1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phân tích bài ca dao sau “Cưới nàng anh toan dẫn voi ..” - văn mẫu

5 8,8K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 21,24 KB

Nội dung

  Đề bài: Phân tích bài ca dao sau   Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi khô

Trang 1

Phân tích bài ca dao sau “Cưới nàng anh toan dẫn voi ”

Đề bài: Phân tích bài ca dao sau

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng

Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rím, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…

Trang 2

ágsgsgdgsdgsdgd

BÀI LÀM

Ca dao – dân ca là một thể loại văn học dân gian có khả năng đi sâu phản ánh mọi mặt cuộc sống của nhân dân lao động Phong tục cưới xin cũng là một để tài quen thuộc mà ca dao thường quan tâm, miêu

tả Với cái nhìn hóm hỉnh, hài hước, tác giả dân gian phản ánh phong tục cưới xin ngày xưa qua bài ca dao sau đây:

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng

Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để chò con lợn, con gà nó ăn…

Trang 3

Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : dù trong cảnh sống nghèo khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời Đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui Người bình dân đã tìm thấy niềm vui ngay trong cảnh nghèo như thế

Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân trong ca dao Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo Lại chọn đúng cảnh đám cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cưới, để vui, để thể hiện lòng yêu đời, ham sống Khi người ta tự cười mình thì tiếng cười ấy bộc lộ rõ nhất bản lĩnh và quan niệm sống của

họ Vậy thì ở đây, người nông dân đã tự cười mình như thế nào và tiếng cười ấy đã cho ta thấy tâm hổn của họ ra sao?

Bài ca dao là cuộc đối thoại lí thú giữa chàng và nàng Các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh trào lộng, hài hước để thể hiện nội dung trữ tình Tình yêu của chàng trai và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân Để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương

Đứng trước sự việc hệ trọng của đời người, chàng và nàng không còn mơ mộng như lúc mới yêu nhau được nữa Hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức trình quan viên hai họ về dự định cho đám cưới nay mai

Sự lí thú bắt đầu từ chỗ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình toan dẫn cưới khi anh ta chưa hể hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì Chàng trai hồn nhiên giãi bày:

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng

Lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai Nhà nghèo thật nhưng cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục ? Sự khoác lác, ba hoa của chàng trai được tác giả hé mở qua từ toan: Cưới nàng, anh toan dẫn voi… một ý định phi lí khó có thể thành hiện thực Chàng trai đã khôn ngoan đưa ra những lễ vật chỉ có trong tưởng tượng của mình Đó là voi, trâu, bò… toàn những con vật quý hiếm hoặc đắt tiền, có khi cả đời anh ta không thể nào mua được

Để trấn an người yêu, bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò Chàng trai đã “tưởng tượng” ra lễ cưới thật sang trọng, lình đình Ai ngờ mỗi lần công bố lại là một lần thay đổi, mỗi lần thay đổi lại được giải thích bằng lí do nực cười: dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ máu hàn và dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân Lí lẽ của chàng trai thoạt nghe cũng có vẻ chấp nhận được Chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật nêu trên một cách khôn ngoan: phần vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái (từ sợ được lặp lại

ba lần) Đúng là một chàng rể chu đáo, cẩn thận, ai nỡ ngờ vực lòng thành của chàng

Đọc kĩ, ta sẽ thấy với lối nói giảm dẫn: voi – trâu – bò – chuột, chàng trai đã khéo léo đánh đồng con voi, con trâu, con bò với con chuột, vì chúng đều là thú bốn chân! Sự khéo léo còn được tô vẽ bằng hình ảnh hài hước: dẫn con chuột béo, tức là lễ vật cũng đàng hoàng, tươm tất để mời dân mời làng, nào có thua kém gì so với các lễ vật khác

Bằng biện pháp trào phúng sắc sảo, các tác giả dân gian đã chi ra sự lúng túng, bao biện của chàng trai

Sự khoe khoang, khoác lác dù có tinh ranh đến đâu, lập luận khôn ngoan đến mấy thi cuối cùng sự thật cũng bị phơi bày trước con mắt của cô gái

Như trên đã nói, tuy cô gái chưa nêu ra điều kiện dẫn cưới nhưng chàng trai đã vội vã công bố lễ vật dẫn cưới của mình Lễ vật lúc đầu thì to tát, sang trọng, càng về sau càng giảm và rốt cuộc chỉ là một con chuột béo, làm cho ai ai cũng phải ngơ ngác, ngạc nhiên Thành ngữ Đầu voi đuôi chuột bắt nguồn từ đây chăng?

Trang 4

Nhưng ngược lại, cô gái trong bài ca dao lại thản nhiên, bình tĩnh, không chê bai, không từ chối mà còn khen: Chàng dẫn thế em lấy làm sang Nỡ nào em lại phá ngang như là , Bởi cô gái đã “đi guốc vào bụng” người yêu Cô còn lạ gì tính sĩ diện của chàng trai muốn làm đám cưới thật linh đình trong khi nhà nghèo, tiền nong chẳng có Cô gái thông minh đã bắt thóp được điểm yếu của chàng trai Bằng tấm lòng chân thành của người vợ tương lai, cô ôn tồn giãi bày ý định của mình:

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang

Cưới xin là việc hệ trọng nhất trong đời người con gái, vậy mà cô chi thách có… một nhà khoai lang! Kể cũng lạ đời! Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo Thái độ không mặc cảm mà còn chấp nhận cảnh nghèo khiến cho lời thách cưới lạ lùng bỗng trở nên dí dỏm, đáng yêu Hơn thế nữa, lời thách cưới của cô gái còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lạo động thuở xưa: coi tình nghĩa quý hơn của cải

Cô gái không đả động đến những vật dẫn cưới như voi, trâu, bò, chuột… mà chàng trai vừa nêu ra Hai từ đối lập Người ta và Nhà em chi ra hai lối suy nghĩ khác nhau Chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi

cô gái thách cưới bằng một lễ vật độc đáo, ít ai nghĩ đến: một nhà khoai lang Cũng hài hước, dí dỏm nhưng chàng trai thì úp úp, mở mở; còn cộ gái lại thật thà như đếm Bởi vì lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá, tầm thường quá! Câu nói của cô như mở lòng, mở dạ cho chàng trai, khiến chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng

Một nhà khoai lang, mới nghe tưởng quá nhiều nhưng thực tế đó là thử lễ vật xoàng xĩnh, chàng trai có thể kiếm được Dân tộc ta bao đời nay sống bằng lúa ngô, khoai sắn Lễ vật tuy bình thường nhưng ý nghĩa thì sâu xa, thấm thía

Để cho người yêu an tâm không còn băn khoăn gì nữa, cô gái giải thích cặn kẽ:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi

Làng là các vị chức sắc trong làng xã, mỗi khi có ma chay, cưới hỏi, phải nghĩ đến họ trước tiên Cô gái

đã cẩn thận chọn những củ to để mời làng theo đúng lễ nghi Còn khoản đãi bà con họ hàng, cô gái dùng những củ nhỏ hơn Cùng cảnh ngộ “thân cò, thân chim”, ai mà không cảm thông, chia sẻ

Lo cho làng và họ hàng xong, cô gái mới quay về với gia đình mình:

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà

Tiếng gọi chàng ơi! như thổn thức tận đáy lòng cô gái Cô muốn có sự đồng cam cộng khổ với người yêu Cô tính toán tỉ mỉ: bao nhiêu củ mẻ sẽ để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà Thật tội nghiệp nhưng không sao! Trẻ con, rất hồn nhiên, chúng không đòi hỏi gì cả, vì chúng hiểu nhà mình cũng rất nghèo

Cách suy tính của cô gái thật cụ thể, kĩ càng:

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…

Tấm lòng chân thành của cô gái dành cho làng, họ hàng, con trẻ và còn cho cả con lợn, con gà nữa Dường như cô muốn tất thảy đều vui vẻ chia sẻ với hạnh phúc của cô

Còn kiếm đâu ra được cô gái chu đáo, đảm đang như cô gái này nữa ? Chàng trai chắc không còn băn khoăn, lo lắng Đám cưới của hai người sẽ thuận buồm xuôi gió, Mối tơ vò của chàng trai đã được cô gái nhẹ nhàng, khéo léo tháo gỡ, họ thong dong đi vào cuộc sống lứa đôi hạnh phúc trăm năm Kết thúc cuộc tình thật có hậu!

Nghệ thuật hài hước, trào lộng kết tụ ở việc khắc họa hình ảnh chàng trai cố khoe mẽ để che đậy cảnh

Trang 5

nghèo của mình và ở việc miêu tả thái độ chân thật, cởi mở, nhẹ nhàng kiểu “lạt mềm buộc chặt, nói ngọt lọt đến xương” của cô gái

Bài ca dao thành công vì đã đối sánh hai tính cách, hai hướng suy nghĩ khác nhau Đó là sự đối lập giữa tính sĩ diện, đua đòi theo thói tục lạc hậu và sự sáng suốt, giản dị phù hợp với cuộc sống của quần chúng lao động

Đọc bài ca dao trào lộng Cưới nàng anh toan dẫn voi…, đằng sau tiếng cười hả hê có khi là nước mắt Với sự thương yêu, đồng cảm trong cuộc sống, thuận vợ thuận chồng trong nếp nghĩ và công việc, những đôi lứa đang yêu nhất định sẽ sống hạnh phúc Đó cùng là ước mơ của người bình dân tự ngàn xưa.  Theo: Thái Bảo

Ngày đăng: 15/10/2014, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w