1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trắc nghiệm về hiện tượng ho ra máu

4 2,7K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ra máu ở Việt Nam là: A. Viêm phế quản B. Áp xe phổi C. Lao phổi D. Ung thư phổi E. Giãn phế quản Đuôi khái huyết là: A. Ho ra máu có hình sợi như cái đuôi B. Có nhiều sợi máu lẫn trong đàm C. Máu ho ra có hình dạng của phế quản D. Máu có số lượng giảm dần và sẫm dần E. Máu ho ra có màu đỏ tươi và đỏ sẫm xen kẽ Nguyên nhân ho ra máu do nguyên nhân ngoài phổi thường gặp nhất là: A. Bệnh bạch cầu cấp B. Hẹp van 2 lá C. Suy tim phải D. Suy chức năng gan E. Sốt rét

Trang 1

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ra máu ở Việt Nam là:

A Viêm phế quản

B Áp xe phổi

@C Lao phổi

D Ung thư phổi

E Giãn phế quản

Đuôi khái huyết là:

A Ho ra máu có hình sợi như cái đuôi

B Có nhiều sợi máu lẫn trong đàm

C Máu ho ra có hình dạng của phế quản

@D Máu có số lượng giảm dần và sẫm dần

E Máu ho ra có màu đỏ tươi và đỏ sẫm xen kẽ

Nguyên nhân ho ra máu do nguyên nhân ngoài phổi thường gặp nhất là:

A Bệnh bạch cầu cấp

@B Hẹp van 2 lá

C Suy tim phải

D Suy chức năng gan

E Sốt rét

Triệu chứng nào sau đây không liên quan đến mức độ ho ra máu:

A Đau ngực

B Khó thở

@C Móng tay khum

D Mạch nhanh

D Lượng nước tiểu

Triệu chứng sớm có giá trị nhất để đánh giá mức độ ho ra máu là:

@A Số lượng máu mất

B Số lượng hồng cầu

C Thể tích hồng cầu (Hct)

D Mạch nhanh

E Móng tay móng chân

Triệu chứng nào sau đây không có giá trị đánh giá mức độ ho ra máu cấp:

A Huyết áp

B Mạch

C Nhịp thở

D Tinh thần kinh

@E Móng tay móng chân

Triệu chứng quan trọng nhất giúp phân biệt ho ra máu và nôn ra máu là:

A số lượng máu mất

B Số lượng hồng cầu

C Màu sắc của máu

@D Đuôi khái huyết

E Biểu hiện tim đập

Khi bệnh nhân ho ra máu cấp, thái độ đầu tiên của thầy thuốc là:

@A Để bệnh nhân nằm yên nghỉ, khám xét nhanh để đánh giá độ trầm trọng

B Hỏi bệnh sử và khám xét thật kĩ

C Làm đầy đủ xét nghiệm để xác định chẩn đoán

Trang 2

D Chuyển lên tuyến trên sớm để giải quyết

E Chuyền ngay Glucose hay Manitol ưu tương để bù dịch

Động tác không nên làm ngay khi có ho ra máu nặng:

A Để bệnh nhân nằm yên nghỉ nơi thoáng mát

B Khám xét nhanh và đánh giá mức độ xuất huyết

@C Phải làm đầy đủ xét nghiệm cao cấp để xác định nguyên nhân sớm

D Phải bảo đảm thông khí và thở Oxy nếu cần

E Chuyền dung dịch mặn đằng trương để bảo đảm lưu lượng tuần hoàn

Mức độ ho ra máu không có liên quan đến

A Số lượng máu mất

B Số lượng hồng cầu

C Toàn trạng bệnh nhân

@D Nguyên nhân gây xuất huyết

E Thời gian xuất huyết

Thuốc an thần nào sau đây không hay ít ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp

@A Valium

B Largactil

C Aminazine

D Gardenal

E Morphin

Thuốc an thần nào không được dùng cho người ho ra máu có hạ huyết áp và suy gan

A Valium

B Seduxen

@C Aminazine

D Gardenal

E Codein

Posthypophyse không có tác dụng:

A Co thắt cơ trơn

B Co thắt mạch nhỏ

C Giảm lợi niệu

@D Hạ huyết áp

E Tr thai nghén

Posthypophyse chỉ có tác dụng cầm máu do:

@A Co thắt mạch máu nhỏ

B Làm máu dễ đông

C Tăng ngưng tập tiểu cầu

D co mạch máu lớn

E Làm giảm lượng máu qua phổi

Adrenoxyl được dùng điều trị ho ra máu do:

@A Giảm tính thấm thành mạch

B Làm dễ đông máu

C Co thắt động mạch vừa

D Làm giảm lưu lượng tiểu tuần hoàn

E Giảm lượng máu qua thận

Morphin không có tác dụng:

A Giảm đau

Trang 3

B Giảm phản xạ

C Gây ngủ

@D Kích thích hô hấp

E Giảm lưu lượng máu qua phổi

Morphin tiêm dưới da với liều lượng lần

A 0,1g

@B 0,01g

C 1g

D 0,5g

E 0,05g

Loại thuốc thường được dùng kèm để làm giảm tác dụng phụ của Morphin trong điều trị ho ra máu là:

A Seduxen

B Codein

C vitamin E

D Primperan

@E Atropin

Thuốc có tác dụng hiệp đồng với Morphin trong điều trị ho ra máu là:

A Block 

B Codein

@C Kháng Histamin

D Giảm đau Monsteroid

E Steroid

Không dùng Morphin để điều trị ho ra máu khi có kèm:

A Tăng huyết áp

B Trạng thái kích thích thần kinh

@C Suy hô hấp mãn

D Trĩ nội

E Tất cả điều đúng

Tác dụng phụ thường gặp của Aminazine thường gặp là:

A Nhức đầu

B Buồn nôn

@C Hạ huyết áp tư thế

D Đau cơ

E Tăng phản xạ gân xương

Sandostatin không có tác dụng điều trị:

A Ho ra máu

B Vỡ tĩnh mạch trướng thực quản

C Các khối u nội tiết

@D Sau phẫu thuật u tụy

E Xuất huyết não - màng não

Thuốc nào sau đây không sử dụng trong phương pháp đông miên:

A Dolargan

@B Diaphylline

C Atropin

D Aminazine

Trang 4

E Phenegan

Phương pháp đông miên là dùng:

@A Dolargan + Aminazine + Diaphylline

B Dolargan + Aminazine + Phenegan

C Dolargan + Phenegan + Diazepam

D Aminazine + Phenegan + Atropin

E Aminazine + Diazepam + Atropin

Tác dụng phụ của Sandostatin là:

A Chảy máu nặng hơn

B Suy thận cấp

@C Rối loạn tiêu hóa

D Hạ huyết áp tư thế

E Co thắt phế quản

Atropin dùng trong ho ra máu có ý nghĩa:

A Co mạch

B Ức chế thần kinh

@C Giảm tác dụng của Morphin

D Giãn phế quản

E Tăng nhịp tim làm tăng huyết áp

Chỉ định truyền máu trong ho ra máu nặng:

@A Được chỉ định sớm

B Sau khi xác đinh được nguyên nhân

C Sau khi đã chuyền dịch mà vẫn nặng

D Khi không có tăng huyết áp

E Khi có biểu hiện vô niệu

Yếu tố nào ít đóng vai trò quan trọng trong tử vong vì ho ra máu:

A Số lượng máu mất

B Tình trạng tim mạch

C Suy hô hấp mạn

D Phản xạ co thắt phế quản

@E Nhiễm trùng

Sự khác nhau giữa Morphin và Dolargan trong điều trị ho ra máu là:

A Yếu tố gây nghiện

B Ức chế thần kinh trung ương

C Ức chế trung tâm hô hấp

D Giảm đau

@E Tác dụng phụ

Nếu bạn gặp một bệnh nhân ho ra máu mức độ nặng ở tuyến cơ sở thì bạn sẽ xử trí cấp cứu:

@A Để bệnh nhân yên nghỉ, chuyền dịch mặn đẳng trương

B Để bệnh nhân yên nghỉ, chuyền dịch ngột ưu trương

C Cho thuốc cầm máu và chuyển đi tuyến trên ngay

D Chuyển đi tuyến trên càng sớm càng tốt

E Làm các xét nghiệm cần thiết rồi chuyển đi tuyến trên

Ngày đăng: 12/10/2014, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w