1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường quang trung thành phố thái nguyên giai đoạn 2008 2012

61 530 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Việt Nam đã có một hệ thống khuôn khổ pháp lý về bảo vệ môi trường,trờ thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.Bằng những biện pháp và những chính sách khác n

Trang 1

thành tới Th.s Dương Thị Minh Hòa - giảng viên khoa Tài Nguyên và MôiTrường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn emtận trong quá trình thực hiện đề tài.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Tài Nguyên và MôiTrường đã nhiệt tình truyền thụ cho em những kiến thức quý báu và bổ íchtrong suốt quá trình học tập tại trường

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo và tập thể cán

bộ Ủy ban nhân dân phường Quang Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho em

có cơ hội được học hỏi, thực tập và hoàn thành đề tài

Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thiếu kinhnghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót và khiếmkhuyết Em rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để đề tàiđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Phạm Sỹ Cường

Trang 3

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 phường Quang Trung 20

Bảng 4.2 Báo cáo tổng hợp thu ngân sách từ năm 2009 – 2011 23

Bảng 4.3 Hiện trạng dân số và lao động của phường Quang Trung năm 2011 24

Bảng 4.4 Các tác nhân ô nhiễm không khí 29

Bảng 4.5 Ý kiến của người dân về tình trạng môi trường không khí tại phường Quang Trung 30

Bảng 4.6 Kết quả phân tích nước mặt của phường Quang Trung 31

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nước ngầm của phường Quang Trung 33

Bảng 4.8 Nhân lực trong công tác thu gom chất thải của phường Quang Trung 36

Bảng 4.9 Cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ môi trường 37

Bảng 4.10 Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh chất thải 38

Bảng 4.11 Khối lượng chất thải phát sinh năm 2011 của phường Quang Trung 39

Bảng 4.12 Thành phần rác thải của phường Quang Trung 39

Bảng 4.13 Địa điểm tập kết rác thải của phường Quang Trung 40

Bảng 4.14 Các khoản chi tiêu từ quỹ vệ sinh môi trường 41

Bảng 4.15 Một số văn bản phường đã tiếp nhận và triển khai 42

Trang 4

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường 11Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện chất lượng nước mặt phường Quang Trung 32Hình 4.2 Biểu đồ biểu thị chất lượng nước ngầm tại phường Quang Trung .33Hình 4.3 Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường phường Quang Trung 35

Trang 5

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Mục tiêu của đề tài 2

1.4 Yêu cầu của đề tài 3

1.5 Ý nghĩa của đề tài 3

1.5.1 Ý nghĩa thực tiễn 3

1.5.2 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường 4

2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường 4

2.1.2 Cơ sở triết học của quản lý môi trường 4

2.1.3 Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường 5

2.1.4 Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 5

2.1.5 Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 7

2.2 Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường 7

2.2.1 Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường ban hành năm 1993 7

2.2.2 Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2005 8

2.3 Khái quát về tình hình của công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên thế giới và Việt Nam 9

2.3.1 Tình hình quản lý môi trường trên thế giới 9

2.3.2 Công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam 10

2.3.3 Công tác quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên 12

2.3.4 Công tác quản lý môi trường ở thành phố Thái Nguyên 13

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 15

Trang 6

3.4.2 Phương pháp kế thừa 15

3.4.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 16

3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy mẫu 16

3.4.5 Phương pháp phân tích 16

3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu 17

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Quang Trung 18

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 18

4.1.1.1 Vị trí địa lý 18

4.1.1.2 Địa hình 18

4.1.1.3 Khí hậu 19

4.1.2 Các nguồn tài nguyên 20

4.1.2.1 Tài nguyên đất 20

4.1.2.2 Tài nguyên nước 21

4.1.2.3 Tài nguyên rừng 22

4.1.2.4 Tài nguyên nhân văn 22

4.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội 22

4.1.3.1 Tình hình kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 22

4.1.3.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 24

4.1.3.3 Quản lý đất đai – Vệ sinh môi trường 24

4.1.3.4 Lĩnh vực Văn hóa xã hội 26

4.2 Thực trạng môi trường của phường 29

4.2.1 Môi trường không khí 29

4.2.2 Môi trường nước 31

4.2.3 Môi trường đất 34

4.3 Công tác quản lý Nhà nước về môi trường 34

4.3.1 Bộ máy quản lý môi trường của phường 34

4.3.2 Nhân lực công tác thu gom chất thải 36

4.3.3 Cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ môi trường 37

Trang 7

4.3.4.3 Công tác thu gom rác thải tại phường 40

4.3.5 Đầu tư tài chính trong công tác bảo vệ môi trường 41

4.3.6 Công tác triển khai thực hiện văn bản chỉ thị của cấp trên có liên quan đến công tác môi trường 42

4.3.7 Công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động các phong trào bảo vệ môi trường 42

4.3.8 Công tác kiểm tra chấp hành luật bảo vệ môi trường 44

4.3.9 Việc xử phạt các vi phạm về bảo vệ môi trường 45

4.3.10 Việc xử lý khiếu nại, hòa giải các tranh chấp về môi trường 45

4.4 Đánh giá chung và một số giải pháp khắc phục 46

4.4.1 Đánh giá chung 46

4.4.2 Giải pháp khắc phục 47

4.4.2.1 Đối với Nhà nước 47

4.4.2.2 Đối với chính quyền cơ sở 48

4.4.2.3 Đối với cộng đồng 49

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Kiến nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 8

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu Sựphát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học, kĩ thuật vào những năm cuối thế kỷ

XX đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người.Những năm gần đây tất cả các nước đều chung sức, hợp lòng để bảo vệ môitrường ngày càng trong sạch hơn Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thựchiện và thu được những thành tựu lớn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Tuynhiên, thế giới vẫn đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường

Việt Nam đã có một hệ thống khuôn khổ pháp lý về bảo vệ môi trường,trờ thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.Bằng những biện pháp và những chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang canthiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội để bảo vệ cácyếu tố môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường, suy thoái và sự cốmôi trường Tuy nhiên với rất nhiều vụ việc gây ô nhiễm nghiêm trọng môitrường được đưa ra công chúng gần đây cho thấy pháp luật bảo vệ môi trường

đã bị xem nhẹ

Thái Nguyên là trung tâm của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.Những năm gần đây, cùng với cả nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, tỉnh đã và đang xây dựng nhiều khu đô thị mới, nhà máy, cụmkhu công nghiệp thu hút hàng ngàn lao động Phát triển công nghiệp kéo theokhai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, nước,không khí… sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt làsuy thoái tài nguyên nước Trong tiến trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đạihoá (HĐH) đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhànước ta coi trọng Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta

đã có những chuyển biến tích cực Hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật vềbảo vệ môi trường từng bước được xây dựng và hoàn thiện Hệ thống cơ quanquản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được thành lập và phát triển từ cấptrung ương đến các địa phương Đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về môi

Trang 9

trường đối với cấp cơ sở còn tương đối mới, quá trình thực hiện đã xuất hiệnnhững vấn đề mới chưa từng gặp hay khó khăn trong cách giải quyết

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu,Ban Chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô

giáo Dương Thị Minh Hòa tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại phường Quang Trung - thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2012”.

1.2 Mục đích của đề tài

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địabàn phường Quang Trung giai đoạn 2008 - 2012

- Giúp cho mọi người có được những hiểu biết về công tác quản lý Nhànước về môi trường nói chung và thực trạng công tác quản lý Nhà nước vềmôi trường nói riêng tại phường Quang Trung

- Xác định những thuận lợi khó khăn, những mặt tích cực và hạn chếtrong công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại phường, phát hiện nhữngmặt tích cực đã làm được cần phát huy, những mặt hạn chế trong công tácquản lý môi trường của phường, từ đó giúp các nhà quản lý có sự điều chỉnhphù hợp, đưa ra các biện pháp, quy định quản lý thích hợp hơn

- Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao công tác quản

lý Nhà nước về môi trường tại địa phương

1.3 Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở cấpphường dựa vào các công cụ quản lý môi trường đã được học như: công cụpháp luật, công cụ kinh tế,…

- Tìm hiểu các hoạt động về bảo vệ môi trường như : tuyên truyền, giáodục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân sinh sống trên địa bàn phường,việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, việc xử phạt vi phạm môitrường…

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhànước về môi trường tại phường Quang Trung - Thành phố Thái Nguyên

Trang 10

1.4 Yêu cầu của đề tài

Các số liệu thông tin đưa ra trong khóa luận phải chính xác, bảo đảm

độ tin cậy, đầy đủ, chi tiết

1.5 Ý nghĩa của đề tài

1.5.1 Ý nghĩa thực tiễn

- Đưa ra thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại địabàn phường trong thực tế So sánh đối chiếu với kiến thức đã được trang bịtrong nhà trường từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong thực tiễn

- Đánh giá vai trò của cấp xã, phường trong công tác quản lý Nhà nước

về môi trường

1.5.2 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài giúp chúng em củng cố các kiến thức và lý luận thực tiễn

về đánh giá, phân tích và quản lý môi trường phục vụ cho công tác sau này

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường

2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường

“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh

tế, kỹ thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triểnbền vững kinh tế xã hội quốc gia” (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [4]

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông (2006): Quản lý môi trường là mộthoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt độngcủa con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phốithông tin, đối với các vấn đề liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểmđịnh lượng hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên

2.1.2 Cơ sở triết học của quản lý môi trường

Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp,cách mạng Khoa học và Công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hóa trongthế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loàingười và môi trường tự nhiên

Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng

ta phải có cái nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người,

xã hội và tự nhiên, hiểu biết được bản chất, diễn biến các mối quan hệ đótrong lịch sử Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ giữa con người, xã hội

và tự nhiên đó là (Đặng Thị Hồng Phương, 2011) [5]

Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn với tự nhiên, conngười và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên - Con người - Xãhội”, trong đó yếu tố con người giữ vai trò quan trọng

 Sự phụ thuộc của mối quan hệ con người và tự nhiên vào trình độphát triển của xã hội Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình lịch sử pháttriển lâu dài và phức tạp Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của quátrình tiến hóa lâu dài của tự nhiên

Trang 12

Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tựnhiên: sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mụctiêu cơ bản là phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vậtchất và môi trường trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hóa củanhân loại Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ýthức mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên.

2.1.3 Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sáchkinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống

và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia Các nguyên tắc quản lý môitrường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, cácphương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hìnhthành và phát triển ngành khoa học môi trường

Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trongthời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môitrường đã được tổng kết và biên soạn thành giáo trình, chuyên khảo Trong

đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, cácnguyên lý và quy luật môi trường

Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạtđộng sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh,ngăn ngừa Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trườngnhư kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trênthế giới

Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với

hệ thống tự nhiên – con người – xã hội đã được phát triển trên nền phát triểncủa các bộ môn chuyên ngành (Đặng Thị Hồng Phương, 2011) [5]

2.1.4 Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường

Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế

và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường

Luật quốc tế môi trường là tổng thế các nguyên tắc, quy phạm quốc tếđiều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế

Trang 13

trong việc ngăn chặn và loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốcgia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia Các văn bản luật quốc tế

về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỉ XIX và đầu thế

kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi Từ hội nghị quốc tế

về “Môi trường và con người” tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau hộinghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và

ký kết Cho đến nay đã có hàng ngàn các văn bản luật quốc tế về môi trường,trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộluật, gần đây Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản mới về lĩnh vực bảo

vệ môi trường

- Luật bảo vệ môi trường năm 2005

- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việcquy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005

- Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việcquy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,cam kết bảo vệ môi trường

- Nghị định 117/2009/NĐ - CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ về việc

xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Quyết định số 328/2005/QĐ - TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trườngđến năm 2011

- QCVN 08:2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môitrường: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09:2008/BTNMT ngày 31/12/2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 05:2009/BTNMT ngày 07/10/2009: Chất lượng không khíxung quanh

- QCVN 26:2010/BTNMT ngày 16/12/2010: Quy chuẩn tiếng ồn

Bộ luật hình sự, hàng loạt thông tư, quy định, quyết định của các ngànhchức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành Một số tiêu chuẩn

Trang 14

môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua Nhiều khía cạnh bảo vệ môitrường được đề cập trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật dầukhí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và bảo vệrừng, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh vềviệc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, pháp luật bảo vệ các công trình giao thông.

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được Nhà nướcViệt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhànước về bảo vệ môi trường

2.1.5 Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường

Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thịtrường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cảivật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị Loại hànghóa có chất lượng tốt, giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh Trong khi đó loạihàng hóa kém chất lượng và có giá thành đắt đỏ sẽ không có chỗ đứng Vìvậy chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá vàđịnh hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môitrường (Đặng Thị Hồng Phương, 2011) [5]

Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ônhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệthống và các tiêu chuẩn ISO Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lýtài nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt độngsản xuất sinh ra ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tàinguyên tái tạo v.v…

2.2 Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường

2.2.1 Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường ban hành năm 1993

Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được quy định trong điều 37 Luậtbảo vệ môi trường năm 1993 (Quốc hội NCHXHCNVN, 1993) [7] Bao gồm

1- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môitrường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường;

Trang 15

2- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môitrường, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môitrường, sự cố môi trường;

3- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình cóliên quan đến bảo vệ môi trường;

4- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giáhiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;

5- Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án vàcác cơ sở sản xuất, kinh doanh;

6- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

7- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môitrường; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử

lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

8- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyêntruyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường;

9- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnhvực bảo vệ môi trường;

10- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2.2.2 Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2005

Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo

vệ môi trường ban hành năm 2005 (Quốc hội NCHXHCNVN, 2005) [6] Baogồm 9 nội dung :

1 Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân

cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

2 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng cácbiện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tựgiác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường

3 Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển nănglượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểuchất thải

Trang 16

4 Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khuvực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

5 Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa cácnguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sựnghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm

6 Uu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệmôi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữabảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển

7 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, ápdụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môitrường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường

8 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ cáccam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân thamgia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

9 Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng caonăng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại

2.3 Khái quát về tình hình của công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên thế giới và Việt Nam

2.3.1 Tình hình quản lý môi trường trên thế giới

Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu năm 2000, chươngtrình môi trường Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ XXI, khithế giới đang giải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước,đất, không khí, gia tăng chất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học,suy giảm tầng ozon, biến đổi khí hậu, thì các vấn đề mới vẫn tiếp tục nảysinh, như tác động tiềm tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổigen, sự hạn chế về giải quyết hậu quả do tiếp xúc với hóa chất tổng hợp độchại Báo cáo “Triển vọng môi trường toàn cầu 2000” của UNDP đã làm rõtính bức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phảingăn chặn nguy cơ khủng hoảng môi trường Những vấn đề ưu tiên là: Sựbiến đổi khí hậu, suy giảm chất và lượng tài nguyên nước, suy thoái đất, nạnphá rừng và sa mạc hóa Tiếp theo là các vấn đề xã hội: sự gia tăng dân số và

Trang 17

biến đổi về giá trị xã hội Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối tương tác phứctạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quyển và đại đương, sự dịchchuyển của các dòng hải lưu (UNDP, 2000) [2] Chính vì vậy, vấn đề môitrường đang được thế giới quan tâm và các hoạt động về môi trường diễn rađều nhằm mang lại cho chúng ta một môi trường tốt đẹp hơn.

2.3.2 Công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và cótính đa dạng cao Do hậu quả của chiến tranh để lại cộng với mặt trái của sựphát triển kinh tế đã có tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên,giảm đa dạng sinh học mất cân bằng sinh thái, và gây ô nhiễm môi trường.Song ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ được tầm quan trọng củaviệc bảo vệ môi trường, nên đã chú trọng nhiều đến công tác quản lý, đưacông tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống pháp luật nhằmnâng cao nhận thức của nhân dân, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý bảo

vệ môi trường

Với sự giúp đỡ của UNDP và UNEP vào tháng 12 năm 1991, Việt Nam

đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về môi trường và pháttriển bền vững Hội nghị đã đưa ra bản thảo kế hoạch quốc gia về môi trường

và phát triển lâu bền 1991-2000 với mục tiêu chủ yếu là tạo ra bước phát triểntuần tự của khuôn khổ quốc gia về quy hoạch và quản lý môi trường, gồm cácnội dung: tổ chức, xây dựng chính sách và pháp luật môi trường… Đặc biệtvào tháng 12 năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên ở nước ta đã ra đờigồm 7 chương với 55 điều khoản, có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý vàBảo vệ môi trường giúp công tác này đạt những hiệu quả tích cực Song cùngvới quá trình phát triển, Luật bảo vệ môi trường đã bộc lộ những điểm thiếusót, bất cập chưa phù hợp với phát triển trong nước, khu vực và trên thế giới

Để phù hợp với những điều kiện khách quan, nâng cao hiệu quả công tác quản

lý và bảo vệ môi trường, ngày 29/11/2005 Luật bảo vệ môi trường được sửađổi, bổ sung đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày01/7/2006 Luật bao gồm 15 chương và 136 điều khoản Cùng với các hoạtđộng bảo vệ môi trường trong nước, Việt Nam còn tham gia các công ướcquốc tế có liên quan đến môi trường

Trang 18

Công tác quản lý môi trường là một công việc không thể thiếu tronglĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Việt Nam nói riêng và đối với tất cả cácquốc gia khác nói chung Vì vậy tổ chức công tác quản lý môi trường lànhiệm vụ quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường Bao gồm các mảngcông việc sau đây (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [5].

- Bộ phận nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định củaluật pháp dùng trong công tác bảo vệ môi trường

- Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ chất lượng môi trường

Bộ TN&MT được thành lập ngày 05/8/2002 trên cơ sở hợp nhất cácđơn vị: Tổng cục Địa chính, Tổng cục khí tượng thủy văn, cục Môi trường(Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), cục Địa chất và khoáng sản ViệtNam và Viện Địa Chất và Khoáng sản (Bộ công nghiệp) và bộ phận quản lýtài nguyên nước thuộc Cục quản lý nước và công trình thủy lợi (Bộ nôngnghiệp và phát triển nông thôn) (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2002) [1].Dưới Bộ TN&MT có Cục bảo vệ môi trường và các vụ khác Hình 2.1 là sơ

đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường của nước ta

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường

63 – UBND

Tỉnh

Bộ tài nguyên vàMôi trường

Vụ môitrường

Các sởkhác

Phòng môitrường Các vụ khác Phòng môitrường

Trang 19

Bộ TNMT được chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềtài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, MT, khí tượng thủyvăn, đo đạc, bản đồ, biển và đảo trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nướccác dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tạicác doanh nghiệp có vốn trong nước trong các lĩnh vực tài nguyên đất, tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản, MT, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ,biển và đảo theo các quy định của pháp luật.

2.3.3 Công tác quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên

Theo Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưukinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.Trong những năm qua, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, TháiNguyên đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường

Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bộ, Ngành Trung ương và các tổ chứcquốc tế, từ năm 1998, tỉnh thiết lập hệ thống mạng lưới quan trắc môi trườngđất, nước, không khí trong toàn tỉnh, các khu vực nhạy cảm về ô nhiễm môitrường, quan trắc chất lượng hồ Núi Cốc Các hoạt động quan trắc được thựchiện định kỳ đều đặn phục vụ cho việc theo dõi diễn biến chất lượng môitrường và báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh Đây lànhững tài liệu quan trọng giúp cho các cơ quan quản lý các cấp của tỉnh đưa

ra những biện pháp phù hợp hơn, kịp thời về bảo vệ môi trường

Công tác lập và thẩm định, đánh giá tác động môi trường được coitrọng Trong hơn 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã có trên 400 cơ sở sản xuấtkinh doanh đang hoạt động và các dự án đầu tư mới được hướng dẫn lập,thẩm định và phê chuẩn báo cáo ĐTM, bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường

Công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo

vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh được xác định là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý môi trường

Tỉnh cũng đã tranh thủ nhiều nguồn lực từ các tổ chức quốc tế như: Dự

án trồng rừng (Viện trợ của tổ chức PAM), dự án cấp nước sạch nông thôn(Viện trợ của tổ chức UNICEF); Dự án về áp dụng IPM trong sản xuất nôngnghiệp (viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài); Dự án quản lý

Trang 20

môi trường tổng hợp tỉnh Thái Nguyên và dự án nâng cao năng lực quan trắcmôi trường và xử lý chất thải rắn thành phố Thái Nguyên (Viện trợ của chínhphủ Vương quốc Đan Mạch); Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phốThái Nguyên (viện trợ của chính phủ Pháp); Các chương trình hợp tác quốc tế

về bảo vệ môi trường được triển khai có hiệu quả góp phần giải quyết nhiềuvấn đề bức xúc môi trường của tỉnh

2.3.4 Công tác quản lý môi trường ở thành phố Thái Nguyên

Theo Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, ngay sau khi luật bảo vệ môitrường được ban hành ngày 17/12/1993, nhiều văn bản về hướng dẫn thi hànhLuật ra đời tạo nên một khuôn khổ pháp lý chung cho mọi hoạt động bảo vệmôi trường

Để triển khai thực hiện, thành phố đã ban hành các quy định về bảo vệmôi trường: Quy định về thời gian thu gom rác, quản lý – quy hoạch – trật tựxây dựng, quản lý Nhà nước về rác thải, nước thải Quyết định số 808/QĐ –

UB của UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 15/08/2001 ban hành quy định về trật

tự xây dựng, quản lý vỉa hè, quản lý vệ sinh rác thải, nước thải trên địa bànthành phố Thái Nguyên Trong đó có nội dung mới và rất quan trọng là thựchiện xã hội hóa công tác vệ sinh, các phường tự thành lập đội vệ sinh môitrường với nguồn vốn hoạt động do dân tự đóng góp Qua kết quả hoạt độngcho thấy đây là mô hình tốt cần nhân rộng 26/26 đơn vị phường xã thành lậpđội vệ sinh Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thứcngười dân, vừa nâng cao trình độ cho các cán bộ trực tiếp làm công tác môitrường Trước đây, diện tích quét thu gom rác thải là 220.000m2, số công nhân

vệ sinh môi trường đô thị chỉ có 76 người Hiện nay thành phố tổ chức vệ sinhmôi trường đô thị trên diện tích thu gom rác thải là trên 700.000m2/tháng vớitrên 200 công nhân, duy trì vệ sinh đường phố ban ngày là 25.628m Thànhphố chỉ đạo phải thực hiện nghiêm túc quá trình thu gom, xử lý rác thải củaBệnh viện đa khoa Trung ương, bệnh viện A, bệnh viện C…đảm bảo môitrường vệ sinh và không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường được tỉnh,thành phố đầu tư mua sắm đầy đủ, đáp ứng được nhiệm vụ thu gom, vậnchuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trong nhân dân

Trang 21

Đến nay 18/18 phường đã có đội vệ sinh thu được 60% lượng rác thảisinh hoạt trong dân Thông qua Đoàn thanh niên, các chi hội phụ nữ, Cựuchiến binh, Người cao tuổi…vận động mọi người làm vệ sinh khu vực nhà vàkhu phố nơi mình ở, tập trung rác để thuận lợi cho Công ty đô thị thu gom vàđưa vào xử lý tại bãi rác của thành phố.

Công tác bảo vệ cây xanh, công viên do Công ty Quản lý đô thị đảmnhiệm Thành phố hiện có trên 600.000 cây xanh các loại, thường xuyên tỉacành tạo tán cho hơn 500 cây xà cừ đề phòng mưa bão đổ cây Một số côngviên, vườn hoa như: vườn hoa Đội Cấn, đài tưởng niệm anh hừng liệt sĩ, đảotrên trung tâm Gang Thép, Đồng Quang, dải phân cách trên đường Cáchmạng tháng Tám… đều được cắt tỉa tạo cảnh quan thoáng mát, xanh, sạch,đẹp Bên cạnh những đầu tư của Nhà nước, các ngành, các doanh nghiệp trênđịa bàn thành phố, đặc biệt là được sự giúp đỡ của chính phủ, thành phố còntriển khai một số dự án đầu tư nước ngoài như dự án “Nâng cao năng lực quyhoạch và quản lý môi trường đô thị” của Chính phủ Đan Mạch (DANIDA);

dự án thoát nước của chính phủ Pháp tài trợ 104 triệu Frăng…

Nhờ những nỗ lực của chính quyền và người dân, thành phố TháiNguyên cơ bản đã xanh – sạch – đẹp, tình hình vệ sinh môi trường đã đi vào

nề nếp, nhân dân đã ý thức được tác dụng lớn lao của công tác vệ sinh bảo vệmôi trường

Trang 22

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước về môi trường tạiphường Quang Trung – thành phố Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước về Môi trường tạiphường Quang Trung - thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2012

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: UBND phường Quang Trung - thành phố Thái Nguyên

- Thời gian tiến hành: từ 06/02/2012 đến 30/04/2012

3.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu với 4 nội dung sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Thực trạng môi trường

- Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường

- Đánh giá chung và đề xuất về một số giải pháp

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Nghiên cứu Luật và các văn bản dưới luật, các quy định có liên quan

Quá trình nghiên cứu luật, nghị định và các văn bản pháp luật có liênquan là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp chocác thao tác, các công việc trong quá trình thực hiện được đúng theo các quyđịnh, làm tăng sự chính xác và độ tin cậy cho khóa luận

Dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy củaNhà nước (Luật BVMT Việt Nam năm 2005, Nghị định 80, Nghị định 29,Thông tư 08, Thông tư 26,… và các văn bản dưới luật khác) làm tiêu chí đánhgiá công tác quản lý cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường của phường

3.4.2 Phương pháp kế thừa

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên… Thu thập các số liệu ởcác cơ quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên Phòng tài

Trang 23

nguyên môi trường, Chi cục bảo vệ môi trường, Trung tâm quan trắc, Ủy bannhân dân phường Quang Trung và các cơ quan có liên quan.

3.4.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Đề tài tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn 100 hộ dân trên địabàn phường

Cách chọn mẫu phỏng vấn: Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn ngẫu nhiên các

hộ dân thuộc 39 tổ trong phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên

3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy mẫu

* Chỉ tiêu theo dõi

- Nước mặt: pH, DO, BOD5, ΣN, ΣP, Fe, Cu, ColiformN, ΣN, ΣP, Fe, Cu, ColiformP, Fe, Cu, Coliform

- Nước ngầm: pH, DO, BOD5, Fe, Cu

* Phương pháp lấy mẫu

Đề tài tiến hành lấy 1 mẫu nước mặt và 1 mẫu nước ngầm

- Cách lấy: Lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011 - Hướng dẫn lậpchương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu Em lấy mẫu nước tại cửa ra tạiphường, nơi lấy nước để sử dụng

- Bảo quản: Theo TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước - Lấy mẫu.Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

3.4.5 Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước mặt thựchiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tíchtương ứng của các tổ chức quốc tế :

- Các chỉ tiêu pH, DO, TSS đo trên máy HI 9828/4

- Chỉ tiêu BOD5 phân tích bằng phương pháp pha loãng và cấy có bổsung allylthiourea, TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước

- Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn)

- Chỉ tiêu Fe phân tích bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10

- Phenantrolin TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1998) Chất lượng nước - Xácđịnh sắt

Trang 24

- Chỉ tiêu coliform xác đinh bằng TCVN 6187-1-1996 (ISO 1990) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩncoliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định.

9308-1-3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích đánh giá các số liệu có sẵn, các số liệu phân tích được Tổnghợp các số liệu đó để đưa ra các nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác

Trang 25

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Quang Trung

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Quang Trung là phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên về phíaTây có tổng diện tích tự nhiên là 201,24 ha, với mật độ dân số trung bình11.122 người/km2, địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vịhành chính như sau:

- Phía Bắc giáp phường Quang Vinh

- Phía Đông, Đông Bắc giáp phường Hoàng Văn Thụ

- Phía Nam giáp phường Đồng Quang

- Phía Tây giáp phường Tân Thịnh

Vị trí của phường có các trục đường huyết mạch của thành phố đi quanhư trục đường Lương Ngọc Quyến, Dương Tự Minh,… thuận lợi cho việcphát triển xã hội, đặc biệt là giao thông với địa phương trong và ngoài tỉnh

4.1.1.2 Địa hình

Mặc dù Thái Nguyên là một trong những tỉnh thuộc trung du miền núiphía Bắc địa hình tương đối cao (phần lớn là đồi núi, đồng bằng chiếm tỷ lệtương đối thấp), nhưng thành phố Thái Nguyên nói chung và phường QuangTrung nói riêng thì địa hình tương đối bằng phẳng và thấp dần theo hướngĐông Bắc – Tây Nam, điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi

Về địa chất công trình, đất đai của phường được hình thành trên nền địachất ổn định, kết cấu đất tốt Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất côngtrình, nhưng qua những công trình đã được xây dựng có thể đánh giá địa chấtcông trình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng

Trang 26

Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ Tháng 5 – 6 có số giờ nắngnhiều nhất (khoảng 170 – 180 giờ)

Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếuvào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó cótháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất

Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82% Độ ẩm không khí nhìnchung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùamưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70% Sự chênh lệch

độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 – 17%

Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùaĐông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc Do nằm xa biển nên phườngQuang Trung nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnhhưởng trực tiếp của bão

Thủy văn: Chế độ thủy văn của phường chịu ảnh hưởng của sông Cầunói chung Tuy nhiên hệ thống thủy văn trực tiếp tác động trên địa bànphường là suối Mỏ Bạch, nằm dọc theo ranh địa giới hành chính của phường

về phía Tây và Tây Bắc, là nơi điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước chodiện tích nông nghiệp còn lại của phường

Tóm lại : Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, phường QuangTrung cũng như thành phố Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng của bão và nhữngyếu tố bất lợi khác về thời tiết, khí hậu thuận lợi để phát triển sản xuất và sinhhoạt của nhân dân

Trang 27

4.1.2 Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1 Tài nguyên đất

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 phường Quang Trung

Diện tích (ha)

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 5,62 3,76

Trang 28

Với tổng diện tích 201,24 ha đất tự nhiên, diện tích đất chủ yếu là đấtFeralit nâu vàng, phát triển trên phù sa cổ, tầng đất dày nhưng lại xuất hiệnnhiều cuộn sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp Loại đất này thích hợp chotrồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm.

Mặt khác, đất đai của phường nói riêng và thành phố nói chung đượchình thành trên nền địa chất tương đối ổn định, kết cấu đất tốt nên thuận lợi đểxây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình cao tầng

Theo như số liệu kiểm kê năm 2011, phường Quang Trung có 201,24

ha đất tự nhiên chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên của thành phố Trong đó,diện tích đất được đưa vào sử dụng là 198,09 ha, chiếm 98,43% diện tích đất

tự nhiên của toàn phường Diện tích đất chưa sử dụng 3,15ha chiếm khoảng1,57% diện tích đất tự nhiên toàn phường

Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2011 đất nông nghiệp có 48,68 ha,chiếm 24,19% diện tích tự nhiên Trong đó bao gồm đất sản xuất nông nghiệp43,76 ha chiếm 89,89% diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp 1,48 hachiếm 3,04% diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản 3,44 ha chiếm7,07% diện tích đất nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của phường có 83,90 ha, chiếm 41,69%diện tích tự nhiên, được sử dụng vào các loại sau: đất phát triển hạ tầng 60,03 ha;đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,35 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6,30

ha Phát triển đô thị trong tương lai đất phi nông nghiệp ngày một gia tăng

4.1.2.2 Tài nguyên nước

a Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao nằm trong khu vực dân

cư, với trữ lượng khoảng 51.600m3, chủ yếu được cung cấp bởi nước mưa.Hiện nay do quá trình đô thị hóa mạnh, mặt khác hệ thống thoát nước thải vẫnchưa hoàn thiện nên tại các ao trên địa bàn phường cũng đã có dấu hiệu bịnhiễm bẩn Đây là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò nuôi trồng thủysản mà còn rất quan trọng trong việc điều hòa sinh thái cho các khu vực dân

cư Trong tương lai, với việc mở rộng các khu dân cư cần phải chú trọng đến

Trang 29

việc dành diện tích đất xây dựng các hồ điều hòa để đảm bảo vấn đề điều hòamôi trường sinh thái.

b Nguồn nước ngầm

Mặc dù chưa điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chấtlượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đìnhtrong phường, cho thấy trữ lượng nước ngầm khá dồi dào cho việc khai thác

sử dụng Hiện nay, nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong sinhhoạt ăn uống mà chỉ sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác…

4.1.2.3 Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê 01/01/2011 trên địa bàn phường có 1,48ha đấtlâm nghiệp, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất (chiếm 100% đất lâm nghiệp,chiếm 0,7% tổng diện tích tự nhiên của toàn phường) Hiện nay, diện tích đấtrừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý

4.1.2.4 Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn phường có 39 tổ dân phố, 3.180 hô dân với 22.383 nhânkhẩu Với đặc thù là một phường có quá trình đô thị hóa diễn ra trong thờigian dài, gắn với quá trình hình thành và phát triển của thành phố Đã tạo racho dân cư trong phường một tư duy đô thị, khả năng lao động và tiếp thu cáctiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào cuộc sống một cách linh hoạt và hiệuquả, năng động và thích ứng nhanh với nền thị trường

4.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội

4.1.3.1 Tình hình kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tếphường Quang Trung đã có những chuyển biến tích cực Tốc độ tăng trưởnghàng năm khá lớn, năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt racho các ngành kinh tế đề vượt chỉ tiêu (năm 2007 giá trị sản xuất nông côngnghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 8,2 tỷ đồng/chỉ tiêu 8,2 tỷ đạt 100% kếhoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 65,35 tấn/chỉ tiêu 50 tấn đạt

Trang 30

130,79% kế hoạch Giá trị CN - TTCN đạt: 33,085 tỷ đồng/33 tỷ đồng =100,25% kế hoạch.

Công tác sản xuất nông nghiệp

- Tổng sản lượng lương thực có hạt : 39 tấn /33,4 tấn = 117 % kế hoạch

Bảng 4.2 Báo cáo tổng hợp thu ngân sách từ năm 2009 – 2011

Thựchiện (tỉ

đồng)

Tỷ lệ(%)

Thựchiện(tỉ

đồng)

Tỷ lệ(%)

Thựchiện(tỉ

đồng)

Tỷ lệ(%)

3 Giá trị

Thu chi ngân sách

- Thu ngân sách năm 2011 ước đạt 11.038.515.000,đ/10.792.000.000,đ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau 5 năm thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ khóa III, Đảng bộ

và mọi tầng lớp nhân dân phường luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt quanhiều khó khăn, thử thách và đạt được những t hành tựu rất quan trọng, tạođược sự chuyển biến sâu sắc toàn diện trong đời sống nhân dân Cơ cấu kinh

tế có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng thương mại và dịch vụ Ngànhcông nghiệp trên địa bàn phường hiện nay có duy nhất nhà máy sản xuất hóachất Z129 của Bộ Quốc Phòng Trong những năm gần đây công nghiệp pháttriển theo hướng đầu tư những ngành sử dụng nguồn lao động có trình độ và

Ngày đăng: 14/10/2014, 23:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1.  Sơ đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường - Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường quang trung   thành phố thái nguyên giai đoạn 2008   2012
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường (Trang 18)
Bảng 4.5. Ý kiến của người dân về tình trạng môi trường không khí - Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường quang trung   thành phố thái nguyên giai đoạn 2008   2012
Bảng 4.5. Ý kiến của người dân về tình trạng môi trường không khí (Trang 38)
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước mặt của phường Quang Trung - Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường quang trung   thành phố thái nguyên giai đoạn 2008   2012
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước mặt của phường Quang Trung (Trang 39)
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước ngầm của phường Quang Trung - Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường quang trung   thành phố thái nguyên giai đoạn 2008   2012
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước ngầm của phường Quang Trung (Trang 41)
Hình 4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường phường Quang Trung - Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường quang trung   thành phố thái nguyên giai đoạn 2008   2012
Hình 4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường phường Quang Trung (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w