1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng rác thải sinh hoạt ở việt nam và giải pháp xử lý tối ưu

30 10,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Thế giới đang ngày càng phát triển không ngừng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…

Trang 1

xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chấtthải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp,chất thải xây dựng, v.v… Trong đó, rác thải sinh hoạt hiện nay là một vấn

đề đáng lo ngại của toàn thế giới Dân số ngày càng tăng, lượng rác thảicũng theo tỉ lệ mà tăng theo, nó là một trong những nguyên nhân gây ônhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe loài người

Tuy vậy, rác cũng là một phần của cuộc sống Ngày nay, cùng với sựphát triển của khoa học công nghệ và sự quan tâm của toàn thế giới, ráckhông chỉ đi ra từ cuộc sống mà nó còn quay lại cuộc sống, phục vụ đờisống con người, cùng con người xây dựng cuộc sống mới Không chỉ cácnước hiện đại mà tất cả các nước trên toàn thế giới đang cố gắng xử lý rácthải một cách hợp lý nhất để xây dựng một thế giới mới - thế giới khôngrác thải

Vấn đề năng lượng cũng đang trở thành mối lo ngại của toàn cầu,không riêng một quốc gia nào Các nguồn than đá và dầu mỏ sẽ cạn kiệt.Bởi vậy việc tạo ra các nguồn năng lượng nhân tạo là vô cùng cần thiết.Hơn nữa, việc sử dụng dầu mỏ, than đá làm khí đốt cũng tạo một lượnglớn các khí độc hại ra ngoài môi trường

Để giải quyết hai vấn đề này một lúc là một bài toán rất khó nhưngnếu giải quyết tốt sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với con người Cácnước đang cố gắng hết sức để tìm ra các biện pháp để giải quyết vấn đề

Trang 2

này Một trong những biện pháp được coi là tối ưu đã và đang được sửdụng ưa chuộng ở nhiều nước, đó là sản xuất khí đốt từ rác thải sinh hoạt.Phương pháp này không những tận dụng được lượng rác thải giúp môitrường xanh sạch đẹp mà nó còn giải quyết được vấn đề năng lượng chocon người

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nước phát triển thành tựu này củakhoa học kỹ thuật vào trong đời sống và đạt được nhiều thànhcông Nước ta là một nước còn nghèo, thực trạng xử lý rác thải còn chưatốt, xăng dầu và chất đốt gây khó khăn lớn cho nhân dân.Tình hình sảnxuất khí đốt từ rác thải chưa phát triển, mới bắt đầu phát triển công nghệsản xuất biogas từ phân hữu cơ, chưa tận dụng được nhiều nguồn rác thải,bởi vậy rác thải còn tràn lan gây ô nhiễm môi trường

Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng rác thải sinh hoạt ở ViệtNam và giải pháp xử lý tối ưuvới mong muốn qua đề tài này, mọi người

sẽ hiểu sâu hơn về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, công nghệ

xử lý rác thải, áp dụng có hiệu quả trong đời sống, làm cho đời sống conngười ngày càng phát triển, ngày càng văn minh, hiện đại hơn

Trang 3

NỘI DUNG

I Khái quát chung

1.1 Khái niệm về chất thải và phân loại chất thải

1.1.1 Khái niệm về chất thải

Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong cáchoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt độngsống ,duy trì sự tồn tại của cộng đồng Hay nói cách khác: Chất thải làsản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sảnxuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giaothông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng,khách sạn

Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố nhưtăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thịhoá, công nghiệp hoá và sự phát triển điều kiện sống, trình độ dân trí

1.1.2 Các cách phân loại chất thải

- Phân loại theo thành phần:

+ Chất thải vô cơ như: bụi, xỉ, vật liệu xây dựng( gạch, vữa, thủytinh, gốm, sứ…), một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ gia đình

Trang 4

+ Chất hữu cơ như: thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ.

- Phân loại theo nguồn của nó:

+ Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc,khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên

+ Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất côngnghiệp và thủ công nghiệp( gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạngtrong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)

+ Chất thải y tế…

- Phân loại theo mức độ nguy hại

+ Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ănmòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng Cácchất thải này tiềm ẩn nhiều sự cố gây rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏecon người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn gây ônhiễm môi trường đất, nước và không khí

+ Chất thải không nguy hại: là chất thải không chứa các chất và cáchợp chất có các tính chất nguy hại Thường là các chất thải phát sinhtrong gia đình, đô thị…

- Phân loại theo trạng thái chất thải:

+ Chất thải theo trạng thái rắn: bao gồm các chất thải sinh hoạt, chấtthải từ các cơ sở chế tạo máy, xây dựng( kim loại, da, hóa chất sơn, nhựathủy tinh, vật liệu xây dựng…)

+ Chất thải ở trạng thải lỏng: phân bùn từ cống rắn, bể phốt, nướcthải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệtnhuộm và vệ sinh công nghiệp…

+ Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm khí thải các động cơ đốt trongcác máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện,sản xuất vật liệu…

1.2 Rác thải sinh hoạt

Trang 5

1.2.1 Khái niệm rác thải sinh hoạt

Chất thải rắn( còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trìnhsống, sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật Rác phát sinh từ cácgia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu

xử lý chất thải…Trong đó, rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất Sốlượng, thành phần, chất lượng rác thải ở từng khu vực, từng quốc gia làrất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học, kĩ thuật

Bất kì hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi,tại nơi công cộng…đều sinh ra một lượng rác đáng kể Thành phần chủyếu của chúng là các chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại môi trườngsống Cho nên rác thải sinh hoạt có thể định nghĩa là các thành phần tàntích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không cònđược sử dụng và vứt trả lại môi trường sống

1.2.2 Thành phần của rác thải sinh hoạt

- Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm khoảng 64.7 %

về khối lượng

- Cây gỗ chiếm khoảng 6.6 % về khối lượng

- Giấy, bao bì giấy chiếm khoảng 2.1 % về khối lượng

- Plastic khó tái chế chiếm khoảng 9.1% về khối lượng

- Cao su, đế giày dép chiếm khoảng 6.3 % về khối lượng

- Vải sợi, vật liệu sợi chiếm khoảng 4.2 % về khối lượng

- Đất đá, bê tông chiếm khoảng 1.6 % về khối lượng

- Thành phần khác chiếm khoảng 5.4 % về khối lượng

1.2.3 Tác động của rác thải đến môi trường và con người

Trang 6

 Những nơi vứt rác bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinhvật truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (sốt rét, sốtxuất huyết, bệnh viêm não,…)

 Rác làm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lây lan cho người các bệnhnhư: dịch hạch, sốt có thể dẫn đến tử vong

 Rác gây mùi hôi thối khó chịu cho xung quanh

Ô nhiễm nước: Rác sinh hoạt không được thu gom thải vào kênh rạch,sông hồ…gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng Rácnặng lắng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làmgiảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm do trong nước, làm mất mỹquan gây tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước Chấthữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước Nước

rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nướcngầm như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao chảyvào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Ô nhiễm không khí: Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ônhiễm không khí

Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học Trong môi trường hiếu khí, kị khí

có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra CO2, SO2, CO, H2S, NH3…ngay từkhâu thu gom đến chôn lấp CH4 là chất thải thứ cấp gây cháy nổ

Ô nhiễm đất:

Nước rò rỉ trong các bãi rác gây ô nhiễm đất

Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm do rác thải sinh hoạt:

o Trình độ hiểu biết của nguời dân còn thấp (không thấy rõ tác hại củaviệc vứt rác thải bừa bãi và tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường,không biết tận dụng phế phẩm thừa làm phân bón)

o Ý thức, trách nhiệm còn kém (không bỏ rác đúng nơi quy định, bảothủ không muốn thực hiện theo những chủ trương về bảo vệ môi trường

đã đề ra vì sợ tốn tiền)

Trang 7

o Các cấp chính quyền địa phương còn lơ là đối với việc quản lý môitrường.

o Ở khu vực đô thị, quá trình đô thị hóa hiện nay kéo theo một số lượngngười dân ở nông thôn ra thành phố sống đã gây nên những xáo trộn lớnlao trong sinh hoạt ở các vùng dân cư và vấn đề rác thải đang có nguy cơngày càng tăng, đặc biệt là trong các đô thị mới, khu kinh tế tập trung nhưnhà mới mọc nhiều gây khó khăn cho thu gom, nhà quá nghèo hoặc nhàgiàu không muốn hòa nhập cộng đồng dẫn đến tình trạng không giữ vệsinh chung (nhà trên có thể vứt rác xuống sân gây ô nhiễm), các khu đôthị hóa dọc trục giao thông, các trung tâm công nghiệp tập trung khôngđược quản lý chặt chẽ

1.2.3.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

- Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong

đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinhdoanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước.Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp Chất thải nguy hạicông nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khốilượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý dochúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao nếu nhưkhông được xử lý theo cách thích hợp

- Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt phátsinh trong toàn quốc ước tính khoảng 1,28tr tấn/năm.Trong đó khu vực

đô thị là (từ loại 4 trở lên) là 6,9tr tấn/năm (chiếm 54%),lượng chất thảicòn lại tập trung ở các xã, thị trấn thuọc huyện.Ước tính mỗi người dân

đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗingày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn Chấtthải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn

và đô thị có thành phần khác nhau Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình,các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất

Trang 8

hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%) Ở các vùng đô thị, chất thải cóthành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổnglượng chất thải sinh hoạt) Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm lànguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chấtthải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh.

- Dự báo tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt đô thị đến 2010 là vào khoảnghơn 12tr tấn/năm và đến 2020 khoảng 22tr tấn/năm

Như vậy với lượng gia tăng lượng chất thải rắn như trên thì nguy cơ ônhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng do chất thải rắngây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo

vệ môi trường ở nước ta

1.2.3.3 Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn

• Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh

sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị

• Xây dựng hướng dẫn về công tác quản lý chất thải rắn nói chung, chấtthải nguy hại nói riêng và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn này

• Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải đểcân bằng chi phí cho quản lý chất thải rắn;

• Mở rộng chương trình nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn chocộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải

• Tăng cường đáng kể nguồn lực giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế

• Đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn theo phươngthức hợp vệ sinh Cụ thể là đầu tư hệ thống xử lý chất thải nguy hại và bãichôn lấp an toàn cho các loại chất thải rắn

• Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý chất thải rắn và huyđộng cộng đồng tự giác tham gia giải quyết vấn đề chất thải rắn

1.2.3.4 Công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay

Trang 9

- Hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải vẫn đang còn ở tình trạng chưađáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trườngnước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đôthị và sức khoẻ cộng đồng

- Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãithải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ônhiễm cho môi trường đất, nước và không khí

- Theo báo cáo của sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh, thành

và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự

án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã đượcđầu tư xây dựng Tuy nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liênhợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tạithành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảomôi trường một cách tương đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rácthải hiện đại như Gò Cát ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở trongtình trạng hoạt động không hợp vệ sinh

- Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành xử lý chất thải sinhhoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill) tại KhuLiên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999 đến nay với tổng nănglực chôn lấp khoảng 13 triệu tấn chất thải sinh hoạt trên tổng diện tích83ha

- Việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường đô thị của cáctỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện Đây là cơ quan chịu trách nhiệmthu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạtgia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm

xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp

- Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt tính trung bình cho cả nước chỉ tăng

từ 65-71% ( giai đoạn từ 2000 - 2003) Tính trung bình, các thành phố códân số lớn hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong khi đó tỷ lệ

Trang 10

này lại giảm xuống còn 70% ở các thành phố có số dân từ 100.000 350.000 người Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ thu gom rất thấp Do xa xôi

-và các dịch vụ thu gom không đến được các vùng nông thôn nên chỉ cókhoảng 20% nhóm các hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất ở các vùngnông thôn được thu gom rác Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thảithường cũng chưa cung cấp được cho các khu định cư, các khu nhà ở tạm

và ngoại ô thành phố là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ dân có thu nhậpthấp Nhiều sáng kiến mới đang được thực hiện nhằm khắc phục tìnhtrạng thiếu các dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt

Cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực Nam và Đông Nam Á,tiêu huỷ chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm soát lànhững hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2007, trong

số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước có 49bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hành không hợp vệ sinh cónguy cơ gây rủi ro cho môi trường và sức khoẻ người dân cao phải đượctiến hành xử lý triệt để, tuy nhiên, cần tìm nguồn kinh phí cho các hoạtđộng xử lý này Tuy đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng quản

lý chất thải sinh hoạt nhưng các thông tin về việc xử lý chất thải nguy hại,đặc biệt là chất thải nguy hại từ công nghiệp còn có rất ít, do đó cần phảiquản lý tốt hơn

Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống

xử lý và tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp Tuy nhiên, dothiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều đượcxây dựng bằng nguồn vốn ODA Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ởcác vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải Các hộ gia đìnhkhông được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải buộc phải

áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường là đem

Trang 11

đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà họ, hoặc là vứt bừa bãi ở một nơi nào đógần nhà

Một số phương pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp Tất cả cácphương pháp này đều có thể huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng

và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người Nhiều bãi rác và bãichôn lấp đang là mối hiểm hoạ về mặt môi trường đối với người dân địaphương Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây rarất nhiều vấn đề môi trường đối với các cộng đồng dân cư xung quanh,bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước ráckhông được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi,chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn

1.2.3.5 Một số biện pháp cụ thể trong việc xử lý, phòng ngừa và giảm thiểu rác thải sinh hoạt trên thế giới

1.2.3.5.1 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng pháttán chất thải vào môi trường Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người

ta phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khuvực thải và môi trường xung quanh; thực hiện giám sát môi trường; bảotrì cho bãi thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại vớimôi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố Để đảm bảo công tácnày, có một số nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong khi chôn lấp chấtthải, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp + Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: Chất thải cần phải được đóng góitheo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn trước khi chôn lấp hoặc có thể

cố định hoặc hoá rắn trước khi chôn lấp + Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: xem xét đến các vấn đề về địa hình, thổnhưỡng, thuỷ văn…; các điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương;

bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các công trìnhliên quan, khoảng cách vận chuyển Hạn chế đặt gần khu dân cư, sân bay,

Trang 12

khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy cơ động đất

và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn nước sử dụng trong

+ Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: Các chất thải độc hại khi tiếp xúcvới nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy raphản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chônlấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp vớinhau

+ Quy tắc vận hành bãi chôn lấp: Trong khi bãi đang hoạt động, cần

có biện pháp kiểm soát các tác nhân gây bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ,nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm Thực hiện chương trình giámsát môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực bãi chôn lấp,các loại khí độc và dễ cháy,… khi vận hành cũng như sau khi đóng cửabãi chôn lấp và duy trì cho đến vài chục năm sau

Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao Công nghệ này rất

phù hợp để xử lý rác thải như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi,thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốtchuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.Tuy nhiên, để triểnkhai được theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả vềpháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng vàdoanh nghiệp Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tậndụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấpnhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khíthải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.1.2.3.5.3 Công nghệ xử lý rác bằng công nghệ vi sinh (sinh học) Công nghệ sinh học với vai trò của vi sinh vật Quy trình xử lý rác nàybắt đầu được ứng dụng ở nước ta cách đây khoảng 2 thập kỷ nhưng mấynăm gần đây mới thực sự được chú trọng Thực chất việc xử lí rác bằng

Trang 13

công nghệ sinh học là một quy trình sản xuất khép kín Rác thải sinh hoạtsau khi thu gom sẽ được đưa vào băng tải để phân loại Rác hữu cơ đượctách riêng, sau đó nghiền nhỏ và trộn với các loại chất thải có chứa nhiều

vi sinh vật rồi đem ủ Trong khoảng 10-12 ngày sẽ diễn ra quá trình lênmen sinh học kỵ khí và hiếu khí Theo phương pháp này, rác trở thànhnguồn tài nguyên quý giá: khí sinh học và phân vi sinh Kết quả phân tích thành phần rác thải sinh hoạt cho thấy, thành phầnrác hữu cơ của ta chiếm khoảng 45-55%, là tỉ lệ cao nên rất thích hợp vớiphương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học Khí sinh học được sử dụngchạy động cơ phát điện hoặc phục vụ cho chính quá trình xử lí rác Theotính toán, một nhà máy với công nghệ trung bình, có thể tự túc được 40-50% năng lượng điện Còn phân vi sinh được bán ra thị trường phục vụsản xuất nông nghiệp Nhờ xử lí bằng công nghệ sinh học, bước đầu rác

đã đem lại hiệu quả kinh tế Sản phẩm của các nhà máy xử lý rác bằngcông nghệ vi sinh đã được bán ra thị trường Hơn nữa, xử lý rác bằngcông nghệ vi sinh có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí và ô nhiễm nguồn nước, đồng thời tiết kiệm được diện tích đất.Bằng công nghệ này, chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta sẽkhai thác thêm được một nguồn năng lượng mới phục vụ sản xuất, đồngthời giải quyết được tình trạng ứ đọng rác thải, góp phần làm sạch môitrường sinh thái Nhưng, để công nghệ này đem lại hiệu quả tốt hơn,ngoài sự đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, rất cần

có sự đồng thuận của cả cộng đồng trong việc phân loại rác tại nguồnphát thải

1.2.3.5.4 Tái chế rác thải

Khái niệm tái sử dụng các chất rác thải của quá trình sản xuất và sinh

hoạt đã có từ rất lâu Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt Những hoạt động tái chế sơ khai này đã

Trang 14

góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyênliệu sản xuất thời đó Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận,

vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử

lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm Bên cạnh những lợi ích kinh

tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môitrường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái chế rác là nhờ lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào

rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích Lợi ích kinh

tế chính là động lực quan trọng nhất thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế rác thải hiện đại và vào xây dựng các cơ sở tái chế

Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.Các lợi ích của việc tái chế rác thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ

Trang 15

thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng Một

xã hội phát triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế

hệ tương lai Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyênđược sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái sinh

Như vậy ta thấy rác cũng có thể trở thành nguồn tài nguyên qúy của nhân loại

1.2.3.5.5 Hiện trạng xử lý rác thải tại một số nước trên thế giới

Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn vẫn là phương phápphổ biến để tiêu huỷ vì chi phí rẻ

- Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%

- Tỷ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan (TQ) vào loại caonhất, khoảng 60-80%

- Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất, khoảng trên 40%

Tại Singapo: kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp

+ Phương pháp đốt: Cả nước Singapo có 3 nhà máy đốt rác Nhữngthành phần rác thải không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển Rácthải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâmphân loại rác Ở đây, rác được phân loại ra thành những thành phần cháyđược và không cháy được Những chất cháy được được chuyển tới cácnhà máy đốt rác, những chất không cháy được được chở đến cảng trungchuyển, đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác Xử lý khí thải từ các lòđốt rác được thực hiện theo qui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch

ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí

+ Phương pháp chôn lấp: Xây dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiếtkiệm được đất đai trong đất liền và mở rộng thêm đất khi đóng bãi nhưngvốn đầu tư ban đầu rất lớn và phải tuân theo những qui trình nghiêm ngặt

để đảm bảo sự an toàn của công trình và bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 09/10/2014, 20:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w