Trắc nghiệm về suy thận cấp

5 11.1K 212
Trắc nghiệm về suy thận cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong suy thận cấp, yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh là: A. Bệnh nguyên. B. Tuổi già. C. Cơ địa suy yếu. D. Suy các tạng khác kèm theo. E. Tất cả các yếu tố trên. Suy thận cấp do mất nước, điện giải là loại suy thận cấp: A. Tăc nghẽn. B. Chức năng. C. Thực thể. D. Phối hợp. E. Phản xạ. Suy thận cấp tại thận là loại suy thận cấp: A. Chức năng B. Thực thể C. Tắc nghẽn D. Nguyên phát E. Phối hợp.

Trong suy thận cấp, yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh là: @A. Bệnh nguyên. B. Tuổi già. C. Cơ địa suy yếu. D. Suy các tạng khác kèm theo. E. Tất cả các yếu tố trên. Suy thận cấp do mất nước, điện giải là loại suy thận cấp: A. Tăc nghẽn. @B. Chức năng. C. Thực thể. D. Phối hợp. E. Phản xạ. Suy thận cấp tại thận là loại suy thận cấp: A. Chức năng @B. Thực thể C. Tắc nghẽn D. Nguyên phát E. Phối hợp. Suy thận cấp sau thận còn được gọi là : A. Suy thận cấp chức năng B. Suy thận cấp thực thể @C. Suy thận cấp tắc nghẽn D. Suy thận cấp nguyên phát E. Suy thận cấp phối hợp Nguyên nhân nào sau đây không phải của suy thận cấp trước thận: A. Suy tim nặng B. Mất nước điện giải qua đường tiêu hóa C. Mất máu cấp D. Bỏng nặng @E. Sốt rét đái huyết cầu tố. Nguyên nhân suy thận cấp sau thận thường gặp nhất ở Việt nam là: @A. Sỏi niệu quản. B. U xơ tuyến tiền liệt. C. Ung thư tuyến tiền liệt. D. Các khối u vùng tiểu khung. E. Lao tiết niệu làm teo hẹp niệu quản. Thời gian của giai đoạn khởi đầu trong suy thận cấp phụ thuộc vào: A. Cơ địa bệnh nhân. B. Tuổi người bệnh. @C. Nguyên nhân gây suy thận cấp. D. Đáp ứng miễn dịch của người bệnh. E. Tất cả các yếu tố trên. Thời gian trung bình của giai đoạn thiểu niệu trong suy thận cấp là: A. 10 - 20 giờ. B. 1 - 2 ngày. C. 5 - 7 ngày. 159 @D. 1 - 2 tuần. E. 4 tuần. Biểu hiện chính trong giai đoạn thiểu, vô niệu của suy thận cấp là: A. Hội chứng tán huyết. B. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng. @C. Hội chứng tăng Urê máu. D. Hội chứng phù. E. Hội chứng thiếu máu. Bệnh nhân suy thận cấp kèm với vàng mắt vàng da thường gặp trong: A. Choáng do xuất huyết tiêu hóa. B. Choáng sau hậu phẩu. C. Choáng do chấn thương. @D. Sốt rét đái huyết sắc tố. E. Sỏi niệu quản hai bên. Tổn thương thường gặp nhất trong suy thận cấp là: A. Viêm cầu thận cấp thể tiến triển nhanh @B. Viêm ống thận cấp C. Viêm thận bể thận cấp nặng D. Viêm thận kẽ cấp nặng E. Hẹp động mạch thận nặng. Rối loạn điện giải thường gặp nhất trong suy thận cấp là: A. Tăng Natri máu. B. Hạ Natri máu. @C. Tăng kali máu. D. Hạ Kali máu. E. Tăng Canxi máu. Biến chứng nguy hiểm nhất trong giai đoạn tiểu nhiều của suy thận cấp là: A. Nhiễm trùng. B. Suy tim. @C. Mất nước, điện giải. D. Viêm tắc tĩnh mạch. E. Tiểu máu đại thể. Trong các chức năng dưới đây, chức năng hồi phục chậm nhất sau khi bị suy thận cấp là: A. Lọc cầu thận. B. Bài tiết nước tiểu. @C. Cô đặc nước tiểu. D. Tạo máu qua men Erythropoietin. E. Chuyển hóa Canxi, Phospho. Đặc điểm quan trọng khi theo dõi bệnh nhân suy thận cấp là: A. Không hồi phục. @B. Có thể hồi phục. C. Diễn tiến thành mạn tính. D. Luôn dẫn đến tử vong E. Có nguy cơ chuyển thành bán cấp Kali máu trong suy thận cấp tăng nhanh gặp trong nguyên nhân: 160 A. Nhiễm trùng nặng B. Huyết tán C. Chấn thương nặng D. Hoại tử @E. Tất cả đều đúng. Trong suy thận cấp, tăng kali máu nặng thêm thường do: @A. Toan máu B. Giảm canxi máu C. Giảm natri máu D. Chỉ A và B đúng E. A, B và C đúng Trong suy thận cấp tiên lượng nặng thường do nguyên nhân: A. Viêm tuỵ cấp B. Sau phẫu thuật kèm nhiễm trùng C. Viêm phúc mạc D. Đa chấn thương @E. Tất cả các nguyên nhân trên. Đặc tính của suy giảm chức năng thận để chẩn đoán Suy thận cấp là: A. Xảy ra một cách từ từ, ngày càng nặng dần. @B. Xảy ra một cách đột ngột, nhanh chóng. C. Xảy ra từng đợt ngắt quảng. D. Xảy ra một cách tiềm tàng không biết chắc khi nào. E. Luôn luôn xảy ra ở một người mà trước đó không có suy thận. Chẩn đoán suy thận cấp ở người có Créatinin máu căn bản trước đây trên 250µmol/l khi Créatinin máu tăng: A. >25 µmol/l B. >50 µmol/l C. >75 µmol/l @D. >100 µmol/l E. >150 µmol/l. Chẩn đoán nguyên nhân nào dưới đây là của suy thận cấp do rối loạn huyết động tại thận: A. Xuất huyết tiêu hoá nặng B. Hẹp động mạch thận C. Suy thận cấp chức năng chuyển sang @D. Do sử dụng thuốc ức chế men chuyển, AINS E. Tất cả đều đúng. Triệu chứng có giá trị để chẩn đoán suy thận cấp: A. Thiểu, vô niệu B. Tăng kali máu C. Toan máu @D. Tăng urê, Créat máu E. Tất cả đều đúng Triệu chứng nào dưới đây là quan trọng nhất để chẩn đoán gián biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn: A. Thiếu máu. 161 B. Tăng huyết áp. C. Phù. D. Tăng Urê máu cao. @E. Kích thước thận. Mục đích của Chẩn đoán thể bệnh suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực thể là để phục vụ: A. Tiên lượng @B. Điều trị C. Theo dõi D. Đánh giá độ trầm trọng E. Tìm nguyên nhân Điều trị dự phòng suy thận cấp chức năng chủ yếu là: A. Lợi tiểu. @B. Bù lại thể tích máu bằng dịch, máu C. Kháng sinh. D. Thận nhân tạo. E. Tất cả các yếu tố trên. Thuốc lợi tiểu được lựa chọn để sử dụng trong suy thận cấp là: A. Hypothiazide. B. Thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone. @C. Lasilix. D. Truyền Glucose ưu trương 10%. E. Truyền Manitol 20%. Phương pháp điều trị có hiệu quả nhất đối với suy thận cấp là: A. Thực hiện chế độ ăn hạn chế Protid. B. Lợi tiểu. C. Thẩm phân màng bụng. @D. Thận nhân tạo. E. Ghép thận. Liều lượng thuốc lợi tiểu furosémid được áp dụng trong vô niệu do suy thận cấp là: A. 20 - 40mg/ngày B. 40 - 80mg/ngày C. 80 - 160 mg/ngày D. 120 - 180 mg/ngày @E. 1000 - 1500 mg/ngày Thuốc được điều trị ngay lập tức khi tăng kali máu có biến chứng tim mạch là: @A. Canxi Chlorua B. Dung dịch kiềm C. Lợi tiểu quai D. Đường E. Đường và Insulin Liều lượng Dopamin được sử dụng trong suy thận cấp với liều lợi tiểu khi: @A. 1 - 5 µg/kg/phút B. 5 - 8 µg/kg/phút C. 8 - 10 µg/kg/phút D. 10 - 15 µg/kg/phút 162 E. 15 - 20 µg/kg/phút 163

Ngày đăng: 12/10/2014, 23:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan