1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về hạch toán doanh thu bán hàng

49 648 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 815 KB

Nội dung

Các khoản thu hộ cho bên thứ ba hoặc cho khách hang không được tính vào doanh thu.” Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 thì “Doanh thu là giá trị gộp của các lợi ích kinh tế mà doanh n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG 3 1.1 Doanh thu và vai trò của doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 3

1.1.1 Doanh thu và phân loại doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 3

1.1.1.1 Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 3

1.1.1.2 Phân loại doanh thu 4

1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ kế toán doanh thu trong doanh nghiệp 6

1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng 6

1.2.1 Các phương thức và hình thức giao dịch bán hàng 6

1.2.2 Các phương thức thanh toán 7

1.3 Lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp theo quan điểm kế toán tài chính 8

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 “Doanh thu” 8 1.3.2 Một số chuẩn mực kế toán khác liên quan đến kế toán doanh thu bán hàng 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 11

2.1 Kế toán doanh thu bán hàng ở giai đoạn trước khi ban hành chuẩn mực kế toán VAS14 “ Doanh thu và thu nhập khác” 11

2.1.1 Các văn bản quan trọng trong giai đoạn quy định và quản lý về doanh thu bán hàng .11

2.1.2 Phạm vi và thời điểm ghi nhận doanh thu 12

2.1.3 Về phương pháp kế toán 12

2.2 Kế toán doanh thu bán hàng ở giai đoạn sau khi ban hành chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” – VAS14 và một số chuẩn mực liên quan khác 13

2.2.1 Nội dung của chuẩn mực VAS14 13

2.2.2 Phương pháp hạch toán Doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu 15

2.2.2.1 Chứng từ 15

Trang 3

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng 15

2.2.2.3 Sơ đồ hạch toán 18

2.2.2.4 Sổ kế toán 18

2.2.2.5 Báo cáo tài chính 18

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG 19

3.1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế 19

3.2 Kế toán doanh thu bán hàng theo mô hình kế toán nước ngoài 19

3.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng theo mô hình kế toán Mỹ 19

3.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng theo mô hình của kế toán tổng quát Pháp 22

3.3 Những nhận xét, đánh giá về kế toán doanh thu bán hàng theo chế độ kế toán Việt Nam 23

3.3.1 Ưu điểm 23

3.3.2 Nhược điểm 24

3.4 Nội dung hoàn thiện chuẩn mực kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp Việt Nam 26

3.4.1 Hoàn thiện nội dung chuẩn mực kế toán VAS14 “Doanh thu và thu nhập khác” 26

3.4.2 Xác định đúng đắn thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng xuất khẩu 27

3.4.3 Hoàn thiện tài khoản sử dụng 28

3.4.4 Hoàn thiện về phương pháp kế toán 29

3.4.5 Hoàn thiện Báo cáo kết quả kinh doanh 30

KẾT LUẬN 31 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của các quốc gia trong thời đại ngày nay.Quá trình toàn cầu hóa khu vực và thế giới đã dẫn đến hội nhập kinh tế trên phạm viquốc tế Quá trình hội nhập được diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vựckinh tế Điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên sôinổi, đa dạng và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn

Hội nhập trong lĩnh vực kế toán là một tất yếu khách quan, được xem là mộttrong những cơ sở nền tảng và tiền đề đối với sự thành công của quá trình hội nhập.Quá trình này đã tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế vàcác nước có nền kinh tế thị trường phát triển Tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế,học hỏi các kinh nghiệm quản lý kinh tế của các nước bạn và những đàn anh đàn chị

đi trước, kết hợp với thực trạng nền kinh tế nước ta để có thể rút ra được những bàihọc quý giá nhất là điều cần thiết trong thời kì đang phát triển của Việt Nam Do đóChuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” của Việt Nam được ban hành,cùng với hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp không ngừng được sửa đổi, bổ sung

để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế

Tuy nhiên trong sự biện chứng của quả trình hội nhập và phát triển, có nhiềuvấn đề mới phức tạp nảy sinh từ thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpnhưng chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể rõ ràng trong chuẩn mực kếtoán và chế độ kế toán về doanh thu bán hàng Điều này có thể dẫn đến các sai sóttrong việc hạch toán doanh thu bán hàng gây ra các tác hại khó lường trước đượccho các doanh nghiệp và việc quản lý kinh tế của nước ta

Do tầm quan trọng của việc ban hành các chuẩn mực kế toán cũng như các

nguyên nhân nêu trên , em đã lựa chọn đề tài “Bàn về hạch toán doanh thu bán

hàng” làm đề án chuyên ngành của mình

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ luc, nộidung luận án gồm có 3 chương :

Chương 1 Lý luận cơ bản về kế toán doanh thu bán hàng

Chương 2 Thực trạng kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chương 3 Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng

Trang 6

Mặc dù, đã nghiên cứu tìm hiểu kĩ về vấn đề này cùng với sự hướng dẫn tậntình của thầy ThS Nguyễn Ngọc Tiến nhưng do còn hạn chế về kinh nghiệm cũngnhư khả năng trình bày nên đề án không thể không tránh khỏi những thiếu sót Rấtmong sự đóng góp của thầy ThS Nguyễn Ngọc Tiến

Em xin chân thành cảm ơn!

Quy nhơn, ngày 20 tháng 09 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Kim Tuyết

Trang 7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG

1.1 Doanh thu và vai trò của doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

1.1.1 Doanh thu và phân loại doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

Qua nghiên cứu khái niệm doanh thu của quốc tế và của một số nước trên thếgiới , có thể thấy khái niệm về doanh thu được diễn đạt theo nhiều cách , nhưng đều

có sự tương đồng về cách hiểu và nội dung của khoản được coi là doanh thu củadoanh nghiệp

Theo khái niệm củaTrung Quốc thì “Doanh thu là tổng nguồn lợi kinh tế thu

được phát sinh trong hoạt động thường kì của doanh nghiệp như hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và sử dụng tài sản của các doanh nghiệp khác Các khoản thu hộ cho bên thứ ba hoặc cho khách hang không được tính vào doanh thu.”

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 thì “Doanh thu là giá trị gộp của

các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động thông thường của doanh nghiệp, tạo nên sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, ngoài phần tăng lên từ các khoản đóng góp thêm của các cổ đông”

Ở Việt Nam, theo chuẩn mực VAS 01, “Doanh thu và thu nhập khác là tổng

giá trị các lợi ích kinh tế doang nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu” Trong chuẩn mực VAS14, đoạn 03 quy định rõ “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” “Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu”.

Trang 8

Có thể nói đây là một khái niệm đầy đủ, khái quát, phù hợp với quốc tế vàcác nước trên thế giới về doanh thu của Việt Nam khi Việt Nam ban hành chẩn mựcVSA 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, VSA 101 “Chuẩn mực chung”

Bên canh đó ta cũng cần tim hiểu về các khái niệm liên quan đến doanh thutheo đoạn 06 của VAS14 như: Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm các khoảnchiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại Trong đó:

Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho

khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém

phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu

thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

1.1.1.2 Phân loại doanh thu

Để thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán doanh thu, doanh thu có thểđược phân loại theo những tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu của quản

lý và kế toán Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể phân loại doanh thu theocác tiêu thức sau:

Thứ nhất, phân theo loại hình kinh doanh:

Doanh thu được chia làm 3 loại:

- Doanh thu bán hàng

- Doanh thu bán thành phẩm

- Doanh thu cung cấp dịch vụCách phân loại này giúp xác định được tỷ trọng doanh thu của từng loại hoạtđộng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, qua đó thấy được vai trò chủ đạo củatừng loại hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài ra, xét trên góc độ toàn bộ nềnkinh tế, cách phân loại này giúp cho việc xác định chỉ tiêu GDP của toàn bộ nềnkinh tế

Thứ hai, phân theo phương thức bán hàng:

Doanh thu bán hàng được chia làm ba loại:

- Doanh thu bán buôn

- Doanh thu bán lẻ

Trang 9

- Doanh thu gửi bán đại lý.

Phân loại doanh thu theo tiêu thức này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xácđịnh được tổng mức lưu chuyển hàng hóa theo từng loại, từ đó hoạch định đượcmức luân chuyển hàng hóa, xây dựng mức dự trữ hàng hóa cần thiết, tránh đượctình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Thứ ba ,phân theo phương thức thanh toán tiền hàng:

- Doanh thu bán hàng thu tiền ngay

- Doanh thu bán hàng trả chậm

- Doanh thu bán hàng trả góp

- Doanh thu nhận trước

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lập dự toán số tiền thu được trong kỳ,

là cơ sở để xây dựng dự toán về thanh toán các khoản công nợ và chi phí trong kỳcủa doanh nghiệp, ngoài ra còn giúp cho việc phân tích, đánh giá khả năng thanhtoán của khách hàng, là căn cứ quan trọng để xác định mức dự phòng phải thu khóđòi

Thứ tư, phân theo mối quan hệ với điểm hòa vốn

- Doanh thu hòa vốn

- Doanh thu an toànCách phân loại này giúp nhà quản trị nhận thức được những vấn đề cơ bản vàtrực quan về tình hình kết quả kinh doanh, xác định được phạm vi lời, lỗ cũng như

đo lường được mức độ an toàn hay tính rủi ro trong kinh doanh

Thứ năm, phân theo mối quan hệ với khu vực địa lý

- Doanh thu bán hàng xuất khẩu

- Doanh thu bán hàng nội địạ

Cách phân loại này giúp nhà quản trị đánh giá được mức độ hoạt động theokhu vực địa lý, là căn cứ để đánh giá mức sinh lợi cũng như rủi ro trong kinh doanhcủa từng khu vực

Thứ sáu, phân theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh

nghiệp

- Doanh thu bán hàng cho bên ngoài

Trang 10

- Doanh thu bán hàng nội bộCách phân loại này vừa giúp cho việc xác định chính xác kết quả kinh doanhthực tế của doanh nghiệp trong kỳ, vừa phục vụ cho việc lập báo cáo kết quả kinhdoanh hợp nhất.

Ngoài ra, doanh thu bán hàng còn được phân loại thành doanh thu thực tế,

doanh thu bị giảm trừ và doanh thu thuần v.v… nhìn chung mỗi cách phân loại đóđều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ kế toán doanh thu trong doanh nghiệp

Kế toán là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tếtài chính Ở góc độ quản lý, kế toán có vai trò tích cực trong điều hành, kiểm soátcác hoạt động kinh tế tài chính; ở góc độ cung cấp thông tin, kế toán đảm nhận chứcnăng cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp chonhững người sử dụng thông tin để ra quyết định kinh tế đối với doanh nghiệp trongquá trình kinh doanh Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đốivới bản thân doanh nghiệp, mà còn hết sức cần thiết cho những người có lợi ích trựctiếp hay gián tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp Kế toán doanh thu là một bộphận cấu thành của hệ thống kế toán doanh nghiệp cung cấp thông tin về toàn bộtình hình doanh thu bán hàng của doanh nghiệp Thông tin về doanh thu được xem

là một trong những dòng thông tin quan trọng nhất để người sử dụng thông tin phântích, đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và củatừng loại hoạt động, sản phẩm, hàng hóa, bộ phận nói riêng Qua đó đánh giá đượckhả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp và khả năng đạt đượcnhững mục tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra Do vậy, kế toán doanh thu trong doanhnghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống kế toán nói riêng và công tácquản lý nói chung

1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng

1.2.1 Các phương thức và hình thức giao dịch bán hàng

Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh thương mại Thôngqua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện; vốn của doanhnghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ Việcbán hàng của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều phương thức khác

Trang 11

nhau, và trong mỗi phương thức lại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Cụ thể là

* Đối với hàng hóa bán trong nước:

- Bán buôn hàng hóa: Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằmtrong lĩnh vực lưu thông, hàng thường được bán theo lô hoặc bán với số lượng lớn.Trong bán buôn có hai phương thức: bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyểnthẳng

- Bán lẻ hàng hóa: Đặc điểm của phương thức này là hàng hóa đã thoát khỏilĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc

số lượng nhỏ Bán lẻ có thể được thực hiện dưới các hình thức như bán lẻ thu tiềntập trung, bán lẻ thu tiền trực tiếp, bán lẻ tự phục vụ, bán hàng trả góp, bán hàngqua hội chợ…

- Phương thức gửi hàng bán đại lý: Số hàng chuyển giao cho cơ sở đại lý bánvẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp nhận được tiền

do cơ sở đại lý thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được

* Đối với hàng hóa xuất khẩu :

- Phương thức xuất khẩu trực tiếp: là phương thức xuất khẩu trong đóđơn vị tham gia được Bộ Thương mại cấp giấy phép có thể trực tiếp đàm phán, kíkết hợp đồng với nước ngoài, trực tiếp giao hàng và thanh toán tiền hàng

- Phương thức xuất khẩu ủy thác: Là phương thức xuất khẩu được ápdụng đối với các daonh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán, kí kết hợpđồng kinh tế với nước ngoài, hoặc không thể trực tiếp lưu thông hàng hóa

1.2.2 Các phương thức thanh toán

Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, phụ thuộc vào hợp đồng muabán hoặc sự thỏa thuận giữa các bên Có một số phương thức thanh toán sau:

- Thanh toán ngay

- Thanh toán chậm

- Thanh toán trả góp

- Thanh toán trước

Trang 12

1.3 Lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp theo quan điểm

Mục đích của chuẩn mực: đưa ra phương pháp hạch toán doanh thu phát

sinh từ các loại giao dịch và sự kiện nhất định

Phạm vi của chuẩn mực: áp dụng trong hạch toán các khoản doanh thu phát

sinh từ các giao dịch và sự kiện: bán hàng; cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thu được

từ việc cho các đơn vị khác sử dụng tài sản như lợi tức, tiền bản quyền, cổ tức.Trong đó bán hàng bao gồm cả thành phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất ra đểbán và hàng hóa mua để bán lại Do phạm vi nghiên cứu của đề án chỉ đề cập đếndoanh thu bán hàng và giới hạn ở hàng mua để bán lại, nên những nội dung đề cậpcủa chuẩn mực doanh thu trong bài viết này chỉ giới hạn trong phạm vi đó

Định nghĩa của chuẩn mực

- Doanh thu: là “giá trị gộp của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được

trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động thông thường của doanh nghiệp, tạonên sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, ngoài phần tăng lên từ các khoản đóng gópthêm của các cổ đông”

Xác định doanh thu: doanh thu được xác định cụ thể trong từng trường hợp

sau:

 Trường hợp bán hàng thu tiền hoặc các khoản tương đương tiền

Doanh thu = Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền thu được

 Trường hợp bán hàng cho khách hàng mua trả chậm

+ Nếu bán chịu cho khách hàng không tính lãi

Doanh thu = Số tiền hoặc tương đương tiền sẽ nhận được

+ Nếu bán chịu cho khách hàng có tính lãi

Doanh thu = Giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai

Tính giá trị hiện tại theo tỷ lệ lãi suất quy đổi, có thể là:

Trang 13

Tỷ lệ lãi suất hiện hành của các công cụ nợ tương tự đối với các hoạt độngtín dụng.

Tỷ lệ lãi suất mà chiết khấu phần giá trị danh nghĩa của khoản nợ ngang bằngvới giá bán hiện tại trả tiền ngay của hàng hóa đó

- Trường hợp trao đổi hàng hóa

+ Trao đổi hàng hóa có cùng tính chất và giá trị thì doanh thu khôngđược ghi nhận

+ Trao đổi hàng hóa không tương tự thì doanh thu được ghi nhận

Doanh thu = Giá trị tương đương của hàng hóa nhận được

= Giá trị tương đương của hàng hóa đem trao đổi.

Ghi nhận doanh thu: vấn đề quan trọng nhất trong kế toán doanh thu là xác

định khi nào thì ghi nhận doanh thu Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xácđịnh yếu tố đúng kỳ của doanh thu và là cơ sở để xác định chính xác lợi nhuận thựchiện trong kỳ của doanh nghiệp Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn nămđiều kiện sau:

(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro cũng nhưlợi ích của việc sở hữu hàng hóa đó

(2) Doanh nghiệp không còn nằm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa đó và không còn nắm giữ các quyền điều khiển có hiệu lựcđối với hàng hóa đó

(3) Giá trị của khoản doanh thu được xác định một cách chắc chắn

(4) Tương đối chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ thu được các lợi ích kinh tế

từ giao dịch đó

(5) Chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh trong giao dịch được xác định mộtcách chắc chắn

Về báo cáo tài chính: chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày

giá trị từng nhóm cơ bản của doanh thu được ghi nhận trong kỳ, bao gồm doanh thuphát sinh thừ bán hàng, cung cấp dịch vụ, lợi tức, tiền bản quyền, cổ tức và khoảndoanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nằm trong từng nhóm doanh thu

cơ bản nêu trên

Trang 14

1.3.2 Một số chuẩn mực kế toán khác liên quan đến kế toán doanh thu bán hàng.

Chuẩn mực kế toán ISA 08 “lãi, lỗ thuần trong kì, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”

Theo chuẩn mực này , các lỗi sai sót cơ bản (như xác định sai điềukiện ghi nhận doanh thu dẫn đến hạch toán doanh thu sai kỳ, thực hiện tính toán sai

về doanh thu, hoặc một khoản doanh thu bị ghi nhầm hay bỏ sót không ghi sổ mộtcách vô ý hay cố ý v.v…) là những lỗi được phát hiện ra trong kỳ hiện tại có tầmquan trọng đến mức mà các báo cáo tài chính của một hay nhiều kỳ trước không cònđược xem là tin cậy vào ngày ban hành chúng

Chuẩn mực kế toán quốc tê IAS10 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán”

Trường hợp hàng bán đã ghi nhận doanh thu từ năm trước, nhưng giảm giáhàng bán do kém phẩm chất hoặc hàng bán bị trả lại xảy ra ở năm sau hoặc sự kiệnmột khách hàng bị phá sản dẫn đến một khoản phải thu không thu hồi được xảyra… sau khi lập Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) nhưng được phát hiện ra trướcngày phát hành báo cáo tài chính, thì việc hạch toán phải được tuân thủ theo quyđịnh của chuẩn mực IAS10

Những sự kiện xảy ra thuộc phạm vi điều chỉnh của IAS10 là những sự kiệnxảy ra giữa ngày lập BCĐKT và ngày báo cáo được phép phát hành có thể dẫn đếnviệc cần điêu chỉnh tài sản hay công nợ hoặc phải thuyết minh thêm Tuy nhiên,không phải tất cả các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCĐKT đều phải phản ánh vàđiều chỉnh lại trên báo cáo Việc điều chỉnh lại phải thỏa mãn điều kiện là phải cungcấp những bằng chứng bổ sung cho những sự kiện đã tồn tại vảo ngày lập BCĐKT.Không thực hiện điều chỉnh nếu các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCĐKT không liênquan đến những điều kiện hiện có vào ngày lập BCĐKT

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM2.1 Kế toán doanh thu bán hàng ở giai đoạn trước khi ban hành chuẩn mực kế toán VAS14 “ Doanh thu và thu nhập khác”

2.1.1 Các văn bản quan trọng trong giai đoạn quy định và quản lý về doanh thu bán hàng

Các văn bản quan trọng trong giai đoạn này quy định về quản lý và hạch toándoanh thu bán hàng, đó là:

- Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) banhành theo Quyết định 212/TC-CĐKT ngày 15-12-1989 của Bộ Tài Chính Vì nhữngtồn tại của chế độ này, cùng với quá trình toàn hóa nền kinh tế, hệ thống chế độ kếtoán ban hành ngày 01/11/1995 theo Quyết định 1141/TC-QĐ/CĐKT ngày 1-1-

1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, đã thể hiện được sự cải cáchtoàn diện trong lĩnh vực kế toán, có sự tiếp cận với các nguyên tắc và chuẩn mực kếtoán quốc tế Chế độ kế toán này được áp dụng cho mọi doanh nghiệp thuộc mọilĩnh vực, mọi thành phần kinh tế

- Nghị định số 59/CP ngày 3-10-1996 về quy chế quản lý tài chính vàhạch toán kinh doanh

- Thông tư số 76/TC-TCDN ngày 15-11-1996 về hướng dẫn chế độquản lý doanh thu, chi phí

- Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998 quy định chi tiết thihành luật thuế GTGT

- Thông tư hướng dẫn kế toán số 100/1998/TT-BTC ngày 15-7-1998

- Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20-4-1999 vế sửa đổi bổ sung quychế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN

- Thông tư số 63/1999/ TT-BTC ngày 07-60-1999 của BTC hướng dẫnviệc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm dịch vụ tại các DNNN

- Thông tư số 108/2001/TT-BTC ngày 31-12-2001 hướng dẫn về kếtoán xuất nhập khẩu ở đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu…

Trang 16

2.1.2 Phạm vi và thời điểm ghi nhận doanh thu

Bao gồm những nội dung được quy định tương tự như ở chế độ kế toán trướcnhưng có bổ sung thêm các nội dung sau :

- Doanh tu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa,cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại(nếu cóchứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán

- Về thời điểm ghi nhận doanh thu là khi doanh nghiệp đã chuyển giaoquyền sở hữu hàng hóa và được người mua chấp nhận thanh toán, không phụ thuộcvào tiền đã thu được hay chưa Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơnbán hàng và đã thu tiền nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì sốhàng này không được coi là tiêu thụ và doanh thu chưa được ghi nhận

2.1.3 Về phương pháp kế toán

a) Chứng từ kế toán

Trong kế toán doanh thu bán hàng sử dụng các chứng từ sau:

- Hóa đơn bán hàng: áp dụng cho các cơ sỏ kinh doanh thuộc đối tượngnộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Hóa đơn giá trị gia tăng: áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đốitượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ: áp dụng cho cơ sở kinh doanh trựctiếp bán lẻ hàng hóa không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Thẻ quầy hàng

- Bảng thanh toán hàng đại lý

- Các chứng từ thanh toán như phiếu thu, giấy báo có…

b)Tài khoản kế toán

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, doanh thu bán hàng được phảnánh trên TK511 “Doanh thu bán hàng”, TK này dùng để phản ánh doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như Tk512 “Doanh thubán hàng nội bộ”, TK532 “Giảm giá hàng bán”, TK531 “Hàng bán bị trả lại”,

Trang 17

TK3331 “Thuế GTGT phải nộp”, TK131 “Phải thu khách hàng”, TK3387 “Doanhthu nhận trước”…

Có thể khái quát kế toán doanh thu bán hàng qua sơ đồ kế toán (phụ lục 1)

c) Sổ kế toán

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền,

sổ cái các TK511, 512, 521, 531, 532, 111, 112, 131, 811, 641…

- Sổ kế toán chi tiết liên quan

d) Báo cáo kế toán

Trong hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc, chỉ tiêu doanh thu bán hàng đượcphản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Biểu số 02

2.2 Kế toán doanh thu bán hàng ở giai đoạn sau khi ban hành chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” – VAS14 và một số chuẩn mực liên quan khác.

Chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác” được quy định ở chuẩn mực số

14, là một trong bốn chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố đợt 1 theo Quyếtđịnh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31-12-2001

2.2.1 Nội dung của chuẩn mực VAS14.

Với những vấn đề đã trình bày về IAS18, em xin đưa ra một số so sánh giữahai chuẩn mực VAS14 và ISA18 về mảng doanh thu của chuẩn mực :

Nhìn chung, toàn bộ nội dung của VAS14 nói chung và những nội dung quyđịnh về doanh thu bán hàng trong chuẩn mực nói riêng về cơ bản là phù hợp vớiISA 18 Tuy nhiên có vài điểm khác biệt khi xem xét, nghiên cứu những quy định

về doanh thu bán hàng trong ISA18 và VAS14

Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và

phương pháp kế toán doanh thu gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanhthu, phương pháp kế toán doanh thu làm cơ sở cho ghi sổ kế toán và lập báo cáo tàichính

Phạm vi của chuẩn mực: có phạm vi tương tự như IAS18, áp dụng trong kế

toán các khoản doanh thu phát sinh từ các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ, vàlợi nhuận thu được từ việc cho các đơn vị khác sử dụng tài sản của minh như tiềnlãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

Trang 18

Xác định doanh thu: Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các

khoản đã thu hoặc sẽ thu được

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giátrị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm

Theo ISA18 đã đưa ra cách xác định tỷ lệ lãi suất quy đổi khá cụ thể, còntrong VAS14 thì chỉ đề cập chung chung rằng đó là tỷ lệ lãi suất hiện hành

Về điều kiện ghi nhận doanh thu: Điều kiện ghi nhận doanh thu được quy

định rõ tại đoạn 10 của chuẩn mực Nhìn chung năm (5) điều kiện ghi nhận doanhthu trong VAS14 là tương đồng với 5 điều kiện ghi nhận doanh thu trong IAS18,tuy có thay đổi ít nhiều trong cách diễn đạt

Về trình bày Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:

(a) Doanh thu của từng loại dịch vụ và sự kiện, chia thành 3 nhóm, đó là:Doanh thu bán hàng, Doanh thu cung cấp dịch vụ, Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức

Trang 19

và lợi nhuận được chia.

(b) Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa theo từng hoạt động trên

(c) Thu nhập khác, trong đó thu nhập bất thường phải được trình bày cụthể theo yêu cầu của VAS14

2.2.2 Phương pháp hạch toán Doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu.

2.2.2.1 Chứng từ

- Hóa đơn giá trị gia tăng: mẫu số 01GTKT – 3LL.

- Hóa đơn bán hàng thông thường: mẫu số 02GTTT – 3LL

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: mẫu số 03PXK – 3LL

- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi: mẫu số 01-BH (Phụ lục 10)

(2) TK511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: dùng để phản

ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảmtrừ doanh thu

- Số thuế phải nộp (thuế

TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế

GTGT theo phương pháp trực tiếp)

tính trên doanh thu bán hàng thực

tế trong kỳ

- Chiết khấu thương mại,

giảm giá hàng bán, doanh thu hàng

bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ

- Kết chuyển doanh thu

thuần vào TK911 “Xác định kết

quả kinh doanh”

- Doanh thu bán sản phẩm, hànghóa, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụcủa doanh nghiệp trong kỳ

Trang 20

TK511 có 5 tài khoản cấp 2:

+ TK5111 – Doanh thu bán hàng hóa

+ TK5112 – Doanh thu bán các thành phẩm

+ TK5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

+ TK5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá

+ TK5117 – doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

(2) TK512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”: phản ánh doanh thu của số sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp

Kết cấu tương tự như TK511, trong đó TK511 phản ánh doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ, TK512 phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ

- Trị giá hàng bán bị trả lại,

khoản giá hàng bán đã chấp nhận

trên khối lượng sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ đã bán nội bộ kết

chuyển cuối kỳ kế toán

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt

kết quả kinh doanh”

Tổng số doanh thu bán hàng nội

bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kếtoán

TK512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” có 3 tài khoản cấp 2:

+ TK5121 – Doanh thu bán hàng hóa

+ TK5122 – Doanh thu bán các thành phẩm + TK5123 –Doanh thu cung cấp dịch vụ

Trang 21

( 3) TK521 “Chiết khấu thương mại”: phản ánh khoản chiết khẩu thương

mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng vớikhối lượng lớn theo thỏa thuận về CKTM đã ghi trên hợp đồng kinh tế

Bên nợ Tài khoản 521 Bên có

- Số chiết khấu thương mại

đã chấp nhận thanh toán cho khách

hàng

- Kết chuyển toàn bộ số CKTMsang TK511 “Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ” để xác định doanhthu thuần của kỳ báo cáo

TK521 không có số dư cuối kỳ

(3) TK531 “Hàng bán bị trả lại”

(4)

- Doanh thu của hàng bán bị trả

lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc

tính trừ vào khoản phải thu khách hàng

về số sản phẩm, hàng hóa đã bán

- Kết chuyển doanh thu bán hàng

bị trả lại vào bên Nợ tài khoản 511

“Doanh thu bán bán hàng và cung cấpdịch vụ”, hoặc tài khoản 512 “Doanhthu bán hàng nội bộ” để xác định doanhthu thuần

TK531 không có số dư cuối kỳ

(5) TK532 “Giảm giá hàng bán”.

Kết cấu tương tự TK531

Trang 22

Các khoản giảm giá đã chấp

nhận cho người mua hàng do hàng bán

kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách

theo quy định trong hợp đồng kinh tế

Kết chuyển toàn bộ số tiền giảmgiá hàng bán sang tài khoản “ Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặctài khoản “ Doanh thu bán hàng nội bộ”

Một số tài khoản liên quan 515 – Doanh thu hoạt động tài chính; TK3387 –Doanh thu chưa thực hiện; TK111, 112, 3331…

2.2.2.3 Sơ đồ hạch toán

* Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng (phụ lục 2)

* Kế toán doanh thu bán hàng thông qua đại lý (phụ lục 3)

* Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm (hoặc trả góp) (phụlục 3)

2.2.2.4 Sổ kế toán

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền,

sổ cái các TK511, 512, 521, 531, 532, 111, 112, 131, 811, 641…

- Sổ kế toán chi tiết liên quan:

2.2.2.5 Báo cáo tài chính

Chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” được trình bày trên Báocáo kết quả kinh doanh (mẫu số B02 – DN) (phụ lục 4)

Trang 23

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG

3.1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế.

- Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng phải phù hợp với đặc thù về quản

lý kinh tế của Việt Nam hiện nay và sự phát triển trong tương lai

- Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng phải đảm bảo hài hòa với cácnguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế

- Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng phải đảm bảo các yêu cầu trình bày

và cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp cho người sử dụng thông tin

- Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả vàmang tính khả thi cao

3.2 Kế toán doanh thu bán hàng theo mô hình kế toán nước ngoài.

3.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng theo mô hình kế toán Mỹ

* Kế toán ghi nhận doanh thu

Theo nguyên tắc cơ bản của kế toán Mỹ, doanh thu là dòng tiền vào, hay sựtăng lến của các loại vốn của đơn vị, hay sự giải quyết các khoản nợ (hoặc kếthợpcả hai) từ việc giao hàng , sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc những hoạtđộng khác, hình thành nên những hoạt dộng chủ yếu của đơn vị Một trong nhữngvấn đề quan trọng nhất của kế toán doanh thu bán hàng là phải xác định được thờiđiểm ghi nhận doanh thu Doanh thu thực thu được khi doanh nghiệp đã hoàn thành

cơ bản quá trình bán hàng và thu được lợi ích Tuy nhiên, do có sự đa dạng khácnhau của các nghiệp vụ doanh thu nên doanh thu cũng có khi được ghi nhận tạinhững thời điểm khác nhau trong quá trình bán hàng, đó là :

- Trường hợp 1 : Ghi nhận doanh thu tại thời điểm bán hàng (giao hàng)

+ Bán hàng có thỏa thuận mua lại : Nếu một doanh nghiệp bán hànghóa trong một kỳ và thỏa thuận mua lại hàng hóa đó ở kỳ kế toán sau, thì quyền sởhữu về mặt pháp lý đã được chuyển giao nhưng xét về bản chất thì rủi ro gắn vớiquyền sở hữu vẫn thuộc về người bán Do vậy doanh thu chưa được ghi nhận Sốtiền của người mua được ghi nhận trong truờng hợp này như một khoản nợ phải trả

Trang 24

+ Bán hàng khi người mua có quyền được trả lại hàng hóa: Trongtrường hợp này FASB đã đưa ra ba phương pháp ghi nhận doanh thu gồm : ghi nhậndoanh thu khi quyền trả lại hàng hết hiệu lực, ghi nhận doanh thu tai thời điểm giaohàng nhưng đồng thời ghi nhận doanh thu hàng bị trả lại ước tính, ghi nhận doanhthu tại thời điểm giao hàng và sẽ ghi nhận doanh thu hàng bị trả lại khi bên muahàng trả lại hàng.

- Trường hợp 2 : Ghi nhận doanh thu trước khi giao hàng :

Trường hợp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thựchiện các hợp đồng dài hạn như hợp đồng xây dựng, sản xuất máy bay, tàu thủyv.v

- Trường hợp 3 : Ghi nhận doanh thu sau khi giao hàng

Trường hợp này áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện bán hàng trảchậm.do việc bán hàng trả chậm chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, và lợi nhuận thực tếchỉ có được khi tiền được thanh toán, nên để đảm bảo tính thận trọng FASB chophép người bán áp dụng một trong hai phương pháp để hạch toán đó là :

+ Phương pháp thanh toán nhiều lần hoặc doanh thu chưa thực hiện.+ Phương pháp thu hồi chi phí (giá vốn)

- Trường hợp 4 : Ghi nhận doanh thu đối với hàng gửi đại lý

Trường hợp này doanh thu được ghi nhận khi bên nhận đại lý nộp báo cáobán hàng và thanh toán tiền cho doanh nghiệp

* Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Chiết khấu thương mại : Là sự giảm giá so với giá được ghi trên danh mục

giá bán hàng hóa, được dùng để tính giá trên danh đơn hay giá bán loại hàng đượchưởng chiết khấu Chiết khấu thương mại thường được các nhà sản xuất hay cácnhà bán buôn dùng để tránh tái xuất bản danh mục giá bán hàng hóa khi giá bánhàng hóa thay đổi Giá được đưa ra có phần chiết khấu thương mại chỉ sử dụng đểthuận tiện cho việc đạt đến một thỏa thuận giá cả ở trên và không thể hiện trong cácghi chép của kế toán

- Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại : Phát sinh khi bán hàng không

đúng quy cách, phẩm chất quy định trong hợp đồng Khách hàng có thể trả lại hànghoặc doanh nghiệp chấp nhận giảm giá cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý

Ngày đăng: 09/10/2014, 14:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo đề xuất xử lý - Bàn về hạch toán doanh thu bán hàng
Sơ đồ h ạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo đề xuất xử lý (Trang 43)
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi - Bàn về hạch toán doanh thu bán hàng
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w