1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật nuôi gà (tập 2)

31 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

LỜI NĨI ĐẦUNhằm giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà để đạt hiệu quả và năng suất cao, chúng tôi biên soạn quyển sch “Kỹ thuật nuơi g”. Sch gồm hai tập (Tập 1 v Tập 2), Tập 2 bao gồm cc phần chính sau: PHẦN 1: KỸ THUẬT NUƠI G SAOPHẦN 2: KỸ THUẬT NUƠI G TY (LƠI)PHẦN 3: KỸ THUẬT NUƠI G HMƠNGPHẦN 4: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀPHẦN 5: MỘT SỐ BIỆN PHP AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦMNhững kiến thức trình by trong sch đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà để đạt hiệu quả và năng suất cao. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI GÀ (tập 2) NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 31 32 LỜI NÓI ĐẦU Nhằm giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà để đạt hiệu quả và năng suất cao, chúng tôi biên soạn quyển sách “Kỹ thuật nuôi gà”. Sách gồm hai tập (Tập 1 và Tập 2), Tập 2 bao gồm các phần chính sau: PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI GÀ SAO PHẦN 2: KỸ THUẬT NUÔI GÀ TÂY (LÔI) PHẦN 3: KỸ THUẬT NUÔI GÀ H’MÔNG PHẦN 4: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ PHẦN 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà để đạt hiệu quả và năng suất cao. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân. PHẦN 1 KỸ THUẬT NUÔI GÀ SAO Những năm gần đây vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Tiền Giang rộ lên phong trào nuôi gà Sao, có nhiều trang trại nuôi với qui mô vài chục ngàn con. Bởi giống gà này có chi phí tương đối thấp, nhẹ vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con xoá nghèo và làm giàu. Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasiani, giống Numidiae, loài Helmeted. 31 32 I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1. Đặc điểm ngoại hình Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình giống nhau. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa. 2. Phân biệt trống mái Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành. 31 32 3. Tập tính của gà Sao - Trong hoang dã gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó. - Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu. - Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra. Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy. 4. Hiện tượng mổ cắn Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn. 5. Tập tính tắm, bay và kêu Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn. Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng. 6. Tập tính sinh dục Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát 31 32 hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ. II. KỸ THUẬT NUÔI GÀ SAO 1. Đưa đàn gà mới nở về nuôi Gà giống một ngày tuổi - Nuôi đàn gà Sao bố mẹ từ 1 ngày tuổi đến khi 5% tổng đàn đẻ là giai đoạn quan trọng nhất để nâng cao khả năng sản xuất trứng sau này. - Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi gà giống để đảm bảo cho đàn gà khoẻ mạnh và sinh trưởng đồng đều. - Cần phải nuôi gà trống trong chuồng riêng biệt với chuồng gà mái. - Cần xác định trước số lượng gà sẽ úm để chuẩn bị đủ diện tích chuồng, đủ máng ăn, máng uống. - Trong trường hợp sưởi nhân tạo thì phải làm vòng quây gà con có đường kính 3 - 4 m, cao 0,5 m. - Nếu dùng chụp sưởi bằng tia bức xạ thì đường kính vòng quây phải rộng 5 - 6 m. - Phải điều chỉnh thiết bị sưởi sao cho nhiệt độ ổ gà đạt 29 – 30 độ C. Mùa đông có thể sưởi ấm chuồng 48 giờ, mùa hè 24 giờ trước khi đàn gà đến. - Cần kiểm tra hệ thống van nước uống trong chuồng, có sử lý bằng clo. Trước khi đàn gà đến cần đổ nước ống có nhiệt độ 25 độ C vào máng uống. - Khi đặt gà vào chuồng cho gà uống nước và sau 1 - 2 giờ mới bắt đầu cho ăn, không được làm đàn gà xáo trộn, đè bẹp lẫn nhau, phải làm cho chúng quen với môi trường mới và phát hiện thấy máng ăn, uống. Trong 10 ngày đầu, cần đảm bảo mỗi khay máng ăn 31 32 nhựa cho 100 con gà con. Trong vòng 1 - 2 giờ sau khi chuyển gà vào chuồng. - Khi đàn gà được 8 - 10 tuần tuổi, cần lắp đặt cầu cho gà đậu ở trong chuồng. Mỗi cái cầu dài 1 m dành cho 15 con đậu. * Những lưu ý về sưởi ấm và thông hơi: - Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 38 độ C, trong chuồng là 28 độ C. - Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà. Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 2 độ C. - Giai đoạn 14 - 21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ điều chỉnh trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu ra hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều. 2. Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước uống * Chất lượng nước uống Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella. * Cho gà uống nước Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clo hoặc iốt. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà để xác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. 31 32 Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4 gà phải nghển cổ lên mới uống được. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao lên, đảm bảo gà hạn chế không làm bắn nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối đa 2 cm hàng ngày cần tháo nước rửa sạch. 3. Giảm streess trong nuôi dưỡng gà Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi dưỡng gà mái Sao là chương trình chờ hạn chế, nhằm mục đích để đàn gà mái phát triển đều. Để kiểm tra chỉ tiêu này, cứ 2 tuần một lần phân ngẫu nhiên khoảng 100 con để cân mẫu. Tuỳ thuộc vào thể trọng của đàn gà để điều chỉnh khẩu phần ăn hàng tuần cho phù hợp. 4. Chương trình chiếu sáng Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng tự nhiên là cực kỳ quan trọng nhằm để cho gà con tìm thấy khay thức ăn, máng nước uống. Vì vậy phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30 lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Từ ngày thứ 4 đến ngày 7 cần chiếu sáng 20 giờ/ngày và đến cuối tuần chỉ cần chiếu sáng 16 giờ/ngày. Đến cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà trống, mái bắt đầu khác nhau. 5. Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản Đàn gà Sao được 25 tuần tuổi thì được chuyển sang các lồng chuồng đẻ trứng. Nếu áp dụng biện pháp nuôi dưỡng và chương trình chiếu sáng phù hợp thì gà sẽ đẻ trứng từ tuần tuổi thứ 28 và 50% tổng đàn sẽ đẻ vào lúc 31 - 32 tuần tuổi. Đàn gà đẻ ở mức tột đỉnh thường vào tuần tuổi thứ 35. Số gà đẻ nhốt trong một lồng chuồng phụ thuộc vào kích thước của lồng. Cần đảm bảo vị trí nuôi nhốt cho một con gà Sao ở ngăn lồng có mặt trước tối thiểu là 12,5 cm. Nhiệt độ trong chuồng phù hợp cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng là 20 độ C. Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 12 độ C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2.700 - 2.750 kcal và 17% prôtêin thô. Điều cực kỳ quan trọng là: Trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất trứng và sức sống của chúng. Sau khi gà đẻ trứng ở mức cao điểm, cần giảm khẩu phần ăn kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần thiết. Khẩu phần ăn cần thiết phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôi. 31 32 PHẦN 2 KỸ THUẬT NUÔI GÀ TÂY (LÔI) I. GIỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GIỐNG Gà Tây (Meleagrisgallopavo) hay còn gọi gà Lôi, là loài gia cầm có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được nuôi nhiều ở nước ta. Gà Tây có màu lông bông xám đen hoặc xám trắng, một số ít có màu lông trắng, gà trống có lông màu sặc sỡ, mào và tích tròn dài lòng thòng. Gà trưởng thành 28-30 tuần tuổi có thể đạt 5-6 kg/con trống và 3-4 kg/con mái và bắt đầu đẻ trứng. Gà Tây tự ấp, mỗi lứa đẻ 10-12 quả, trọng lượng trứng 60-65 g/quả, thời gian ấp nở 28-30 ngày, tỷ lệ ấp nở 65-70%, tỷ lệ nuôi sống 60-65%, sản lượng trứng 70-80 quả/mái/năm Gà Tây có nhiều ưu điểm: có khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, tiết kiệm được lương thực, có thể trọng lớn, thời gian tăng trưởng dài, phẩm chất thịt ngon, chất lượng tốt, tỷ lệ protein cao (trên 22%), tỷ lệ mỡ rất thấp (dưới 0,5%). II. GIAI ĐOẠN ÚM GÀ CON TỪ 1-4 TUẦN TUỔI 1. Lồng úm Lồng úm được đóng bằng khung gỗ, nẹp tre hay lưới mắt cáo 1x1cm, có nắp đậy, kích thước 2x1x0,5m. Nếu không có lồng, có thể úm nền, lót trấu khô và sạch dày 10-15cm. Trong tuần úm đầu tiên, nên thay giấy lót hàng ngày, 3 tuần lễ đầu phải úm cho gà đủ ấm và tránh chó, mèo, chuột Mật độ úm: 1-2 tuần: 50 con/m 2 ; 2-4 tuần: 25 con/m 2 . Nhiệt độ úm: Dùng đèn điện 75W sưởi ấm và thắp sáng, 1 bóng/m 2 lồng úm có thể úm bằng gas, hoặc đèn dầu, nhưng phải đủ nhiệt cho gà. - Tuần thứ 1: từ 35-32 0 C. - Tuần thứ 2: 31-29 0 C. - Tuần thứ 3: 28-25 0 C. - Tuần thứ 4: Nhiệt độ bình thường. Mỗi tuần giảm dần 3 0 C là thích hợp. 31 32 2. Thức ăn: Giai đoạn 1-2 ngày đầu nên cho gà ăn bắp xay nhuyễn, từ ngày thứ ba trở đi, bắt đầu cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà con: protein thô 22%, năng lượng trao đổi 2.900-3.000 Kcal/kg thức ăn. - Tuần thứ 1: 20-30 g/con ngày. - Tuần thứ 2: 40-50 g/con ngày. - Tuần thứ 3: 60-70 g/con ngày. - Tuần thứ 4: 80-100 g/con ngày. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày (ít nhất 4-5 lần/ngày). 3. Nước uống: Dùng nước sạch, mát đựng trong bình nhựa cho gà uống, nên bổ sung sinh tố tổng hợp: B-complex hoặc Ovimix cho gà uống. III. GIAI ĐOẠN GÀ CHOAI 5-8 TUẦN TUỔI 1. Chuồng nuôi Chuồng nuôi nên lót trấu 8-10cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ Mật độ 8-10 con/m 2 , chuyển dần sang giai đoạn thả vườn. 2. Thức ăn Yêu cầu protein thô 20%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn, có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự trộn, nhưng phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố Gà Tây có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tốt thức ăn thô xanh, cho nên ngay từ giai đoạn này cần tập trung cho gà ăn rau xanh. Cho ăn 3-4 lần/ngày. 3. Nước uống Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà. IV. GIAI ĐOẠN THẢ VƯỜN 9-28 TUẦN TUỔI + Giai đoạn nuôi thịt thả vườn: 1. Chuồng nuôi Nên lót trấu 8-10cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, trong chuồng nên gác kèo đậu cho gà ngủ, nghỉ, mật độ 4-5 con/m 2 . Có thể nuôi gà bằng chuồng sàn, trên ao thả cá sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 2. Thức ăn: Yêu cầu protein thô 16-18%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn. 3. Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà dưới bóng mát các gốc cây. 4. Vỗ béo gà tây: 7-10 ngày trước khi xuất bán, nên vỗ béo gà tây bằng lúa, gạo, tấm, bắp xay nấu. + Giai đoạn nuôi hậu bị thả vườn: Cần lưu ý cho gà ăn vừa phải để khống chế khối lượng, tránh mập quá hay ốm quá, gà đều đẻ kém, không vỗ béo gà hậu bị để nuôi sinh sản. 31 32 V. GIAI ĐOẠN SINH SẢN 1. Thức ăn: Thức ăn cho gà đẻ yêu cầu cao hơn gà thịt, protein thô 18-20%, năng lượng trao đổi 2800- 2900 Kcal/kg thức ăn, cho nên cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, khoáng và sinh tố cho gà như: cá, tôm, cua Gà Tây ăn nhiều rau xanh, mỗi ngày có thể ăn từ 300-400 g/con. 2. Ghép trống mái: Từ tuần tuổi thứ 25-26, nên ghép trống mái theo tỷ lệ thích hợp, 1 trống/5-6 mái. 3. Ổ đẻ: Đóng bằng nẹp hay ván gỗ, kích thước 1,2x0,4x0,6m, để xung quanh vách chuồng. 4. Bảo quản trứng ấp: Bảo quản trứng trong phòng mát 18-20 0 C là tốt nhất, nếu không có điều kiện thì chỉ nên bảo quản trứng tối đa là 5-6 ngày, trước khi đưa vào máy ấp. VI. THÚ Ý - PHÒNG BỆNH Thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress, thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng, trị bệnh kịp thời. Giai đoạn gà con, gà Tây hay bị bệnh đậu, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa PHẦN 3 KỸ THUẬT NUÔI GÀ H’MÔNG I. GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ H’MÔNG Gà H’Mông có nguồn gốc ở các vùng núi cao có đồng bào người H’Mông và các dân tộc thiểu số sinh sống. Gà H’Mông có nhiều loại hình màu lông, tuy nhiên phổ biến là 3 màu: Hoa mơ, đen, trắng tuyền. Đặc điểm nổi bật nhất của gà H’Mông là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen (màu chì) chân đen 100%. Phân bố ở các tỉnh miền núi phía bắc là chính như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Nghệ An. Qua nghiên cứu chọn lọc nhân thuần 3 thế hệ gà H’Mông (nguồn gốc từ Sơn La) tại Viện Chăn Nuôi đến nay đã gây dựng được đàn gà H’Mông giống gốc cung cấp gà bố mẹ và gà thương phẩm nuôi thịt cho người chăn nuôi mang những đặc điểm đặc trưng như ở trên. 31 32 [...]... dụng con giống an toàn - Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa) 31 32 VI MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ H’MÔNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ 34 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 PHẦN 4: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ .38 PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI GÀ SAO 6 1 BỆNH CẦU TRÙNG 38 I ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 7 2 BỆNH THƯƠNG HÀN (Salmonellosis) .39 II KỸ THUẬT NUÔI GÀ SAO 11 3 BỆNH DỊCH... BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM 44 7 BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG .46 8 BỆNH CÚM GIA CẦM 47 9 BỆNH CÚM GÀ 50 PHẦN 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM 53 PHẦN 3: KỸ THUẬT NUÔI GÀ H’MÔNG .22 I GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ H’MÔNG 22 II GIAI ĐOẠN NUÔI ÚM 24 III KỸ THUẬT NUÔI GÀ H’MÔNG 26 31 32 ...Năng suất sinh sản của gà H’Mông: II GIAI ĐOẠN NUÔI ÚM Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 133 – 141 ngày 1 Chuẩn bị điều kiện nuôi Tuổi đẻ đạt 30% : 22 – 23 tuần - Trước khi tiếp nhận gà về nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: chuồng nuôi, rèm quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống… tất cả phải khử trùng trước khi sử dụng 5 – 7 ngày Tuổi đẻ đạt 40% : 25 – 26 tuần Tuổi... chất độn chuồng phải khử trùng formol 2% trước khi đưa gà vào nuôi 2 -5 giờ Tỷ lệ nuôi sống (%) : 92,02 – 95,65 Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ: 100 – 110g/con/ngày Đối với gà H’Mông thương phẩm (nuôi 12 tuần tuổi) 2 Chọn gống gà con Tỷ lệ nuôi sống (%) : 94,63 – 97,30% Chọn gà nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, hở rốn, bụng sệ, lỗ huyệt bết lông... Aminovit, các thuốc dùng cho gà, vịt giai đoạn úm trong vòng 2 tuần đầu để theo dõi, khi thấy khỏe mạnh mới thả vào cùng đàn gia cầm nhà * Điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi phải đảm bảo vệ sinh Trước khi nuôi: Chuồng trại phải được chuẩn bị thật tốt trước khi mua con giống về nuôi 31 - Đối với gà nuôi thả trong sân vườn, cần phải có trại, mái che để gà tránh mưa, tránh nắng Gà nhạy cảm với điều kiện... ẩm hơn vịt, nếu bị mưa ướt gà rất dễ sinh bệnh Mật độ nuôi: gà từ 1-2 tuần tuổi: 80100 con/m2; gà từ 3-4 tuần tuổi: 50-70 con/m2 - Mật độ nuôi cần vừa phải, nếu nuôi quá đông, gia cầm hay cắn mổ, môi trường quá ô nhiễm dễ phát sinh bệnh tật - Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng gia cầm, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gia cầm vào nuôi Trong thời gian nuôi: Nên giữ cho chuồng... con/máng P50) 12- 15 cm chiều dài cho một gà Nếu không đủ máng ăn gà sẽ phát triển không đồng đều con to, con bé ảnh hưởng đến tuổi và năng suất trứng sau này Vì vậy, hàng tuần nên cân gà theo ngày giờ cố định, cân gà trước khi cho ăn, số lượng tối thiểu là 30 con/đàn, để kiểm soát khối lượng gà theo tiêu chuẩn nhằm điều chỉnh mức ăn cho gà Gà H’Mông Tuần tuổi Khối lượng gà mái (g) 7 8 9 10 11 12 13 14 1220... bệnh cúm gà - Virus cúm gà có thể sống ít nhất 3 tháng ở nhiệt độ thấp, trong phân Ở môi trường nước, virus có thể sống 4 ngày ở 220C hoặc hơn 30 ngày ở 00C - Virus cúm gà có thể được lan truyền từ trại nuôi này đến trại khác bởi những vật nuôi nhiễm dơ bẩn 32 như bánh xe, thức ăn, phân, chuồng, lồng, quần áo, đặc biệt là giày dép, trên chân và cơ thể gia cầm, vật nuôi Vì vậy, khi thấy trong đàn gà có... giảm, gà dể bị ghép các loại bệnh khác, tùy thuộc tình trạng thực tế mà dùng kháng sinh cho phù hợp + Bệnh Newcastle: - Biện pháp phòng chống: Không nên nuôi chung gà các lứa tuổi, đảm bảo chuồng luôn sạch và khô ráo, thức ăn nước uống sạch sẽ, ăn đủ chất Không nhốt chung gà mới mua về với gà khỏe mạnh Cần nuôi cách ly trong vòng 10 ngày Biện pháp phòng hữu hiệu nhất là sử dụng vaccin phòng bệnh cho gà. .. giờ mới cho gà ăn 0-2 24 giờ 4 Chú ý: ngày đầu tiên chỉ nên cho gà ăn mè hoặc bắp xay nhuyễn 3-8 24 giờ 3 9 - 14 8 giờ ( ánh sáng tự nhiên ) 2 Máng ăn: đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không chen lấn và ăn đồng đều Trong 2 – 3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa với kích thước 3 x 50 x 80 cm cho 100 gà con Có thể dùng mẹt tre 100 gà/ 2 mẹt tre 31 32 Cần cho gà ăn nhiều lần trong 1 ngày đêm, lượng . mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo. c. Bệnh tích: - Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn. - Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng. tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát 31 32 hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung,. điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w