xử lý việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trong trường hợp là hành lý di chuyển

19 524 0
xử lý việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trong trường hợp là hành lý di chuyển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng của nhà nước là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra trong thời kỳ đổi mới. Quá trình thực hiện mục tiêu này tất yếu làm phát sinh nhiều mối quan hệ phức tạp với sự gia tăng các tranh chấp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế ngày càng đa dạng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng về khối lượng, chủng loại…, đặt ra cho hoạt động kiểm soát hải quan nhiều thách thức. Hiện tượng xe ôtô biển số Lào, biển số Cam pu chia, biển số liên doanh, biển số sử dụng tại các khu kinh tế cửa khẩu…tạm nhập nhưng quá thời hạn không tái xuất cũng đang gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các lực lượng chức năng. Trong đó có sự gia tăng các khiếu nại, khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính giữa tổ chức, cá nhân với cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do sự phức tạp trong các mối quan hệ xã hội, một phần là do hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước còn có nhiều hạn chế, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của Nhà nước cũng còn nhiều điểm bất cập cần phải hoàn thiện. Trong bối cảnh hiện nay, cần khẳng định rằng, đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu ở các khu vực biên giới là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa thực tế sâu sắc. Là một cán bộ, đảng viên đang công tác tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội, trên cở sở kiến thức tiếp thu được từ học tập, nghiên cứu qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Học viện hành chính quốc gia và thực tế công tác, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Xử lý việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trong trường hợp là hành lý di chuyển” để viết bài xử lý tình huống quản lý nhà nước cuối khóa. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới mà cụ thể là hành lý di chuyển của công dân thông qua một tình huống 1 cụ thể, từ đó phân tích tình huống, chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của sự việc, đồng thời đưa ra những phương án để giải quyết tình huống và đề xuất hướng giải quyết tình huống. Đây là một tình huống có thật, vụ án còn chưa kết thúc, mặc dù tính chất sự vụ việc không thật bức xúc, phức tạp, nhưng lại là trường hợp rất phổ biến. I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG Năm 2002 gia đình ông Trần Hiệp Trí là Việt kiều sinh sống tại Căm Pu Chia được phép hồi hương về nước. Ngày 13/12/2002, trên đường hồi hương về nước ông Trí có mang theo một số tài sản mà gia đình ông đang sử dụng, trong đó có một chiếc xe ôtô 4 chỗ hiệu MERCEDES, biển số CPC 2537, số máy 1298022018390, số khung VDB 140571A25088, năm sản xuất 1994. Khi về tới cửa khẩu hải quan Xa mát, tỉnh Tây Ninh, ông Trí có làm thủ tục nhập cảnh và kê khai xin nhập khẩu chiếc xe ô tô nói trên. Chi cục Hải quan huyện Xa Mát sau khi xem xét hồ sơ làm thủ tục, Chi cục Hải quan huyện Xa mát đã yêu cầu ông Trí gửi xe lại cửa khẩu cùng giấy tờ kèm theo để chờ hoàn tất thủ tục. Sau khi ông Trí thực hiện theo yêu cầu của Chi cục Hải quan huyện Xa Mát và chuyển một số tài sản khác về nơi cư trú tại tỉnh Tây Ninh, thì cơ quan Hải quan huyện Xa Mát đã tự ý chuyển chiếc xe ô tô cùng toàn bộ giấy tờ có liên quan về Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh để xem xét giải quyết. Ngày 19/12/2002, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đã cấp tờ khai nhập khẩu xe ô tô cho ông Trí. Ngày 30/1/2003, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đã giao chiếc xe ô tô nói trên cho ông Trí đưa về nhà để bảo quản và trông giữ. Ngày 12/3/2003, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đã yêu cầu ông Trí mang xe ô tô đến Cục Hải quan để giải quyết. Cùng ngày, Cục Hải quan tỉnh Tinh Ninh đã lập biên bản vi phạm hành chính số 02/BB-HC1 đối với ông Trí và đưa chiếc xe ô tô vào kho niêm phong. 2 Ngày 8/12/2004, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 116/QĐ-XP-HC9 xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trí với nội dung tịch thu chiếc xe ô tô nói trên. Ngày 14/12/2004, ông Trí có đơn khiếu nại. Ngày 19/01/2005, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 02/QĐ-HC17 giải quyết khiếu nại của ông Trí với nội dung vẫn giữ nguyên Quyết định số 116/QĐ-XP-HC9 ngày 8/12/2004 của Cục trưởng Cục Hải quản tỉnh Tây Ninh. Ngày 31/01/2005 ông Trí khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định xử lý vi phạm hành chính số 116/QĐ-XP_HC9 ngày 8/12/2004 của Cục trưởng Cục hải quan tỉnh Tây Ninh. Ngày 18/02/2005 Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh thụ lý vụ án. II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Phân tích diễn biến tình huống - Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 27/2001/BTM-TCHQ ngày 6/12/2001 của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô của một số đối tượng theo đường phi mậu dịch thì: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương được nhập khẩu 01 chiếc ô tô là tài sản cá nhân đang sử dụng ở nước ngoài. Khi làm thủ tục nhập khẩu ô tô, cá nhân này phải nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị nhập khẩu, có xác nhận địa chỉ cư trú của chính quyền địa phương; Quyết định của Bộ công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về định cư ở Việt Nam (bản sao có công chứng); Hộ chiếu (bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu); Giấy đăng ký ô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp, thời gian ít nhất là 6 tháng trước thời điểm về nước (bản sao có công chứng kèm theo bản dịch tiếng Việt có công chứng); Vận tải đơn (3 bản copy hoặc 1 bản copy, 2 bản sao của bản chính). 3 Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật nêu trên, nếu ông Trần Hiệp Trí đã làm thủ tục nhập khẩu hoặc cố tình gian dối để nhập khẩu chiếc xe ô tô 4 chỗ hiệu MERCEDES, biển số CPC 2537, được sản xuất năm 1994 vào Việt Nam, thì việc Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định số 116/QĐ-XP_HC9 xử lý bằng hình thức tịch thu xe là đúng vì chiếc xe ô tố này có năm sản xuất đã quá 5 năm tính đến ngày nhập khẩu. Tuy nhiên, trong vụ án này chiếc xe ô tô bị tịch thu là tài sản di chuyển của ông Trần Hiệp Trí – Việt kiều ở Cam pu chia được phép hồi hương về nước (điểm 15 Điều 4 Luật hải quan quy định: Tái sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài). Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì khi hồi hương về đến cửa khẩu Xa Mát, ông Trí mới kê khai, xuất trình hồ sơ xin nhập khẩu chiếc xe ô tô nói trên. Căn cứ vào Biên bản chứng nhận do Chi cục Hải quan Xa Mát lập ngày 13/12/2002, thì hồ sơ xin nhập khẩu chiếc xe ô tô của ông Trí là tài sản di chuyển, do còn thiếu Quyết định cho phép gia đình ông Trí nhập cư tại Việt Nam của Cơ quan có thẩm quyền và bản kê chi tiết tài sản; nên Hải quan cửa khẩu Xa Mát chưa giải quyết mà đồng ý cho ông Trí tạm gửi xe ô tô tại Hải quan cửa khẩu Xa Mát chờ hoàn tât thủ tục. Sau đó, chính Cơ quan Hải quan đã tự ý đưa xe ô tô của ông Trí về trụ sở Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh (tự ý đưa xe ô tô của ông Trí vào lãnh thổ Việt Nam). Ngày 30/01/2003, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đã giao lại chiếc xe ô tô cho ông Trí mang về để bảo quản, trông giữ chờ giải quyết. Như vậy, ông Trí chưa có hành vi nhập khẩu hoặc gian dối để nhập khẩu xe ô tô không đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước về nhập khẩu. - Mặt khác, theo quy định tại Điều 1 Luật Hải quân quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan thì: Người khai hải quan có quyền được cơ quan Hải quan 4 cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và hướng dẫn làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp này, nếu cơ quan Hải quan đã hướng dẫn, giải thích, nhưng ông Trí vẫn cố tình vi phạm thì việc Cơ quan Hải quản lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định tịch thu xe của ông Trí là có căn cứ. Căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, thấy rằng trong hồ sơ vụ án chưa có tài liệu nào thể hiện việc Cơ quan Hải quan cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải thích theo quy định của pháp luật cho ông Trí được biết xe ô tô của ông Trí không đủ điều kiện được nhập khẩu, để từ chối việc nhập khẩu chiếc xe ô tô nói trên. Như vậy, trong trường hợp này, chưa đủ căn cứ chứng minh ông Trí cố ý vi phạm quy định về nhập khẩu ô tô. Việc Cục Hải quan Tây Ninh tự ý đưa xe ô tô của ông Trí từ cửa khẩu Xa Mát về trụ sở Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh để giải quyết, chứ không phải ông Trí tự ý đưa xe vào trong lãnh thổ Việt Nam để sử dụng. Từ các căn cứ nói trên, thấy rằng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh quyết định tịch thu xe ô tô của ông Trí là không đúng pháp luật. Khi ông Trí có đơn khiếu nại, ngày 19/01/2005, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 02/QĐ-HC17 giải quyết khiếu nại của ông Trí với nội dung vẫn giữ nguyên Quyết định số 116/QĐ-XP-HC9 ngày 8/12/2004 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh cũng là không đúng pháp luật. Ngày 31/01/2005 ông Trí có đơn khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định xử lý vi phạm hành chính số 116/QĐ-XP-HC9 ngày 8/12/2004 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh. Ngày 18/02/2005 Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh thụ lý vụ án. Tại bản án hành chính sơ thẩm số 02/2005/HCST ngày 03/6/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã xét xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trí; hủy Quyết định số 116/QĐ-XP-HC9 ngày 8/12/2004 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh, giao về Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh giải quyết lại. 5 Ngày 03/6/2005, ông Trí kháng cáo. Ngày 09/6/2005, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh kháng cáo. Tại bản án hành chính phúc thẩm số 22/2005/HCPT ngày 25/7/2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử: Sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của ông Trí; giữ nguyên quyết định số 116/QĐ- XP-HC9 ngày 8/12/2004 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh. Ngày 19/8/2005 ông Trí có đơn gửi Tòa án nhân dân tối cao, đề nghị được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính phúc thẩm nói trên. Ngày 12/01/2006, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có quyết định số 01/2006/HC-TK kháng nghị bản án hành chính phúc thẩm số 22/2005/HCPT ngày 25/7/2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 02/2006/GĐT-HHĐTP, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định: Sửa bản án hành chính phúc thẩm số 22/2005/HCPT ngày 25/7/2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, tuyên hủy quyết định số 116/QĐ-XP-HC9 ngày 8- 12-2004 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh để Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật. Những lý do mà Hội đồng Thẩm phán đưa ra để sửa bản án phúc thẩm là: 1. Ông Trí chưa có hành vi vi phạm pháp luật hành chính về nhập khẩu hoặc gian dối để nhập khẩu xe ô tô không đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước. 2. Cơ quan Hải quan chưa thực hiện trách nhiệm phải hướng dẫn, giải thích về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện nhập khẩu, quá cảnh theo yêu cầu của Luật Hải quan. 3. Cơ quan Hải quan tự ý đưa xe ô tô của ông Trí vào lãnh thổ Việt Nam chứ không phải ông Trí tự đưa xe ô tô vào lãnh thổ Việt Nam để sử dụng. 6 4. Tòa án cấp phúc thẩm quyết định giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là không có căn cứ. 2.2.Nguyên nhân xảy ra tình huống 2.2.1. Đối với cá nhân ông Trần Hiệp Trí Do trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, lại chủ quan, không tìm hiểu trước các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc hồi hương về nước cũng như việc nhập khẩu tài sản di chuyển của mình, không có sự liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại Căm pu chia để tham khảo và đề nghị cung cấp thông tin về các thủ tục pháp lý cần thiết trong trường hợp cá nhân ông Trí không thể trực tiếp thu nhập được. 2.2.2 Đối với cơ quan Hải quan Có thể thấy, từ một sự việc tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng việc giải quyết của cơ quan Hải quan đã làm cho vụ việc trở nên bức xúc, kéo dài, làm giảm lòng tin của người dân vào cơ quan công quyền, những người đại diện cho nhà nước. Sở dĩ cơ quan Hải quan có những sai lầm trong việc thụ lý, giải quyết vụ việc là bởi những nguyên nhân sau: - Hệ thống pháp luật, chính sách, hệ thống các công cụ quản lý kinh tế cần thiết cho những yêu cầu mới của cơ chế quản lý chưa được xây dựng đầy đủ, còn nhiều yếu tố không đồng bộ, thiếu cụ thể, nên trong thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc, thậm chí còn bị hiểu sai lệch, trong khi trình độ hiểu biết về quản lý hành chính nhà nước, về pháp luật hành chính còn hạn chế, khó khăn về điều kiện cập nhật các quy định của pháp luật về hành chính, hải quan, về xuất nhập khẩu còn hạn chế hoặc chưa được đào tạo đầy đủ; năng lực, trình độ nghiệp vụ, cũng như lực lượng cán bộ của các cơ quan pháp luật nói chung, cơ quan Hải quan nói riêng còn hạn chế, chưa kể những điều kiện vật chất hạn hẹp khác cũng đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc của một số cán bộ Hải quan. - Do công tác tập huấn, hướng dẫn thi hành Luật Hải quan của các cơ quan chức năng nhà nước chưa được kịp thời, chưa triệt để cho các chủ thể có 7 liên quan đặc biệt là các cán bộ Hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xuất nhập cảnh, xin phép xuất nhập khẩu. - Do nắm không vững những điều cơ bản về pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, do suy nghĩ chủ quan của cán bộ, công chức tham mưu cho rằng làm như vậy không những không gây ra hậu quả gì mà còn ngăn ngừa được tình trạng nhập khẩu trái phép hàng hóa bên ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. - Thêm vào đó là tình trạng mất dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại như chưa công khai quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước, cán bộ giải quyết sự việc không chủ động, tích cực tiếp xúc với người nhập cảnh, không giải thích, hướng dẫn cho người dân về các thủ tục hành chính cần thiết, nhiều khi thông tin không đến được với người dân hoặc đến không đủ, hoặc bưng bít thông tin … Trong rất nhiều trường hợp, người dân không có cơ hội để trình bày sự việc và nguyện vọng của mình cũng như lắng nghe, giải thích của các cơ quan giải thích về các căn cứ có tính thuyết phục của quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Điều này dẫn đến thực trạng việc giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước nói riêng, của cơ quan Hải quan nói chung còn mang tính đơn phương, độc đoán không có tiếng nói của người dân, thiếu tính khách quan, dân chủ. 2.3. Hậu quả của tình huống Khi sự việc trên xảy ra tại địa bàn biên giới tỉnh Tây Ninh đã có một số tác động tới hoạt động kinh tế, xã hội. Về mặt kinh tế, gia đình ông Trần Hiệp Trí do có vụ việc xảy ra gây lãng phí về người, sức của. Còn xét vê góc độ quản lý phải tốn thời gian công sức để giải quyết vụ việc. Cụ thể, những hậu quả đó là: - Bản thân ông Trần Hiệp Trí bị cơ quan Hải quan tịch thu xe đã làm cho ông Trí không có phương tiện để đi lại, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của ông Trí và gia đình. - Việc thường xuyên phải đến làm việc với các cơ quan hành chính cũng như cơ quan Tòa án để giải quyết vụ việc sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục nhiêu khê, còn nhiều điều kiện ràng buộc không phù hợp làm cản trở quyền khiếu kiện 8 ra tòa án của công dân như muốn thụ lý phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng trong khi thời hiệu khởi kiện ra Tòa án lại quá ngắn. Những quy định này vừa hạn chế quyền khiếu kiện chính đáng của người dân vừa “trói buộc” khả năng giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án. Đó là chưa kể đến trường hợp cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là Cục hải quan tỉnh Tây Ninh có thể dây dưa kéo dài việc trả lời người khiếu nại làm cho đương sự gặp khó khăn trong việc khởi kiện ra Tòa án. - Việc ban hành quyết định quản lý hành chính không đúng của cơ quan quản lý nói chung, mà cụ thể là quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Hải quan Tây Ninh nói riêng làm cho người dân thiếu tin tưởng vào Đảng, vào chính quyền Nhà nước. Trong khi đó gia đình ông Trí là Việt Kiều hồi hương ,bản thân ông Trí phải là người yêu nước mới cùng gia đình quyết định về nước để định cư, nhưng vừa đặt chân về Tổ quốc, ông Trí và gia đình đã gặp phải những trở ngại về mặt hành chính như trên, dễ làm cho tâm tư bị dao động, bất mãn. Nếu bị kẻ xấu lợi dụng, tung tin đồn thất thiệt sẽ làm cho trong xã hội xuất hiện dư luận không có lợi cho công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hơn nữa thái độ và tinh thần công tác của cán bộ quản lý ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội của nhân dân. Uy tín của cán bộ, công chức nhà nước giảm sẽ đồng nghĩa với lòng tin của nhân dân vào Đảng vào chính quyền giảm. Điều này gây nên sự hoài nghi trong dư luận, trong quần chúng nhân dân về tính hiệu quả của cơ quan công quyền. - Cơ quan quản lý nhà nước mất thời gian, công sức để giải quyết vụ việc. Nhiều cơ quan cùng phải điều động cán bộ xem xét giải quyết vụ việc, báo cáo lên cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử lý. Nếu cơ quan Hải quan thụ lý giải quyết tốt vụ việc ngay từ ban đầu thì sẽ không có tình trạng người dân phải khiếu nại rồi khiếu kiện vòng vèo, dài dòng, sự việc không đến mức phải đưa ra giải quyết tại cơ quan Tòa án. Chưa kể nếu việc giải quyết ở cơ quan Tòa án cũng không rõ ràng, nghiêm minh, không thỏa đáng và không đúng pháp luật thì vụ việc sẽ còn kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm vì phải qua các giai đoạn 9 xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Vụ việc giải quyết bị kéo dài sẽ kéo theo những chi phí quản lý hành chính cao làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước. - Đối với cán bộ công chức khi giải quyết các sự vụ thuộc thẩm quyền của mình nếu có vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với các hình thức được quy định trong Luật về cán bộ công chức, nhẹ có thể bị khiển trách, cảnh cáo, nặng có thể bị cách chức, bãi nhiệm. Một cán bộ công chức khi bị áp dụng hình thức kỷ luật sẽ có tư tưởng không thoải mái, thậm chí tinh thần sa sút, hiệu quả làm việc không cao, dễ phát sinh tư tưởng chán nản, tiêu cực, bi quan, mất lòng tin vào nghề nghiệp. - Việc không tuân thủ các quy trình, các thủ tục hành chính của công dân cùng với việc vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, của cán bộ quản lý thể hiện rõ ràng rằng pháp chế xã hội chủ nghĩa của chúng ta chưa được mọi người tôn trọng và chấp hành một cách đầy đủ, nghiêm minh. III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 3.1. Mục tiêu xử lý tình huống - Để đảm bảo kỷ cương pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh. - Bảo vệ lợi ích của công dân, của xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời giáo dục, thuyết phục người dân chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc. - Đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực nói chung, trong đó có ngành Hải quan với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu qua biên giới nói riêng. - Không ngừng nghiên cứu, học tập đề nâng cao trình độ, năng lực công tác là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cán bộ, công chức Nhà nước, nhà quản lý, người có thẩm quyền giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật. Nếu không chịu khó học tập nghiên cứu nâng cao trình độ thì bản thân những cán bộ, công 10 [...]... dụng) - Nếu trong thời gian tối đa 12 tháng mà ông Trí không cung cấp cho cơ quan Hải quan đầy đủ giấy tờ trong bộ hồ sơ nhập khẩu thì cơ quan hải quan có quyền từ chối cho nhập khẩu chiếc xe ô tô là hành lý di chuyển của ông trí Còn nếu trong thời gian này ông Trí hoàn tất được các thủ tục hành chính và giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu thì cơ quan Hải quan cho phép ông Trí được nhập khẩu chiếc... trình học tập của khóa học Tôi xin trân thành cảm ơn Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, đã giúp tôi hoàn thành tiều luận “ Xử lý việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trong trường hợp là hành lý di chuyển Tuy nhiên, với thời gian học tập, nghiên cứu còn hạn hẹp, kiến thức lý luận còn phần nào hạn chế sẽ không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, Tôi kính mong được sự quan tâm, tạo điều... hải quan, đăng ký hồ sơ hải quan theo đúng quy định của pháp luật, trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết Nếu hồ sơ hải quan còn thiếu thì cho phép ông Trí được gửi xe tại “kho ngoại quan” (theo quy định tại điểm 13 điều 14 Luật hải quan thì “kho ngoại quan” là kho lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; ... sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta, trong đó Việt kiều cũng là một thành phần không nhỏ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương đường... Luật hải quan Ưu điểm của phương án: Giải quyết được nhanh chóng vụ việc, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khiến người dân phấn khởi, hài lòng, tin tưởng vào đường lối, chính sách mở cửa thông thoáng của nhà nước ta Nhược điểm của phương án: Cơ quan quản lý nhà nước sẽ rất khó kiểm soát được việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, đặt hoạt động kiểm soát của cơ quan hải quan vào... 23 của Luật hải quan thì trong trường hợp ông Trí không có đầy đủ các giấy tờ được liệt kê như trên, cơ quan Hải quan phải phổ biến cho ông Trí được biết về quyền và nghĩa vụ của mình, cụ thể cơ quan Hải quan phải giải thích cho ông Trí biết theo quy định của pháp luật thì để được phép nhập khẩu chiếc xe ô tô là tài sản di chuyển, ông Trí bắt buộc phải làm đầy đủ các thủ tục hành chính và phải cung... một trong ba phương án sau: Phương án 1 Khi về tới cửa khẩu hải quan Xa Mát, tỉnh Tây Ninh, ông Trí có làm thủ tục nhập cảnh và kê khai xin nhập khẩu chiếc xe ô tô nói trên Nếu ông Trí không cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết thì cơ quan Hải quan có quyền từ chối cho nhập khẩu Ưu điểm của phương án: Giải quyết nhanh chóng được vụ việc Thể hiện được tính ý chí và tính quyền lực của các cơ quan quản lý. .. trong những tình huống đơn giản trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước tại một trong những cửa khẩu biên giới của Việt Nam, song nó chứng tỏ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật là hết sức cần thiết Pháp luật được xem như một công cụ hữu hiệu nhất của nhà nước để quản lý nền kinh tế Ở đó, pháp luật có vai trò vừa là công cụ cưỡng chế hành vi có thể làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước Chính vì vậy,... có thể mạng lại đó là làm người dân dễ có tư tưởng hoang mang, mất lòng tin vào cơ quan quản lý, vào chính sách của Đảng và nhà nước 11 Phương án 2 Khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, nếu thấy ông Trí chỉ thiếu một giấy tờ là Quyết định cho phép hồi hương, cán bộ Hải quan có thể tham mưu cho thủ trưởng cho phép hàng hóa là chiếc xe ô tô được thông quan và được chậm nộp các chứng từ hải quan có thời hạn theo... - Bốn là, xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ thực sự, trong đó mọi tổ chức nhà nước, mọi đơn vị kinh tế, mọi người biết tự giác chấp hành pháp luật, biết đặt khẩu hiệu “sống và làm việc theo pháp luật” trong ý thức và hành động của mình, có như vậy nhà nước ta mới thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân V Kết luận Câu chuyện tình huống trên là một trong những tình huống đơn giản trong hoạt . hoàn thành tiều luận “ Xử lý việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trong trường hợp là hành lý di chuyển . Tuy nhiên, với thời gian học tập, nghiên cứu còn hạn hẹp, kiến thức lý luận còn phần nào. một khía cạnh nhỏ trong hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới mà cụ thể là hành lý di chuyển của công dân thông qua một tình huống 1 cụ thể, từ đó phân. hóa qua biên giới trong trường hợp là hành lý di chuyển để viết bài xử lý tình huống quản lý nhà nước cuối khóa. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong

Ngày đăng: 14/10/2014, 21:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan