1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chương 1: Tổng quan về tiền tệ

61 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóaSự ra đời của vật trung gian trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, là bước chuyển hóa từ nền kinh tế trao đổi hàng hóa sang nền kinh tế tiền tệ

Trang 1

Tiền tệ ngân hàng

(30 tiết)

GV: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ

Trang 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIỀN TỆ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG 3: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT

CHƯƠNG 4: LẠM PHÁT

CHƯƠNG 5: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu chính: Tiền tệ và ngân hàng, PGS.TS Lê Văn

Tề, NXB Lao động Xã hội 2008

Tài liệu tham khảo:

Tiền tệ ngân hàng, TS.Nguyễn Minh Kiều, Trường Đại

học kinh tế Tp.HCM, NXB Thống kê 2007

Tiền tệ ngân hàng, TS.Nguyễn Đăng Dờn, Trường Đại

học kinh tế Tp.HCM, NXB Tp.HCM 2001

Nhập môn tài chính tiền tệ PGS.TS.Sử Đình Thành –

TS.Vũ Thị Minh Hằng, NXB Quốc Gia Tp.HCM 2006

Trang 5

ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá chung

* Bài tập cá nhân

- Hình thức: trình bày theo nhóm

- Nội dung: tùy theo từng chương

- Tiêu chí đánh giá: nội dung, hình thức, cách diễn đạt

* Kiểm tra giữa học kỳ

- Hình thức: tự luận

- Nội dung: những kiến thức đã học + phân tích vấn đề thực tế

- Tiêu chí đánh giá: nội dung, hình thức, cách diễn đạt

* Thi cuối kỳ

- Hình thức: TỰ LUẬN

- Nội dung: những kiến thức đã học

Trang 6

YÊU CẦU MÔN HỌC

 Sinh viên phải có mặt đầy đủ các buổi học.

 Sinh viên phải thực hiện tất cả các bài kiểm tra và bài tập nhóm theo quy định.

 Có tài liệu học tập và tham khảo.

 Không hiểu phải hỏi giảng viên ngay.

Trang 7

MỤC TIÊU MÔN HỌC

 Phân tích được các chức năng của tiền

 Trình bày được những yếu tố cấu thành

chủ yếu của thị trường tài chính

 Phân biệt được các loại tín dụng, lãi suất

thực và lãi suất danh nghĩa

 Phân tích được tác động của lạm phát,

những giải pháp khắc phục lạm phát

 Phân biệt được các loại ngân hàng

thương mại

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIỀN TỆ

Trang 9

NỘI DUNG

I • Tổng quan về tiền tệ

II • Các hình thái tiền tệ

III • Chế độ tiền tệ

IV • Chế độ lưu thông tiền giấy

V • Cung và cầu tiền tệ

Trang 11

1 Nguồn gốc và sự phát triển của

tiền tệ

TIỀN???

Trang 12

1 Nguồn gốc và sự phát triển của

mở rộng

Hình thái giá trị chung

Hình thái tiền tệ

Trang 13

 Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình

phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

 Sự ra đời của vật trung gian trao đổi đánh

dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, là bước chuyển hóa từ nền kinh tế trao đổi hàng hóa sang nền kinh tế tiền tệ

1 Nguồn gốc và sự phát triển của

tiền tệ

Trang 14

Học thuyết tiền tệ kim loại (Thomas –

Men): vàng, bạc tự nhiên là tiền tệ; vàng, bạc là của cải chính tông

2 Khái niệm về tiền

Đầu thế kỷ 18: trường phái duy danh đề

cao tiền dấu hiệu (tiền giấy, tiền tín dụng)

Trang 15

K.Marx: Tiền tệ là một vật kết tinh được

hình thành khách quan trong quá trình trao đổi, qua đó các sản phẩm khác nhau của lao động được trao đổi ngang bằng với nhau

2 Khái niệm về tiền

Trang 16

Các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền được

định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ

2 Khái niệm về tiền

Trang 17

3 Chức năng của tiền tệ

 Theo quan điểm của K.Marx, tiền tệ có

những chức năng cơ bản sau:

 Thước đo giá trị

 Phương tiện lưu thông

 Phương tiện thanh toán

 Phương tiện tích lũy

 Tiền tệ thế giới

Trang 18

3 Chức năng của tiền tệ

 Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nhà

kinh tế xem xét chức năng của tiền tệ tổng quát hơn:

 Phương tiện trao đổi

 Thước đo giá trị

 Phương tiện tích lũy

Trang 19

 Là công cụ để phục vụ cho mọi tầng lớp

trong xã hội , đồng thời cũng là công cụ bóc lột sức lao động của người khác

Trang 20

II Các hình thái tiền tệ

Hóa tệ Tín tệ Bút tệ điện tử điện tử Tiền Tiền

Trang 21

1 Hóa tệ

Hóa tệ phi kim loại: là hình thái cổ xưa nhất

của tiền tệ Tuỳ theo từng quốc gia, từng địa phương và từng khu vực, người ta dùng những hàng hóa khác nhau để làm tiền tệ

Trang 22

1 Hóa tệ

Hóa tệ bằng kim loại: Là việc lấy kim loại làm

tiền tệ Các kim loại được dùng để đúc thành tiền

là đồng, kẽm, bạc, vàng  

Trong giai đoạn đầu, tiền vàng, bạc thường được đúc dưới dạng nén, thỏi Nhưng về sau để tiện cho việc trao đổi, tiền vàng thường được đúc thành những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết

nhất định Loại tiền này vì thế được gọi là tiền

đúc Tiền đúc xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc,

khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, sau thâm nhập sang BaTư, Hy Lạp, La Mã rồi vào châu Âu Các đồng tiền lưu hành ở châu Âu trước kia đều dưới dạng này.

Trang 23

2 Tín tệ

Tín tệ bằng kim loại

Trang 24

2 Tín tệ

Tín tệ bằng kim loại

Trang 25

2 Tín tệ

Tín tệ bằng kim loại

Trang 26

2 Tín tệ

Tiền giấy: bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền

giấy bất khả hoán

Tiền giấy khả hoán: là một mảnh giấy

được in thành tiềnvà lưu hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người

ta gửi tại ngân hàng Người có loại tiền này

có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay bạc tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy hoặc sử dụng làm tiền vào cất cứ lúc nào họ cần

Trang 27

2 Tín tệ

Tiền giấy: bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền

giấy bất khả hoán

Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền giấy

bắt buộc lưu hành và dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc Đấy là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng

Trang 28

3 Bút tệ

Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ được tạo

ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng,do vậy, bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng

Ví dụ: séc, lệnh chuyển tiền…

Trang 29

4 Tiền điện tử

Tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số: là tiền

trong các tài khoản ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính dưới hình thức điện tử (số hóa)

Ví dụ: thẻ ATM, thẻ tín dụng,…

Trang 30

III Các chế độ tiền tệ

Chế độ tiền tệ (chế độ lưu thông tiền tệ):

là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước, được xác định bằng luật pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ

Trang 32

1 Chế độ đơn bản vị

Đơn bản vị là một chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung, có thể là kẽm, đồng, bạc hoặc vàng

Trong lưu thông, tiền đúc bằng kim loại này chiếm vị trí chủ yếu, ngoài ra còn có các loại tiền lẻ và tiền dấu hiệu cùng các công cụ khác

Trang 33

2 Chế độ song bản vị

Song bản vị là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng song song với tư cách là tiền tệ

Trong chế độ tiền tệ song bản có phân biệt thành 2 loại:

 Bản vị song song: tiền vàng và tiền bạc lưu

thông trên thị trường theo giá trị thực tế của nó, Nhà nước không can thiệp

 Bản vị kép: là song bản vị nhưng tiền vàng

và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỷ giá đã được nhà nước quy định, gọi là tỷ giá pháp định

Trang 35

3 Chế độ bản vị vàng

Bản vị vàng là chế độ tiền tệ điển hình của

CNTB, trong đó một lượng vàng nhất định được nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả

Trang 36

3 Chế độ bản vị vàng

Đặc điểm của chế độ bản vị vàng:

 Tiền vàng được đúc tự do

 Tiền giấy được tự do đổi lấy tiền vàng theo

giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tiền giấy

 Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước,

mọi người được tự do xuất nhập khẩu vàng

Trang 37

IV Chế độ lưu thông tiền giấy

Nguyên nhân ra đời, bản chất, hình thái Quy luật lưu thông tiền giấy

Chế độ LTTG đổi được ra vàng Chế độ LTTG không đổi được ra vàng

Nội dung

Trang 38

1 Nguyên nhân ra đời, bản chất,

hình thái

Nguyên nhân của việc lưu thông tiền giấy:

 Chế độ phong kiến: tập hợp kim loại phục

vụ quyền lợi cho bộ máy tập quyền

 CNTB: tiền kim loại bị hao mòn trong quá

trình lưu thông  không đủ giá trị  tiền giấy

 Hệ thống ngân hàng phát triển

Trang 39

1 Nguyên nhân ra đời, bản chất,

hình thái

Ý nghĩa của tiền giấy:

 Khắc phục tình trạng thiếu phương tiện trao

đổi

 Tiết kiệm chi phí

Nhược điểm của tiền giấy:

 Dễ bị lạm dụng dẫn đến lạm phát

Trang 40

IV Chế độ lưu thông tiền giấy

Nguyên nhân ra đời, bản chất, hình thái Quy luật lưu thông tiền giấy

Chế độ LTTG đổi được ra vàng Chế độ LTTG không đổi được ra vàng

Nội dung

Trang 42

1 Mức cầu tiền tệ

Khái niệm:

Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà nền kinh tế (bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,…) cần để thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của mình

Trang 43

1 Mức cầu tiền tệ

Thành phần của mức cầu tiền tệ:

 Mức cầu tiền cho đầu tư

 Mức cầu tiền cho tiêu dùng

Trang 44

Cầu tiền cho đầu tư

 Gắn liền với hoạt động tái sản xuất mở rộng

của các đơn vị SXKD trong nền kinh tế

 Phụ thuộc vào lãi suất tín dụng ngân hàng,

tỷ suất sinh lợi từ hoạt động đầu tư, nguồn tích lũy từ việc tăng mức lợi nhuận, chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước

 Nền kinh tế suy thoái: khuyến khích đầu tư

 Nền kinh tế tăng trưởng “nóng” hoặc lạm phát: hạn chế đầu tư

Trang 45

Cầu tiền cho tiêu dùng

 Phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của công

chúng

 Phụ thuộc vào thu nhập bình quân đầu

người, giá trị và tốc độ phát triển của các hoạt động giao dịch và lãi suất

Trang 46

Cầu tiền cho dự phòng

 Nhằm giảm bớt tổn thất khi có các rủi ro

xảy ra

 Phụ thuộc vào tâm lý, quy mô, tính chất kinh

doanh, sự phát triển của hệ thống thị trường tài chính hoặc sự phát triển đa dạng của các loại giấy tờ có giá

Trang 47

2 Mức cung tiền tệ

Khái niệm:

Cung tiền tệ là khối lượng tiền được cung cấp cho nền kinh tế, đảm bảo các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế - xã hội

Trang 48

2 Mức cung tiền tệ

Các chủ thể tham gia cung ứng tiền:

Ngân hàng trung ương:

 Phát hành tiền

 Tái chiết khấu, tái cầm cố giá tờ có giá

 Ứng tiền cho Ngân sách Nhà nước khi bội

chi

 Mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

 Mua các giấy tờ có giá trên thị trường

mở

Trang 49

2 Mức cung tiền tệ

Các chủ thể tham gia cung ứng tiền:

Ngân hàng thương mại:

Trang 50

2 Mức cung tiền tệ

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ:

 Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát của nền

kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia

trong từng thời kỳ

Trang 51

3 Mối quan hệ cung – cầu tiền tệ

Trạng thái cân bằng: Cung tiền = Cầu tiền

Thông thường cung tiền và cầu tiền không khớp nhau

Cung tiền > Cầu tiền: lạm phát

Cung tiền < Cầu tiền: giảm phát

Trang 52

- Khối tiền giao dịch (M1) gồm những phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thanh toán chi trả về hàng hoá dịch vụ, bộ phận này có tính

lỏng cao nhất:

+ Tiền mặt trong lưu hành: Bộ phận tiền mặt

(giấy bạc ngân hàng và tiền đúc) nằm ngoài hệ thống ngân hàng

+ Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín

dụng

2 Khối tiền tệ

 Là khối tiền có ý nghĩa rất lớn và vai trò quan trọng đối với đời sống KT – XH, tác động trực tiếp đến khối lượng hàng hóa, dịch vụ cung

ứng

Trang 53

- Khối tiền mở rộng (M2) gồm:

+ M1

+ Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm

2 Khối tiền tệ

Trang 54

- Khối tiền tài sản (M3) bao gồm:

+ M2

+ tiền gửi tại các định chế tài chính phi ngân hàng

2 Khối tiền tệ

Trang 55

- Khối tiền L bao gồm:

+ M3

+ Các loại trái phiếu, thương phiếu và các công cụ khác của thị trường tiền tệ

2 Khối tiền tệ

Trang 56

IV CUNG – CẦU TIỀN TỆ, QUY LUẬT

LƯU THÔNG TIỀN TỆ

Trang 57

1 Cung tiền tệ

Là toàn bộ khối tiền tệ đã cung cấp cho nền kinh tế trong một thời kỳ xác định, nhằm đảm bảo các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền KT – XH

Các tác nhân cung ứng khối lượng tiền cho

nền KT: Ngân hàng TW, hệ thống NHTG, các chủ thể khác (những người vay tiền, những

người gửi tiền)

Trang 58

1 Cung tiền tệ

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ:

 Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát của nền

kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia

trong từng thời kỳ

Trang 59

2 Cầu tiền tệ

Là tổng khối tiền tệ mà các tổ chức và cá

nhân cần cố để thỏa mãn các nhu cầu

Nhu cầu tiền tệ có tác động gián tiếp đến

mức cung tiền tệ thông qua sự biến động về lãi suất, lãi suất trên thị trường

Trang 60

2 Cầu tiền tệ

Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ:

 Giá trị các khoản giao dịch

 Lãi suất tiền gửi

 Tập quán thói quen của dân chúng trong

sử dụng tiền

 Sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống

chính trị

Trang 61

3 Quy luật lưu thông tiền tệ

 Quy luật lưu thông tiền tệ của K.Marx

 Thuyết số lượng tiền tệ của I.Fisher

Ngày đăng: 15/10/2014, 20:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức Tỷ lệ - Chương 1: Tổng quan về tiền tệ
Hình th ức Tỷ lệ (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w