* Hoàn thiện TK531 “Hàng bán bị trả lại”, TK532”giảm giá hàng bán”
Để đảm bảo tính đồng bộ trong quy định về các tài khoản cùng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu và để thuận tiện cho việc thu thập thông tin về hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán của hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đáp ứng cho yêu cầu của quản lý TK531, 532 phải được mở chi tiết thành các tài khoản cấp II tương tự như tài khoản cấp II của TK521. Cụ thể như sau:
- TK531 “hàng bán bị trả lại” chi tiết thành 3 TK cấp II: + TK 5311 “hàng hóa bị trả lại”
+ TK 5312 “thành phẩm bị trả lại” + TK 5313 “dịch vụ bán bị trả lại”
- TK532 “giảm giá hàng bán” chi tiết thành 3 TK cấp II: + TK 5321 “giảm giá hàng hóa”
+ TK 5322 “giảm giá thành phẩm” + TK 5323 “giảm giá dịch vụ”.
• Bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán TK633 “Giá vốn hàng bán nội bộ” và hoàn thiện nội dung phản ánh của TK632 “Giá vốn hàng bán”.
Để đảm bảo tính đồng bộ giữa tài khoản phản ánh doanh thu và tài khoản phản ánh giá vốn, các giao dịch nội bộ cần thiết phải bổ sung TK633 “Giá vốn hàng bán nội bộ” vào hệ thống kế toán doanh nghiệp.
TK633 có kết cấu như sau:
Nội dung: phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ… bán nội bộ trong kỳ.
Kết cấu:Bên Nợ: Trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán nội bộ trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán nội bộ vào bên Nợ TK911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Từ việc bổ sung TK633 để phản ánh giá vốn hàng bán nội bộ, do đó TK632 “Giá vốn hàng bán” sẽ sử dụng đẻ phản ánh trị giá vốn hàng bán ra ngoài.
Mặt khác, để cung cấp thông tin về tình hình chi phí, là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh theo từng khu vực, lĩnh vực kinh doanh, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính bộ phận, thì TK632, 633 cần phải được mã hóa chi tiết tương tự như TK511, 512.