Câu hỏi ôn tập đồ án chi tiết máy

11 5.6K 10
Câu hỏi ôn tập đồ án chi tiết máy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Hãy cho biết khi phân phối TST cho HGT cần đảm bảo điều kiện gì? Tại sao? Có nhiều phương pháp phân phối tỉ số truyền,xuất phát từ các yêu cầu về công nghệ,về kích thước và khối lượng gọn nhẹ và vấn đề bôi trơn các bánh răng ăn khớp.Song các phương pháp này đều dựa vào điều kiện sức bền đều : các cấp bánh răng trong hộp cần có khả năng tải tiếp xúc như nhau. Tùy theo mục tiêu cần thiết mà mình sẽ chọn: + Ưu tiên cho hộp giảm tốc nhỏ gọn nhất (quan trọng trên thiết bị di chuyển) các hộp giảm tốc dùng trên xe ô tô chẳng hạn. + Ưu tiên đảm bảo điều kiện bôi trơn ngâm dầu tự nhiên, vì không đảm bảo bôi trơn ngâm dầu tự nhiên thì phải dùng hệ thống phụ trợ như bơm hay xịt dầu vào  làm cho hệ thông phức tạp (hệ thông phụ trợ như là bơm, đường ống dẫu dầu, bể chứa, vòi phun đầu, …  khi đó phải kiểm tra đảm bảo hệ thông phụ trợ hoạt động tốt) 2.Tại sao phải bôi trơn HGT? Các phương pháp bôi trơn? Các phương pháp bôi trơn: +bôi trơn ngâm dầu:bánh răng,bánh vít,trục vít,…được ngâm trong dầu chứa ở hộp.dùng đối vời v<=12m/s(đối với bánh răng),v<=10m/s(đối với trục vít) + bôi trơn lưu thông:dùng bộ truyền có vận tốc lớn,v>12 đến 14m/s 3.Các loại dầu bôi trơn?Trình bày cách kiểm tra điều kiện bôi trơn ngâm dầu của HGT? Các loại dầu:dầu công nghiệp,dầu tubin,dầu oto,đối với hộp giảm tốc cỡ nặng ta dùng hộp số oto,máy kéo và dầu xylanh(tham khảo trang 99 tập 1 trịnh chất) + Mức dầu thấp nhất ngập (0,75…2) chiều cao răng 2 h ( 2 h =2,25m) của bánh răng lớn cấp nhanh nhưng phải >= 10mm. + Mức dầu cao nhất không được ngập quá 1/3 bán kính bánh răng lớn cấp chậm. + Khoảng cách giữa mức dầu thấp nhất và cao nhất max min h h− = 10 … 15mm. 4.Trường hợp nào cần chọn công suất động cơ theo công suất đẳng trị, tại sao? Trường hợp tải trọng thay đổi theo chu kỳ:ta coi động cơ làm việc với công suất tương đương không đổi mà mất mát năng lương do nó sinh ra tương đương với mất mát năng lượng do công suất thay đổi gây nên trong cùng 1 thời gian 5.Ưu nhược điểm của HGT đang thiết kế? -Ưu điểm : Loại này có đặc điểm là đường tâm của trục vào và trục ra trùng nhau , nhờ đó có thể giảm bớt được chiều dàu hộp giảm tốc và nhiều khi giúp cho việc bố trí gọn cơ cấu . -Nhược điểm: + Khả năng tải cấp nhanh chưa dùng hết vì tải trọng tác dụng vào cấp chậm lớn hơn khá nhiều so với cấp nhanh. + Phải bố trí các ổ của các trục đồng tâm bên trong hộp giảm tốc ,làm phức tạp kết cấu gối đỡ và gây khó khăn cho việc bôi trơn các ổ này . + Khoảng cách giữa các gối đỡ của trục trung gian lớn ,do đó muốn đảm bảo trục đủ bền và đủ cứng cần phải tăng đường kính trục . 6.Bộ truyền đai nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của HGT, tại sao? Bộ truyền đai nên bố trí ở đầu trục vào của HGT (giữa HGT và động cơ, nơi có số vòng quay lớn) + Bộ truyền đai bố trí ở đầu trục vào tức là cụm bố trí ở giữa cụm động cơ và cụm HGT. Khi đó bộ truyền làm việc êm không ồn khi hoạt động ở vận tốc lớn vì vận tốc từ động cơ cho ra lớn. + Tránh cho cơ cấu không có sự dao động lớn sinh ra do tải trọng thay đổi nhờ vào tính chất đàn hồi của đai. + Đề phòng trường hợp quá tải của động cơ nhờ vào sự trượt trơn của đai khi quá tải. 7. Bộ truyền xích nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của HGT, tại sao? + Bố trí bộ truyền xích ở đầu trục ra của HGT do bộ truyền xích làm việc ở vận tốc trung bình và thấp v < 15m/s và số vòng quay n < 500vg/ph, nếu đặt ở đầu vào thì vận tốc làm việc sẽ lớn gây va đập lớn và hoạt động rất ồn và dễ đứt xích 8.Trong hệ thống truyền động cơ khí có hai cách sắp xếp các bộ truyền là: Động cơ-Bộ truyền đai-Hộp giảm tốc-Máy công tác Động cơ-Hộp giảm tốc-Bộ truyền xích-Máy công tác Nếu người ta sắp xếp bộ truyền đai phía sau HGT hoặc bộ truyền xích phía trước HGT có được không?Tại sao? 9.Các dạng hỏng, khả năng làm việc và chỉ tiêu tính của bộ truyền đai? + Các dạng hỏng: - Đứt đai do mỏi. - Nóng do ma sát - Trượt trơn do quá tải. + Chỉ tiêu tính: - khả năng kéo: tránh trượt trơn - tuổi thọ đai: hạn chế sự hỏng đai do mỏi Để hạn chế hệ số chu kì ứng suất i ta giới hạn chiều dài đai min L và khoảng cách trục min a , giá trị i với đai thang 3 – 5 1 s − , đai dẹt 10 – 20 1 s − . 10.Trình tự thiết kế bộ truyền đai thang? -Chọn tiết diện đai -Chọn d1 theo tiêu chuẩn.Tính v1 -Chọn hệ số trượt tương đối.Tính d2 -Chọn sơ bộ k/cách trục a.Tính L.Chọn L theo tiêu chuẩn.Tính chính xác lại a -Tính góc ôm đai α1,ktra đkiện ko xảy ra htượng trượt trơn -Tính số đai z -Tính chiều rộng ,đường kính ngoài các bánh đai -Tính lực t/dụng lên trục,xác định lực căng đai ban đầu Câu 11: Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính bộ truyền xích? Các dạng hỏng:mòn bản lề,mòn răng đĩa xích,hỏng do mỏi,má xích xoay tương đối với xích và ống.mòn bản lề là dạng hỏng chủ yếu nên phải tính toán thiết kế theo độ bền mòn 12.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền bánh răng? Các dạng hỏng: tróc rổ bề mặt và gãy răng. + Tróc rổ bề mặt là do ứng suất tiếp xúc. + Gãy răng là do ứng suất uốn. Chỉ tiêu tính: + Đối với bộ truyền kín bôi trơn tốt: - Thiết kế dựa trên ứng suất tiếp xúc. - Kiểm tra dựa trên ứng suất uốn. + Đối với bộ truyền hở bơi trơn kém: - Thiết kế dựa trên ứng suất uốn. - Kiểm tra dựa trên ứng suất tiếp xúc. + Khi chọn vật liệu có HRC > 45 ư/s tiếp xúc phụ thuộc độ rắng mặt răng limH σ phụ thuộc độ rắng mặt răng ứng suất uốn lớn không gây ra tróc rổ mà sẽ là gãy răng. 14.Trình tự tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng? 16.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của trục truyền? Các dạng hỏng chủ yếu của trục bao gồm : - Gãy trục , mòn trục , không đủ độ cứng ( độ võng trục quá lớn ) - Nguyên nhân : có sự tập trung ứng suất lớn , do chất lượng chế tạo xấu , lắp ráp không đúng kỹ thuật ( không làm khe hở bù trừ nhiệt , ổ trục điều chỉnh không đúng ), thường xuyên làm việc quá tải do tính toán không đánh giá đúng đặc điểm và trị số của tải trọng Chỉ tiêu tính : độ bền : nếu trục không quay thì ta tính theo độ bền tĩnh và nếu trục quay nhanh thì ta tính theo độ bền mỏi còn đối với các trục quay chậm thì phải tính theo cả 2 chỉ tiêu. Do đó khi tính toán thiết kế trục ta phai xác định sơ bộ đường kính trục và kết cấu trục theo ứng suất cho phép sau đó phải tính toán kiểm nghiệm hệ số an toàn 17.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của ổ lăn? Các dạng hỏng chủ yếu : tróc rỗ bề mặt do mỏi ( tróc vòng ngoài ổ bi , tróc vòng trong ổ bi ) , mòn vòng ổ , mòn con lăn , vỡ vòng cách , biến dang dư bề mặt rãnh vòng và con lăn , vỡ vòng ổ và con lăn Chỉ tiêu tính : lựa chọn ổ theo khả năng tải động và tải tĩnh 18.Trình tự lựa chọn ổ lăn? Các thong số biết trước : - sơ đồ tính toán với giá trị và hướng tải trọng tác dụng từ phần tính trục - Số vòng quay - Đường kính vòng trong ổ - Điều kiện làm việc và kết cấu - Thời gian làm việc của ổ 1)Tính tải trọng qui ước Q 2) Xác định tuổi thọ tính bằng triệu vòng quayL 3) Xác định khả năng tải động tính toán Ctt và Lựa chọn ổ theo chỉ tiêu : Ctt<C , và n<ngh sau đó xác định lại tuổi thọ của ổ ,kiểm tra lại khả năng tải tĩnh của ổ , kiểm tra lại số vòng quay tới hạn của ổ Câu 13 :Trình bày các cách che chắn ổ lăn ? - Che kín do tiếp xúc : ( vòng che , vòng phớt , vòng bít ) - Che kín bằng rãnh zigzag : có tác dụng cản sự chảy của chất lỏng qua các rãnh hẹp - Che kín nhờ li tâm : dầu hoặc chất bẩn rơi vào đĩa chắn đang quay sẽ bị hắt ra do lực ly tâm. Câu 14 :Bôi trơn ổ lăn ? - Mục tiêu : giảm ma sát , giảm nhiệt độ sinh ra trong ổ , kéo dài tuổi thọ ổ , bảo vệ không cho các chất bẩn rơi vào bề mặt tiếp xúc . - Chọn vật liệu bôi trơn phụ thuộc vào vận tốc quay của ổ, nhiệt độ sinh ra trong ổ, ta có thể dùng dầu ( nhiệt độ cao 120 -150 ° C , vận tốc cao) , mỡ ( nhiệ độ làm việc nhỏ hơn 100 ° C và vận tốc nhỏ) Câu 22.Thông số hình học của bộ truyền xích? - 19.Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu ổ lăn dùng trong HGT? 20.Trình bày qui tắc phân tích lực ăn khớp trong bộ truyền bánh răng? 23.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn nút thông hơi? - Công dụng:khi làm việc nhiệt độ trong hộp tăng lên.Để giảm áp suất và điều hòa không khí bên trong và bên ngoài hộp,người ta dung nút thông hơi - Phân loại:2 loại:nút thông hơi có lưới chắn bụi và nút thông hơi không có lưới chắn bụi - Cách lưa chọn: - +đối với hộp gt lớn=>công suất lớn=>không khí thoát nhiều=>dùng có lưới - +HGT nhỏ=>dùng không có lưới 24.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn nút tháo dầu? - Công dụng:sau 1 thời gian làm việc,dầu bôi trơn chứa trong hộp bị bẩn,hoặc biến chất ,cần phải thay dầu mới.=>tháo dầu bẩn - Phân loại:2 loại:loại ren hình trụ,1 loại ren hình côn - Cách lựa chọn: - +ren trụ: dễ chế tạo,dễ tiện=>độ kín khít ko cao=>dễ rỉ dầu(người ta thường thêm đệm cho kín)=>dung cho đơn chiết sản xuất - +ren côn:khó chế tạo=>có độ kín khít cao=>cấn dụng cụ chuyên dung mới chế tạo được=>dùng trong sản xuất hàng loạt 25.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn que thăm dầu? - Công dụng:kiểm tra mức dầu trong hộp giảm tốc mà ko cần tháo nắp hộp ra - Phân loại:có 2 loại:không có ống bao bên ngoài và có ống bao bên ngoài - Cách lựa chọn: - +làm việc 1 hoặc 2 ca : thì thường dung không có ống bao - +đối với máy làm việc lien tục 3 ca thì để tránh song dầu gây khó khăn cho việc kiểm tra=>que thăm dầu có vỏ bọc bên ngoài - 26. Công dụng, cách lựa chọn nắp cửa thăm? - Công dụng:để kiểm tra,quan sát các chi tiết máy trong hộp khi lắp ghép và để đổ dầu vào hộp - Các lựa chọn:chọn theo bảng 18-5 trang 92 tập 2 trịnh chất hoăc chọn theo kích thước hộp giảm tốc - 28.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn chốt định vị? - Công dụng:để dảm bảo vị trí tương đối của nắp và thân trước và sau khi gia công cũng như lắp ghép,dùng 2 chốt - Phân loại:chốt trụ và chốt côn - Cách lựa chọn:khi cần tháo lắp nhiều lần thì ta nên dung chốt côn - 29.Công dụng của vít tách? - Vì khi lắp nắp và thân người ta thường quét 1 lớp keo để tăng dộ kín khít giữa bề mặt nắp và thân.Nên khi tháo nắp ta ko thể dùng vật cứng tách nắp và thân vì như thế sẽ làm trầy bề mặt vì vậy ta dùng vít tách nắp=>dễ dàng khi tách nắp và thân - 30.Công dụng của vòng phớt?(hay vòng bít) - Để ngăn cách bụi bên ngoài và dầu mỡ bên trong ổ - 31.Công dụng của vòng chắn dầu? - Để phân cách mỡ trong bộ phận ổ với dầu trong hộp - 35.Trình bày cách kiểm tra vết tiếp xúc của bộ truyền bánh - răng? - Ta bôi 1 lớp sơn lên trên 1 bánh răng ,bánh răng còn lại ko bôi - Sau đó cho hai bánh răng tiếp xúc nhau,kểm tra lớp sơn bị dính trên bánh ko bôi - Bằng cách này ta có thể xác định được vết tiếp xúc - 37.Vì sao phải bôi sơn hoặc thủy tinh lỏng lên bề mặt ghép nắp và thân hộp? - vì khi ghép nắp và thân ,mong muốn chúng ta là phải được ghép kín khít với nhau,nhưng trong quá trình gia công bề mặt thì bề mặt nắp và thân sẽ có độ nhấp nhô .Nếu ta ko bôi sơn hoặc thủy tinh lỏng thì khi ghép sẽ tạo ra độ hở vì vậy nên ta phải bôi sơn hặc thủy tinh lỏng để tăng độ kín khít khi ghép - 40.Tại sao phải chọn bề rộng răng bánh răng nhỏ lớn hơn bề - rộng bánh răng lớn? - Do ta sai số dọc trục , vì vậy ta chọn bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bánh răng lớn để bù trừ sai số.Đồng thơi ta ta chọn bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bánh răng lớn để đỡ tốn vật liệu - 43.Trình bày cách chọn dung sai vòng trong và vòng ngoài của - ổ lăn? - Vòng trong và vòng ngoài chọn kiể - Vòng trong quay và chịu tải trọng tác động tuần hoàn , ta chọn miền dung sai của trục là k6 sẽ tạo độ dôi nhằm cố định vòng trong trên trục - Vòng ngoài không quay chịu tải cục bộ, chọn miền dung sai của lỗ là H7 sẽ tạo độ hở cho ổ để phòng kẹt bi và tăng tuổi thọ ổ. - 44.Giải thích ý nghĩa các kí hiệu dung sai của mối lắp bánh - răng và trục? - Do các bánh răng lắp cố định và ít tháo lắp,tháo không thuận tiện hoặc có thể gây hư hại các chi tiết được ghép ; do hộp giảm tốc chịu tải va đập nhẹ ,khả năng định tâm của mối ghép sẽ cao hơn nhờ chiều dài mayơ l > ( 1,2 …1,5)d, ta chọn mối ghép trung gian H7/k6. - 45 7 / 6H k ∅ :đường kính trục và đường kính lỗ 45mm,mối ghép lắp trung gian,có thể có độ hở hoặc độ dôi.Lắp ghép theo hệ thống lỗ.Dung sai lỗ theo H7 (lỗ chuẩn) , dung sai trục theo k6 - 45.Các kích thước nào cần ghi dung sai trên bản vẽ chi tiết, tại - sao? - Trong bản vẽ chi tiết, ghi kích thước phải kèm theo sai lệch giới hạn trừ trường hợp đó là kích thước phân định các miền có cấp chính xác khác nhau,kích thước vát,góc lượn,chiều dài phần cắt ren của bulông và những yếu tố yêu cầu thấp về độ chính xác chế tạo.Sai lệch giới hạn của kích thước lắp ghép được chọn phụ thuộc vào kiểu lắp và cấp chính xác. - 46.Giải thích ý nghĩa các ký hiệu sai lệch hình dáng trên bản - vẽ chi tiết? (tr 157,158 ) - A 0,12 Độ đảo hướng tâm của mặt ngoài phôi bánh răng không được lớn hơn 0.12mm so với mặt chuẫn A - 0,066 A Độ đảo mặt đầu của vành răng và mayơ bánh răng không được lớn hơn 0.066 so với mặt chuẩn A - 0,168 A 0,042 Độ đối xứng và đô song song của rãnh then không được lớn hơn 0.168 và 0.042 so với mặt chuẩn A - 47.Giải thích ý nghĩa các ký hiệu độ nhám bề mặt trong bản vễ - chi tiết? (tr 152) - R z 20 Độ nhám mặt trụ đỉnh - 2.5 Độ nhám mặt cạnh răng - R z 2 0 Độ nhám mặt vành răng - 2.5 A Độ nhám mặt chuẩn - R z 20 Độ nhám bề mặt làm việc của then bằng - R Z 40 2 m Module Độ nhám của các bề mặt không ghi độ nhám - 48.Tại sao phải làm gân tăng cứng ở cạnh chỗ lắp ổ lăn? - Vì ổ lăn đỡ trục,chịu lực tác dụng từ trục nên ta làm gân tăng cứng ở cạnh chỗ lắp ổ lăn để tăng độ cứng vững,tăng tuổi thọ cho ổ - 50.Công dụng của các tấm đệm ở chỗ lắp nắp ổ lăn? - Để chặn dầu - 51.Tại sao kích thước khoảng cách trục phải ghi kèm dung sai? - - 52.Trên bản vẽ lắp chỉ nên ghi các kích thước nào? - -Kích thước khuôn khổ của bộ phận máy (dài ,rộng ,cao) - -Kích thước lắp ghép: - +Khoảng cách trục kèm sai lệch giới hạn - +Đường kính trục tại các bề mặt lắp ghép các chi tiết quay lên trục như bánh răng kèm theo hệ thống lắp và kiểu lắp - +Đường kính vòng trong,vòng ngoài ổ lăn kèm theo kiểu lắp - +Kích thước lắp lỗ bulông nền - 53.Tại sao phải chọn giá trị môđun bánh răng theo tiêu chuẩn? - Vì dao tiêu chuẩn - 54.Tại sao phải chọn đường kính thân trục (lắp chi tiết quay) và ngõng trục (lắp ổ lăn) theo - tiêu chuẩn? - Đường kính thân trục theo tiêu chuẩn vì đường kính trong của chi tiết quay được chế tạo theo tiêu chuẩn - Đường kính ngõng trục theo tiêu chuẩn vì ổ lăn được chế tạo theo tiêu chuẩn - 55.Trình bày cách chọn và tính các kích thước của then bằng? - - 56.Thế nào là lắp theo hệ thống lỗ, lắp theo hệ thống trục. Hệ - thống nào là ưu tiên? - Lắp theo hệ thống lỗ là lắp lấy lỗ làm chuẩn,dung sai lỗ theo H7 (EI=0). Lắp theo hệ thống trục là lắp lấy trục làm chuẩn,dung sai lỗ theo h7 (es=0). - Nên ưu tiên sử dụng hệ thống lỗ vì khi đó có thể tiết kiệm được chi phí gia công nhờ giảm bớt số lượng dụng cụ cắt và dụng cụ kiểm tra khi gia công lỗ (lỗ khó gia công hơn trục) - 57.Giải thích câu:“Các kích thước không ghi dung sai thì chọn - theo dung sai tự do” trong yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết? - Các kích thước không ghi dung sai thường chọn vị trí miền dung sai như sau: của kích thước bao :H14 ,kích thước bị bao h14 ,còn lại : (±IT12)/2 - 58.Dạng hỏng, chỉ tiêu tính của then bằng? - -Dạng hỏng: - +Dập các mặt bên - +Bị cắt - -Chỉ tiêu tính: (tính toán kiểm nghiệm ứng suất sinh ra trên bề mặt tiếp xúc hay tiết diện nguy hiểm) - +Kiểm nghiệm độ bền dập - +Kiểm nghiệm độ bền cắt - (Thông thường đối với then bằng không cần kiểm nghiệm độ bền cắt vì điều kiện này được thoả mãn khi chọn tiết diện theo tiêu chuẩn và lấy trị số [σd] theo chuẩn) - 60.Khoảng cách nhỏ nhất từ đỉnh răng của BR đến đáy HGT - lựa chọn như thế nào, tại sao? - Khoảng cách nhỏ nhất từ đỉnh răng của bánh răng đến đáy hộp giảm tốc lựa chọn như sau: - - Cần đủ lớn để khi bánh răng quay chất bẩn và sản vật mài mòn đã lắng xuống đáy hộp không bị khuấy động lên . Đối với hộp giảm tốc bánh răng thì Δ 1 = (3- 5)δ. - Cần tạo ra đủ lượng dầu bôi trơn cần thiết khi bánh răng được bôi trơn bằng phương pháp ngâm dầu , lượng dầu bôi trơn cần thiết là ( 0,4-0,8) lít cho công suất truyền 1 KW( giá trị bé được chọn đối với hộp giảm tốc cỡ lớn). - 61.Chiều dày nhỏ nhất của vách HGT chọn như thế nào, tại - sao? - 62.Tại sao phải sơn bên trong HGT màu đỏ? - Vì màu đỏ là màu phản chiếu ánh sáng lớn nhất nên dễ nhận biết khi mở nắp sửa chửa - 63.Tại sao sau khi lắp HGT xong phải chạy rà? - Chạy rà (ko nói chạy rà ko tải ) khoảng 2 giờ để khử ba vớ, đồng thời cũng kiểm tra xem việc siết ốc có đảm bảo chặt ko - 64.Tại sao phải ghi kích thước các lỗ lắp bulông nền của HGT - trên bản vẽ lắp? - Vì đó là kích thước lắp ráp - 65.Tại sao phải ghi kích thước dài, rộng, cao nhất của HGT - trên bản vẽ lắp? [...]... người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh) thường có vật liệu tốt hơn bánh răng bị động (quay chậm)? Để tăng khả năng chạy mòn của răng ,nên nhiệt luyện bánh răng lớn đạt độ rắn thấp hơn độ rắn bánh răng nhỏ từ 10-15 đơn vị 67.Các thông số cơ bản để tính toán, thiết kế bộ truyền bánh răng (răng trụ thẳng, nghiêng, chữ V, nón) 68.Tại sao phải sử dụng bộ truyền bánh răng nón? 71 .Chi u sâu vít bắt... h9/Js9; h9/P9…,lắp trên trục luôn chắc hơn lắp trên bánh răng 75.Mục đích của yêu cầu kĩ thuật kiểm tra vết tiếp xúc trên bề mặt răng theo chi u cao không thể bé hơn X% và theo chi u rộng không thể bé hơn Y% là để làm gì? Kiểm tra vết tiếp xúc răng để biết bánh răng này có ăn khớp với bánh răng kia chưa,khi nhỏ hơn 1 trong 2 giá trị X% hoặc Y% thì ko đảm bảo điều kiện ăn khớp, bánh răng sẽ mau chóng bị mài... Tính hay chọn? Tính như thế nào? Chọn như thế nào? Chi u sâu vít bắt vào bề mặt có thể chọn theo tiêu chuẩn,tùy vào loại vít dùng để chọn, ví dụ như đối với vít cấy,tùy thuộc vào vật liệu của chi tiết bị ghép mà chọn các loại vít cấy khác nhau : nếu vặn vào các chi tiết bằng thép hay bằng Cu thì chi u dài đoạn ren cấy l1 = d…( tài liệu Vẽ kĩ thuật cơ khí tập 1 của Trần Hữu Quế trang 95) 72.Trên cùng 1... giúp cho việc gia công chế tạo dễ dàng hơn ( ko cần phải thay dao trong quá trình gia công, do đó làm giảm thiểu các sai lệch) 73.Tại sao chọn ổ bi đỡ chặn? Ổ tùy động? Vì ổ có khả năng chịu đồng thời cả lực hướng tâm và lực dọc trục, ta thường dùng ổ bi đỡ chặn đối với bánh răng trụ răng nghiêng 74.Mối lắp giữa then với trục là gì? Lắp theo hệ thống trục vì khi tháo bánh răng ra khỏi trục thì then... vết tiếp xúc răng để biết bánh răng này có ăn khớp với bánh răng kia chưa,khi nhỏ hơn 1 trong 2 giá trị X% hoặc Y% thì ko đảm bảo điều kiện ăn khớp, bánh răng sẽ mau chóng bị mài mòn và ko làm việc hết công suất . khi đó có thể tiết kiệm được chi phí gia công nhờ giảm bớt số lượng dụng cụ cắt và dụng cụ kiểm tra khi gia công lỗ (lỗ khó gia công hơn trục) - 57.Giải thích câu: “Các kích thước không ghi dung. răng bánh răng nhỏ lớn hơn bề - rộng bánh răng lớn? - Do ta sai số dọc trục , vì vậy ta chọn bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bánh răng lớn để bù trừ sai số.Đồng thơi ta ta chọn bề rộng bánh răng. bụi và nút thông hơi không có lưới chắn bụi - Cách lưa chọn: - +đối với hộp gt lớn=>công suất lớn=>không khí thoát nhiều=>dùng có lưới - +HGT nhỏ=>dùng không có lưới 24.Công dụng,

Ngày đăng: 13/10/2014, 10:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan