1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống các phương tiện của ngôn ngữ

13 516 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình sử dụng ngoại ngữ và dịch thuật, văn bản là công cụ không thể thiếu. Hiện nay, các thể loại văn bản tiếng Việt và tiếng Anh đang được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Ngữ pháp văn bản tiếng Việt và tiếng Anh là mục tiêu và đối tượng cần chú ý nhất trong quá trình dạy và học tiếng Anh, cũng như dịch thuật Anh - Việt và Việt - Anh. Theo các nghiên cứu ban đầu, cần thiết phải có các tài liệu ngữ pháp đối với các văn bản mang đặc tính chuyên ngành dưới dạng đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ được học hoặc nghiên cứu nhằm giúp người học hoặc nghiên cứu tiếp nhận một cách nhanh chóng các kiến thức tiên tiến bằng ngoại ngữ. Hơn thế nữa, trên cơ sở ngữ pháp được học, người học có thể nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình và làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc. Thực tế lịch sử phát triển của tri thức khoa học thể hiện một quá trình liên tục và có tính kế thừa. Nội dung của các thuật ngữ về nghiên cứu đối chiếu cũng được xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó. Thuật ngữ "đối chiếu" thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và không tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại. Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu được phổ biến là thuật ngữ "so sánh" (comparative) với nội dung đối chiếu. Từ năm 1960 trở về đây, thuật ngữ "ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics) bắt đầu được sử dụng phổ biến, dần dần thay thế cho thuật ngữ "so sánh" (comparative). Tuy nhiên, trong 1 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích ngôn ngữ học Anh, các thuật ngữ truyền thống được dùng tương đối lâu dài. Ví du, trong các công trình của Haliday, Mackintơn, Tơrevưn và một số tác giả khác, thuật ngữ "so sánh" (comparative) vẫn được sử dụng đến năm 1961, còn Elie đã dùng thuật ngữ "comparative" với nghĩa đối chiếu cho đến năm 1966. Theo từ điển nhiều tập Oxford (1933), tính từ "comparative" được định nghĩa căn cứ vào cách dùng của từ này khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nội dung nghĩa thường nhấn mạnh đối chiếu những điểm khác nhau giữa hai hoặc hơn hai đối tượng được khảo sát, theo thời gian, thuật ngữ "đối chiếu" được sử dụng với nghĩa mở rộng để chỉ đúng hiện thực nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ. Đối chiếu các ngôn ngữ cho khả năng xác định không chỉ các dữ kiện và hiện tượng có các chức năng tương tự trong các ngôn ngữ được đối chiếu, mà còn xác định vị trí của chúng trong các hệ thống theo chức năng. Ví dụ, khi đề cập đến hệ thống các phương tiện mang nghĩa chỉ hành động, có thể nói rằng trong tiếng Anh tiếp tố -er chắc chắn là hạt nhân của hệ thống chức năng các phương tiện tạo ra danh từ chỉ vật mang hành động, hơn nữa, tiếp tố này có khả năng to lớn trong việc tạo lập các danh từ trên cơ sở một động từ bất kì. Trong tiếng Việt, nhân tố được dùng để tạo từ chỉ người hành động thường là từ riêng biệt và được gọi là từ tố, ví dụ "viên" trong các từ nhân viên, sinh viên, viên chức và v.v. Nghiên cứu đối chiếu ngữ pháp trong văn bản khoa học giải quyết các quan hệ tương đồng và không tương đồng về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ khoa học. Trong phân tích đối chiếu ngôn ngữ, các hiện tượng ngôn ngữ càng giống nhau thì càng có nhiều tương đồng về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ được đối chiếu. Ví dụ, khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Hán hoặc với tiếng Thái thì mức độ giống nhau nhiều hơn là đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nga hoặc tiếng Bun. Trong trường hợp đối chiếu các ngôn ngữ rất khác nhau về loại hình thì sẽ tìm thấy nhiều điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ. Sự khác nhau này có tính hệ thống, khái quát (thanh điệu trong tiếng Việt, cách trong tiếng Nga v.v.). Nếu đối chiếu tiếng Việt với tiếng 2 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích Anh thì sẽ tìm thấy nhiều điểm giống nhau hơn trong ngôn ngữ (cùng là các ngôn ngữ phân tích tính, trật tự câu rõ ràng v.v.). Trong các ngôn ngữ khi đối chiếu luôn tồn tại sự không tương đồng về ngữ pháp, ngữ nghĩa hoặc tuyến dẫn xuất nghĩa phái sinh. Ví dụ, từ loại tiếng Việt và tiếng Anh có sự không tương đồng về số lượng và loại hình. Sự không tương đồng về nghĩa thể hiện cả ở khái niệm ngữ nghĩa của từ, ví dụ, các sắc thái về mầu sắc là không như nhau trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt: từ “blue” tiếng Anh được chuyển dịch sang tiếng Việt với hai nghĩa xanh lơ và xanh nước biển. Mầu sắc trong tiếng Việt được thể hiện bằng các từ theo mô hình hợp nghĩa, phụ nghĩa và láy lại để tạo ra hàng loạt đơn vị ngôn ngữ với sắc thái chi tiết hơn so với từ chỉ mầu sắc trong tiếng Anh, ví dụ: xanh - xanh xanh, xanh nhạt, xanh thắm, xanh da trời, xanh nõn chuối, xanh nước biển, xanh biếc (biêng biếc), xanh lè, xanh lục, xanh thổ cẩm, xanh cẩm thạch, xanh rêu Trong hệ thống ngữ pháp tiếng Anh hiện đại không tồn tại phạm trù cách và giống, không có khái niệm hai động từ đối lập nhau: chưa hoàn thành thể / hoàn thành thể, ví dụ như trong tiếng Nga. Phần lớn các cụm từ tiếng Anh được thể hiện ở dạng cụm từ chính phụ, chính xác hơn, ở dạng cụm từ cố định hoặc thành ngữ (phrases). Các cụm từ này được tạo thành trên cơ sở liên kết phụ thuộc, bao gồm hai thành tố: thành tố chính (hạt nhân) - kernel và thành tố phụ (bổ sung từ) - adjunct. Cũng như tiếng Việt, trật tự các thành phần của cụm từ tiếng Anh có ý nghĩa chủ yếu: một danh từ bất kì đứng trước một danh từ khác đều thực hiện chức năng định ngữ, ví dụ : An air-flow meter - khí cụ đo lưu lượng không khí Anticorrosive paint - sơn chống gỉ Liên kết chính phụ không chỉ được thể hiện ở cụm danh từ, mà còn ở cụm động từ (to work hard, to fly a plane, to decide to stay, to begin singing, to wait for news ), cụm tính từ (very difficult, proud of his son, ). Có thể thấy rõ rằng trong tiếng Việt và trong tiếng Anh cấu trúc câu cùng tuân thủ một trật tự là C - P - O. Thành phần chính của cấu trúc câu trong cả hai ngôn ngữ Việt và Anh là chủ ngữ S và vị ngữ V, hạt nhân của cấu trúc câu là vị 3 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích ngữ V. Vị ngữ là thành phần thiết yếu, không thể thiếu trong cấu trúc một câu bất kì, bởi vì nếu thiếu vị ngữ thì không tồn tại tính vị ngữ của cấu trúc câu, nghĩa là không tồn tại sự biểu thị các quan hệ thông báo đối với hiện thực. Chủ ngữ cũng là thành phần cần thiết trong phần lớn các cấu trúc câu, bởi vì nó chỉ nghĩa sự vật của lời nói hoặc văn bản tạo nên cơ sở nội dung trần thuật, và do đó, tạo nên nội dung giao tiếp. Câu có cấu trúc gồm cả chủ ngữ và vị ngữ thì được gọi là câu hai thành phần. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, vị trí các thành phần của câu đều có vai trò quan trọng trong cấu trúc câu. Việc thay đổi vị trí của vị ngữ (vật mang thông tin chủ yếu của câu) đối với chủ ngữ, nghĩa là thay đổi trật tự từ trong cấu trúc câu thường dẫn đến việc nội dung thông báo của câu bị thay đổi, hơn nữa, có thể dẫn đến sự thay đổi cả hình thức cấu trúc câu và sắc thái của nó. Vị trí của vị ngữ đối với chủ ngữ có thể rất đa dạng ở các ngôn ngữ khác nhau. Phần đối chiếu này không hạn chế trong phạm vi hai ngôn ngữ Việt - Anh. Nghiên cứu có thể được mở rộng hơn đối với các ngôn ngữ khác để trên cơ sở này người học có thể phát triển nghiên cứu đối chiếu không chỉ hai ngôn ngữ Việt - Anh, mà còn đối với các ngôn ngữ khác. Phạm vi đối chiếu có thể được phân định theo các nguyên tắc sau: - Làm sáng tỏ đặc điểm thể hiện các phạm trù ở ngôn ngữ được nghiên cứu như thời, thể, xác định, không xác định, phạm trù giống, số, cách, đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa v.v. - Đối chiếu các đặc điểm cấu tạo âm vị, hình vị, từ loại, cú pháp v.v. - Đối chiếu các đặc điểm hoạt động, hành chức của các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ trong giới hạn các cấp độ. - Đối chiếu các phong cách chức năng. - Đối chiếu tiến trình phát triển nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát triển và quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu. Trong phạm vi em tìm hiểu và được học trên giảng đường, em xin được trình bày về sự đối chiếu thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh 4 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích Bài viết của em gồm 5 phần: 1, Khái niệm về Thành ngữ. 2, Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt 3, Đặc điểm thành ngữ tiếng Anh. 4,So sánh giữa thành ngữ Việt - Anh. 5, Kết luận. Sau đây em xin trình bày cụ thể từng phần 1, Khái niệm về Thành ngữ Tất cả các ngôn ngữ có vốn từ vựng phong phú đều có thành ngữ. Từ vựng càng phong phú, thành ngữ càng nhiều. Nếu chỉ so về số lượng, thì số thành ngữ của tiếng Việt không nhiều bằng số thành ngữ của tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Hán. Nhưng tính tỉ lệ giữa số thành ngữ và từ vựng, thì tiếng Việt có tỉ lệ cao hơn. Lý do là vì người Việt chúng ta, trong khi nói, trong khi viết, thích dùng những ý, những mẫu có sẵn. Những mẫu, những ý ấy được những thế hệ trước tạo ra, những thế hệ sau ứng dụng quen, trở thành thành ngữ. Nhưng hệ quả không dừng lại ở đó. Thế hệ ngày nay chắc chắn cũng tạo ra được những ý, những mẫu mới, để những thế hệ sau này dùng. Số thành ngữ hiện dụng sẽ có thêm một số mới, nhưng cũng có thể bớt đi một số cũ mà người ta không thích dùng nữa. Đó là cái thế tất nhiên trên con đường phát triển của một sinh ngữ. Chẳng hạn, khi nghe nói một ông nào đó "rán sành ra mỡ", không ai mất công suy nghĩ xem sành có rán ra mỡ được không, hoặc ông kia có chịu khó rán sành để lấy mỡ không, mà ai cũng hiểu ngay là ông ta rất hà tiện, rất chắt mót. Khi nghe nói một người đàn bà nào đó có dung nhan "chim sa cá lặn", không ai thắc mắc rằng trước nhan sắc của một người đàn bà đẹp, chim có sa và cá có lặn thật không, mà ai cũng hiểu ngay là người phát biểu muốn cực tả cái nhan sắc của người đàn bà kia. Tóm lại, thành ngữ tạo ra sự mặc nhiên hiểu nhau giữa người nói và người nghe, qua ngữ nghĩa có tính cách ước lệ, đã được thừa nhận theo truyền thống. 5 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích Thành ngữ không phải luôn luôn gọn hơn, ít chữ hơn lời nói thường. Có lắm khi thành ngữ dài hơn. Chẳng hạn, nói "rất tối" chỉ tốn hai chữ, nhưng nói "tối như đêm ba mươi" phải mất năm chữ; nói "rất keo kiệt" chỉ mất ba chữ, nhưng nói "vắt cổ chày ra nước" phải tốn năm chữ. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ là dùng thành ngữ thì lời nói hàm súc hơn. Vì đâu? Vì thành ngữ luôn luôn có tính cách tu từ, được coi là hay hơn , là ý nhị hơn lời nói thường. Nhận ra tính cách ước lệ của các thành ngữ, tức là chúng ta hiểu những nhóm chữ tu từ ấy có ý nghĩa tương đối hơn là chính xác, nặng về nghĩa bóng hơn là nghĩa thực. Không ai hiểu thành ngữ "bị đè đầu cỡi cổ" theo nghĩa đen là bị kẻ mạnh đè đầu xuống và ngồi lên cổ, mà chỉ hiểu theo nghĩa bóng là bị áp bức; không ai nghĩ thành ngữ "khỏe như vâm" là thực sự mạnh như voi, mà chỉ hiểu là mạnh hơn bình thường. Hiểu một cách đồng tình châm chước như vậy, để mà dùng thành ngữ, để mà nghe thành ngữ, tức là chúng ta cầu viện ở thành ngữ cái công dụng cực tả, đôi khi có phần thậm xưng. Về hình thức cấu tạo, thành ngữ là những nhóm từ cố định, quen đi với nhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống. Chữ "cố định" ở đây cũng có nghĩa tương đối. Chúng ta nói "dày gió dạn sương", nhưng cũng có thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàn tay", nhưng cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay". Trật tự của các từ trong nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên được nguyên ý. Tôi nói "dữ như cọp", nhưng bạn có thể nói "dữ như beo", và không ai cân nhắc câu nào đúng hơn câu nào. 2. Phân loại Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. 2.1. Thành ngữ so sánh Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt, 6 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác: A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt, Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các kiểu: A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói, Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, Lừ đừ như ông từ vào đền, (A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có mặt. Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn. Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong bụng, (To) như bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như rùa, ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ. Ví dụ: Ăn ở với nhau Xử sự với nhau Giữ ý giữ tứ với nhau như mẹ chồng với nàng dâu Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị, Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc của chúng như sau: 7 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích • Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được "nhận ra". A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành động, nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác. • Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; còn những từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng, tày, (Gương tày liếp, Tội tày đình, Cưới không bằng lại mặt, ) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi. • Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A, thong qua A. Ví dụ: Ý nghĩa "lạnh" của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các thành ngữ Nợ như chúa Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ, Say khướt cò bợ, cũng tương tự như vậy. Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái, được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần ở đó. • Vế B có cấu trúc không thuần nhất: o B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như chúa Chổm, Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ, o B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải vôi, Như chó nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói xem voi, Như xầm sờ vợ, Ngoài những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so sánh thông thường của tiếng Việt, ta thấy: 8 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích • Các cấu trúc so sánh thông thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh bậc hơn. Ví dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc ngang), Dung biết mình đẹp hơn Mai (so sánh bậc hơn), • Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm định hô ứng, ) được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thường, rất đa dạng: như, bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y như là, hơn, hơn là, • Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thường có thể kết hợp với một hoặc hai, thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ: - Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là dao cau. - Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào ( ) khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng. • Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị như đã nêu trên. Lí do chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa. 2.2. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa "sơ khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ. Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào". Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy: – (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may; 9 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích – Ngã, nhưng rơi vào võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là vẫn được đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm ở đó. Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt nayf, người ta rút ra và nhận lấy ý nghĩa thực của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như không may nhưng thực ra lại là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp bởi vì có lợi hơn là không gặp). Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau: Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này, chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo, Nước đổ đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt thánh, Múa rìu qua mắt thợ, Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng tương đồng hoặc tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu tay, Nói có sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ tròn con vuông, Hòn đất ném đi hòn chì ném lại, Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với loại trên, mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu đòi ăn của độc, Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu trúc, còn có thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là các thành ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ưu thế áp đảo về số lượng . Điều này có cơ sở của nó. Người Việt rất ưu lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ ta cũng thấy rằng hiện nay các từ song tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác. 10 [...]... thì lại so sánh những cái rất khác nhau, một cách rất thú vị 12 Ngôn ngữ đối chiếu 5 Kết luận Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích Qua việc phân tích đối chiếu trên, em thấy được nhiều sự giống và khác nhau giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh Thành ngữ của mỗi một ngôn ngữ có những đặc điểm riêng, chúng đều mang đặc điểm riêng của ngôn ngữ đó Có thể nói, thành ngữ có lối so sánh tương đồng giữa tiếng Việt... nhau trong cách dùng từ giữa tiếng Việt và tiếng Anh đó là sự khác nhau về văn hóa của hai dân tộc Một bên là phương Đông có nền văn hóa nông nghiệp, một bên là phương Tây có nền văn hóa du mục Cho nên cùng một sự việc mỗi ngôn ngữ có sự diễn đạt khác nhau như trong các thành ngữ so sánh • Trong tiếng Việt có các thành ngữ so sánh sau: Giống nhau như đúc Rối như tơ vò Thẳng như ruột ngựa Hiền như nai.. .Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích Và đến lượt mình, tỉ lệ thành ngữ đó gây nên một áp lực về số lượng, khiến cho những cụm từ như: Trăng tủi hoa sầu, Tan cửa nát nhà, Tháng đợi năm chờ, Ăn gió nằm mưa, Lót đó luồn đây, Gìn vàng giữ ngọc, nhanh chóng mang dáng dấp của các thành ngữ và rất hay được sử dụng 3, Đặc điểm của thành ngữ tiếng Anh Trong tiếng Anh thành ngữ có hai... loại: thành ngữ mang tính cấu tạo từ (expression) và thành ngữ giàu tính hình ảnh/ gợi cảm a, Thành ngữ mang tính cấu tạo từ Ex: Live in harmony with = get on with ( sống hoà thuận) go on = continue look down upon = dispite (coi thường) pull down = destroy b, Thành ngữ giàu tính hình ảnh/gợi cảm Ex: Carry coals to Newcastle ( chở củi về rừng) 4, Thành ngữ so sánh Việt - Anh Có sự khác nhau trong cách dùng... ngôn ngữ: Tiếng Việt ta có những thành sau: ngữ sau: As timid as a rabbit Nhát như thỏ đế To spend money like water Tiêu tiền như nước As quick as flash Nhanh như chớp As black as coal Đen như than … Tiếng Anh có các thành ngữ Hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa giúp cho ta thấy rõ và giải thích được những điểm dị biệt và tương đồng giữa hai ngôn ngữ Ví dụ, tiếng Việt nói "tránh vỏ dưa gặp... khác nhau 11 Ngôn ngữ đối chiếu Giống nhau như hai Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích Hiền như cừu non hạt đậu (As gentle as a lamb) (Like as two peas) Thánh thiện như chim Mù như dơi bồ câu (As blind as a bat ) (As gentle as a dove) Thẳng như mũi tên Xấu như con đười ươi (As straight as an (As ugly as an ape) arrow) • Nhưng thật là thú vị khi có những điểm tương đồng, giống nhau giữa hai ngôn ngữ: Tiếng . và hiện tượng có các chức năng tương tự trong các ngôn ngữ được đối chiếu, mà còn xác định vị trí của chúng trong các hệ thống theo chức năng. Ví dụ, khi đề cập đến hệ thống các phương tiện mang nghĩa. phần chính của cấu trúc câu trong cả hai ngôn ngữ Việt và Anh là chủ ngữ S và vị ngữ V, hạt nhân của cấu trúc câu là vị 3 Ngôn ngữ đối chiếu Sinh viên thực hiện: Lã Thị Bích ngữ V. Vị ngữ là thành. tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại. Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu được phổ biến là thuật ngữ "so sánh"

Ngày đăng: 14/10/2014, 01:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w