Luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo là sản phẩm kiến thức, là công trình khoa học đầu tay của sinh viên, đúc kết những kiến thức của cả quá trình nghiên cứu và học tập một chuyên đề, chuyên ngành cụ thể. Tổng hợp các đồ án, khóa luận, tiểu luận, chuyên đề và luận văn tốt nghiệp đại học về các chuyên ngành: Kinh tế, Tài Chính Ngân Hàng, Công nghệ thông tin, Khoa học kỹ thuật, Khoa học xã hội, Y dược, Nông Lâm Ngữ... dành cho sinh viên tham khảo. Kho đề tài hay và mới lạ giúp sinh viên chuyên ngành định hướng và lựa chọn cho mình một đề tài phù hợp, thực hiện viết báo cáo luận văn và bảo vệ thành công đồ án của mình.
Page | 1 MỞ ĐẦU. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường nảy sinh và việc bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu. Cùng với sự gia tăng dân số thì đòi hỏi việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ con người càng nhiều. Mạng lưới y tế và bệnh viện càng phát triển. Hơn một thế kỷ qua khoa học y học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và bệnh viện đã bước vào kỷ nguyên hiện đại hoá. Đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật và y học vào thực tiễn nhằm mục đích chữa trị, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên các hoạt động chăm sóc sức khoẻ không tránh khỏi việc phát sinh chất thải, trong đó có những chất thải nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã nhấn mạnh cần phải xây dựng các chính sách quốc gia, các khung pháp lý, đào tạo nhân viên, đồng thời kêu gọi nâng cao nhận thức cộng đồng. Các nước nghèo phát sinh ít chất thải hơn các nước giàu . Ở nước ta chất thải y tế phát sinh không nhiều nhưng nó là mối quan tâm lo lắng của mọi người. Do chất thải y tế có thể liệt kê vào trong những loại chất thải độc hại, đặc biệt là các bệnh nhiễm vi rút nghiêm trọng như HIV/AIDS và viêm gan B và C có thể lây nhiễm trực tiếp sang những người làm công tác chăm sóc sức khoẻ, quản lý chất thải và cả những người nhặt rác ở các bãi rác. Ở Hoa Kỳ hàng năm số trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B từ 162 ÷ 321 người trong tổng 300.000 bệnh nhân là do tiếp xúc với công tác chăm sóc sức khoẻ. Năm 1992 Pháp có 8 trường hợp bị nhiễm HIV được xác định do lây nhiễm bệnh nghề nghiệp trong đó 2 người do xử lý trực tiếp chất thải Chất thải sinh ra từ các hoạt động của bệnh viên chủ yếu ở dạng rắn và lỏng, chúng chứa nhiều chất bẩn hữu cơ dễ phân huỷ, các vi sinh vật gây Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn bệnh. Trong đó có nhiều loại vi khuẩn vi rút gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các hoá chất dùng trong khám chữa bệnh ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải bệnh viên để tránh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng nói riêng và môi trường nói chung. Hiện nay cũng đã có nhiều bệnh viện lưu ý đến vấn đề này, song do nhiều nguyên nhân nên ở phần lớn các bệnh viện chất thải chưa được quản lý chặt chẽ và xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật. Đa số các bệnh viện chỉ mới quan tâm đến việc xử lý chất thải rắn (chủ yếu chất thải sinh hoạt), mà chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn nguy hại như các bệnh phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, tạo điều kiện phát sinh và phát triển nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng. Trong phạm báo cáo tốt nghiệp của em, chỉ đề cập tới vấn đề nước thải của Bệnh viện Đa Khoa Thanh Nhàn. Nước thải từ bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu không xử lý mà thải thẳng ra hệ thống sông, hồ… của thành phố sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm. Do đó, chúng ta phải tiến hành xử lý nước thải trước khi thải để đảm bảo chất lượng môi trường nước nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung. 2 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn CHƯƠNG I Tổng quan về nước thải y tế. Một số khái niệm về chất thải y tế. • Chất thải y tế: Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng chất lỏng, rắn, khí. • Chất thải y tế nguy hại: Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật; bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và đặc biệt là đối với sức khỏe con người. • Chất thải phóng xạ lỏng: Chất thải phóng xạ lỏng là dung dịch có chứa tác nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nứơc tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ(Nước súc rửa dụng cụ trong chẩn đoán hình ảnh có chứa hạt nhân phóng xạ tia γ , hạt nhân nguyên tử ,, 1337567 XeSeGa ). 3 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Nguồn phát sinh và đặc tính của nước thải bệnh viện. Các nguồn phát sinh nước thải bệnh viện : Nước thải của bệnh viện chứa nhiều các chất bẩn hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh(Trực khuẩn Shigella gây bệnh lị, Salmonella gây bệnh đường ruột, S.typhimurium gây bệnh thương hàn…), ngoài ra trong nước thải bệnh viện còn chứa chất phóng xạ. Nước thải bệnh viện phát sinh từ những nguồn chính sau: - Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của bệnh viện. - Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên y tế trong bệnh viện, của bệnh nhân và của người nhà bệnh nhân đến thăm và chăm sóc bệnh nhân. - Nước thải từ các hoạt động khám và điều trị như: + Nước thải từ các phòng xét nghiệm như: Huyết học và xét nghiệm sinh hoá chứa chất dịch sinh học(nước tiểu, máu và dịch sinh học, hoá chất). + Khoa xét nghiệm vi sinh: Chứa chất dịch sinh học, vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hoá chất. + Khoa giải phẫu bệnh: Gồm nước rửa sản phẩm các mô, tạng tế bào. + Khoa X-Quang: Nước rửa phim. + Điều trị khối u: Nước thải chứa hoá chất và chất phóng xạ. + Khoa sản: Nước thải chứa máu và các tạp chất khác. - Nước giặt giũ quần áo, ga, chăn màn…cho bệnh nhân. - Nước từ các công trình phụ trợ khác. 4 Các trạm tiêm phát thuốc Khu xét nghiệm, chụp chiếu X-quang 1 2 3 1 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Trên đây là hỗn hợp nước thải xả ra cống chung của thành phố. 1. Nước thải sinh hoạt. 2. Nước thải chứa các vi trùng gây bệnh. 3. Nước thải chứa các hóa chất , dược phẩm. 4. Nước thải độc hại. Nhu cầu tiêu thụ nước trong bệnh viện. Đối tượng Số lượng người Nhu cầu tiêu thu (lít/người/ngày) Bệnh nhân N 300 ÷ 400 Cán bộ công nhân viên. (0.8 ÷ 1.1) N 150 ÷ 200 Sinh viên thực tập, khách vãng lại (0.7 ÷ 1.0) N 20 ÷ 30 Đặc trưng của nước thải bệnh viện: • Nước thải là nước mưa: 5 Khu phẫu thuật Khu hành chính Khu bào dược Phòng cấp cứu Phòng bệnh nhân Khu nhà ăn 1 2 3 4 1 1 4 4 1 4 1 2 3 1 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Lượng nước thải này sinh ra do nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên bệnh viện, được thu gom vào hệ thống thoát nước. Chất lượng của nước thải này phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và mặt bằng rửa trôi của khu vực bệnh viện. Nếu khu vực mặt bằng của bệnh viện như: sân bãi, đường xá không sạch chứa nhiều rác tích tụ lâu ngày, đường xá lầy lội thì nước thải loại này sẽ bị nhiễm bẩn nặng, nhất là nước mưa đợt đầu. Ngược lại, khâu vệ sinh sân bãi, đường xá tốt… thì lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực đó sẽ có mức độ ô nhiễm thấp. Bảng lượng mưa trung bình/tháng của Hà nội. Tháng Mật độ (mm) Min TB Max 1 17 18 122 2 1,4 26 95 3 2,1 48 132 4 3,1 8 100 5 40 193 456 6 24 236 579 7 25 302 738 8 50 323 840 9 47 262 476 10 248 123 638 11 117 47 214 12 66 20 93 Cả năm 2075 1648 4544 6 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn • Nước thải sinh hoạt: Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong bệnh viện của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân như: Nước thải ở nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, từ các khu làm việc… Lượng nước thải này phụ thuộc vào số cán bộ công nhân viên bệnh viện, số giường bệnh và số người nhà bệnh nhân thăm nuôi bệnh nhân, số lượng người khám bệnh. Nước thải sinh hoạt chiếm gần 80% lượng nước được cấp cho sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt thường chứa những tạp chất khác nhau. Các thành phần này bao gồm: 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ. ngoài ra còn chứa nhiều loại VSV gây bệnh, phần lớn các VSV có trong nước thải là các virus, vi khuẩn gây bệnh tả, lị, thương hàn… Lượng nước thải ở các bệnh viện: STT Quy mô bệnh viện. (giường bệnh) Lượng nước dùng. (lit/người/ngày) Lượng nước thải (m 3 /ngày) 1 < 100 700 70 2 200-300 700 100-200 3 300-500 600 200-300 4 500-700 600 300-450 5 >700 600 >500 6 Bệnh viện kết hợp với nghiên cứu & đào tạo 1000 _ • Nước thải từ khâu khám và điều trị bệnh: 7 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Trong các dòng nước thải của bệnh viện thì dòng thải này có thể coi là loại nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất. Nước thải loại này phát sinh từ nhiều quá trình khác nhau trong hoạt động của bệnh viện(chẳng hạn từ khâu xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, súc rửa các dụng cụ y khoa, các ống nghiệm, các lọ hoá chất hoặc giặt tẩy quần áo bệnh nhân, chăn màn, ga giường cho các phòng bệnh và vệ sinh lau nhà, cọ rửa tẩy uế các phòng bệnh và phòng làm việc…) Nhìn chung nước thải loại này bao gồm: Cặn lơ lửng, các chất hữu cơ hoà tan, vi trùng gây bệnh, có thể cả chất phóng xạ… Đây là loại nước thải độc hại gây ô nhiễm môi trường lớn và ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ cộng đồng. Do đó, nước thải loại này nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường . • Nước thải từ các công trình phụ trợ khác: Nước còn có thể từ các công trình phụ trợ khác như : nhà máy phát điện dự phòng, khu rửa xe Thành phần, tính chất nước thải tại một số bệnh viện: Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Bệnh viện lao TW Bệnh viện 354 Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện nhi Lưu lượng nước thải m 3 /ng. đ 160 130 1200 170 pH 7.21 8.05 7.26 7.03 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 96 90 80 92 8 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Độ đục NTU 135 149 _ _ BOD 5 mg/l 195 180 160 190 COD mg/l 260 250 210 240 DO mg/l 1.4 1.5 1.6 1.7 NH 4 + mg/l 12.5 14.0 4.3 14 PO 4 3- mg/l 3.02 3.02 5.2 3.9 Tổng số coliform MPN/1 00ml 1.8×10 6 1×10 6 2.2×10 5 1.8×10 6 Vi khuẩn kị khí VK/ml 8×10 7 6×10 7 760 7×10 8 Như vậy xét các nguồn phát sinh và thành phần của các nước thải bệnh viện, có thể nói rằng nước thải bệnh viện là loại nước thải nguy hiểm, chứa rất nhiều vi trùng gây bệnh và các hợp chất hữu cơ độc hại khác, nếu không qua xử lý mà thải ra hệ thống thoát nước chung sẽ gây ô nhiễm nặng cho môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của toàn cộng đồng. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện tới môi trường. Chất thải nói chung và chất thải bệnh viện nói riêng là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Chất thải bệnh viện so với chất thải của các ngành khác có khối lượng không lớn, nhưng lại chứa nhiều chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh, chất phóng xạ…do đó ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ con người. Bệnh viện là nơi tập trung đông người, phát sinh ra nhiều chất thải(trong đó có nước thải) độc hại và nguy hiểm. Xét về nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện gần giống nước thải sinh hoạt. Nhưng xét về khía cạnh vi sinh và dịch tễ, nước thải bệnh chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và các chất độc 9 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn hại khác hình thành trong quá trình điều trị. Nước thải bệnh viện khi xả vào nguồn nước mặt sẽ gây nhiễm bẩn và lan truyền bệnh dịch. Nước thải bệnh viện làm ô nhiễm các nguồn nước mặt: Nước sông, ao, đầm, hồ, giếng khơi(84,5% - 86,3%). Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm đất(88,4%). Nước thải bệnh viện thu hút côn trùng có hại: Ruồi, nhặng, muỗi và các sinh vật khác. Đây là các sinh vật trung gian truyền bệnh dễ gây thành các dịch tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng. Ngoài những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và sức khoẻ thì những tác động xấu đến phong tục tập quán, mỹ quan ngoại cảnh cũng phải đáng chú ý quan tâm(64,4% - 89,6%). 1.1 Tình hình quản lý và xử lý nước thải ở một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà nội: 1.1.1 Tình hình quản lý: Do yêu cầu vệ sinh và là nơi tập trung đông người nên lượng nước sử dụng là rất lớn. Theo tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4470-87), đối với bệnh viện đa khoa có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh, lượng nước lạnh sử dụng 300-400 lít/giường.ngày, nước nóng 65 0 C lớn hơn 60 lít/giường.ngày . Tuy nhiên theo thực tế hoạt động hiện nay, lượng nước sử dụng còn lớn hơn nhiều. Ngoài việc sử dụng nước cho việc điều trị, các nhu cầu vệ sinh, giặt giũ, cho cán bộ công nhân viên…các nguyên nhân làm cho sử dụng nước tăng lên là bệnh nhân và người đến khám bệnh quá đông, người nhà đến chăm sóc bệnh nhân, sinh viên thực tập, ý thức sử dụng nước thấp. Tình hình sử dụng nước tại một số bệnh viện STT Bệnh viện Số giường bệnh Lượng nước sử dụng 10 [...]... nhàn tương đối tốt, do đó nước mưa có thể coi là không bị ô nhiễm nên thải thẳng ra cống chung của thành phố không cần qua xử lý 3.3.2 Sơ đồ công nghệ: Mặt bằng trạm xử lý nước thải bệnh viện Thanh nhàn 33 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Sơ đồ tổng quát hệ thống thu gom và xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn 34 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Chú thích : 1 Bể... nguyên tắc xử lý nước thải bệnh viện 13 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Nước thải khoa lây nhiễm Nước thải khoa khác Khử trùng bằng phương pháp vật lý Lắng và phân hủy kỵ khí Xử lý sinh học Khử trùng hóa học Khử trùng hóa học Xả vào tuyến cống thoát nước thải để xử lý tập trung 14 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Xả vào tuyến nước thải sinh hoạt chung của thành phố... xử lý sơ bộ trước khi xử lý hoá lý, sinh học đối với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải bệnh viện 16 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn 2.2 Phương pháp xử lý hóa lý : - Phương pháp này thường sử dụng để xử lý nước thải có chứa nồng độ các chất lơ lửng, các chất ở dạng keo, dạng nhũ tương, các chất vô cơ ở dạng hoà tan và có thể áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện. .. với 1 lít nước Bảng hóa chất dùng để vệ sinh nước 28 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Các loại bể(m3) 18 6 3 2.5 Lượng dùng( gói) 6 2 1 1 3.1.4 Hiện trạng nước thải bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn • Thực trạng nước thải bệnh viện trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Nước thải bệnh viện đa khoa Thanh nhàn và Ubướu không được phân luồng mà tất cả nước thải sinh hoạt, nước thải điều... (bệnh viện nhi Thụy Điển) CHƯƠNG 2 Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện nay Trong thực tế có nhiều biện pháp xử lý khác nhau Tuỳ theo đặc trưng của từng loại nước thải có thể sử dụng : - Phương pháp xử lý cơ học - Phương pháp xử lý hoá lý 15 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn - Phương pháp xử lý sinh học Phương pháp xử lý cơ học: - Xử lý cơ học nhằm loại bỏ khỏi nước thải. .. chung của bệnh viện • Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Thanh nhàn hiện nay: Hiện nay, được sự đầu tư của Nhà nước, bệnh viện Thanh nhàn đã khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt TCVN, đầu ra nước thải , thải chung với hệ thống nước thải của thành phố Hà nội cũng đạt ngưỡng cho phép, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe đối với con người • Hiện trạng hệ thống thoát nước của bệnh viện: ... Đối với nước thải bệnh viện, tuỳ mức độ độc hại nguy hiểm, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ( cấp, chức năng, qui mô, vị trí ) của bệnh viện và yêu cầu mức độ làm sạch mà lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý thích hợp 24 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn CHƯƠNG 3 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn( Hai Bà Trưng- Hà Nội) Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện: ... nguyên của bệnh viện có đặt các bể ngầm hình tròn đường kính Ф 1m và hình vuông dung tích 25m 3 để chứa nước thải và định kỳ(6tháng/lần) nạo vét bể Còn hệ thống rãnh thoát nước thải được bố trí bao quanh bệnh viện Bệnh viện có 2 đường dẫn nước thải ở 2 bên của bệnh viện đổ ra mương chung của thành phố rồi chảy ra sông Kim Ngưu 3.3 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn: Hệ thống xử lý nước thải. .. khác Nước thải sinh hoạt của bệnh viện phần lớn qua xử lý tại các bể tự hoại, sau đó xả vào cống chung 12 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn Nước thải từ khâu khám chữa bệnh chứa rất nhiều các vi trùng gây bệnh, máu, mủ và các hoá chất độc hại cũng được thải chung với nước thải sinh hoạt vào cống rãnh của bệnh viện Ở Việt Nam đa số các bệnh viện đã được xây dựng từ rất lâu, các bệnh viện. .. kém ra khỏi nước thải 17 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn - Các phương pháp hoá lý được áp dụng xử lý nước thải ở giai đoạn cuối cùng hoặc xử lý sơ bộ cho các giai đoạn xử lý tiếp theo, tuỳ thuộc vào đặc trưng nước thải, nguồn kinh phí và yêu cầu mức độ cần làm sạch 2.3 Phương pháp xử lý sinh học: Phương pháp sinh học là phương pháp phổ biến và kinh tế nhất để xử lý nước thải chứa . sử dụng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý hoá lý, sinh học đối với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải bệnh viện . 16 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn 2.2 Phương. xử lý nước thải bệnh viện. 13 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn 14 Nước thải khoa lây nhiễm Khử trùng bằng phương pháp vật lý Xử lý sinh học Khử trùng hóa học Nước thải. khỏi nước thải . 17 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn - Các phương pháp hoá lý được áp dụng xử lý nước thải ở giai đoạn cuối cùng hoặc xử lý sơ bộ cho các giai đoạn xử lý tiếp