Tổng quan về ngành xây dựng
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn Việc thưởng thức
cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người
sẽ nâng lên một tầm cao hơn sự đầy đủ là tính thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang trọng Trong xây dựng, thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng như công
trình cao cấp nói chung, ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp, phải có phong cách mới phù hợp với thời đại mới đáp ứng được nhu càu của khách
hàng Nhà giờ đây không chỉ đơn giản là việc che mưa che nắng nữa mà nó còn
thể hiện cái tôi của người ở và người sở hữu Ví như một người muốn xây một ngôi nhà cho gia đình mình ở thì ngoài việc thuê một một người thiết kế giỏi người đó sẽ tìm một công ty xây dựng tầm cỡ về khả năng xây dựng để đảm bảo cho ngôi nhà của họ được như họ mong muốn Chính vì vậy mà vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành xây dựng là ngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại
có các công trình mới và nhu cầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó
Khi quy mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư luôn hướng tới việc tìm kiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh mục theo các ngành nghề trọng điểm, các doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định và có sức cạnh tranh cao Ngành xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự quan tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư Để có thể nắm bắt quá trình và triển vọng phát triển của ngành xây dựng, chúng ta cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng cho sự lựa chọn của mình Bài tiểu luận dưới đây xin đưa ra những nhận định tổng quát nhất về thực trạng ngành xây dựng dựng cũng như triển vọng phát triển của ngành, các công ty trong ngành và một số cơ hội đầu
Trang 25 Thông tin về các công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và một số lựa chọn đầu tư
6 Kết luận
Trang 31 Vị trí của ngành xây dựng trong nền kinh tế
Nhìn vào diện mạo đô thị Việt Nam hôm nay phần nào cho thấy vị trí quan trọng và sự lớn mạnh của ngành xây dựng trong nỗ lực suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị trí của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay ngành xây dựng là 1 ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân rất lớn
Mạng lưới đô thị quốc gia hiện đã được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển hơn 720 đô thị trên cả nước, cùng 150 khu công nghiệp và khu kinh tế, đã góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả 2 khu vực đô thị và nông thôn
Ngành xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển các khu đô thị mới nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhân dân đô thị Số lượng các dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh với hơn 1500 dự án đã và đang được triển khai Hiện cả nước có khoảng trên 890 triệu m2 nhà ở trong đó đô thị khoảng 260 triệu m2, bình quân mỗi năm tăng thêm 58 triệu m2 trong những năm gần đây Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD cho hệ thống cấp thoát nước Hiện đã có trên 300 dự án cấp thoát nước được triển khai với công suất thiết kế đạt 4,2 triệu m3/ngày đêm, đảm bảo cho 70% dân số đô thị được cấp nước sạch Công nghiệp vật liệu xây dựng cũng đang hướng mạnh tới các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng khoa học công nghệ cao, thay thế nhập khẩu và tăng xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng đạt trên 17%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước Nhiều sản phẩm có chất lượng cao như
xi măng, gạch ceramic, granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dựng đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước và được xuất khẩu tới hơn 100 nước trên thế giới
Bằng nỗ lực tiếp cận công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã tự đảm đương được hoặc nhận thầu hầu hết các công trình xây dựng quan trọng của quốc gia, nhiều công trình của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Có thể kể đến các công trình lớn như nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án nhiệt điện Cà Mau, thủy điện Buôn Lốp, cầu Thủ Thiêm …
Các doanh nghiệp xây dựng cũng đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực hợp tác với các nước trong khu vực về phát triển đô thị, thủy điện bằng việc góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần để xúc tiến các hoạt động đầu tư tại Lào và
Trang 4Campuchia Ngoài ra, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn đang tích cực triển khai giúp Lào lập điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Thủ đô Viên Chăn.
Công cuộc đổi mới đất nước trong 20 năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng Nước ta đã thoát ra khỏi khung hoảng kinh
tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn Chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng và nổi bật của ngành xây dựng Qua đó càng thấy rõ vai trò đi đầu của ngành xây dựng trong việc nâng cao kinh tế và phát triển đất nước
1 Tổng quan về ngành
1.1 Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành
a Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện
Xây dựng các công trình dùng sức nước phục vụ sản xuất nông - ngư nghiệp và các mục đích khác Sản phẩm của xây dựng thủy lợi là hồ chứa nước, kênh dẫn nước, trạm bơm tưới tiêu nước, đập chắn nước, nhà máy thủy lợi điện cung cấp điện năng
b Chuyên ngành cảng, công trình biển
Xây dựng cảng sông, cảng biển, các công trình ven sông, ven biển, tàu
thuyền, phục vụ giao thông đường thủy
c Chuyên ngành cầu đường
Xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm sông, núi, làm nhà máy hoặc cho các mục đích khác, đường sắt, sân bay, cầu đường thành phố
d Chuyên ngành dân dụng và chuyên nghiệp
Là lĩnh vực xây dựng khá phổ biến và đa dạng Ngành xây dựng dân dụng lại có chuyên xây dựng nhà ở, chuyên xây dựng nhà công cộng Mỗi loại nhà có những yêu cầu công nghệ khác nhau nên phải có chuyên môn được đào tạo riêng Công trình nhà máy nhiệt điện khác với nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu khác với nhà máy xi măng Do công nghệ khác nhau nên muốn thành thục tay nghề cần được đào tạo dể có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp riêng
e Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp từ quá trình sản xuất đến cất giữ, bảo quản, chế biến sản phẩm nên xây dựng nông nghiệp cũng rất đa dạng: trại chăn nuôi, cơ sở chế biến…
Trang 5f Chuyên ngành cấp thoát nước đô thị
Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, khu dân cư cũng như hệ thống thoát
và xử lý nước đã dùng, bảo đảm môi trường nước được sạch sẽ
g Chuyên ngành môi trường
Xây dựng điều kiện bảo đảm môi trường sinh hoạt và sản xuất đô thị và khu dân cư, sản phẩm là cây xanh cho đô thị ngăn tiếng ồn, ngăn bụi, tạo môi trường vi khí hậu, thông gió, các phân xưởng sản xuất, vận chuyển thu gom rác,
xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất
2.2 Đặc thù cơ bản của ngành
- Lao động trong xây dựng cơ bản là lao động có nghề nghiệp làm theo định mức nhân công: được tổ chức theo khoa học Sản phẩm xây dựng ở mỗi nhóm nghề đều có mục đích sử dụng rất khác nhau đòi hỏi phải hình thành những kiến thức và kỹ năng ở từng chuyên ngành
- Công cụ trong sản xuất: công cụ phụ trợ, công cụ chính, công cụ chuyên chở Công cụ lại đa dạng từ công cụ cầm tay thô sơ hoặc hiện đại đến những máy móc đồ sộ, cần cẩu có sức nâng đến hàng nghìn tấn, cao hàng chục mét, công nghệ xây dựng phát triển theo hướng cơ giới hóa để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế
- Sản phẩm của xây dựng là phương tiện cho các hoạt động lao động sản xuất dịch vụ khác: nhà máy để sản xuất công nghiệp, cầu, đường là phương tiện của ngành giao thông, đê đập là phương tiện của ngành thủy lợi…
Nhiều khi sản phẩm xây dựng còn là mục đích của phúc lợi: nhà ở, công trình công cộng Phân định sản phẩm nào là mục đích hoặc là phương tiện nhằm
có chính sách đầu tư hiệu quả
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: chiếm diện rộng, vật liệu là phương tiện thi công phải chuyển từ nơi khác đến địa điểm xây dựng.việc chiếm diện rộng còn làm cho việc bảo vệ,gìn giữ quá trình xây dựng gặp khó khăn
- Thời gian hoàn thành sản phẩm thường kéo dài, xây dựng hàng năm, nhiều năm nên tác động của thời tiết, khí hậu làm tăng khó khăn
Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, của con người, nhiều khi thay đổi như trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho công trình chắp vá, thiếu đồng bộ Ngoài ra sản phẩm xây dựng còn do nhiều người,
có các nghề nghiệp khác nhau tham gia nên nó có tính phức hợp Hoạt động tổ chức xây dựng đòi hỏi phải có trình độ tổ chức khoa học cao
- Đóng góp của ngành xây dựng là một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài So với các ngành sản xuất
Trang 6khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây dựng và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng.
Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy
mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây dựng phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) Quá trình sản xuất xây dựng phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây dựng
Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng không thể hiện rõ Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (phương tiện cơ giới, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng
Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây dựng
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng
Trang 7Bên cạnh những thuận lợi, nguồn nhân lực xây dựng cũng đang có nhiều khó khăn: Một là, đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn, nên nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, thậm chí chưa qua đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn thận, dễ dàng bằng với kết quả đạt được và cũng dễ bị sa ngã vào những tiêu cực, tệ nạn xã hội vốn đồng hành với nhiều công trường Hai là, chế
độ tiền lương chưa hợp lý Tuy tiền lương đã áp dụng cơ chế thị trường nhưng nếu so sánh thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước của công nhân xây dựng với các ngành nghề khai thác mỏ và điện thì tiền lương của công nhân xây dựng chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2, nên chưa có sức hút mạnh đối với người lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao Ba là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ban đầu cũng như đào tạo liên tục không theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng Các hoạt động đào tạo và dạy nghề hiện nay chưa phối hợp và gắn bó mật thiết với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chưa hội nhập nhiều với quốc tế, chưa liên kết các cơ sở thành mạng lưới đào tạo và dạy nghề xây dựng có gắn với thị trường xây dựng
Ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động làm theo công trình Như nhà ở chỉ được dựng tạm với ít tôn
và cây Môi trường ẩm thấp cùng với suốt ngày làm dưới trời nắng nên dễ dàng sinh bệnh tật Do đó, để bền vững với nghề này đòi hỏi mỗi người phải có sức khỏe thật tốt, kiên trì với cái khó Làm việc trong điều kiện mưa nắng, vất vả, nặng nhọc, không phải người lao động nào cũng muốn gắn bó với nghề xây dựng, cho dù mức thu nhập không quá thấp so với nhiều ngành nghề khác Theo các chủ thầu xây dựng thì bình quân thu nhập của 1 người làm nghề xây dựng
từ 70-100.000 đ/ngày, những thợ có tay nghề cao có thể được trả 150.000 đ/ngày Thế nhưng hiện nay, nhiều công ty xây dựng đang rất thiếu nhân lực mặc dù các doanh nghiệp đều thực hiện trả lương khá cao
- Nhu cầu nhà ở ngày càng cao kèm theo sự phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều hơn nữa những công trình đồ sộ với kết cấu vững chắc và ngày càng hoàn thiện Ngành xây dựng cần phải tìm tòi cái mới, áp dụng khoa học công nghệ, các sáng chế khoa học để chất lượng công trình ngày càng phát triển và hoàn hảo
3.2 Nhân tố chính trị
Chúng ta sắp bước vào năm thứ mười của thế kỷ XXI, nhưng chế độ chính sách xây dựng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều biến động, đơn cử một trong những quy định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đó là “Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình”! Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003
Trang 8thì ngày 07/02/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về “Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình”, Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình Nghị định 16/2005 thi hành được 1 năm 7 tháng 22 ngày thì lại ban hành Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 16/2005! Và rồi 5 ngày, 4 năm sau, ngày 12/2/2009 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ( Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) lại thay thế Nghị định 16/2005 và 112/2006
Như vậy chưa đầy 6 năm trời, công tác “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” đã có tới 3 Nghị định của Chính phủ! “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” là một lĩnh vực qủan lý tổng thể của nhiều lĩnh vực khác, bên cạnh đó còn có những lĩnh vực quản lý cụ thể Một khi thay đổi chủ trương, chính sách thì nó kéo theo thay đổi nhiều mặt quản lý và kinh tế Ngành Xây dựng cần sớm nhấn mạnh luật lệ, chính sách để mọi mặt trong xây dựng có thể
ổn định chính sách cụ thể, cần nhanh chóng có kế hoạch rà soát lại các chế độ chính sách tổng thể và chế độ chính sách cụ thể liên quan đến “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” được bàn bạc xem xét một cách khoa họcVà chúng tôi đề nghị trong quy định “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” không nên tách việc quản lý dự án vốn trong nước và vốn ODA như hiện nay ( Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật
về xây dựng và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA ) Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được huy động vào mục đích xây dựng đô thị sự phong phú của nguồn vật liệu cũng như nhiều công nghệ kỹ thuật mới được du nhập từ nước ngoài tạo ra sự đột phá Bởi dù là nguồn vốn nào cũng phải tuân thủ pháp luật của ta và theo thông lệ Quốc tế, chúng ta cũng nên áp dụng những quy định của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn ( FIDIC ) đối với công trình trong nước, rối đây chắc nhiều dự án sẽ nhiều nhà thầu quốc tế tham gia chứ không chỉ là vốn ODA do vậy các dự án sử dụng vốn trong nước cũng phải theo thông lệ Quốc tế
Hiện nay ngày càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nước ngoài, hợp tác để đòi hỏi công nghệ và hợp tác để cùng phát triển Vì vậy cần
có những chính sách cũng như những văn bản hướng dẫn cụ thể để vấn đề đầu
tư xây dựng cởi mở và thông thoáng hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư và chiến lược phát triển lâu dài cho ngành xây dựng
Trang 93.3 Nhân tố kinh tế
Các nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất của ngành vật liệu xây dựng chủ yếu là những sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn về vấn đề giá cả so với thị trường thế giới Chỉ một biến động nhỏ diễn ra trên thị trường thế giới ít nhiều cũng ảnh hưởng tới giá cả nguyên vật liệu trên thị trường Việt Nam Ngành xây dựng luôn bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỉ giá và lạm phát Vì thế cần có
sự bảo đảm về giá của Chính Phủ để giúp ngành xây dựng không có những biến động bất ngờ
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa diễn ra đã ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta nói chung và ngành xây dựng nói riêng Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên nó đã tác động đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng Vì vậy cần phân tích đánh giá một cách đầy đủ tác động và kiến nghị các giải pháp để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất chống suy giảm kinh tế và duy trì phát triển kinh tế
Cần có các giải pháp giữ vững và bổ sung vốn đầu tư từ vốn nhà nước cho 2 lĩnh vực chủ yếu là hạ tầng cơ sở và nhà ở, và những công trình có hiệu quả cao Đặc biệt trong điều kiện hạ tầng cơ sở kinh tế nước ta còn rất yếu kém cần tập trung xây dựng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước Trong đó cần rà soát, kiên quyết đầu tư tập trung, dứt điểm chống dàn trải, kiên quyết đình hoãn các dự án công trình chưa cấp bách, hiệu quả đầu tư kém
Đối với dự án xây dựng công trình cần sửa đổi bổ sung các quy định
trong Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, nhà thầu trong nước (các loại thiết bị, kết cấu thép, sản xuất trong nước trong gói thầu EPC, các nhà thầu tư vấn thiết kế, khảo sát… trong các dự án, việc sử dụng nhân lực địa phương…) để không phải nhập thiết bị, kết cấu vật tư
có thể sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu công nhân không đòi hỏi kỹ thuật cao Đó là một số giải pháp tạm thời để ngành xây dựng có thể vượt qua cơn khủng hoảng tìm lại vị thế của mình
3.4 Nhân tố công nghệ
Việt Nam ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì vậy vấn đề phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật luôn mang đến những thành công nhất định Có khoa học công nghệ mới chúng ta sẽ bắt kịp
Trang 10với tốc độ tăng trưởng của thế giới về kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng Trong xu thế hội nhập hiện nay, các hoạt động thông tin phục vụ cho công tác
tư vấn, chuyển giao công nghệ rất cần thiết cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí và rủi ro trong các hoạt động giao dịch mua - bán công nghệ Nhằm hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp trong quá trình mua - bán chuyển giao công nghệ, trang bị các công nghệ, thiết bị mới hiện đại hoá sản xuất, cung cấp thông tin về các thiết bị công nghệ, cung cấp thông tin về các thiết bị công nghệ mà doanh nghiệp cần tìm mua, các thông tin cho phép doanh nghiệp có thể so sánh, đối chiếu giữa tính toán trên các dự án và thực tế giá cả thị trường, từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể ra quyết định phù hợp trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị
Đáp ứng theo từng yêu cầu cụ thể: trang thiết bị đơn lẻ, các dây chuyền sản xuất đồng bộ, trong nước hoặc nước ngoài, tư vấn chuyển giao công nghệ.- Tư vấn, xây dựng dự án đầu tư công nghệ và thiết bị, đàm phán, soạn thảo, kiểm tra hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng góp vốn liên doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp
Trong ngành xây dựng, chúng ta cần đánh giá công nghệ, lựa chọn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ thích hợp, định giá trị công nghệ, xác định phương thức, điều kiện thanh toán, phí chuyển giao công nghệ, đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ
Ngoài ra cần có hoạt động giám sát quá trình chuyển giao công nghệ, hỗ trợ công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin về công nghệ hỗ trợ công tác nghiên cứu và chế tạo, hỗ trợ các đơn vị tham gia giới thiệu tuyên truyền về các sản phẩm của các đơn vị thông qua các kênh hội chợ triển lãm, hội nghị, chợ mạng
Các doanh nghiệp xây dựng cần có sự giúp đỡ về tư vấn và đại diện pháp
lý trong việc đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nước ngoài, bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ
4 Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay
Cũng như trên đã đề cập thì hiện nay các ngành xây dựng của chúng ta phát triển khá mạnh mẽ, về nhân sự cũng như vốn đầu tư, trình độ của các công
ty, chính vì điều này mà họ đã cho ra được các công trình thế kỷ, Việt Nam ngày càng có nhiều các kỹ sư giỏi đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách
Trang 11hàng Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh như vậy thì ngành xây dựng của Việt còn gặp phải một số các khó khăn cơ bản sau:
+ Thứ nhất nguồn nhân lực của chúng ta có thể nói là đầy đủ nhưng hầu hết
là những lao động phổ thông chưa được đào tạo về xây dựng chưa có trình độ chuyên môn nên hàng năm tai nạn nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm
tỷ trọng rất lớn cũng như năng xuất lao động chưa cao
+ Thứ hai cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức
sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu do đó chưa đáp ứng được nhu cầu ở mức cao của khách hàng
+ Khi việt Nam ra nhập WTO thì ngày càng có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt họ có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có kỹ năng tay nghề nên đã khiến cho các tập đoàn xây dựng của chúng ta phải cạnh trang gay gắt
+ Khi các tập đoàn xây dựng của nước ngoài nhảy vào Việt ngoài việc trình
độ của họ cao và chất lượng sản phẩm của chúng ta thì không thể không nhắc tới việc markieting và quảng cáo của họ thực sự đã tạo nên các thành công lớn của họ Nhưng tại Việt Nam các tập đoàn xây dựng cuả chúng ta hầu hết hoạt động dựa trên các mối quan hệ mà chưa phát hiện ra một biện pháp khá hiệu quả đó là Marketing ngoài việc chứng tỏ chất lượng của họ cao và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì họ còn có rất nhiều hoạt động khác bổ trợ cho mình Khi các tập đoàn xây dựng nhảy vào Việt Nam thì việc họ gặp khó khăn đầu tiên là làm thế nào để cho khách hàng Việt Nam biết tới mình và hàng loạt các chương trình Marketing của họ đã được thực hiện và từ các hoạt động đó họ
đã lôi kéo được khá nhiều khách hàng về phía mình
Ðể tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội
và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới
Thứ nhất là tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật có liên quan đến
hoạt động xây dựng để loại bỏ các qui định chồng chéo, bất cập, không đồng bộ; hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định về thủ tục hành chính của ngành xây dựng, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động
Thứ hai là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ngành
xây dựng, trong đó nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong giai đoạn mới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách trong đầu tư xây dựng công trình, quản lý và phát triển đô thị; chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; mô hình tổ chức của bộ máy quản lý đô thị ở