1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sản đồ nguyên lý, cách ghi

29 740 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 648 KB

Nội dung

Philpott và Castle, 1972• Nêu khái niệm về đường báo động và hành động • Nhằm mục đích tìm phương tiện giúp đỡ cho thực hành của những thực hành viên cận y khoa như mụ vườn… • Đường báo

Trang 1

Sản đồ: nguyên lý, cách ghi

Trang 2

Sản đồ: nguyên lý, cách ghi

• Đối tượng : Sinh viên Y4 hệ chính qui

• Thời gian : 1 tiết

• Số lượng SV : 30

• Hình thức : Bài giảng truyền thống

• Hướng dẫn : 1 Giảng viên

Trang 3

Mục tiêu

• Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên Y khoa

năm thứ Tư có khả năng

1.Trình bày được nguyên lý xây dựng sản đồ

Trang 5

Tài liệu tham khảo bắt buộc

1.Bộ môn Phụ Sản, ĐHYD TP HCM Sản Phụ

khoa NXB Y học 2006 Sinh lý chuyển dạ Trang

112-121

2.Bộ môn Phụ Sản, ĐHYD TP HCM Thực hành

Sản Phụ khoa NXB Y học 2004 Biểu đồ theo

dõi chuyển dạ Trang 20-25

3.WHO Preventing prolonged labour: a practical

guide The partograph Part II: user’s guide

WHO/FHE/MSM/93.9

Tài liệu đọc thêm, không bắt buộc

– WHO. Managing prolonged and obstructed

labour Education for safe motherhood, 2006.

Trang 6

• Thể hiện thay đổi của các sự kiện theo thời gian

• WHO đã có nhiều công sức xây dựng và phát triển một model sản đồ

o Version 1993 và một version biến đổi

o Nhằm mục đích phòng tránh chuyển dạ kéo dài

o Đã được thử nghiệm trong nhiều môi trường thực hành khác nhau

Trang 7

Friedman, 1954

• Căn cứ trên

o Mở cổ tử cung

o Diễn tiến ngôi

o Thời gian đã qua

• Đặc điểm

o Dạng “S”

o Các thông số

Trang 8

Philpott và Castle, 1972

• Nêu khái niệm về đường báo động và hành động

• Nhằm mục đích tìm phương tiện giúp đỡ cho

thực hành của những thực hành viên cận y khoa như mụ vườn…

• Đường báo động đại diện cho tốc độ mở cổ tử cung trung bình của 10% dân số có mở cổ tử

cung chậm nhất của cộng đồng dân cư mà

Philpott khảo sát

• Đường hành động cách đường báo động 4 giờ

về phía bên phải thể hiện ý định muốn chuyển

dạ phải được can thiệp hoặc thai phụ được

chuyển tuyến trong vòng 4 giờ kể từ khi chạm

đường báo động

Trang 9

Sản đồ của WHO: mục tiêu

• Phát hiện sớm chuyển dạ bất thường

• Phòng tránh chuyển dạ kéo dài

• Nhận biết bất xứng đầu chậu trước khi có

chuyển dạ kéo dài

• Hỗ trợ cho quyết định tăng co, chuyển tuyến hay can thiệp

• Làm giảm một cách có ý nghĩa những biến

chứng của chuyển dạ kéo dài ở mẹ và con như nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sanh, vỡ

tử cung, ngạt sơ sinh…

Trang 10

Sản đồ của WHO: chức năng

• Sản đồ được thiết kế cho mọi cơ sở y tế có

phòng sanh

• Ở tuyến dưới, sản đồ là công cụ cho phép nhận

ra sớm một chuyển dạ kéo dài và quyết định việc chuyển tuyến ở đúng thời điểm cần thiết

• Ở tuyến bệnh viện, sản đồ nằm ở bên phải

đường báo động kêu gọi sự cẩn trong tối đa của nhân viên y tế

• Đường hành động chỉ ra thời điểm cần phải có những quyết định xử lý

• Chức năng giúp quản lý những dữ kiện khác của chuyển dạ

Trang 11

Sản đồ của WHO: cấu tạo

• Phần 1: Tình trạng thai

o Nhịp tim thai

o Màng ối, nước ối

o Biến dạng đầu thai

Trang 12

Phần 1: tình trạng thai

• Phần này dùng để đánh giá tình trạng thai

• Trị số tim thai: số nhịp tim thai mỗi phút

• Ối còn hay vỡ Tính chất nước ối nếu đã vỡ ối Dùng các ký tự viết tắt để thể hiện: C, T, X, K PBL2-1.doc

• Uốn khuôn và chồng xương sọ Dùng các mức

độ từ ít đến nhiều: 0, +, ++, +++ PBL2-1.doc

Trang 13

Phần 2: chuyển dạ

• Là phần trung tâm của sản đồ

• 2 đường báo động và hành động

• 2 đường (x = 8) và (y = 3)

Trang 14

Phần 2: đường thẳng x = 8

• Phân định thời gian chấp nhận được của giai

đoạn tiềm thời tối đa là 8 giờ

• Giá trị hạn chế, không còn được dùng trong các model sản đồ sau này

Trang 16

Phần 2: đường báo động

• Là đường thẳng có phương trình y = (x-5), tượng

trưng cho tốc độ mở cổ tử cung là 1cm mỗi giờ,

kể từ khi chuyển dạ bước vào giai đoạn hoạt

động

• Đại diện cho mở cổ tử cung ở những sản phụ có

độ mở cổ tử cung chậm hơn giới hạn của sự xóa

mở bình thường tức chậm hơn trung bình của

10% dân số có độ mở cổ tử cung chậm nhất

• Là một đường dùng để sàng lọc

Trang 17

Phần 2: đường hành động

• Là đường thẳng có phương trình y = (x-9), tượng

trưng cho tốc độ mở cổ tử cung là 1cm mỗi giờ, khi chuyển dạ đang tiến triển xa ở giai đoạn hoạt động

• Là một đường song song với đường báo động, cách đường báo động 4 đơn vị hoành độ về phía bên phải, có nhiệm vụ cảnh báo chuyển dạ đã

vượt khỏi giới hạn có thể chờ đợi thêm

Trang 18

Phần 2: nội dung ghi chú lên sản đồ

• Độ mở cổ tử cung, ghi bằng dấu X màu xanh

hoặc đen, tại điểm có hoành độ là khoảng thời

gian kể từ lúc bắt đầu thực hiện sản đồ đến lần khám đó và tung độ bằng độ mở cổ tử cung

PBL2-1.doc

• Vị trí của ngôi thai, ghi bằng dấu O màu đỏ, đánh

giá bằng số khoác ngón tay trên vệ cần dùng để

“che kín” đầu thai PBL2-1.doc

• Số cơn co tử cung trong 10 phút được thể hiện bằng số ô được tô màu Cách tô màu thể hiện

thời gian của mỗi cơn co PBL2-1.doc

Trang 19

Phần 3: tình trạng mẹ

• Sinh hiệu gồm mạch mẹ, huyết áp, nhiệt độ

được thể hiện như trong các biểu đồ theo dõi

thông thường

• Thể tích nước tiểu, đạm niệu và ketone niệu

được ghi chú khi có thực hiện

• Một phần của sản đồ dùng để ghi chú các thuốc dùng trong chuyển dạ, ở cột có hoành độ tương ứng với thời điểm dùng thuốc

• Thuốc được đặc biệt lưu ý là oxytocin và các

dịch truyền tĩnh mạch

Trang 20

Cách ghi sản đồ: khởi đầu sản đồ

• Chỉ bắt đầu thực hiện sản đồ khi đã kiểm tra

rằng hiện tại không có bất cú biến chứng nào

của thai kỳ đòi hỏi phải được xử lý ngay tức

khắc

• Chỉ thực hiện sản đồ khi sản phụ đã vào chuyển

dạ Phải chắc chắn rằng sản phụ hiện có đủ cơn

co của chuyển dạ mới bắt đầu lập sản đồ 1.doc

PBL2-o Trong giai đoạn tiềm thời phải có ít nhất 2 cơn

co trong 10 phút, mỗi cơn kéo dài ít nhất 20 giây

o Trong giai đoạn hoạt động phải có ít nhất 1

cơn co trong 10 phút, mỗi cơn kéo dài ít nhất

20 giây

Trang 21

Cách ghi sản đồ: điểm bắt đầu ghi sản đồ

• Bắt đầu ghi khi xác được có chuyển dạ

• Không cần quan tâm đến chuyển dạ đã khởi đầu được bao lâu

• Khi cổ tử cung mở 0-2 cm

o Luôn bắt đầu ghi sản đồ ở điểm ghi x = 0

o Tung độ của điểm ghi tương ứng với độ mở cổ

tử cung PBL2-1.doc

• Khi cổ tử cung mở từ 3 cm trở lên

o Ghi trực tiếp lên trên đường báo động, ở điểm

có tung độ tương ứng với độ mở cổ tử cung PBL2-1.doc

Trang 22

Cách ghi sản đồ: điểm bắt đầu ghi sản đồ

• Bắt đầu ở giai đoạn tiềm thời, cổ tử cung 0-2 cm

o Bắt đầu ở hoành độ x=0

o Tung độ tương ứng với độ mở cổ tử cung

Trang 23

Cách ghi sản đồ: điểm bắt đầu ghi sản đồ

• Bắt đầu ở giai đoạn hoạt động, cổ tử cung > 3 cm

o Bắt đầu ở ngay trên đường báo động

o Tung độ tương ứng với độ mở cổ tử cung

Trang 24

Cách ghi sản đồ: chuyển sang gđ hoạt động

• Khi bắt đầu sang giai đoạn hoạt động của

chuyển dạ, tất cả các dữ kiện thu thập và ghi

chép được đều phải cùng được tịnh tiến, tương ứng với điểm ghi mới của độ mở cổ tử cung,

nằm trên đường báo động

• Nếu chuyển dạ tiến triển bình thường, ghi chép

về độ mở cổ tử cung phải nằm ngay trên hoặc ở bên trái của đường báo động PBL2-1.doc

Trang 25

Cách ghi sản đồ: chuyển sang gđ hoạt động

• Tịnh tiến lên trên đường báo động

Trang 26

Hãy ghi vào sản đồ: phân đoạn 1

• Một thai phụ con so, 29 tuổi, thai 40 tuần vô kinh, khám thai đủ, không phát hiện bất thường, vào chuyển dạ tự nhiên từ 18 giờ chiều hôm qua

một cơn co trong 10 phút, thời gian co 30 giây,

nghỉ 10 phút Cổ tử cung 1 cm, ngôi chỏm thế

trái, vị trí 4/5, ối chưa vỡ, phồng khi có cơn co

Khung chậu bình thường

Trang 27

Hãy ghi vào sản đồ: phân đoạn 2

• Lúc 23:00 đêm qua, sản phụ thấy trằn bụng

nhiều hơn, khám lại thấy tình trạng sinh hiệu như

cũ, tử cung có cơn co dài 30 giây, khoảng cách giữa 2 cơn co là 4 phút Ngôi chỏm, đầu ở vị trí 4/5 qua khám bụng, tim thai 148 l/ph đều, rõ

• Khám âm đạo thấy cổ tử cung đã mở 2 cm, đầu

ối phồng khi có cơn co tử cung

• Sản phụ không được dùng thuốc gì Không có

dịch truyền tĩnh mạch

Trang 28

Hãy ghi vào sản đồ: phân đoạn 3

• Lúc 6:00 sáng nay, bạn khám lại thấy mạch 100 l/ph, huyết áp 120/70 mmHg, nhiệt độ 37.5 C.

• Tim thai 156 l/ph Cơn co tử cung khá mạnh, thời gian co là 40 giây và có 3 cơn co trong 10 phút Ngôi đầu đã ở vị trí 2/5

• Khám âm đạo thấy cổ tử cung mở 4 cm, ối đã vỡ

tự nhiên lúc 6:00 sáng, nước ối màu trắng đục Ngôi chỏm ở vị trí 0, kiểu thế chẩm chậu trái

trước, không chồng xương, không bướu huyết

thanh

Trang 29

Hãy ghi vào sản đồ: phân đoạn 4

• Bây giờ, bạn vừa khám lại cho sản phụ Tình

trạng sinh hiệu không có gì thay đổi so với lúc

6:00 sáng

• Cơn co tử cung dài 50 giây và có cường độ

mạnh Tần số tim thai 148 l/ph, đều, rõ Đầu thai không còn sờ thấy trên xương vệ nữa

• Khám âm đạo thấy cổ tử cung đã mở 9 cm, ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước ở vị trí +2,

các đường rãnh liên thóp không còn sờ thấy nữa nhưng các xương đầu không chồng lên nhau

Đầu thai có một bướu huyết thanh nhỏ, nhọn

• Hãy cho kết luận về sản đồ mà bạn vừa ghi

xong?

Ngày đăng: 10/10/2014, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w