Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn bắt đầu xây dựng từ 5/2005 đến 6/2006.
3.3.1 Phân luồng nước thải :
• Nước thải sinh hoạt;
Nước thải từ các khâu vệ sinh tắm, rửa, giặt giũ, nhà bếp, văn phòng…tại các khu vực nhà vệ sinh thường dùng các chất tẩy rửa như xà phòng, CiDex, chloraminB…để cọ rửa. Một phần chất bẩn bị ôxy hoá bởi các chất tẩy rửa nên chỉ tiêu BOD5 thấp và trên 80% nước thải loại này ít bị ô nhiễm, vì vậy có thể dẫn tới nơi xử lý chung.
Nước thải loại này bị nhiễm bẩn và chứa các hoá chất độc hại, chất phóng xạ, do đó được tách riêng ra để khử trùng sơ bộ(bằng dung dịch khử khuẩn CiDex, Pytacept, chloraminB…) trước khi đưa vào hệ thống xử lý chung.
• Nước thải là nước mưa chảy tràn:
Do công tác vệ sinh của bệnh viện Thanh nhàn tương đối tốt, do đó nước mưa có thể coi là không bị ô nhiễm nên thải thẳng ra cống chung của thành phố không cần qua xử lý.
3.3.2 Sơ đồ công nghệ:
Sơ đồ tổng quát hệ thống thu gom và xử lý nước thải của bệnh viện Thanh nhàn.
Chú thích :
1. Bể điều hòa. HC1: Hóa chất gây keo tụ.
2. Thiết bị CN 200. HC2 : Hóa chất khử trùng.
3. Bể lắng cuối. -B- : ống dẫn bùn.
4. Ngăn thu nước thải. -Cl- :ống dẫn khử trùng clo
5. Hố bơm. -K-: ống dẫn khí.
6.Ngăn bùn. -HC-: ống dẫn hóa chất.
7. Trạm bơm khí. 8. Nhà điều hành. 9. Hố ga kỹ thuật.
Thiết bị CN 2000 , là một loại tháp lọc sinh học, bệnh viện Thanh nhàn áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh, và cũng là khâu xử lý chính của mô hình này. Thiết bị này gồm 4 tháp lọc sinh học, mỗi tháp lọc có dung tích là 26m3, gồm 4 ngăn, là những tấm lọc đã cố định vi sinh vật đóng vai trò trong quá trình phân hủy vi sinh nước thải.
Đối với bể điều hòa, có 3 máy bơm thổi khí, và có 2 máy bơm để bơm nước thải lên các tháp lọc sinh học.
Nước thải
Bể tự hoại, hố ga DW 97-H
Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh nhàn. Bể thu gom, lọc rác Bể điều hòa Bể lắng 1 Bể xử lý sơ bộ Thiết bị CN-2000 Bể lắng sạch Hệ thống nước thành phố Bể bùn Hóa chất CH 70-cpr PA-CN 95
• Các chất thải rắn,phế thải của bệnh viện được phân loại và xử lý riêng do công ty môi trường đến lấy.
• Nước thải thu gom từ các khoa phòng cho qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô kích thước lớn rồi đưa sang bể thu gom nước thải, sau đó cho qua bể điều hoà, tại bể điều hòa có lắp 3 máy thổi khí chìm, công suất 250 m3/h/máy. Rác ở song chắn được lấy ra thường xuyên và đưa đến nơi thu gom chất thải rắn của bệnh viện sau đó do người của công ty môi trường đem đi để xử lý chất thải rắn (có thể đem tái chế, hoặc đốt…).
Bể điều hoà có tác dụng điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải.Ở đây nước thải được khuấy trộn và làm thoáng sơ bộ nhờ hệ thống sục khí, sau đó bơm lên bể lắng bậc 1 để tách các chất lơ lửng ở dạng không tan. Sau khi lắng sơ bộ nước thải được bơm lên bể xử lý sơ bộ, qua bể này khử được 30- 50% BOD5, khoảng 60% COD, hàm lượng SS giảm được 85%.
Nước thải sau lắng được bơm vào hệ thống phân phối của lọc sinh học. Nước thải được tưới từ trên xuống lớp đệm bằng hệ thống dàn quay phản lực. Quá trình ôxy hoá chất bẩn trong bể lọc diễn ra với tốc độ cao, ôxy cần thiết được cấp liên tục nhờ máy nén và dàn ống sục khí. Phương pháp lọc sinh học dựa vào khả năng của các VSV sử dụng những chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sống và biến đổi chất, giải phóng các chất vô hại.
Nước thải ra khỏi bể lọc sinh học được bơm lên bể lắng sạch cuối cùng để tách lượng bùn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học, thời gian lưu trong bể này là 1,5h. Thành phần chủ yếu của bùn là các màng sinh học xác các sinh vật chết cuốn theo nước.
Sau khi qua bể lắng cuối, nước thải được cho qua hóa chất khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh rồi xả vào cống chung của thành phố. Chất khử trùng thường dùng là clorua vôi ( CaCl2) được đưa từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể khử trùng nhờ bơm định lượng.
Phần bùn tạo ra ở đáy bể lắng sơ cấp và thứ cấp sẽ được bơm về bể chứa và nén bùn để giảm thể tích, cặn bùn được lấy ra định kỳ. Phần nước tách ra từ bùn sẽ được bơm trở lại để tiếp tục xử lý.
• Đánh giá tính ưu và nhược điểm trong công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Thanh nhàn;
Hệ thống này đảm bảo xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải bệnh viện. Với khả năng khử được 85- 95%BOD, 50- 60%COD, gần 70%SS và tiêu diệt gần như hoàn toàn các loại vi khuẩn.
Bể lọc sinh học cao tải dạng tháp đệm có bề mặt tiếp xúc pha lớn, đảm bảo hiệu suất xử lý, chiếm diện tích nhỏ.
Cấu tạo đơn giản nên rất thuận tiện cho khâu quản lý, vận hành và không yêu cầu cao đối với người vận hành hệ thống.
Tuy nhiên, phương án này cần đầu tư ban đầu lớn, vì vậy Phương án này thích hợp cho các bệnh viện có mặt bằng hẹp, nhiều bệnh nhân và nguồn kinh phí hạn hẹp.
• Kết quả quan trắc mẫu nước sau khi xử lý nước thải của bệnh viện Thành nhàn :
Stt Thông số q.tr Đơn vị Trước xử lý Sau xử lý TCVN 5945-2005 B CmaxB 1 Nhiệt độ 0C 30 31 40 40 2 pH _ 7.6 8.1 5.5-9 5.5-9
4 COD mg/l 264.3 6.1 80 79.2 5 Màu Pt-Co 49.005 25.863 50 50 6 TSS mg/l 756.4 55.2 100 99.0 7 As mg/l 0.012 0.01 0.1 0.099 8 Hg mg/l 0.0003 0.0002 0.01 0.010 9 Pb mg/l 0.004 0.002 0.5 0.495 10 Cađimi mg/l 0.0011 0.0011 0.01 0.010 11 Crom III mg/l 0.005 0.006 1 0.990 12 Cu mg/l 0.009 0.005 2 1.98 13 Zn mg/l 0.084 0.035 3 2.97 14 Xianua mg/l 0.007 0.0046 0.1 0.099 15 Phenol mg/l 0.058 0.0046 0.5 0.495 16 Dầu mỡ khoáng mg/l 0.3 0.1 5 5.0 17 Dầu mỡ ĐTV 32.4 0.3 20 19.8
Kết quả quan trắc nước ngầm tại khu dân cư quanh bệnh viện Thanh nhàn: ST T Thông số quan trắc Đơn vị Phương pháp NN1 NN2 QCVN 09-2008 BTNMT 1 Nhiệt độ t0 - 21.2 21.5 _ 2 pH - - 7.6 7.3 6.5-8.5 3 Độ dẫn điện ms/m - 51.2 49.7 _ 4 Độ đục NTU - 1 2 _ 5 Độ cứng mg/l TCVN 2672-1978 197 194 500 6 TDS mg /l TCVN 6625: 2000 110 115 1500 7 As mg /l TCVN 6626 : 2000 0.0083 0.0072 0.05 8 Hg mg/l TCVN 5990 : 1995 0.00005 0.00006 0.001 9 Fe mg/l TCVN 6177 : 1996 2.7 3.0 5 10 Mn mg/l TCVN 6002 : 1995 0.17 0.15 0.5
11 NO2 mg/l TCVN 6178: 1996 0.844 0.892 1 12 Coliform MPN/ 100ml TCVN 6187-2 : 1996 0 0 3
Kết quả quan trắc khu nước mặt quanh bệnh viện Thanh nhàn:
Stt Thông số qtrắc Đơn vị Phương pháp NM1 NM2 NM3 QCVN 08/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C _ 22.4 22.7 22.5 _ 2 pH _ _ 7.6 7.2 7.4 6.0-8 3 DO mg/l _ 4.2 0.1 0.2 2.5 4 Độ d.đ ms/m _ 49.7 48.8 46.3 _ 5 Độ muối % _ 0.027 0.018 0.021 _ 6 Độ đục NTU _ 18 28 23 _ 7 Huyền fù mg/l TCVN 6625: 2000 74 224 167 30 8 COD mg/l TCVN 6491: 1999 237 370 365 15 9 BOD5 mg/l TCVN 6001: 1995 117 255 232 6 10 NO3- mg/l TCVN 6494: 1999 3.15 17.2 15.4 5 11 P tổng số mg/l TCVN 6494: 1999 3.20 4.6 4,34 _ 12 Coliform MPN/ 100ml TCVN 6187- 1: 1996 8.7 × 106 33 × 107 9.6 × 107 5000
Thông số vi sinh vật sau khi xử lý.
Bể điều hòa
Tháp lọc sinh học
CHƯƠNG 4
Đề xuất một số phương án xử lý nước thải bệnh viện.
Do đặc tính nguy hiểm của nước thải bệnh viện nên việc xử lý nước thải bệnh viện đúng theo yêu cầu vệ sinh đảm bảo TCCP, là một nguyên tắc bắt buộc được pháp luật qui định.
Để xử lý nước thải bệnh viện đảm bảo vệ sinh môỉ trường cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giảm nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm xuống dưới TCCP. + Phù hợp với hiện trạng qui hoạch của bệnh vịên.
+ Phù hợp với khả năng đầu tư của bệnh viện.
Để giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm trong nước thải bệnh viện, các phương án xử lý nước thải bệnh viện cần được kết hợp cả 3 phương pháp (cơ học, hoá lý và sinh học), trong đó phương pháp sinh học là chủ yếu.
* Công nghệ xử lý nước thải chung cho các loại bệnh viện ở Hà nội có thể áp dụng 1 trong 4 phương án sau:
4.1 Phương án 1:
• Sơ đồ công nghệ :
Ghi chú:
1. Song chắn rác 4. Bể aeroten 2. Bể điều hoà 5. Bể tiếp xúc
3. Bể keo tụ kết hợp lắng sơ cấp 6. Bể phân huỷ bùn.
• Nguyên lý hoạt động:
Nước thải thu gom từ các khoa phòng của bệnh viện được đưa qua sàng
2 3 4 5
tác dụng cân bằng lưu lượng và lắng sơ bộ nước thải. Từ bể đIều hoà, nước thải được bơm công tác bơm lên bể vi sinh. Tại đây nhờ hoạt động của vi sinh vật bám trên bề mặt đệm và dưới tác dụng của ôxy không khí các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải được phân huỷ thành CO2 và nước. Sau đó nước qua bể lọc sinh học cao tải được cho bể lắng thứ cấp để tách màng vi sinh vật lơ lửng bị tróc ra . Nước sau khi qua bể lắng được dẫn tới bể khử trùng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh trong nước sau xử lý. Nước clo được bơm định lượng đưa vào bể khử trùng để hoà trộn với nước thải tiến hành khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn cặn từ các bể lắng được tập trung ở bể chứa bùn cặn, và bùn được định kỳ lấy đi.
• Ưu , nhược điểm :
Phương án này có ưu điểm là chi phí ban đầu nhỏ, diện tích xây dựng không lớn, thiết bị xây dựng đơn giản, gọn nhẹ, dễ thi công, rất phù hợp với các điều kiện của các bệnh viện vùng xa xôi và có nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp.
Tuy nhiên, trong hệ thông này nước thải được bơm trực tiếp từ bể lắng sơ cấp lên bể lọc sinh học cao tải thì không đảm bảo điều kiện cho vi sinh vật trong bể hoạt động, thậm chí có thể làm chết vi sinh vật trong bể.