Xu thế phát triển của bệnh viện:

Một phần của tài liệu Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện thanh nhàn (Trang 25 - 32)

Trong những năm gần đây cùng với việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tăng cường đầu tư cho y tế và giáo dục, hệ thống bệnh viện của nước ta cũng từng bước được phát triển. Bệnh Viện Đa Khoa Thanh Nhàn trước kia với quy mô 600 giường bệnh được lấy theo 1 tên chung, nhưng bây giờ phân làm 3 bệnh viện như sau:

Bệnh viện Ubướu Hà nội với quy mô 150 giường, bệnh viện này mới được tách ra cách đây 1 năm.

Bệnh viện Lao Phổi với quy mô 100 giường, bệnh viện này được tách từ năm 1998 và bây giờ nó hoạt động hoàn toàn độc lập, kể cả hệ thống đường ống cấp nước và thoát nước.

Bệnh viện này cũng từng bước được cải thiện, số giường bệnh tăng lên, đồng thời đưa thêm một số khoa phòng vào mạng lưới hoạt động của bệnh viện.

Hiện nay bệnh viện Ubướu đã xây thêm toà nhà 2 tầng với quy mô 20 buồng bệnh để chăm sóc và điều trị và nó đã đi vào hoạt động.

Trong hệ thống tổ chức của bệnh viện Thanh Nhàn đã có sự thay đổi, số giường bệnh tăng lên. Bệnh viện đã đưa thêm khoa chống nhiễm khuẩn vào cách đây 3 năm để làm nhiệm vụ chống nhiễm khuẩn bệnh viện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài ra bệnh viện còn đang xây dựng thêm toà nhà 11tầng để phục vụ cho việc khám và chữa bệnh. Khu nhà này sau khi xây dựng xong thì sẽ chuyển toàn bộ 3 dãy nhà(5 tầng) điều trị lên, còn diện tích này sẽ trả lại cho Ubướu. Bệnh viện Thanh Nhàn có đội ngũ cán bộ y tế (bác sĩ, y sĩ, y tá, dược sĩ, …) ngày càng đông đảo với trình độ chuyên môn, tay nghề cao, sự nhiệt tình và tận tụy trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân đã làm cho công tác khám chữa bệnh đạt nhiều kết quả và được nhân dân tin tưởng. Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn tuy cơ sở vật chất còn nghèo nàn nhưng cũng đủ điều kiện chăm sóc và chữa trị cho nhân dân.

Hiện trạng nước thải:

Bảng hệ thống số lượng nhân viên y tế và số lượng bệnh nhân trong bệnh viện.

Đối tượng Số lượng

người Lượng nước sử dụng (lit/người/ngày) Bệnh nhân đến khám 700 Bệnh nhân nội trú 450 350-400 Bệnh nhân ngọai trú 250 20-30 Cán bộ công nv ytế 529 150-200 Sinh viên thực tập 360 20-30

Bệnh viện Đa khoa Thanh nhàn với qui mô 450 giường bệnh, số người thường xuyên có mặt khoảng gần 1000 người, vì vậy lượng nước thải ra ước tính 300m3/ngày. Lượng nước này chứa đầy đủ các chất gây ô nhiễm đặc thù của bệnh viện, là nguyên nhân làm nhiễm bẩn nguồn nước.

Bảng thành phần và tính chất nước thải của bệnh viện Thanh Nhàn.

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Giá trị

pH _ 7.28 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 120 BOD5 mg/l 196 COD mg/l 320 DO mg/l 2.1 NH4+ mg/l 9.8 PO43- mg/l 4.8 Tổng số coliform MPN/100ml 12× 105

Nguồn nước mà bệnh Đa khoa Thanh Nhàn sử dụng toàn bộ là nước máy của thành phố .

Trạm cấp nước cho bệnh viên đa khoa Thanh Nhàn nằm ở gần sát đường Thanh Nhàn, phía ngoài gần cổng bệnh viện. Trạm này có 2 bể chứa, 1bể dung tích 160m3( trước kia là 180m3 nhưng bị cắt bỏ) dùng làm bể lắng, bể này sẽ lắng những cặn mà nhà máy nước chưa lọc sạch và những chất bẩn ở đường ống cấp nước. Đồng thời bể này còn làm nhiệm vụ lưu nước lại để bốc hơi giải toả bớt mùi chlo trong nước.

Bể dung tích 250m3 dùng làm bể chứa trước khi bơm, nước máy từ đường ống của thành phố chảy vào bể 160m3 để lắng sau đó cho chảy sang bể chứa 250m3 rồi được bơm vào đường ống chính ệ100mm sau đó vào hệ thống đường ống ệ50mm đưa vào các bể chứa được xây bằng gạch dung tích 18m3 và 6m3 đặt ở phía trên ở hầu hết các nhà cao tầng(trừ khu nhà phòng khám và phòng thận nhân tạo). Ngoài ra, các nhà 1, 2,3( khu nhà điều trị) được đặt thêm 2 thùng tôn dung tích 2,5m3 và 3m3.

Đối với phòng khám phía ngoài và phòng thận nhân tạo bố trí 2 thùng tôn dung tích 2,5m3 và 3m3 và hệ thống đường ống dẫn ệ20mm và ệ16mm. Trạm cung cấp nước công suất 10.000m3/ tháng( tính theo cả hai bệnh viện đó là bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn và bệnh viện u bướu Hà nội). Ở các bể chứa nước định kỳ lấy mẫu xét nghiệm, nếu thấy nước không hợp vệ sinh thì tiến hành cọ rửa(thường 6 tháng/lần hoặc đột xuất). Sau khi cọ rửa thì phun dung dịch khử trùng chloraminB 0,5% để khử trùng, riêng 2bể chứa nước trung tâm có những đợt 1 tháng cọ 1 lần. Hoá chất dùng để vệ sinh là chloraminB dạng bột, được đóng thành gói, mỗi gói 20g pha với 1 lít nước.

Các loại bể(m3) 18 6 3 2.5

Lượng dùng( gói) 6 2 1 1

3.1.4 Hiện trạng nước thải bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn

Thực trạng nước thải bệnh viện trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải:

Nước thải bệnh viện đa khoa Thanh nhàn và Ubướu không được phân luồng mà tất cả nước thải sinh hoạt, nước thải điều trị và kể cả nước mưa đều thải chung vào hệ thống mương rãnh của bệnh viện, rồi thải ra mương chung của thành phố, sau đó chảy xuống sông Kim Ngưu không qua một hệ thống xử lý nào.

Nước thải của khu nhà tang lễ Thanh nhàn nhìn chung không độc hại, nó chỉ thuần tuý là nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên chức và những thành viên khác đến dự và đưa tang lễ. Nước thải này được dẫn qua đường mương rãnh vào hệ thống mương của bệnh viện Ubướu hoà trộn cùng nước thải bệnh viện rồi chảy đi.

Nước thải bệnh viện ở ngay đầu ống dẫn từ các phòng xuống thì bẩn đục, có mùi(chủ yếu mùi thuốc) và có khá nhiều bọt, nhưng trong thời gian chảyqua các mương thì một phần các chất bẩn, cặn lơ lửng(máu, mủ, các mô…) đã lắng xuống rãnh, do đó nước ở cuối mương cũng tương đối trong. Nước rửa dụng cụ có chứa vi khuẩn,virus lây truyền bệnh, máu, mủ,các mô… ở một số khoa phòng như phòng mổ, phòng phẫu thuật, khoa sản, khoa lây nhiễm…mang tính chất độc hại cao, được sát khuẩn bằng chloraminB 0,5%, CiDex, Pytacept để khử bớt một phần tính độc của nước thải rồi mới xả. Còn nước thải ở các khoa phòng khác thì thải thẳng xuống cống rãnh của bệnh viện mà không qua khâu xử lý.

Nước ngưng từ khâu hấp dụng cụ và quần áo ít độc hại hơn không được tận dụng mà thải thẳng đi, do nó chỉ là môt lượng nhỏ khoảng 150lít/ngày, đồng thời bệnh viện chưa có thiết bị thu gom nước ngưng để phục vụ cho các mục đích khác.

Nước thải từ các phòng chụp X-Quang, điều trị khối U có chứa chất phóng xạ. Nhưng lượng rất nhỏ khoảng 100lít/ngày nên cũng không được xử lý mà thải thẳng xuống mương rãnh của bệnh viện hoà trộn với nước thải của các khoa khác rồi thải đi.

Do bệnh viện chưa quan tâm đến vấn đề nước thải nên nước thải ở tất cả các khoa phòng đều chảy dồn về bể ngầm đặt ở tại mỗi đơn nguyên điều trị rồi thải ra mương chung của bệnh viện.

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Thanh nhàn hiện nay:

Hiện nay, được sự đầu tư của Nhà nước, bệnh viện Thanh nhàn đã khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt TCVN, đầu ra nước thải , thải chung với hệ thống nước thải của thành phố Hà nội cũng đạt ngưỡng cho phép, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe đối với con người.

Hiện trạng hệ thống thoát nước của bệnh viện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các mương rãnh thoát nước thải và nước mưa thường phải có nắp đậy đổ bằng những tấm bê tông và các rãnh hở thu nước từ xung quanh các khu nhà. Nước thải từ các khoa phòng qua đường ống dẫn kích thước Φ50 chảy xuống các bể ngầm dung tích 20m3 rồi chảy ra mương chung của thành phố, sau đó chảy ra sông Kim Ngưu.

rất nhiều đoạn mương bị hở chưa tu sửa được. Còn đối với khu vực nhà tang lễ thì hệ thống cống rãnh rất tốt, các mương dẫn nước đều có nắp đậy kín ngay từ nơi phát sinh. Các mương rãnh được bố trí quanh nhà, nước thải chảy qua hệ thống mương rãnh tập trung về rãnh cuối nhà tang lễ rồi chảy sang hệ thống mương rãnh của bệnh viên U Bướu. Có 8 hố ga bố trí ở phía trước nhà tang lễ dung tích 20m3, có nắp đậy kín để thu nước thải.

Các rãnh nhỏ xung quanh các nhà của bệnh viện thì được vệ sinh tốt, có những chỗ rãnh khô, sạch và lượng nước chảy qua các rãnh này ít, chỉ chiếm từ 1/3 – 1/4 chiều cao rãnh kể từ lớp bùn đáy. Hàng ngày những người làm vệ sinh tiến hành nạo vét bùn trong hệ thống mương rãnh nên không có hiện tượng bùn đặc làm ngăn cản việc thoát nước thải của bệnh viện. Tuy nhiên cũng có một số chỗ nước vẫn tràn lên sân.

Trước kia bệnh viện chưa quan tâm đến vấn đề môi trường, hệ thống cống rãnh không được vệ sinh thường xuyên do đó dẫn đến tình trạng ngập úng nhiều. Nhưng cách đây ít năm thì bệnh viện đã chú trọng hơn về vấn đề môi trường và số nhân viên vệ sinh môi trường cũng tăng lên, vì vậy hầu hết các hệ thống mương rãnh trong bệnh viện đều được nạo vét hàng ngày, không còn tình trạng ngập úng. Tuy nhiên các đường mương rãnh nhỏ phía ngoài cùng của bệnh viện đã bị hỏng, vệ sinh chưa tốt, gạch vụn và các loại rác(lá cây, túi ni lông, túi đựng bơm tiêm…) rơi xuống lòng mương, ngăn cản dòng chảy. Đoạn mương rãnh nước thải ( cạnh nhà chứa chất thải) từ trong bệnh viện ra mương chính của thành phố nằm bên kia đường so với bệnh viện Thanh Nhàn bị hỏng hết, những tấm bê tông đậy phía trên rãnh đã bị vứt xuống rãnh để làm lối đi cho ô tô vận chuyển nguyên vật liệu, phục vụ khu xây dựng nhà 11 tầng do đó nơi này rất bẩn.

Đối với bệnh viện lao phổi thì hệ thống mương rãnh tương đối tốt, toàn bộ mương rãnh đều có lắp đậy kín ngay từ nơi phát sinh nước thải.

Đường ống thu gom nước thải bằng sắt từ các khu nhà cao tầng xuống mương rãnh đều đã bị han gỉ, một trong số đó bị vỡ từng đoạn và họ lấy bao sắc rắn và túi nilông bịt lại.

Ở những chỗ giao nhau của các rãnh có đặt song chắn rác(nó đã bị han) để chắn những rác có kích thước lớn và rác này được vớt lên hàng ngày. Ở tại mỗi đơn nguyên của bệnh viện có đặt các bể ngầm hình tròn

đường kính Ф 1m và hình vuông dung tích 25m3 để chứa nước thải và định kỳ(6tháng/lần) nạo vét bể. Còn hệ thống rãnh thoát nước thải được bố trí bao quanh bệnh viện .Bệnh viện có 2 đường dẫn nước thải ở 2 bên của bệnh viện đổ ra mương chung của thành phố rồi chảy ra sông Kim Ngưu.

Một phần của tài liệu Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện thanh nhàn (Trang 25 - 32)