NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH XÃ
MỤC LỤC 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành trong thời gian qua 43 2.4.1. Những mặt đạt được của công tác quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành trong thời gian qua 43 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 45 3.3. Một số giải pháp khác .57 3.3.1.Về khuôn khổ pháp lý .57 3.3.2. Về đội ngũ cán bộ .58 3.3.3. Về công tác thông tin tuyên truyền 59 3.3.4. Về cơ sở vật chất .59 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới, hội nhập kinh tế thế giới là một tiến trình quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam, mở ra thời kì mới với những vận hội mới cho đất nước. Ngày 11 tháng 01 năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập đó. Hệ thống tài chính quốc gia là một trong những khâu quan trọng nhất để nền kinh tế có thể hội nhập thành công và Ngân sách nhà nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho Nhà nước Việt Nam thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, mục đích kinh tế đặt ra trong thời gian tới. 1 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 ra đời, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở sửa đổi bổ sung một số điều của luật Ngân sách Nhà nước năm 1996 là cơ sở pháp lí quan trọng phát huy hiệu quả công tác quản lí Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, thể hiện sự tập trung, thống nhất, phân cấp mạnh mẽ tăng cường quyền chủ động tài chính cho chính quyền cấp xã, nâng cao hiệu quả quản lí Ngân sách xã. Bên cạnh những điểm đã đạt được, còn rất nhiều những tồn tại chưa thể tháo gỡ và xử lý làm cho Ngân sách xã chưa thực sự phát huy được vai trò quan trọng trong hệ thống các cấp NSNN, công tác quản lí ngân sách xã còn nhiều tồn tại ảnh hưởng tới hiệu quả của quản lí, chưa đảm bảo huy động được nguồn lực tài chính giúp chính quyền cấp xã hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, làm sao để tìm hiểu ra được nguyên nhân từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao công tác quản lí Ngân sách xã có một ý nghĩa quan trọng. Trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính - kế hoạch huyện Kim Thành, em đã nhận thấy công tác quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành đã có nhiều sự đổi mới so với trước đây nhưng cũng không phải không có những tồn tại nhất định. Luật ngân sách mới tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng NSX được chủ động, sáng tạo nhưng thực tế nhiều xã vẫn chưa phát huy được hết nội lực, chưa thực sự hoạt động có hiệu quả trong vấn đề quản lý Ngân sách của mình. Vậy, tại sao lại có điểm đáng lưu tâm này tại một số xã huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương? Ý thức được vai trò quan trọng của công tác quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện, em đã chọn đề tài luận văn: “ Một số giải pháp nâng cao quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”. 2 Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá một cách tổng quát công tác quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương thời gian qua để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí chi Ngân sách xã. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lí luận chung về Ngân sách xã và sự cần thiết phải nâng cao quản lí chi ngân sách xã. Chương 2: Thực trạng quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương. Chương 3: Một số giải pháp nâng quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương. Được sự giúp đỡ của cán bộ phòng Tài chính – kế hoạch huyện Kim Thành, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Tài Chính Công đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do khả năng và thời gian hạn chế nên luận văn tốt nghiêp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô giáo, các cán bộ phòng Tài chính – kế hoạch và bạn đọc đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! 3 CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH XÃ 1.1 – Lí luận chung về Ngân sách xã. 1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và quá trình phát triển của Ngân sách xã. 1.1.1.1. Sự hình thành của Ngân sách xã Nước ta, đã có hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển gắn liền với các triều đại phong kiến và cùng đó là sự hình thành và phát triển của làng xã. Chính từ việc đặt định và quản lý làng xã từ thời xa xưa, thực thể làng xã và văn 4 minh làng xã đã hiện hình: Từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt lấy trồng trọt là nông nghiệp lúa nước làm chủ lực, Nhà nước qua các triều đại từ tự chủ đến đô hộ trải qua các đời trong đó các vấn đề thu- chi ngân sách - thuế khóa tiền tệ… trong lịch sử là một trong những đặc trưng quan trọng của làng xã và văn minh làng xã. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, NSX ở Việt Nam có quá trình phát triển từ rất lâu đời. Trong bản hương ước ngày trước có ghi: “ Nước có thuế nước như: thuế đinh điền, môn bài để chi công việc công ích trong nước. Dân phải đóng thuế ở dân như thuế trâu, bò, ngựa, nhà cửa để lo công việc cho dân”. Thuật ngữ và khái niệm “dân” ở đây chính là dùng cho làng xã. Câu văn cổ này chính là một tuyên ngôn cho sự ra đời và tồn tại của NSX trong xã hội và văn minh làng xã ngày xưa. Với lý do: làng xã là một đơn vị có tính tự tôn - tự trị - tự quản cao, nên cũng cần phải có quỹ làng xã, sự ra đời và tồn tại “Ngân sách” hiển nhiên là một tất yếu truyền thống. Theo luật ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ( NĐ số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN; thông tư số 59/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ – CP) NSX là một bộ phận của NSNN, là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp xã với nhân dân phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lí, điều hành nền kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. NSX là Ngân sách của chính quyền nhà nước cấp xã, do ủy ban nhân dân (UBND) xã xây dựng quản lí, điều hành, được hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và giám sát thực hiện. 5 Như vậy, quá trình hình thành quỹ NSX luôn gắn chặt với bộ máy chính quyền cấp xã nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy chính quyền xã, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà chính quyền cấp xã đảm nhận trong từng thời kỳ do HĐND xã giao cho. 1.1.1.2. Quá trình phát triển của ngân sách xã Quá trình phát triển của ngân sách xã gắn liền với quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - chính trị - xã hội qua từng thời kì. - Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1971: NSX là một bộ phận hợp thành của hệ thống Ngân sách, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam trong chiến tranh chống Pháp, có tác dụng to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong thời kì này Nhà nước đã ban hành các văn bản quy định nội dung cơ cấu thu - chi NSX song việc ban hành quy định chưa gắn liền với cơ chế quản lí và trách nhiệm của xã đối với quản lí khai thác nguồn thu tại chỗ, quản lí chế độ chi NSX, sự nhất trí lợi ích của xã hội với lợi ích của hợp tác xã còn quy định chung chung, chưa xác định rõ ràng cụ thể. Bên cạnh đó việc phân cấp giữa NSX với Ngân sách huyên, Ngân sách tỉnh cũng chưa được xác định rõ ràng, rành mạch, cụ thể. - Giai đoạn từ năm 1972 đến 1983: Giai đoạn này NSX đã thực sự quản lí theo luật lệ thống nhất của Nhà nước, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này Chính Phủ đã ban hành một số Nghị định hướng dẫn việc thi hành điều lệ NSX. Kèm theo đó là nội dung cụ thể cũng như nguyên tắc quản lí thu chi thường xuyên và không thường xuyên. Đồng thời cũng xác định được quyền hạn trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong việc xây dựng quản lí NSX. trong nghị 6 quyết đại hội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1978 đã xác định: NSX là một cấp NSNN nhưng tạm thời chưa tổng hợp thu chi NSX vào ngân sách huyện - Giai đoạn từ năm 1983 đến 1996: Hội đồng bộ trưởng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Chính Phủ) đã có quyết định hoàn thiện cơ cấu hệ thống Ngân sách và phân cấp ngân sách với hệ thống NSNN gồm bốn cấp: Trung ương – Tỉnh – Huyện - Xã . NSX lúc này đã là khâu độc lập trong hệ thống NSNN, nhưng dự toán và quyết toán NSX vẫn thực hiện theo mục lục Ngân sách riêng và hạch toán theo chế độ kế toán NSX. trong điều kiện thực hiện đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công tác quản lí ngân sách có nhiều thay đổi liên quan tới hoạt động thu chi. Trước tình hình đó Bộ tài chính ban hành tạm thời công văn số 35/TC-NSNN vào tháng 5/1990 hướng dẫn sử dụng NSX nhằm tăng cường công tác quản lí NSX. Đây là bước đệm quan trọng trong quản lí ngân sách, tạo điều kiện cho các địa phương làm quen và áp dụng quản lí NSX trong điều kiện mới. - Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: để đáp ứng yêu cầu quản lí NSNN nói chung và NSX nói riêng Quốc hội đã ban hành luật NSNN ngày 20/03/1996 quy định NSNN bao gồm NS Trung ương và NS các cấp chính quyền địa phương. Luật đó khẳng định NSX là một trong bốn cấp NS mang tính độc lập, là một phương tiện để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định. Bên cạnh đó luật NSNN năm 1996 đã quy định cụ thể việc quản lí thu chi NS cấp xã và hướng dẫn việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ tài chính cấp xã nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí NS cấp xã. Để quản lí hoat động thu chi Nhà nước cho phép các xã được mở tài khoản thu chi Ngân sách tại Kho bạc nhà nước. 7 Ngày 16/12/2002 kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI đã thông qua luật NSNN ( sửa đổi ), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số điều của luật NSNN năm 1996. Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật khác về huy động và sử dụng nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước ở nước ta hiện nay đã tạo khuôn khổ pháp luật để đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng Ngân sách nhằm cụ thể hóa luật NSNN năm 2002…Đây là cơ sở pháp lí quan trọng tạo ra cơ chế quản lí Ngân sách mới, vừa thể hiện sự tập trung, thống nhất, vừa phân cấp mạnh mẽ và tăng quyền chủ động tài chính cho các chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng Ngân sách. 1.1.2. Đặc điểm và nội dung chi ngân sách xã. 1.1.2.1 Đặc điểm của Ngân sách xã. Theo luật ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ( NĐ số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN; thông tư số 59/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ – CP) NSX là một bộ phận của NSNN, là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp xã với nhân dân phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lí, điều hành nền kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. NSX là Ngân sách của chính quyền nhà nước cấp xã, do ủy ban nhân dân xã xây dựng quản lí, điều hành, được hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và giám sát thực hiện. Theo quy định của Nhà nước thì NSX có đặc điểm chung cơ bản sau: - Về mặt sở hữu: NSX là một quỹ tiền tệ của Nhà nước, do chính quyền cấp cơ sỏ quản lí và điều hành. Xã là một cấp ngân sách, một đơn vị dự toán đặc biệt bên dưới không có đơn vị dự toán nào trực thuộc. Ngân sách cấp xã có 8 quyền tự chủ nhất định về nguồn thu và nhiệm vụ chi được quyết định trong các văn bản pháp luật về tài chính, tuy nhiên tính độc lập của NSX lại là tương đối do nguồn thu của xã có hạn chế và cũng phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên và phụ thuộc vào Ngân sách cấp trên. Do vậy NSX được coi là đơn vị dự toán cuối cùng đây là một dặc trưng cơ bản của NSX, khác so với các cấp Ngân sách khác. - Về chủ thể: Trong các hoạt động thu chi bằng tiền hình thành quỹ Ngân sách được các chủ thể công tiến hành, mà chủ thể công ở đây chính là chính quyền Nhà nước cấp xã. - Về mặt pháp luật: Quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình thu chi NSX là quan hệ lợi ích giữa hai bên, một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã với một bên là lợi ích chung của các chủ thể kinh tế khác. Là một đơn vị hành chính cấp cơ sở chịu trách nhiệm trước nhân dân trong địa giới hành chính của mình và chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. Do vậy NSX không chỉ có mối quan hệ với các chủ thể công trong địa giới hành chính xã mà còn có mối quan hệ nhất định với các chủ thể của chính quyền cấp trên, các quan hệ này luôn chịu sự điều chỉnh bởi các luật cung, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh, quyền uy. - Về mặt đặc thù: ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt không có đơn vị dự toán cấp trực thuộc. NSX luôn gắn chặt với bộ máy chính quyền cấp xã nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy chính quyền xã, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội mà chính quyền cấp xã đảm nhận trong từng thời kì do HĐND xã giao cho. 1.1.2.2. Nội dung chi ngân sách xã. 9 * Những quy định chung về chi NSX Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước. Ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát. Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời phải phù hợp với trình độ, khả năng quản lý của chính quyền xã. Dự toán chi ngân sách xã được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Uỷ ban nhân dân xã quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã và định kỳ báo cáo Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân xã tại kỳ họp gần nhất. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quy định. Nghiêm cấm đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã. Mọi khoản chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với các xã có khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện quản lý thu, chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh) quy định cơ chế quản lý phù hợp và báo cáo Bộ Tài chính. 10 [...].. .Chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán và quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà nước và Chế độ kế toán của Nhà nước * Nội dung chi Ngân sách xã Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã Căn cứ chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động... nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chi ngân sách năm sau 1.2 - Sự cần thiết phải nâng cao quản lí chi ngân sách xã 1.2.1 Vai trò ngân sách xã đối với sự phát triển kinh tế xã hội Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở nước ta HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm giải quyết các việc quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh... hóa - xã hội ở xã 1.2.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lí chi ngân sách xã 1.2.2.1 Xuất phát từ vị trí vai trò của ngân sách xã Ngân sách xã là công cụ định hướng phát triển sản xuất, điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã đi đúng hướng, đúng chính sách chế độ và tăng cường mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn xã Ngoài ra NSX còn là công cụ định hướng hình... tế của từng xã nên chi ngân sách của các xã ngày càng tăng ví dụ như xã Kim Lương năm 2007 tổng chi ngân sách xã là 2.218 triệu đồng nhưng năm 2008 tổng chi ngân sách của xã là 5.020 triệu đồng tăng 2,2 lần so với năm 2007 Năm 2008 số thực chi của các xã đều đạt và vượt so với 30 dự toán chi ngân sách xã đề ra Xã Tam Kỳ thực chi đạt 343% so với dự toán nguyên nhân là do trong năm trạm y tế xã được đầu... trạng công tác quản lí chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương 2.3.1 Tình hình lập dự toán chi Ngân sách xã - UBND cấp huyện hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã - Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình Kế toán xã. .. chi ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách của UBND huyện, UBND xã hoàn chỉnh dự toán chi NSX và phương án phân bổ ngân sách xã trình HĐND xã quyết định Sau khi dự toán chi ngân sách xã được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND 14 huyện, Phòng tài chính – kế hoạch huyện, đồng thời thông báo công khai dự toán chi ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài... tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương 12 1.1.3 Quy trình quản lí chi ngân sách xã 1.1.3.1 Lập dự toán chi ngân sách xã Lập dự toán chi NSX là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lí chi NSX Trên cơ sở nguồn lực có thể huy động và sử dụng NSX là có hạn, cần đảm bảo rằng NSX... được quản lí qua kho bạc; * Nội dung: - Sau khi được UBND xã giao dự toán NSX, căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được HĐND xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi - Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả... nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; 13 - Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo; - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trước * Trình tự lập dự toán chi ngân sách xã: - UBND cấp huyện hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã - Các... sách xã theo địa bàn từng xã cuả huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương Thực trạng công tác chi ngân sách xã trên địa bàn huyện trong 3 năm gần đây được phản ánh trên bảng số liệu xem phụ lục 01: Do mỗi xã có một điều kiện kinh tế khác nhau nên nhu cầu chi ngân sách của từng xã cũng khác nhau Theo số liệu bảng 1 ta thấy nhu cầu chi ngân sách của các xã qua các năm ngày càng tăng Đa số các xã đều thực chi cao . quản lí chi Ngân sách xã. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lí luận chung về Ngân sách xã và sự cần thiết phải nâng cao quản lí chi ngân sách xã. . CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH XÃ 1.1 – Lí luận chung về Ngân sách xã. 1.1.1 Sơ lược về sự hình