KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊĐề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM SƠN ĐẾN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn : Ths...
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM SƠN ĐẾN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn : Ths Ngô Thanh Mai
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung đề tài nghiên cứu là do tôi thực hiện, không saochép, cắt ghép các đề tài nghiên cứu hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôixin chịu trách nhiệm trước Nhà trường
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Ký tên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiệncho sinh viên có cơ hội thể hiện sự ham học hỏi cũng như những cố gắng của bảnthân, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường và Đô thị đã nhiệttình giúp đỡ trong quá trình làm nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắcnhất tới Ths Ngô Thanh Mai, người trực tiếp hướng dẫn tôi kể từ khi hình thành ýtưởng nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ địa phương, sự ủng hộ rấtlớn từ phía gia đình, bạn bè đã giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐẾN LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 6
1.1.Cơ sở lý luận chung về chất thải rắn 6
1.1.1.Khái niệm chất thải rắn 6
1.1.2.Phân loại chất thải rắn 8
1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc hình thành………
8 1.1.2.2 Phân loại theo tính chất ……… 8
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 9
1.1.4.Tác động của chất thải rắn 11
1.1.4.1 Tác động của chất thải rắn tới môi trường………11
1.1.4.2 Tác động của chất thải rắn tới kinh tế - xã hội……….13
1.1.4.3 Tác động của chất thải rắn tới sức khỏe con người ………14
1.1.5.Phương pháp xử lý chất thải rắn 14
1.2 Lý luận chung về lao động và việc làm 17
1.2.1 Khái niệm lao động và việc làm 17
1.2.2 Các đặc trưng của việc làm 18
1.2.3 Giải quyết việc làm và sự cần thiết của giải quyết việc làm 18
1.3 Tác động của khu xử lý chất thải đến lao động - việc làm 19
1.3.1 Vai trò và tác động tích cực của khu xử lý chất thải đến lao động -việc làm 19
1.3.2 Tác động tiêu cực của khu xử lý chất thải đến lao động – việc làm21 1.4 Tiểu kết chương I 23
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ TỔNG QUAN KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM SƠM 24
Trang 62.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Thành phố Hà Nội 24
2.2 Tổng quan về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn 27
2.2.1 Thông tin dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn 27
2.2.2 Thực trạng hoạt động của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn 29
2.3 Tiểu kết chương II 31
CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM SƠN ĐẾN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 32
3.1 Giới thiệu chung về địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội 32
3.1.1 Dân số và nguồn lao động 32
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn
33 3.2 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 35
3.2.1 Lựa chọn địa điểm nghiên cứu và đối tượng điều tra 35
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa điểm nghiên cứu 37
3.3 Ảnh hưởng của khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến lao động – việc làm huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội 39
3.3.1 Ảnh hưởng của khu liên hợp xử lý chất thải đến việc làm 39
3.3.2 Đặc trưng của nghề bới rác 41
3.3.3 Nhận thức của người làm nghề “bới rác” 46
3.3.4 Ảnh hưởng của nghề “bới rác” đến sức khỏe 48
3.3.5 Ảnh hưởng của nghề “bới rác” đến thu nhập 49
3.4 Tiểu kết chương III 52
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 54
4.1 Quan điểm, phương hướng phát triển các khu xử lý chất thải 54
4.1.1 Quan điểm, phương hướng bảo vệ môi trường và phát triển các
Trang 7khu xử lý chất thải của quốc gia 54
4.1.2 Quan điểm, phương hướng bảo vệ môi trường và phát triển các khu xử lý chất thải của Thành phố Hà Nội 56
4.2 Một số gợi ý chính sách cho vấn đề lao động – việc làm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Thành phố Hà Nội 57
4.2.1 Nhóm giải pháp về phía cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương 57
4.2.2 Nhóm giải pháp từ phía cộng đồng 59
4.3 Tiểu kết chương IV 59
KẾT LUẬN 60
PHỤ LỤC 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTNH Chất thải nguy hại
KT-XH Kinh tế - xã hộiPTBV Phát triển bền vững
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1: Sơ đồ hình thành chất thải rắn 7
Hình 2: Tác động của chất thải rắn 11
Hình 3: Sơ đồ tác động trực tiếp của rác thải đối với người và động vật 14
Hình 4 Nguyên tắc xử lý chất thải rắn 15
Hình 5: Tác động của các khu xử lý chất thải đến lao động việc làm 20
Hình 6 : Khối lượng phát sinh chất thải rắn tại Hà Nội giai đoạn 2004 - 2013 25
Hình 7: Quy trình xử lý rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn .28 Bảng 1: Thành phần CTR của Thành phố Hà Nội 26
Bảng 2: Mẫu và tổng thể điều tra 36
Bảng 3: Số thành viên trong một gia đình cùng làm nghề “bới rác” 41
Bảng 4: Tuổi và giới tính của người “bới rác” 42
Bảng 5: Số năm làm việc của người “bới rác” 45
Biểu đồ 1: Lượng rác được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (1999 – 2013) 29
Biểu đồ 2: Dân số huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000-2012 32
Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất huyện Sóc Sơn giai đoạn 2001 – 2010 34
Biểu đồ 4: Tình hình giải quyết việc làm huyện Sóc Sơn giai đoạn 2001 – 2010 35
Biểu đồ 5: Dân số các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ giai đoạn 2000 – 2012 38
Biểu đồ 6 : Nhận thức của người "bới rác" về sự thay đổi sức khỏe 47
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
CNH – HĐH được coi là con đường phát triển tất yếu của các quốc gia đangphát triển trên thế giới trong đó có Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng (tháng 12 – 1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sựthật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủtrương công nghiệp hóa thời kì 1960 – 1985.1 Đây là một sự kiện đánh dấu bướcngoặt lớn trong lịch sử nước ta cả về kinh tế, văn hóa, xã hội Công cuộc CNH –HĐH đất nước trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Cơ sởvật chất - kĩ thuật của đất nước tăng lên đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng CNH – HĐH đã đạt được những kết quả nhất định, nền kinh tế đạt tốc độtăng trưởng khá cao: bình quân từ năm 2000 đến 2005 đạt trên 7,51%, giai đoạn
2006 – 2010 đạt khoảng 7% Tuy nhiên, bên cạnh những thàng tựu to lớn đã đạtđược, CNH – HĐH ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Nguồn lực của đất nước chưađược sử dụng một cách có hiệu quả, tài nguyên bị khai thác một cách lãng phí vàthất thoát nghiêm trọng trong đó có tài nguyên môi trường.2
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ khiên dân số cũng gia tăng nhanh chóng,đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Năm 2009, dân số đô thị
là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% dân số), năm 2010 đã lên tới 26,22 triệu người,
dự báo 2015 con số này sẽ lên đến 35 triệu người3 Kinh tế phát triển, dân số tại các
đô thị tăng nhanh đã nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại về KTXH, đặc biệt là môitrường Lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải bệnh viện… gia tăngnhanh chóng, gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, đedọa trực tiếp ngược trở lại đối với sự tồn tại và PTBV của Thành phố nói riêng và
cả nước nói chung
Trước thực tế trên, đòi hỏi sự nghiệp CNH - HĐH, quá trình đô thị hóa cùngvới PTBV cần đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt
1 Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
2 Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
3 Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 – Chất thải rắn
Trang 11cần có quy hoạch quản lý tốt vấn đề chất thải Ngay sau khi diễn ra Đại hội VI, năm
1986, nhà máy sản xuất phân bón Cầu Diễn được thành lập sử dụng công nghệ ủhiếm khí để sản xuất phân bón nhưng gặp vấn đề trong việc tiêu thụ phân Năm
1993, bãi rác Mễ Trì được đưa vào vận hành, tuy nhiên, vẫn không thể đáp ứng nhucầu xử lý rác của cả
Thành phố Việc xây dựng một khu xử lý tập trung có thể thu gom, xử lýlượng rác thải gia tăng nhanh chóng là một yêu cầu tất yếu Do vậy, năm 1995, Khuliên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn được khởi công xây dựng nhằm giải quyết vấn
đề cấp bách của Thành phố về xử lý chất thải
Khu xử lý chất thải đã đem lại nguồn thu cho ngân sách huyện Sóc Sơn, nhiềukilomet đường liên xã được tu sửa, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi về giao thông,lưu thông hàng hóa Bên cạnh đó, Khu xử lý cũng làm xuất hiện việc làm mới chongười dân, từ đó ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, xây dựng kiên cố nhà cửa.Hơn nữa, việc xuất hiện khu xử lý trong huyện đã giải quyết 90% lượng rác củaThành phố, thu gom và xử lý một khối lượng lớn rác vứt bừa bãi trong khu vực Từ
đó, nhận thức của người dân về rác thải, những ảnh hưởng của rác thải, cũng như sựcần thiết của xử lý rác được nâng cao
Tuy nhiên, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn cũng đem lại không ítnhững ảnh hưởng tiêu cực cho địa bàn huyện Sóc Sơn Về mặt kinh tế, khu xử lývới tổng diện tích 83.3ha, lấy chủ yếu từ đất hoạt động nông nghiệp đã làm giảmdiện tích đất nông nghiệp, giảm diện tích cây lương thực, là nguồn thực phẩm chủyếu của người dân Ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người dân chỉ biết “chânlấm tay bùn”, không được tiếp xúc với khoa học, công nghệ, kĩ thuât đã xảy ra vấn
đề thất nghiệp và không đủ việc làm Hơn nữa, giá trị những mảnh đất của mộthuyện nghèo của Thành phố trước đã thấp nay lại ngày càng thấp hơn do những ảnhhưởng tiêu cực từ “bãi rác” Về mặt xã hội, nhiều hộ gia đình sau khi nhận tiền bồithường từ việc di dời để nhường đất cho “bãi rác” cùng với việc mất đi kế sinh nhai,không thể chuyển đổi việc làm Số tiền đền bù tương đối lớn đã phát sinh nhiều tệnạn xã hội, tác động xấu đến an ninh trật tự của khu vực Các xe vận chuyển rác đã
Trang 12khiến nhiều tuyến đường xuống cấp, ảnh hưởng đến giao thông khu vực, gây ônhiễm không khí do rác thải hữu cơ phân hủy, nước rỉ rác theo xe xả thẳng xuốngmặt đường.
Sự xuất hiện của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn làm xuất hiện nghềmới trong huyện – nghề “bới rác”, đây chính là nguồn gây ô nhiễm không thể lườngđược đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng
Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 – Chất thải rắn đã nêu rất cụ thể nguồnCTR, tác động của CTR, hiện trạng quản lý CTR, tuy nhiên báo cáo cũng khẳngđịnh: “hiện tại vẫn chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của bãi chônlấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải”
Có thể thấy, nghề mới mà “bãi rác” đem lại tiềm ẩn rất nhiều vấn đề cần đượcphân tích và làm sáng tỏ mà hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm từ các cơ
quan, tổ chức Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng
của khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến lao động - việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Hội” với mục tiêu nghiên cứu về vấn đề việc
làm trên những “cánh đồng rác” nhằm làm sáng tỏ những tác động của khu xử lýchất thải đến cuộc sống người dân qua việc làm mới đó
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của Khu liênhợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến lao động – việc làm trên địa bàn huyện SócSơn Để đạt được mục tiêu đó, các mục tiêu cụ thể bao gồm:
Tổng quan cơ sở lý thuyết về CTR nói chung và ảnh hưởng của khu liênhợp xử lý chất thải rắn tới lao động - việc làm
Phân tích những ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơnđến lao động – việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
+ Nhận thức của người “bới rác” về những ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lýchất thải rắn Nam Sơn đến lao động - việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thànhphố Hà Nội
+ Ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến sức khỏe của
Trang 133 xã, người “bới rác” chủ yếu nằm trong ba xã này nên ảnh hưởng của khu liên hợp
xử lý rác thải cũng chỉ tác động trong phạm vi này là chủ yếu
Phạm vi thời gian: Tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đếnnăm 2013 vì đây là thời điểm nghề “bới rác” bắt đầu được phát triển mạnh trongvùng Khoảng thời gian này cũng đủ dài để có thể thấy được tác động đến sức khỏecủa người lao động cũng như môi trường tự nhiên của khu vực Vì vậy, số liệu thứcấp được sử dụng để phân tích và đánh giá được thu thấp trong giai đoạn 2000 –
2013 Để phân tích những ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơnđến lao động - việc làm, số liệu sơ cấp được thu thập vào thời điểm tháng 3 năm2014
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu trên những người dân lao động có việclàm mới sau khi Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn hình thành và đi vàohoạt động Đây là những lao động làm việc trực tiếp trên những “cánh đồng rác”,trực tiếp thu gom, chọn lọc rác trong khu xử lý chất thải
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thực địa
Để tiến hành thu thập thông tin số liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành một cuộcđiều tra vào thời điểm đầu tháng 3 năm 2014 tại khu vực 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn vàHồng Kỳ Mẫu được lấy trên theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên – phỏng vấnngẫu nhiên một số người dân làm nghề “bới rác” trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắnNam Sơn
Trang 14 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Tác giả tiến hành phân tích những số liệu thu thập được từ quá trình điều tra
về nhận thức của người dân, thu nhập, sức khỏe của người dân kể từ khi làm nghềbới rác Đồng thời tiến hành phân tích những số liệu thu thập được từ phòng Thống
kê huyện Sóc Sơn về giá trị sản xuất, dân số, tình hình khám chữa bệnh trên địa bàn
để thấy được cái nhìn tổng quan về khu vực Ngoài ra, tác giả tham khảo nhiều tàiliệu từ các nguồn khác nhau như từ các UBND xã, thư viện Trường Đại học Kinh tếQuốc dân, các trang báo mạng
Tác giả phân tích số liệu bằng phần mềm Excel, được sử dụng khá phổ biếntrong quá trình phân tích các số liệu điều tra
6 Kết cấu đề tài nghiên cứu khoa học
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm 4 nội dung chính tươngđương với 4 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về chất thải rắn và ảnh hưởng của khu xử lý chất thải
tới lao động - việc làm
Chương II: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Thành Phố Hà Nội và tổng
quan khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
Chương III: Ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến lao
động - việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Chương IV: Phương hướng phát triển và một số gợi ý chính sách cho vấn đề
lao động – việc làm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Thành phố HàNội
Trang 15CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐẾN LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
1.1 Cơ sở lý luận chung về chất thải rắn
1.1.1 Khái niệm chất thải rắn
“Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.”4
Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chấtthải rắn quy định chất thải rắn là “chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.”
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6696:2009, CTR là “các chất thải dạng rắn
phát sinh từ các hoạt động của con người hoặc các khu công nghiệp, bao gồm: chấtthải từ các khu dân cư, đường phố, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn phòng,xây dựng, sản xuất và các chất thải không độc hại từ các khu vực y tế.”
Giáo trình Công nghệ môi trường có viết: “Tất cả phần vật chất dạng rắn bịloại trong hoạt động kinh tế xã hội, đời sống sản xuất và tiêu dùng.” Theo địnhnghĩa về chất thải của Giáo trình Kinh tế chất thải: “chất thải là mọi thứ mà conngười, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môitrường”
“CTR bao gồm các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của conngười và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi chúng khôngcòn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chấtrắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ cácngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng.”5
Hiện nay, chất thải nói chung và CTR nói riêng còn được coi là một dạng tàinguyên Có thể sử dụng chất thải để tạo ra của cải vật chất CTR vô cơ khi chuyểnthành phân vi sinh có thể sử dụng để bón cho cây, các CTR có thể tái chế sử dụnglại như giấy báo, sắt thép, nhựa…có thể được coi là tài nguyên tái tạo
4 Luật Bảo vệ môi trường 2005
5 PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
Trang 16Như vậy, có thể hiểu CTR là tất cả những vật chất thải bỏ của con người, sinh vật, rắn, có thể tái chế, tái sử dụng để tạo vật chất phục vụ nhu cầu của con người
và sinh các hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất của con người không có giá trị sử dụng ở dạng vật như một dạng tài nguyên CTR có thể ở dạng thành phẩm đã qua
sử dụng hoặc chưa qua sử dụng như giấy báo, đồ đạc qua sử dụng, túi nilon, bao bì,xác chết động vật…
Hình 1: Sơ đồ hình thành chất thải rắn
Ghi chú: Nguyên vật liệu, sản phẩm và các thành phần thu hồi và tái sử dụng
Chất thải
Nguồn: TS Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt,
Công ty môi trường Tầm nhìn xanh
Trang 171.1.2 Phân loại chất thải rắn
Hiện nay, các nhà kinh tế xã hội phân chia CTR nhằm tạo điều kiện thuận lợicho quá trình thu gom, quản lý, xử lý Có nhiều cách phân loại CTR như theo thànhphần hóa học, theo khả năng cháy nổ, theo trạng thái… nhưng cách phân loại phổbiến nhất là theo nguồn gốc và theo tính chất
1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc hình thành
Theo nguồn gốc, CTR được chia thành các nhóm sau:
CTR sinh hoạt là CTR được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người ở cáckhu dân cư, khu thương mại và dịch vụ, khu cơ quan và trường học, khu vui chơigiải trí, khu ăn uống của bệnh viện, khu ăn uống của cơ sở công nghiệp và tự hoạtđộng vệ sinh đường phố như thức ăn thừa, rau, củ, quả, chai, lọ, than, giấy, túinilon… Hầu hết CTR sinh hoạt chứa phần lớn các chất hữu cơ, ít chất thải nguy hại.CTR công nghiệp là CTR được thải ra trong quá trình sản xuất của các cơ sởsản xuất kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, KCN CTR công nghiệp bao gồm CTRphát sinh từ các dây chuyền sản xuất (nguyên, nhiên liệu, sản phẩm/bán sản phẩmphế thải), từ hệ thống xử lý chất thải (CTR, bùn) Các CTR công nghiệp có thể đượcthu gom đem xử lý riêng hoặc được đổ chung vào bãi thải của đô thị CTR côngnghiệp có thành phần rất phức tạp và độc hại
CTR nông nghiệp là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, baogồm bao bì, phân bón, thuốc BVTV, phân gia súc gia cầm, tro, trấu, rơm…
CTR y tế là những CTR phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở
y tế, phòng khám, bệnh viện…như kim, bông băng…CTR y tế được coi là CTRnguy hại vì có chứa các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại có thể lây lan mầm bệnh
1.1.2.2 Phân loại theo tính chất
Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh, CTRđược chia thành CTR thông thường và CTR nguy hại
Trong đó, CTR nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác6 Theo
6 Luật Bảo vệ Môi trường 2005
Trang 18Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ngoài chất thải phóng xạ và cácchất thải y tế, CTNH là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình chứa khí) dohoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay cókhả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thânchúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác Một số CTR nguy hại như gas,pin, ac-quy, kiềm, axit, hóa chất, thuốc BVTV, hầu hết CTR y tế…
CTR thông thường không có những đặc trưng của CTR nguy hại, không chứacác chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tácthành phần
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều phát sinh chất thải, từ các hộ gia đình,trường học, cơ quan, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, chợ,công trình xây dựng, đường phố, khu vui chơi, cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp,hoạt động nông nghiệp, từ các làng nghề, hoạt động xử lý chất thải…
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân
số, quá trình đô thị hóa, sự phát triển KTXH, sự thay đổi thói quen tiêu dùng Trong
đó, các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu là các khu nhà ở, khuchung cư; khu trung tâm thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, trung tâm thươngmại…); khu cơ quan (trường học, văn phòng, cơ quan hành chính…); các hoạt độngdịch vụ công cộng (khu vui chơi giải trí, công viên, vệ sinh đường phố…)
Đối với CTR công nghiệp, “CTR phát sinh từ các KCN, khu chế xuất, khucông nghệ cao (dưới đây gọi chung là khu công nghiệp - KCN) bao gồm CTR sinhhoạt và CTR công nghiệp Trong đó, CTR công nghiệp được chia thành CTR thôngthường và CTNH Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích chothuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình công nghiệp của KCN.”7
Một nguồn khác phát sinh CTR công nghiệp là từ hoạt động khai thác khoángsản như khai thác than (chủ yếu xuất phát từ hoạt động khai thác, bóc đất mở vỉa,hoạt động giao thông vận tải và hoạt động chế biến tuyển than); khai thác bô-xít
7 Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 – Chất thải rắn
Trang 19(chất thải là bùn đỏ do không thể hòa tan, trơ, không biến chất); khai thác dầu khí(từ quá trình thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi và chế biến dầu khí ven bờ);hoạt động của ngành đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển (từ công đoạn làm sạch
bề mặt kim loại sử dụng cát, hạt kim loại, hạt Nix thải); công nghiệp nhiệt điện (từquá trình đốt than); công nghiệp rượu, bia, nước giải khát; hoạt động nhập khẩu phếliệu (nhập lậu pin, ắc-quy, bản mạch … cũ, hỏng)
CTR nông nghiệp thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất nôngnghiệp như trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ…), thu hoạch nông sản (rơm,
rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chấtthải từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thủy sản…CTR nôngnghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp như chai lọ đựnghóa chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng; hoạt động chăm sóc thú ynhư chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ, dụng cụ chăm sóc thú y CTR nôngnghiệp chủ yếu là chất thải có thể phân hủy sinh học như phân gia cầm, gia súc, rơm
rạ, chất thải chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao
bì hóa chất BVTV, phân hóa học
Một nguồn CTR khác là từ các làng nghề Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽcủa các làng nghề mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho các địa phương, tuynhiên, sự phát triển đó cũng tạo nhiều sức ép với môi trường khi lượng phát thảilớn Có thể kể đến các làng nghề như làng nghề thủ công mỹ nghệ; làng nghề dệtnhuộm, ươm tơ và thuộc da; làng nghề chế biến lương thực thực phẩm; làng nghềtái chế phế liệu…đều phát sinh ra một lượng chất thải khá lớn và khó kiểm soát.Cùng với sự phát triển của kinh tế, các dịch vụ xã hội như trường học, bệnhviện cũng đang từng bước phát triển Điều kiện chăm sóc sức khỏe của nước tatrong những năm gần đây được nâng lên đáng kể, hàng loạt các bệnh viện lớn nhỏ,phòng khám tư nhân, trạm y tế được xây dựng làm cho lượng CTR y tế trở thànhmột vấn đề đáng lo ngại CTR y tế chủ yếu phát sinh từ bệnh viện, các nguồn khácnhư trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám tư nhân, nhà hộ sinh, phòng khámngoại trú, các trung tâm lọc máu…, các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu, ngân
Trang 20hàng máu, khu thực hành của các trường Y Hầu hết các CTR y tế đều có tính độchại và có tính đặc thù, chứa các loại vi trùng, vi khuẩn, mầm bệnh.
Nguồn: Bài giảng Công nghệ môi trường, TS.Đỗ Khắc Uẩn
1.1.4.1 Tác động của chất thải rắn tới môi trường
Ở nước ta, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phổ biến, điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gomCTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường Vì vậy,
Ô nhiễm thực phẩm
Ô nhiễm nước mặt
Ô nhiễm thực phẩm
Ô nhiễm thực phẩm
Suy giảm
hô hấp
Ô nhiễm
do tiếp xúc
Suy giảm sức khỏe
Trang 21không chỉ CTR gây ô nhiễm môi trường mà quá trình thu gom, vận chuyển và xử lýCTR cũng có mức độ ảnh hưởng đáng kể.
Quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, có thành phần chủ yếu trong CTR,nhất là CTR sinh hoạt, tạo ra CH4, CO2 và một số khí khác phát sinh mùi khó chịu,gây ô nhiễm không khí Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2011: “Các khíphát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn: Amoni có mùi khai,phân có mùi hôi, hydrosunfua mùi trứng thối, sunfua hữu cơ mùi bắp cải thối rữa,mecaptan hôi nồng, amin mùi cá ươn, điamin mùi thịt thối, clo hôi nồng, phenolmùi ốc đặc trưng.” Bên cạnh đó, xử lý rác bằng biện pháp tiêu hủy góp phần gây ônhiễm đáng kể do khói, tro, bụi từ quá trình đốt rác Nếu rác không được đốt hoàntoàn còn có thể phát sinh các khí rất độc hại đối với sức khỏe như CO, NOx… Một
số kim nặng và hợp chất chứa kim loại như thủy ngân, chì có thể bay hơi, bám vàobụi, phát tán vầ gây ô nhiễm không khí
Ngoài những phần được thu gom, xử lý, một lượng CTR không được thu gom
do người dân vứt trực tiếp ra khu vực không có xe thu gom rác, các ao, hồ, sông,ngòi làm tắc nghẽn các cống thoát nước, ô nhiễm nguồn nước Các chất hữu cơphân hủy gián tiếp gây ô nhiễm không khí Bên cạnh đó, phần lớn các khu xử lýhiện nay không đảm bảo các tiêu chuẩn xử lý, do vậy, nước rỉ rác rò rỉ ngấm vàođất, một mặt gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực ao, hồ xung quanh, mộtmặt gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
CTR tích lũy trong đất trong thời gian dài cũng là nguy cơ tiềm tàng trực tiếpgây ÔNMT đất, gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nước, không khí Các loại CTRxây dựng, chất thải kim loại, CTR nông nghiệp không được thu gom và xử lý kịpthời tồn tai lâu trong đất sẽ qua chuỗi thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe conngười Đặc biệt là các CTNH như các chất tẩy rửa, sơn, kim loại nặng, hóa chấtBVTV, phân bón, pin… Ngày nay, với sự thay đổi thói quen tiêu dùng, với ưu điểmtiện dụng, túi nilon được dùng ngày càng phổ biến, người ta có thể thấy túi nilon ởbất cứ nơi nào Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, lượng túi nilonthải ra môi trường ngày càng nhiều mà tác hại lại không thể lường trước được, hoặcnhiều người biết đến những tác hại đó nhưng cố tình cho qua Túi nilon là loại chấtkhó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế
Trang 22kỉ mới có thể phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên Sự phân hủy không hoàn toàn củatúi nion sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật pháttriển sẽ làm cho đất nhanh chóng bị bạc màu, mất độ tơi xốp Sự tồn tại của nótrong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất bởi túi nilon lẫnvào đất sẽ ngăn cản oxy qua đất, gây bạc màu, xói mòn, đất không giữ được chấtdinh dưỡng (Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011 - Theo Báo cáo Môitrường Quốc gia 2011)
1.1.4.2 Tác động của chất thải rắn tới kinh tế - xã hội
CTR nếu được phân loại tại nguồn và có công nghệ xử lý phù hợp có thể manglại nhiều lợi ích kinh tế Hiện nay, đã có nhiều tổ chức kinh doanh tái chế chất thải,sản xuất phân bón sinh học compost bằng rác thải, thức ăn thừa (chất thải sinh hoạt)
có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, sản xuất điện…, từ đó, môi trườngcũng được cải thiện hơn Như vậy, vừa tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí xử lý, vừa
có lợi ích kinh tế, xã hội cũng như môi trường Tuy nhiên, ý thức của người dân cònchưa cao, cùng với kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu , CTR vẫn gây những ảnh hưởngtiêu cực đối với KT-XH Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ngày cànglớn Mức chi phí xử lý hiện nay được cho là 17-18 USD/tấn
Ngoài ra, còn ảnh hưởng lớn đến du lịch và nuôi trồng thủy sản Các khu ditích lịch sử, danh lam thắng cảnh vẫn chưa có những cơ chế quản lý CTR phù hợp,việc xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan, ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch
và tiềm năng phát triển của vùng Phát triển du lịch làng nghề đang là một hướngphát triển mới tiềm năng và được khuyến khích, tuy nhiên, ở các làng nghề hiệnnay, vấn đề ÔNMT vẫn chưa được kiểm soát nên vẫn chưa thể phát triển hết nhữngtiềm năng thu hút khách du lịch Các bãi rác lộ thiên, CTR nông nghiệp, cũng gâyảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản
Hơn nữa, CTR còn gây xung đột môi trường Xung đột xảy ra khi vấn đề bảo
vệ môi trường và phát triển kinh tế hiện nay vẫn được cho là có mâu thuẫn vớinhau Khi nhận thức của cộng đồng đang dần được nâng lên thì các doanh nghiệpvẫn coi lợi ích kinh tế là hàng đầu nên xung đột môi trường xảy ra càng nhiều Cáckhiếu kiện về môi trường cũng tăng lên, chủ yếu là xung đột giữa các hoạt động sảnxuất kinh doanh và người dân
Trang 231.1.4.3 Tác động của chất thải rắn tới sức khỏe con người
Ngoài những ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, KT-XH, CTR còn gâyảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người sống gầnnhững khu vực ô nhiễm như khu xử lý rác, khu làng nghề, KCN… CTR có thể làmgia tăng sự lan truyền các loại bệnh như tiêu chảy, bệnh da liễu, hô hấp, cúm lỵ,giun, lao, dạ dày, các vấn đề về đường ruột Nguy cơ tiềm ẩn truyền nhiễm AIDS.Gia tăng các bệnh dị ứng, tim mạnh, thần kinh, thậm chí cả ung thư
Các chất thải khó phân hủy và kim loại nặng được thải ra môi trường, ngấmvào đất, tích lũy trong các nông sản trồng trên khu vực đó cũng như trong mô tế bàođộng vật, qua chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người gây một hệ lụy vô cùng nghiêmtrọng như vô sinh, dị tật ở trẻ nhỏ, bệnh bẩm sinh, ung thư…CTR nông nghiệp (xácchết động vật, phân động vật…) gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng tỷ lệ nhiễmtrứng giun, sán trong đất, nước, cơ thể con người
Hình 3: Sơ đồ tác động trực tiếp của rác thải đối với người và động vật
Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định, Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định,
Việt Nam
1.1.5 Phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý CTR là một trong những vấn đề được nhiều sự quan tâm trong thời giangần đây Có nhiều cách thức xử lý CTR Tuy nhiên, điều đầu tiên được nghĩ đến đó
là tái chế Đây là biện pháp tái sử dụng những CTR còn có giá trị sử dụng Tái chế
Môi trường không khí
Nguồn rác thải: Rác thải sinh hoạt Rác thải công nghiệp Rác thải nông nghiệp…
Nguồn nước mặt Nguồn nước ngầm Môi trường đất
Người và động vật
Trang 24hiệu quả sẽ giảm tiêu thụ năng lượng, bảo tồn các nguyên liệu thiên nhiên, đồngthời có thể giảm chi phí, tránh các nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm Cácdoanh nghiệp cũng có thể gia tăng uy tín thông qua việc sử dụng tài nguyên hiệuquả, tạo công ăn việc làm trong ngành công nghiệp tái chế Tuy nhiên, khi xử lýCTR cần nắm được nguyên tắc xử lý, đối với những chất thải không còn giá trị sửdụng, không thể tái chế, có thể sử dụng các phương pháp khác Các phương phápđược áp dụng chủ yếu hiện nay là chôn lấp, đốt, ủ sinh học,…
Hình 4 Nguyên tắc xử lý chất thải rắn
Nguồn: Bài giảng Công nghệ môi trường, GS TS Đặng Kim Chi, TS Đỗ Khắc Uẩn
Hộ gia đình Cơ quan,
trường học
Dịch vụ thương mại
Bệnh viện Cơ sở sản xuất
Chất thải rắnThu gomPhân loại
Tái sử dụng Tái chế Chế biến phân
vi sinh
Xử lý
Phương pháp chôn lấp
Phương pháp đốt
Phương pháp hóa,
cơ, lýPhân loại
Trang 25 Phương pháp chôn lấp là phương pháp truyền thống đơn giản nhất, có chiphí thấp và được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển Với phương phápnày, rác sau khi được xe chuyên chở đổ xuống, sẽ được xe ủi san bằng, đầm néntrên bề mặt và đồ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt muỗi, rắc vôi bột…theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tíchcủa bãi rác giảm xuống Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thìchuyển sang bãi mới Phương pháp này có ưu điểm là công nghệ đơn giản, rẻ tiền,phù hợp với nhiều loại rác, chi phí vận hành bãi rác thấp Tuy nhiên, nhược điểm làchiếm diện tích đất lớn, nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến những khu vựcxung quanh cao, khó có thể xây dựng được nhiều bãi rác.
Phương pháp thứ hai được sử dụng cũng khá phổ biến là phương pháp đốtrác Phương pháp này giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng,dung tích chất thải rắn giảm nhiều so với ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việcthu gom và nhu cầu dung tích chứa, đồng thời, dễ dàng chuyên chở ra bãi chôn lấptập trung Tuy nhiên, phương pháp này gây ô nhiễm không khí cho khu vực xungquang, mất mỹ quan đô thị, đồng thời chi phí xử lý cũng cao hơn so với phươngpháp chôn lấp, đòi hỏi phải có kỹ thuật công nghệ
Phương pháp ủ sinh học (compost) Phương pháp này là quá trình ổn địnhsinh hóa các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn Quá trình ủ hữu cơ là mộtphương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triểntrong đó có Việt Nam Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùnhoặc hoạt chất mùn Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa visinh vật gây bệnh và hạt cỏ Xử lý chất thải làm phân hữu cơ là biện pháp có hiệuquả, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp với phân người và phân gia súc thành hợpchất hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, cải tạo đất tốt Tuy nhiên,quá trình ủ đòi hỏi năng lượng để tăng nhiệt độ đống ủ, chỉ áo dụng với chất hữu cơkhông độc hại
Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng xử lý chất thải rắn bằng công nghệPlasma PJMI Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để xử lý tiêu hủy 100% chất
Trang 26thải rắn, thu hồi được xỉ thủy tinh rắn, lượng phát thải chất độc hại vào khí quyểnthấp Nhiên liệu Syngas thu được sử dụng để tái tạo năng lượng dùng phát điện vàcác sản phẩm hydrogen, ethanol, methanol Phương pháp này vừa tạo lợi ích kinh tếvừa tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, lại không gây ÔNMT.
1.2 Lý luận chung về lao động và việc làm
1.2.1 Khái niệm lao động và việc làm
Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Lao động là hoạt động
có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cácnhu cầu của đời sống xã hội Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạt độngsáng tạo của con người Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sảnxuất do con người tạo ra và là một loại dịch vụ hay hàng hóa Người có nhu cầu vềhàng hóa này là người sản xuất Còn người cung cấp hàng hóa này là người laođộng Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thịtrường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế màngười sản xuất trả cho người lao động Mức tiền công chính là mức giá của laođộng Lao động là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, tronglao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vàogiới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời sống con người.Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt độngrất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người Con người không thể sống khikhông có lao động Qua đó, mỗi người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những
vị trí nhất định và từ đây, con người bắt đầu ý thức được việc làm
Có nhiều khái niệm về việc làm như theo Bộ Luật lao động: “Mọi hoạt độngtạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Hiến pháp
1992 cũng ghi rõ: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xãhội có trách nhiệm tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” Ngoài ra, Tổchức Lao động Quốc tế ILO cũng quy định: “ Việc làm là những hoạt động được trảcông bằng tiền và bằng hiện vật”
Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con
Trang 27người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần củamình và các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham giavào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, khằng định vai trò, giá trị xã hội củamình Việc làm là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được nhìn nhận dưới nhiều góc
độ khác nhau
Thực tế, việc làm được thể hiện dưới 3 hình thức: một là, làm công việc đểnhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó; hai là, làm công việc đểthu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu tư liệusản xuất để tiến hành công việc đó; ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mìnhnhững không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, bao gồm sản xuất nôngnghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp cho chủ hộ
Theo Mác: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động
và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức laođộng đó” Sức lao động là do người lao động sở hữu
Như vây, có thể hiểu việc làm là một hoạt động sử dụng sức lao động để tạo
ra thu nhập cho chủ thể tiến hành hoạt động và không bị pháp luật ngăn cấm.
1.2.2 Các đặc trưng của việc làm
Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi cho biết tỷ lệ nam, nữ là baonhiêu; độ tuổi nào chiếm đông nhất
Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng cho biết khả năng tạo việc làm ở khuvực, cũng như tiềm năng tạo thêm việc làm mới
Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế cho biết lao động trong các ngành khu vực
I (nông nghiệp), khu vực II (công nghiệp) và khu vực III (dịch vụ)
Cơ cấu việc làm theo nghề cho biết nghề nào đang tạo nhiều việc làm nhất.Trình độ văn hóa và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính
1.2.3 Giải quyết việc làm và sự cần thiết của giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm được hiểu là tạo việc làm cho người thất nghiệp Giảiquyết việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển KT-XH của mộtquốc gia Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “Giải quyết
Trang 28việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triểnkinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúccủa nhân dân”.
Về kinh tế, giải quyết việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động cóviệc làm và tăng thu nhập, tạo ra sản lượng và chất lượng tư liệu Tạo ra số lượng vàchất lượng sức lao động mà số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăngdân số, các quy định về độ tuổi lao động, chất lượng lao động phụ thuộc vào sự pháttriển của giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyênthiên nhiên, nguồn nhân lực Như vậy, giải quyết việc làm, đảm bảo yếu tố nguồnnhân lực được sử dụng hiệu quả có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia
Về xã hội, giải quyết việc làm tạo ra những điều kiện KT-XH, làm ổn địnhđời sống, giảm các tệ nạn xã hội, góp phần phát triển xã hội lành mạnh, văn minh.Kích thích người lao động sáng tạo và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ, đảmbảo công bằng xã hội
1.3 Tác động của khu xử lý chất thải đến lao động - việc làm
1.3.1 Vai trò và tác động tích cực của khu xử lý chất thải đến lao động việc làm
-Xây dựng các khu xử lý chất thải là yêu cầu tất yếu đáp ứng xu hướng pháttriển chung, đảm bảo sự PTBV của vùng cũng như của quốc gia trên thế giới nóichung và ở Việt Nam nói riêng
Thực tế cho thấy quá trình xây dựng và vận hành các khu xử lý chất thải gópphần vào việc thực hiện chiến lược toàn dụng nhân công của các quốc gia, đặc biệt
là các quốc gia đang phát triển Sau khi được đưa vào vận hành, các khu xử lý cầnmột lượng lớn lao động cho các khâu từ thu gom, vận chuyển đến xử lý Mặt khác,việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu xử lý chất thải cũng góp phần vào
xu hướng phát triển của các quốc gia, xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vựcnông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Trang 29Hình 5: Tác động của các khu xử lý chất thải đến lao động việc làm
Nguồn: Đề tài NCKH cấp Bộ “Giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất trong quá
trình phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội” – PGS.TS Lê Thu Hoa
Lao động làm việc trong các khu xử lý có cơ hội nâng cao tay nghề, trình độtrong quá trình làm việc Ngoài ra, có cơ hội tiếp xúc với các kiến thức sâu trong vàngoài nước do chính sách khuyến khích của nhà nước cho lĩnh vực này khá nhiều.Hiện nay có rất nhiều chương trình tạo điều kiện học tập tại nước ngoài cho các kỹ
sư Nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều ưu đãi về vốn, đặc biệt là công nghệ choviệc xử lý chất thải Như vậy, người lao động có cơ hội tiếp xúc với trình độ côngnghệ cao trên thế giới
Các kỹ sư xử lý trong các khu xử lý chất thải trực tiếp làm việc trong một môitrường đòi hỏi có chuyên môn, kỹ năng, ý thức kỉ luật cao Số kỹ sư này được rènluyện kinh nghiệm và tay nghề, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong ngắn hạn vàdài hạn Bên cạnh đó, các khu xử lý chất thải cũng thu hút nhiều lao động có chuyênmôn nghiệp vụ như kế toán, các lao động vào vị trí quản lý, làm giảm áp lực dư
Xây dựng khu xử lý chất thải
Thu hồi đất nông nghiệp, đất sản xuất, đất ở
Tạo việc làm, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức
Thu hút lao động
Giảm diện tích canh tác Tạo “việc làm mới”
cho người dân trong
và ngoài vùng
Mất việc làm trong nông nghiệp, gia tăng thất nghiệp
Ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí
Giảm năng suất,
diện tích canh tác
Trang 30thừa lao động cho các ngành khác, đội ngũ quản lý được rèn luyện, nâng cao trình
độ và hiệu quả quản lý
Hơn nữa, sự xuất hiện của các khu xử lý chất thải thu hút một lượng lớn ngườidân trong và ngoài vùng vào công việc tái chế các chất thải – nghề “bới rác” Đây làhoạt động tái chế không chuyên diễn ra ngay tại các bãi rác Người dân sẽ tiến hànhthu nhặt những loại rác thải như túi nilon, giấy, sắt vụn…có thể tái chế và đem bánlại cho các nhà buôn Hiện nay, xung quanh những bãi rác trên khắp cả nước, thậmchí ngay tại trên bãi rác tồn tại một lượng lớn người dân sống phụ thuộc vào lượngrác thu nhặt được hàng ngày
1.3.2 Tác động tiêu cực của khu xử lý chất thải đến lao động – việc làm
Việc xây dựng và vận hành các khu xử lý chất thải đem lại khá nhiều tác độngtích cực đối với nền kinh tế nói chung cũng như đối với lao động việc làm nói riêng.Bên cạnh đó, các khu xử lý chất thải cũng gây ra những tác động tiêu cực đối vớilao động việc làm Nếu chỉ nhìn vào diện tích đất thu hồi đề sử dụng cho việc xâydựng các khu liên hợp xử lý chất thải sẽ không thấy ảnh hưởng quá nhiều đến laođộng việc làm ở các vùng thu hồi đất, vì diện tích thu hồi không quá lớn Tuy nhiên,thu hồi đất sử dụng cho mục đích xử lý rác thải, đặc biệt là đối với các quốc giađang phát triển, kỹ thuật công nghệ chưa cao, mang tính đặc thù riêng so với việcthu hồi cho cho các mục đích sử dụng khác
Một mặt, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu xử lý chất thải sẽtrực tiếp khiến một bộ phận lao động nông nghiệp ở các khu vực này mất việc làm.Bên cạnh việc mất đất canh tác, nhiều hộ dân mất cả đất ở, nhường chỗ cho sự xuấthiện của các khu xử lý rác thải, hiện nay chủ yếu là bằng phương pháp chôn lấp vàđốt Họ nhận được một khoản đền bù, khoản tiền này nhằm hỗ trợ trong việc táiđịnh cư và tìm kiếm việc làm mới Tuy nhiên, trên thực tế, nhận được số tiền lớn,nhiều người dân đã sử dụng số tiền đền bù không đúng mục đích Một bộ phậnngười dân khá lớn mất việc làm, không tìm được việc làm mới hoặc không có việclàm đầy đủ
Mặt khác, sự ảnh hưởng của khu xử lý chất thải đến môi trường đất, nước,
Trang 31không khí làm cho đất đai khu vực gần kề bị nhiễm độc, nguồn nước bị ô nhiễm,canh tác có năng suất thấp, thậm chí không thể sử dụng cho canh tác, làm cho diệntích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần Cùng với đó, các tệ nạn xã hội gia tăngnhanh chóng, đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn Lý do chính là do nôngdân là bộ phận lao động giản đơn, chủ yếu là lao động nông nghiệp như trồng lúa,trồng các loại cây hoa màu, phần lớn có trình độ học vấn thấp, không có các kĩ năng
và tác phong công nghiệp nên rất khó để chuyển đổi nghề nghiệp Hơn nữa, phầnlớn những người thất nghiệp là những người trung niên, không được nhận vào làmviệc tại các nhà máy, xí nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu về tuổi, sức khỏecũng như các kĩ năng cần thiết Việc mua đất nông nghiệp để tiếp tục canh tác cũngrất hạn chế, do diện tích đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay ở nước ta đã rấtthấp Ngoài ra, một bộ phận các thanh niên đua đòi sử dụng số tiền đền bù để ănchơi đã nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy
Một điều đáng lo ngại là một bộ phận người dân tái chế rác ở các khu xử lýchất thải đang gián tiếp làm cho tình trạng ÔNMT tại các khu vực xung quang khu
xử lý chất thải ngày càng nghiêm trọng hơn Do đặc thù của việc làm này, người tamang rác thải sau khi được các xe chở rác đổ vào khu xử lý, chủ yếu là rác thải sinhhoạt, sau nhiều ngày đã phân hủy, bốc mùi hôi thối về giặt, rửa tại khu vực sinhsống Sử dụng trực tiếp nguồn nước từ ao, hồ, sông, ngòi gây ô nhiễm, ảnh hưởngđến canh tác nông nghiệp của khu vực Như vậy, chính bộ phận được tạo việc làmlại đang làm giảm diện tích đất nông nghiệp, mất việc làm của các bộ phận khác.Hơn thế nữa, tái chế rác từ việc thu nhặt rác tại các bãi rác không phải việc làm bềnvững trong lâu dài, không thể phát triển, đáp ứng nhu cầu lao động việc làm trongdài hạn
Có thể thấy, tại các khu vực thu hồi đất để xây dựng các khu xử lý chất thải cónhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với việc làm của người dân thu hồi đất Tình trạngthất nghiệp, thiếu việc làm, không thể chuyển đổi việc làm đang diễn ra tại nhiềunơi đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển bền vững của địa phương và cảnước
Trang 321.4 Tiểu kết chương I
Chất thải, quản lý và xử lý chất thải và lao động, việc làm, giải quyết lao độngviệc làm là những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay Để quản lý và xử lýhiệu quả, chất thải được phân loại và phân tích nguồn gốc, tính chất và những tácđộng đến KT-XH và môi trường Để tạo việc làm ổn định cuộc sống nâng cao thunhập cần hiểu rõ các nguồn lực trong xã hội Hiểu rõ những tác động của chất thảinói chung và chất thải rắn nói chung không những tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình xử lý mà từ đó có những biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực, phát huynhững tác động tích cực Việc xây dựng các khu xử lý chất thải là yêu cầu tất yếuđáp ứng nhu cầu phát triển nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của chất thải, đặcbiệt là chất thải rắn tới KT-XH, môi trường và sức khỏe con người Vậy, hiện trạngphát sinh chất thải rắn và khu xử lý chất thải lớn nhất Thành phố hiện nay như thếnào sẽ được đề cập cụ thể trong chương II
Trang 33CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ TỔNG QUAN KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM SƠM
2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Thành phố Hà Nội
Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn, trên phạm vitoàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150– 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%
Theo thống kê, khoảng 42 – 46% lượng CTR phát sinh là từ các đô thị, 1,7% là
từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, số còn lại là CTR nông thôn, làng nghề, CTR
y tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ Dự báo, tỷ trọng của CTR phát sinh từ các khu vực đôthị và công nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên Đến năm 2015, tỷ trọng CTR đô thị sẽ lên đến50,8% Đến năm 2020, ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh là 68 triệu tấn vàđến năm 2025 sẽ là 91 triệu tấn, cao gấp 2-3 lần hiện nay Sự thay đổi thành phầnCTR có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch quản lý CTR
Kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường năm 2009, lượng CTR thôngthường phát sinh trong cả nước khoảng 28 triệu tấn/năm Trong đó, CTR côngnghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTR sinh hoạt vào khoảng 19 triệutấn/năm, CTR y tế thông thường vào khoảng 2,12 triệu tấn/năm
Riêng thành phố Hà Nôi, nơi tập trung trên 1 triệu người dân năm 2013 phátsinh khoảng 6300 – 6500 tấn rác thải/ngày tương đương với khoảng gần 2,5 triệutấn/năm, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2004 Trong đó, chất thải công nghiệp chiếmkhoảng 15% Trong suốt giai đoạn 2004 – 2013, lượng chất thải phát sinh củaThành phố không ngừng tăng lên và chưa có dấu hiệu giảm do số dân thành thị tăngliên tục, lượng lao động từ các vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận đổ về nội thànhngày càng nhiều Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, quy mô nền kinh tế mở rộng, tiêudùng của người dân cũng tăng lên đáng kể cùng với thói quen tiêu dung của dân gópphần làm lượng chất thải gia tăng nhanh chóng Ý thức người dân chưa cao, vứt rácbừa bãi, chưa có ý thức tiết kiệm cũng là một nguyên nhân khiến lượng rác tăng caocũng là một nguyên nhân khiến lượng rác tăng cao lượng rác tăng cao
Trang 34Hình 6 : Khối lượng phát sinh chất thải rắn tại Hà Nội giai đoạn 2004 - 2013
Nguồn: Xử lý từ số liệu cửa Entech - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị.
Thành phần chủ yếu của CTR ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nóiriêng chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn gồm một số chất thải như thức ăn thừa, rácvườn, lá cây… Thành phần hữu cơ chiếm xấp xỉ 50%, còn lại là nhựa (bao gồm cảnilon), giấy, bìa cát tông, kim loại vụn, thủy tinh, chất trơ, cao su, vải, da Tỷ trọngCTNH chiếm khoảng 1% Một số thành phầ như giấy, bìa, gỗ, nhựa, cao su chiếm
tỷ lệ nhỏ Một loại chất thải chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khoảng 30% là rác vụn (cókích thước nhỏ hơn 10mm) Do thói quen tiêu dùng của người dân khiến thành phầnchính của chất thải là chất thải hữu cơ và các loại bao, túi nilon Ngoài lượng thức
ăn thừa, rác, lá cây, ước tính, mỗi ngày các gia đình thải ra 200 tấn túi nilon vàkhông phải loại túi nào cũng có thể tái chế được Điển hình như túi nilon đựng mìchính, dù đã chôn lấp 20 năm nhưng khi đào lên vẫn còn nguyên vẹn
Trang 35Bảng 1: Thành phần CTR của Thành phố Hà Nội
1 Thức ăn thừa, rác vườn, lá cây 50,25
Nguồn: Tổng công ty URENCO
Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, hiện nay, tổng lượng CTR sinhhoạt phát sinh trên toàn quốc là 61.500 tấn/ngày (thành thị là 31.000 tấn/ngày, nôngthôn 30.500 tấn/ngày) Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương phápchôn lấp chất thải không hợp vệ sinh Ước tính, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở cácquận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt khoảng 65% LượngCTR công nghiệp được thu gom đạt khoảng 85-90% và CTNH được thu gom mớichỉ đạt 60-70% Các hoạt động nông nghiệp mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấncác chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại và các loại bao bì, thùng chứa thuốctrừ sâu Phần lớn rác từ các hộ dân được thu gom gián tiếp qua xe gom, thùng rác,
bể rác rồi vận chuyển thẳng lên bãi xử lý cuối cùng
Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và y tế hiện nay chủ yếu làcông nghệ đốt, hóa rắn, tái chế một phần và chôn lấp an toàn, và chỉ 10% lượng rácthải này được xử lý triệt để Việc tái chế, xử lý, tiêu hủy CTR hiện chủ yếu vẫn dựavào chôn lấp tại các bãi Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Núi Thoong(Chương Mỹ) và nhà máy xử lý rác ở Cầu Diễn, Saraphin Sơn Tây Trong đó, khu
xử lý chính của Thành phố là bãi rác Nam Sơn
Trang 362.2 Tổng quan về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
2.2.1 Thông tin dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn được thành lập năm 1995 theoquyết định số 2540/QĐUB của Thành phố Hà Nội Theo thông báo số 2317/GTĐTngày 29 tháng 9 năm 1998 của Sở Giao thông công chính Hà Nội đã giao cho Công
ty môi trường đô thị Hà Nội kết hợp cùng Sở lập dự án tổ chức vận chuyển rác thải
từ nội thành về khu xử lý Khu liên hợp được xây dựng trên địa bàn các xã NamSơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội và đi vào hoạt động
từ năm 1999, hay còn được người dân gọi bằng cái tên thân thuộc là bãi rác NamSơn với tổng diện tích 83.3 ha gồm 9 ô chôn lấp rác, được xem là bãi chôn lấp ráclớn nhất cả nước thời gian đó
Khu liên hợp xử lý rác được tiến hành xây dựng vào năm 1995 với các chi phínhư sau:
Tổng chi phí trước đầu tư khoảng 38,4 tỷ đồng gồm chi phí đền bù đất đaigồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất rừng, đất khác và đền bù di dân khoảng 31,4 tỷđồng; các chi phí khác như giám sát địa hình địa chất, chi phí lập dự án thiết kế kỹthuật, chi phí thẩm định dự án thẩm định kĩ thuật, chi phí giám sát thi công, chi phíban quản lý dự án, chi phí phương tiện quản lý dự án khoảng 5,2 tỷ đồng; chi phí dựphòng chiếm 5% tổng chi phí trước đầu tư 1,827 tỷ đồng
Tổng chi phí đầu tư cho khu chôn lấp 55,6 tỷ đồng gồm các chi phí xây dựng vàthiết bị như chiếu sáng, làm đường, hệ thống thu nước, trạm xử lý nước rác, vải nhựalót đáy, chí phí dự phòng Chi phí xây dựng khu chế biến phân compost và xử lý chấtthải công nghiệp, hoàn tất khu chôn lấp giai đoạn 2 466,5 tỷ đồng gồm xây dựng trạmcấp nước, xây dựng hệ thống thu hồi khí ga, tạo vành đai cây xanh, máy móc thiết bịchôn lấp, giếng quan trắc, thiết bị kiểm soát môi trường, phòng thí nghiệm, khu chếbiến phân compost, khu xử lý rác thải công nghiệp, chi phí dự phòng
Chi phí vận hành hàng năm khoảng 3,23 tỷ đồng gồm chi phí vận hành hàngnăm đối với khu chôn lấp như lương công nhân, cán bộ quản lý, điện năng, bảohiểm, chi phí sửa chữa, khấu hao 1,65 tỷ đồng và chi phí vận hành hàng năm đối vớikhu xử lý chất thải công nghiệp 1.58 tỷ đồng
Trang 37Với tổng chi phí khá lớn, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn cũng cónhững lợi ích tương đối Ngoài những lợi ích đối với sự phát triển chung của xã hội
về kinh tế và môi trường, khu xử lý cũng hạch toán những lợi ích kinh tế như:
Lợi ích từ tiền lệ phí đối với công tác vệ sinh môi trường Mức phí vệ sinhhiện nay là 5000đ/người/tháng, dân số nội thành Hà Nội cuối năm 2010 khoảng
3089 ngàn người, với tỷ lệ thu phí 70%, một năm doanh thu của khu xử lý sẽkhoảng 10,8 tỷ đồng/tháng
Lợi ích từ khu chế biến phân hữu cơ compost với công suất 25.000 tấn/năm,mức giá 2,5 triệu đồng/tấn, doanh thu một năm sẽ khoảng 62 tỷ đồng
Xí nghiệp có 70 nhân viên Tổ chức bao gồm ban giám đốc và 6 tổ vận hành, 2
tổ chịu trách nhiệm về cơ khí, một tổ cơ khí điện, một tổ xử lý môi trường, một tổbảo vệ, một tổ hậu cần
Quy trình xử lý chất thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn được quyđịnh theo quyết định số 295/GTCT ngày 24 tháng 2 của Giám đốc Sở Giao thôngcông chính Hà Nội
\ Hình 7: Quy trình xử lý rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
Nguồn: Chi nhánh Urenco 10
Rác được các xe chở rác đưa về bãi rác, được xe ủi san bằng lu phẳng và nénchặt Sau đó, được phun thuốc diệt muỗn và tưới nước chống bụi trước khi đượcphủ kín bằng một lớn bạt và một lớp đất bề mặt dày khoảng 30cm Rác đưa đến khu
xử lý được đổ vào từng ô, mỗi ô vận hành trong một khoảng thời gian nhất định.Sau khi rác đổ vào mỗi ô đạt độ cao nhất định phải tiến hành đóng bãi theo đúngquy định Sau khi phủ bãi có thể trồng cỏ hoặc các loại cây khác lên trên và cuối
Tưới nước chống bụi
Phủ bãi
Đóng bãi cục bộ
Quản lý và
xử lý nước
rác
Trang 38cùng là khoan và lắp đặt hệ thống thu thu và quản lý khí gas Cuối cùng là quản lý
và xử lý nước rác Đây là bước rất quan trọng vì nguy cơ gây ô nhiễm đất và nướcrất cao nếu không quản lý nước rác tốt Hệ thống thu gom và xử lý nước rác phảituân theo đúng thiết kế và hoạt động liên tục
2.2.2 Thực trạng hoạt động của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
Hiện nay, URENCO có khả năng thu gom khoảng 90% tổng khối lượng rác thải
ra Số còn lại được thu gom bởi những người thu gom rác về tái sử dụng hoặc thải racác sông hồ, kênh, mương Theo số liệu phát triển hàng năm của lượng rác phát sinhchính thức được URENCO xác định tại thời điểm hiện nay đến năm 2020 là 6,5% Trong 13 năm lượng rác thải chôn lấp ở đây đã lên tới hơn 4000 tấn/ngày.Tổng khối lượng rác xử lý trong năm 2013 lên đến 1.646.150 tấn Tăng hơn 4 lần sovới khi bắt đầu hoạt động năm 1999 Lượng CTR được Khu liên hợp tiếp nhận và
xử lý tăng liên tục trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây
Biểu đồ 1: Lượng rác được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn
Nam Sơn (1999 – 2013)
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
Trang 39Hiện nay, tổng khối lượng CTR sinh hoạt của Thành phố Hà Nội lên tới trên6.000 tấn/ngày đêm Trong đó, Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn thu gom và xử lýtrên 4.500 tấn/ngày đêm Các cơ quan chức năng dự định thời gian hoạt động củakhu xử lý là 30 năm với lượng rác tối đa là 3.500 tấn/ ngày Tuy nhiên hiện nay, bãirác này đang trong giai đoạn quá tải và lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội đanggấp rút tiến hành mở rộng khu xử lý giai đoạn 2
Phần lớn các KCN đều có hệ thống thu gom và xử lý rác công nghiệp trướckhi vận chuyển đến các bãi rác chính, một phần rác công nghiệp được kí kết vớiURENCO thu gom, vận chuyển và xử lý Hiện nay toàn thành phố có khoảng 36bệnh viện 100% rác thải y tế ở Hà Nội được kí kết thu gom và xử lý với URENCO.Ngoài ra, bùn từ các nhà vệ sinh trong thành phố được URENCO xử lý khoảng57%, ứng với khoảng 200 tấn, phần còn lại được người dân và các công ty nạo vétbùn xử lý
Đến tháng 3/2004 các ô chôn lấp 1, 2, 3, 4, 5 là những hố có thiết kế rộngnhất và sâu nhất đã đầy, phải đóng cửa do đỉnh rác cao tới 39m Tại ô số 4 và số 5việc thu hồi khí gas đã được tiến hành Công tác xây dựng ô 6 và 7 đã được khởicông vào tháng 6 năm 2005 hiện nay đã được nhập làm một để tận dụng thêm phầndiện tích đường giao thông ngăn cách nhưng rác cũng đã đổ cao; các ô 8, 9 đượcxây dựng đầu năm 2006 hiện nay đang được sử dụng và cũng sắp quá tải Với tốc
độ đô thị hóa hiện nay, lượng rác thải phát sinh quá lớn, nếu cứ tiếp tục tăng, điểmthu nhận sẽ phải đóng cửa sớm hơn đến 7 năm Sau khi có dự báo các ô chôn lấp đãsắp đầy, cơ quan chức năng đã áp dụng biện pháp tình thế là xây dựng thêm ô chônlấp khẩn cấp số 10 với diện tích 2,5ha, đồng thời nhập các ô đã đầy với nhau để cóthêm phần diện tích đổ rác Lãnh đạo Xí nghiệp Nam Sơn khẳng định, những dự án
"chữa cháy" kiểu này thi công nhanh để kịp đưa vào sử dụng thì cũng chỉ đáp ứngthêm được khoảng một năm
Hàng ngày bãi chôn lấp tiếp nhận một lượng khoảng trên dưới 4000 tấn rác thải Trên bãi hàng ngày có từ 650-700 người bới rác Theo số liệu điều tra, lượng chất thải có khả năng tái chế được thu hồi từ hoạt động bới rác trên bãi khoảng 10-12 tấn/ ngày Trên bãi có hai khu thu mua phế liệu chính trong đó có khoảng 50 chủ thu mua, chủ yếu là các chủ người địa phương, lượng phế liệu
Trang 40giao bán từ 600 người bới rác khoảng trên dưới hai mươi triệu đồng/ ngày
Xí nghiệp rác Nam Sơn (chịu trách nhiệm trực tiếp với URENCO) quản lý vận hành khu liên hợp hàng ngày
Một trong những dự án cấp bách của Hà Nội về xử lý rác thải hiện nay là Khuliên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn giai đoạn 2 được đặt mục tiêu hoànthành trong năm 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu chôn lấp, xử lý CTR cho toàn thànhphố trong giai đoạn 2012-2030 trong điều kiện khả năng tiếp nhận rác của Khu xử
lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn 1 đang quá tải Nhưng đến thời điểm này, trongtổng số diện tích 73,73ha, mới chỉ hoàn thành giải phóng mặt bằng được 36,26haphía Nam Phía Bắc, nhân dân không bàn giao mặt bằng do chưa giải quyết xongviệc đền bù ảnh hưởng môi trường khi thực hiện dự án Khu Liên hiệp xử lý chấtthải rắn Nam Sơn giai đoạn 1 Đến nay, tiến độ triển khai xây dựng khu tái định cư
và khu nghĩa trang phục vụ giải phóng mặt bằng dự án, hay việc giải quyết kiếnnghị của nhân dân về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trạm y tế, trường học chovùng ảnh hưởng môi trường còn chậm, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhândân, do đó còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
Dự báo đến năm 2020, tổng số rác thải sinh hoạt cần được xử lý trên địa bàn thành phố hơn 7,3 nghìn tấn/ngày đêm, tương đương khoảng gần 2,7 triệu tấn/năm, việc cần có quy hoạch chiến lược xử lý rác thải, ngăn chặn phát thải ô nhiễm môi trường là rất cần thiết
2.3 Tiểu kết chương II
Khối lượng chất thải rắn ngày càng tăng lên tới mức đáng báo động, vượt quákhả năng xử lý của các khu xử lý trên địa bàn thành phố Các khu xử lý hoạt độngvới công suất tối đa nhưng vẫn đang đứng trước nguy cơ quá tải đòi hỏi sự đầu tưnhiều hơn nữa từ các cấp chính quyền Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn làkhu xử lý lớn nhất của thành phố, chịu trách nhiệm xử lý trên 90% chất thải hiệnđang đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu không kịp thời mở rộng diện tích và cónhững biện pháp xử lý công nghệ cao Giải quyết vấn đề chất thải là một yêu cầubức bách hiện nay không chỉ với nước ta mà còn với nhiều quốc gia đang phát triểntrên thế giơi