị cước chân Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi Nhận biết bệnh cước chân:... 4-6 tháng tuổi cho vận động 4-6 giờ Thường nghé nuôi theo mẹ, nên người ta điều tiết sự vận động của nghé theo cách chăn thả trâu mẹ, những tháng đầu được chăn thả gần chuồng, thời gian chăn cũng ngắn hơn Thường nghé được cai sữa lúc 4-5 tháng tuổi nếu nuôi tách mẹ, còn nuôi theo mẹ có thể tách mẹ hoàn toàn muộn hơn để nuôi theo đàn nghé tơ lỡ 4 Kỹ thuật nuôi nghé hậu bị 4.1 Tiêu chuẩn ăn của nghé hậu... độ xuống thấp, chăn thả trâu muộn hơn về buổi sáng và buổi chiều về chuồng sớm hơn so với những ngày thời tiết ấm áp Đối với trâu nghé, trâu gầy yếu nên sử dụng bao tải có phủ nilon ở ngoài buộc vào quanh mình chúng để hạn chế tác động của mưa và gió lùa PHẦN 3 KINH NGHIỆM CHĂM SÓC TRÂU 1 Chăm sóc trâu vụ đông-xuân Chăn nuôi hiện nay đang phát triển theo hướng hàng hóa, đàn trâu phát triển nhanh và... 25 26 27 28 29 30 800 13.2 26.400 714 40 31 2.2 Nuôi dưỡng Những nơi có bãi chăn tốt, chăn thả trâu hàng ngày 3-4 tiếng và phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng Những nơi không có bãi chăn, nuôi nhốt, phải cung cấp đủ thức ăn xanh tại chuồng Nếu nuôi trâu sữa phải giành đất trồng cỏ thâm canh để cung cấp đủ cho trâu, hàng ngày cho trâu vận động vừa phải từ 1-2 tiếng và cho ăn toàn... tinh tại chuồng Đối với trâu nuôi con có thể giữ mức thức ăn tinh và củ quả như ở trâu có chửa kỳ 2, nhưng phải tăng lượng thức ăn xanh thô nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn và tăng khả năng tiết sữa nuôi con Đối với trâu sữa thì cơ cấu thức ăn trong khẩu phần khoảng 60-70% thức ăn xanh và 30-40% thức ăn tinh hỗn hợp tính theo đơn vị thức ăn (nếu có thức ăn củ quả như khoai lang, sắn,