kết cấu thế giới hình tượng trong truyện cực ngắn việt nam hiện đại

93 1.4K 15
kết cấu thế giới hình tượng trong truyện cực ngắn việt nam hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nói như Barkhtin, lịch sử văn học giống như một cuộc hòa tấu của các thể loại văn học. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam, bắt đầu có sự góp mặt của một thể loại mới đó là truyện cực ngắn. Mặc dù thể loại đàn em “sinh sau đẻ muộn” này không có khả năng để lấn át các thể loại đàn anh đàn chị như tiểu thuyết, thơ, kịch, kí nhưng trên thực tế, truyện cực ngắn không chỉ thu hút nhiều cây bút tài năng như Phạm Sông Hồng, Phan Thị Vàng Anh, Thái Bá Tân mà còn chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc cũng như niềm say mê của không ít các nhà lí luận phê bình đương đại như tiến sĩ Lê Dục Tú, giáo sư Đặng Anh Đào, phó giáo sư Phùng Ngọc Kiếm Bên cạnh đó, một số cuộc thi viết truyện cực ngắn được tổ chức như: Cuộc thi viết truyện ngắn mi-ni do tạp chí Thế Giới Mới tổ chức năm 1993 – 1994 dung lượng dưới 1000 từ, Cuộc thi viết truyện cực ngắn trên blog do vanchuong.vnweblogs.com tổ chức, Cuộc thi viết truyện ngắn dưới 1200 từ do báo Tuổi trẻ phát động năm 2006, Cuộc thi truyện ngắn mini của tập san Áo Trắng viết về “Nơi tôi đang sống” với độ dài không quá 500 từ Tất cả đã chứng tỏ một điều: “chùm hoa muộn” này thực sự đã gây sự thu hút của khá nhiều người, đồng thời cũng chứng minh rằng đây thực sự là một thể loại đầy tiềm năng, có tố chất của một thể loại văn học triển vọng trong tương lai. Nghiên cứu về kết cấu của thể loại này sẽ là một hướng tiếp cận để thấy được… 1.1 Ý nghĩa khoa học Kết cấu là một khái niệm quan trọng trong lý luận về tác phẩm văn học, một phạm trù nằm ở trung tâm những nghiên cứu có tính nội quan về tác phẩm văn học (thi pháp học, ký hiệu học, tự sự học ). Coi tác phẩm văn học trước hết là một văn bản, một phức thể cấu thành nên từ những cấp độ vật liệu khác nhau, những nghiên cứu này cho phép nhận diện những lớp thành tố cấu thành nên phức thể và 1 kết cấu chính là những nguyên tắc kết hợp các lớp thành tố cấu thành đó. Với một quan niệm như vậy thì kết cấu là một phạm trù cần phải được tính đến khi nghiên cứu tác phẩm văn học về mặt ngữ nghĩa (sự kết hợp tổ chức hệ chủ đề và hệ đề tài, hệ thống nhân vật, hệ thống tình tiết của cốt truyện ) cũng như về mặt hình thức nghệ thuật (nguyên tắc kết hợp các phương thức tự sự, những kỹ thuật hình thức ). Và cũng chính vì tầm quan trọng nói trên nên tất cả những giáo trình lý luận văn học khi đề cập đến bản chất nội tại của tác phẩm văn học đều đề cập đến phạm trù kết cấu. Bởi vậy chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ kết cấu của truyện cực ngắn. 1.2 Ý nghĩa thực tiễn Trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, truyện cực ngắn là một thể loại còn non trẻ so với các thể loại văn học đàn anh đàn chị khác. Tuy nhiên nó mới chỉ được đón nhận ở góc độ sáng tác, còn đón nhận nó ở góc độ nghiên cứu lí luận phê bình vẫn là một con số không nhiều, hơn nữa nghiên cứu kết cấu của thể loại này một cách có hệ thống thì hầu như chưa có. Mặt khác, một số nước (Trung Quốc, Nga, Mĩ ) đã đưa truyện cực ngắn vào chương trình giảng dạy ở nhà trường. Điều đó chứng tỏ thể loại này đã và đang giữ một vị trí khá quan trọng trong nền văn học đương đại. Nghiên cứu kết cấu của thể loại này sẽ là một hướng tiếp cận để tìm ra những nét tương đồng cũng như sự khác biệt của truyện cực ngắn so với một số thể loại tương cận, đồng thời giúp ích trong việc giảng dạy văn học ở nhà trường. Lịch sử vấn đề 2.1 Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở trên thế giới Trên thế giới, truyện rất ngắn đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước. Trong tuyển tập “100 truyện cực ngắn thế giới” của nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2000 đã tập hợp khá nhiều truyện của nhiều nước: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hungari, Trung Quốc, Pháp, Séc, Rumani, Đan Mạch, Nam Phi, Đức, Áchentina, Thụy Sỹ…Điều 2 này chứng tỏ rằng, truyện cực ngắn không chỉ được đón nhận nồng nhiệt ở góc độ sáng tác mà còn cả ở góc độ lí luận, song do hạn chế về ngôn ngữ của một số nước nên chúng tôi mới chỉ tiếp cận những bài viết được được đăng tải trên trang web bằng tiếng Việt. Trên địa chỉ http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/print/1580/104164 có đăng bài viết “Truyện cực ngắn là nghệ thuật bình dân” của Dương Hiểu Mẫn, phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Trịnh Châu, Tổng biên tập tạp chí “Bách Hoa Viên” kiêm Tổng biên tập tạp chí “Truyện cực ngắn chọn lọc”, Chủ tịch danh dự của hội nhà văn thành phố Trịnh Châu, người có công lớn trong sự nghiệp vun trồng truyện cực ngắn trên văn đàn Trung Quốc cho rằng “truyện cực ngắn là nghệ thuật bình dân” bởi vì “nó là hình thức nghệ thuật mà: đại đa số người đều có thể đọc hiểu (đơn thuần thông tục); đại đa số người đều có thể tham gia sáng tác (gần gũi cuộc sống); đại đa số người đều có thể trực tiếp thu được lợi ích từ trong ấy (nói nhỏ nghĩa lớn)” [27]. Qua bài viết này, Dương Hiểu Mẫn đã chứng minh tính “bình dân” của truyện cực ngắn ở góc độ tiếp nhận, sáng tác cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa nhân loại. Julio Cotázar có những nhận xét khá sắc sảo về truyện cực ngắn trong hai tiểu luận "Algunos aspectos del cuento" (Vài phương diện của truyện ngắn), và "Del cuento breve y sus alrededores" (Về truyện cực ngắn và những dạng tương cận) được đăng tải trên http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do;jsessionid=2AA92BD3292 D2697509BB08CE877D195?action=viewArtwork&artworkId=1100. Ông gọi thể loại này là “truyện chạy đua với đồng hồ”, có thể chứa đựng nội dung tự sự lớn hơn nhiều cái phương tiện ít ỏi của nó. Hiệu quả của truyện cực ngắn là “Chúng tạo ra được một cú sét đánh từ một nhúm chất liệu tối thiểu ” [60]. Trong bài “Truyện chớp: Từ thật ngắn đến cực ngắn”, trên http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do;jsessionid=CB546CEF3865 3 F3FF047CD5840EA45C80?action=viewArtwork&artworkId=1023, Casto Pamelyn đã chỉ ra tính nhanh và gọn của truyện cực ngắn: “cách viết chặt và gọn, bị nén lại và gây cảm xúc thật mạnh” [7]. Đồng thời tác giả thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của nó. 2.2. Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở Việt Nam Ở Việt nam, vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, truyện cực ngắn ra đời. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nó ở góc độ lý luận còn là con số không nhiều. Lúc đầu, các nhà nghiên cứu thể loại này không tách nó ra khỏi phạm vi truyện ngắn, truyện cực ngắn được coi là một biến thể của truyện ngắn, nó chưa được nhìn nhận là một thể loại riêng biệt: Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Đặng Xuân Hương với nhan đề “ Dấu ấn ngụ ngôn trọng truyện ngắn của Kafka” vẫn nghiên cứu cả những truyện cực ngắn của ông, như vậy tác giả Phạm Đặng Xuân Hương vẫn đặt truyện cực ngắn với truyện ngắn của Kafka vào làm một. Đồng ý kiến với tác giả Phạm Đặng Xuân Hương, tác giả Lê Huy Bắc cũng xếp truyện cực ngắn của F.Kafka, J.L.Borges, E.Hemingway,O.Henry vào thành tựu truyện ngắn trong “Truyện ngắn, lý luận, tác giả và tác phẩm”. Lê Huy Bắc cho rằng truyện cực ngắn là một bộ phận của truyện ngắn, nó là truyện ngắn được rút gọn. Nói cách khác, truyện cực ngắn là một biến thể độc đáo của truyện ngắn. Gần đây, sự nở rộ của thể loại này trên các tạp chí, trang web đã gây sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận phê bình. Tạp chí “Thế giới mới” có hẳn một mục “Nói ngắn về truyện rất ngắn”, trang web http://tienve.org dành hẳn một mục “Nhận định” của chuyên đề Truyện cực ngắn. Bên cạnh đó, một số bài viết cũng như khóa luận, luận văn của sinh viên, học viên cao học khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà nội, tìm hiểu về thể loại này: luận văn “Truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại” của Phạm Thị Ngọc Diệp, khóa luận tốt nghiệp “ Truyện cực ngắn hiện đại mang phong cách ngụ ngôn” của Ngô Thanh Hải, “ Bước đầu tìm hiểu đặc trưng truyện rất ngắn” của Trần Thị Xuyến Đồng thời “Chùm hoa muộn” 4 này còn thu hút nhiều ý kiến của các giáo sư tiến sĩ đang làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học: Lê Trí Viễn, Đặng Anh Đào, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà Trong các bài viết này, ít nhiều các tác giả cũng đã đề cập đến lý thuyết kết cấu truyện cực ngắn. Ngoài ra còn có ý kiến của những cây bút xuất sắc chuyên sáng tác truyện: Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải, Hoàng Đình Quang, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Nhuận Cầm, Võ Phiến, Châu Thành Nguyễn, Hoàng Long đóng góp những ý kiến có giá trị về lý luận kết cấu của thể loại này. Tuy truyện cực ngắn đang chiếm được cảm tình của các nhà nghiên cứu cũng như những người sáng tác nhưng không phải ai cũng ủng hộ và thừa nhận nó là một thể loại. Tổng hợp các ý kiến, bài viết tìm hiểu về truyện cực ngắn, chúng tôi chia thành hai quan điểm lớn: quan điểm nghi ngờ và tin tưởng vào truyện cực ngắn. 2.1.1 Quan điểm nghi ngờ về truyện cực ngắn Nhà văn Nguyễn Quang Thân đã thể hiện những hoài nghi của mình về thể loại non trẻ này qua bài viết “Sự trói buộc trong truyện ngắn”. Ông cho rằng “Rồi sẽ không có truyện ngắn mi-ni cũng như trước nay chưa hề có. Phần lớn những truyện cực ngắn mà tôi đọc được đều cho tôi cảm hứng là chúng được viết ra là để thích hợp với khuôn khổ báo chí dành cho chúng hơn là những yêu cầu nghệ thuật. Tôi nghĩ truyện ngắn thế là đủ rồi ” [54]. Thực tế đây chỉ là ý kiến nhỏ của tác giả trong khuôn khổ của một bài viết về truyện ngắn chứ không phải là ý kiến trong một bài dành cho truyện cực ngắn, nhưng cũng đủ để ta thấy được ý kiến phủ nhận của Nguyễn Quang Thân về thể loại mới mẻ này. Đồng quan điểm với Nguyễn Quang Thân, quan điểm của một số độc giả trên tạp chí “Thế giới mới” khi bình về truyện cực ngắn cũng đã bày tỏ ý kiến phủ nhận về sự tồn tại của thể loại mới mẻ này. Tiêu biểu là ý kiến của Trần Văn Loa : “Truyện cực ngắn ít chữ nên không thể đựng hết nội dung cần nói ” [21]. Gay gắt 5 hơn là ý kiến của Trần Vi Hoàng, tác giả này đã cho rằng : “ truyện cực ngắn chỉ như nốt ruồi trên mặt tệ hại hơn là điểm mụn cóc trên đầu ông khổng lồ. Văn chương cần đến sự khoáng đạt như làn gió thu quyện trên đồng ruộng, vút cao như cánh diều bay bổng, réo rắt dữ dội như thác ngàn, cần một sự hóa thân, vùng thoát khỏi cõi đời dung tục thì than ôi, lại hạn chế trong vài trăn đến một ngàn âm tiết. Đó là nghịch lí truyện rất ngắn sẽ làm người đọc thêm lười vì tính gọn nhẹ của nó, đó là tai họa, không thể vịn hai chữ “tốc độ” để ngốn vội quên nhau, luẩn quẩn như chiếc đèn cù ”. Qua đó, chúng tôi khẳng định ý kiến của Trần Vi Hoàng không hề dựa trên cơ sở khoa học nào, đó chỉ là ý kiến mang tính cảm tính, xuất phát từ việc Trần Vi Hoàng quá tôn thờ thể loại truyện ngắn. Có thể thấy, những quan điểm nghi ngờ truyện cực ngắn không phải là nhiều, nó chưa đủ mạnh để vùi lấp thể loại non trẻ này, bởi bên cạnh những ý kiến cực đoan trên còn có không ít ý kiến thể hiện sự tin tưởng vào thể loại này. 2.1.2 Quan điểm tin tưởng vào truyện cực ngắn. Bên cạnh những ý kiến nghi ngờ về truyện cực ngắn, còn có không ít quan điểm ủng hộ, tin tưởng vào thể loại này như ý kiến của Hoàng Như Mai, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Hưng Quốc, Châu Thành Nguyễn, Võ Khắc Nghiêm, Lê Dục Tú, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Lê Ngọc Trà, Nguyên Ngọc… Trước hết, phải nói đến ý kiến cho rằng truyện cực ngắn xuất hiện là một tất yếu trong sự phát triển của xã hội nói chung, của văn học nói riêng. Bởi nó ra đời trong lúc loài người đang bước vào nhịp sống của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân loại dần ưa chuộng tốc độ nhanh, gọn. Độc giả không có thời gian cho thể loại tự sự dài, văn hóa đọc ngày càng ưa thích tính nhanh gọn, điều này đúng như Hoàng Như Mai khẳng định: “cái phecmotuya hay hơn cái khuy” [25]. Ngoài ra, các tác giả cũng đi tập trung tìm hiểu đặc trưng của truyện cực ngắn. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng truyện cực ngắn thì bao giờ cũng phải ngắn gọn 6 và hàm súc, khả năng gợi nhiều hơn nói. Nói một cách hình ảnh, truyện cực ngắn chính là: “ Những hoa văn trên trống đồng quý giá, những nét chấm phá tuyệt vời” [21]. Trong bài viết “Trần thuật trong truyện rất ngắn” (in trong “Tự sự học, một số vấn đề lí thuyết và lịch sử”) , phó giáo sư Phùng Ngọc Kiếm có chỉ ra cách thức trần thuật của truyện cực ngắn như sau: “Tác giả chỉ có dưới 1000 chữ, thậm chí càng ngắn về lời kể càng phù hợp và chứng tỏ đó là “truyện rất ngắn”, mà phải tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Dung lượng “rất ngắn” của lời kể theo quy ước sáng tạo thể loại này không hề đồng nghĩa với “rất ngắn” về nội dung, nhất là về hiệu quả của tác phẩm; thậm chí, những quy ước về sự hạn chế dung lượng ngôn từ như là thách đố, càng kích thích các tác giả tìm tòi sáng tạo các hình thức, biện pháp trần thuật để chứng tỏ tài năng và ý đồ nghệ thuật của mình” [20]. Truyện cực ngắn nhưng ý tứ lại vô cùng nhiều, kết cấu của thể loại này thể hiện ở câu chữ được gọt rũa, lựa chọn, không có yếu tố thừa: “ Mọi chi tiết phải đầy sức nặng trong đó có những chi tiết giống như những nhãn tự trong một bài thơ tứ tuyệt cổ điển” [20]. Bên cạnh đó, Phùng Ngọc Kiếm còn khẳng định thêm, để tạo được tình tiết đắt giá, tác giả còn “sáng tạo và sử dụng yếu tố kỳ ảo, dị biệt, phi thường như một phương tiện hiệu quả để tạo dựng những chi tiết, những hoàn cảnh đặc sắc nhanh chóng gây cho người đọc những ấn tượng sậu đậm, phong phú về cuộc sống, con người” [20]. Ở bài “ Vài ý ngắn, thật ngắn về truyện cực ngắn” của Nguyễn Hưng Quốc đăng trên trang http://Tienve.org có những nhận định rất sắc về kết cấu hình thức của thể loại đặc biệt này như sau: “Nhanh và mạnh là những đặc điểm cơ bản của truyện cực ngắn” [44]. Đồng quan điểm với Nguyễn Hưng Quốc là ý kiến khá thú vị của Võ Phiến trong lời tựa cho tuyển tập truyện cực ngắn của mình : “ Truyện thật ngắn có cố ý ngắn nó cố tình tạo ra một dáng điệu thoăn thoắt, nhẹ nhõm” [44]. 7 Nhà văn Nguyên Ngọc với bài viết “Truyện rất ngắn: một từ âm vang hàng chục từ không nói”, ông đã chỉ ra đặc trưng càng ngắn càng tốt, tình tiết trong truyện phải đắt, ngôn từ phải hay và sắc: “Từng từ phải âm vang thành hàng chục từ không nói tạo dư vị không nguôi” [33]. Các nhà nghiên cứu phê bình cũng như những người quan tâm, ủng hộ “Chùm hoa muộn” này không quên đi tìm hiểu kết cấu bề sâu của thể loại: Nguyễn Hưng Quốc rất sắc xảo khi nhận thấy mỗi truyện cực ngắn “là một kinh nghiệm mang tính thẩm mĩ” [44]. Tác giả Châu Thành Nguyễn lại nhận thấy “Truyện rất ngắn thường là sự gặp gỡ của những trạng thái đời sống ở những thời điểm ngưng kết đi tới chuyển đổi như phút 89 tràn đầy kịch tính trên sân cỏ trong những trận bóng nghiêng ngửa” [36]. Nhà văn Võ Khắc Nghiêm khẳng định: “Theo tôi truyện rất ngắn là một câu chuyện với lối kể rất ngắn, dù có muốn viết dài cũng không thể hay hơn, tốt hơn. Nó giống như một mảnh vải chỉ đủ may chiếc áo cộc tay, không thể may áo dài” [35]. Ngoài ra, kết cấu truyện cực ngắn đặc biệt ở việc tình huống trong truyện thường là tình huống mới lạ, độc đáo, có tính đột phá tới mức có thể dẫn đến những bùng nổ ở phần kết thúc truyện một cách bất ngờ. Trong bài viết “Thể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn học đương đại”, Lê Dục Tú đã chỉ ra cái hay của truyện cực ngắn không chỉ ở kỹ xảo, kỹ thuật viết mà còn bởi: “ ý tứ thâm trầm, sâu sắc, cao đẹp, tưởng không có gì mà thực vô biên vô tận”. Truyện cực ngắn hay phải là truyện cực ngắn “có độ cao, tầm sâu của những tư tưởng tình cảm, gây xúc động cho người đọc”. Sức cuốn hút của truyện cực ngắn không còn thể hiện ở sự vô tận của đề tài, chủ đề. Nói một cách khác thì đó là “sức chứa lớn trong một khuôn khổ chật hẹp” [51]. Bởi vậy nên truyện ngắn có sức gợi rất lớn. Sức gợi nằm ở những khoảng trống của truyện. Khoảng trống trong truyện tạo cơ hội cho độc giả đồng sáng tạo. Nguyễn Hưng Quốc còn chỉ ra đặc tính giàu chất thơ, giàu cảm xúc của truyện cực ngắn qua bài viết “Vài ý nghĩ ngắn, thật ngắn về truyện cực ngắn” đăng trên 8 www.Tienve.org: “Ranh giới giữa truyện cực ngắn và thơ thật là mờ” [44]. Lê Ngọc Trà gọi chất thơ ấy “ là cái dư ba, nốt ngân dài mà thiếu nó sẽ không có nghệ thuật”. Đồng quan điểm với ý kiến trên, tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng : “ Truyện ngắn hiện đại gần với thơ, truyện ngắn hiện đại chấp nhận những tryện ngắn ý nghĩa không truyện không phải ở cốt truyện mà ở không khí tâm trạng bàng bạc trong truyện”. Giáo sư Đặng Anh Đào cũng cho rằng : “Với những tác phẩm kiểu này, sức hấp dẫn không còn nằm ở cốt truyện mà là ở sức gợi, ở khả năng viết sao cho ý tại ngôn ngoại”. Chính khả năng viết ngắn mà nói được nhiều của nhà văn đã khiến loại truyện này giống như những bài thơ tứ tuyệt. Hầu hết các nhà nghiên cứu khi luận bàn về truyện ngắn còn có chung nhận xét đó là: truyện cực ngắn rất giàu chất thơ, giàu cảm xúc. Trong bài viết của mình, Nguyễn Hưng Quốc cũng đã khẳng định “ Không nói thì hẳn ai cũng biết ngay tên gọi của thể loại phần nào đã nói lên nét tiêu biểu của thể loại này đó là: nó có độ ngắn tới mức tối thiểu, càng ngắn càng tốt, ngắn tới mức không thể ngắn hơn được nữa. Tuy nhiên cần phải nói rằng, độ ngắn tối đa đó không làm mất đi chất thơ đằm thắm trong truyện , trái lại chính cái ngắn đặc trưng ấy càng làm nổi bật cảm xúc, sự rung động.” [43]. Tóm lại, hầu hết các ý kiến trên đều thừa nhận những mặt tích cực của thể loại này. Một trong những điều làm nên tính hiệu quả cao và sức tác động mạnh mẽ của truyện cực ngắn đó là kết cấu của thể loại. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã từng khẳng định: “ Chính cái bé lại có cách hoành tráng riêng của nó, lắm khi còn hiệu quả hơn cả cái to lớn, rườm rà, khả năng của truyện rất ngắn là những khả năng không ngờ” và “có thể là vô tận”. Đồng quan điểm của nhà văn Nguyên Ngọc còn có ý kiến của giáo sư Hoàng Như Mai: “ Ngắn, ít, chọn lọc thì lượng thông tin càng mạnh; đối với nghệ thuật cũng vậy, càng như vậy: vài nét vẽ thường khi sắc sảo hơn nhiều so với bức chân dung có đầy đủ chân tơ kẽ tóc”. Ý kiến của TS. Châu Thành Nguyễn “ Khả năng thích ứng và biến hóa của truyện 9 rất ngắn thật không lường. Sức sống của nó cũng khó mà tiên liệu được bằng những định thức cứng nhắc” . Ngoài những ý kiến trên còn có một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn của học viên cao học ở khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng đã đi nghiên cứu về truyện cực ngắn một cách công phu hơn, tuy nhiên những khóa luận và luận văn này mới chỉ dành cho kết cấu truyện cực ngắn một đề mục nhỏ. Đó là khóa luận tốt nghiệp“ Truyện cực ngắn hiện đại mang phong cách ngụ ngôn ” của Ngô Thanh Hải, “ Bước đầu tìm hiểu đặc trưng truyện rất ngắn” của Trần Thị Xuyến và luận văn “Truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại” của học viên cao học Phạm Thị Ngọc Diệp. Ở “ Bước đầu tìm hiểu đặc trưng truyện rất ngắn” của Trần Thị Xuyến, tác giả mới chỉ đi tìm hiểu một cách sơ giản về truyện cực ngắn qua việc so sánh truyện cực ngắn với truyện ngụ ngôn, truyện cười để tìm ra nét tương đồng và khác biệt của thể loại. Thậm chí tác giả còn so sánh truyện cực ngắn với truyện ngắn để chỉ ra chất thơ của truyện cực ngắn. Song do phạm vi khảo sát còn hẹp, nên khóa luận chưa đi sâu làm nổi bật đặc trưng của thể loại, chưa làm rõ được vai trò kết cấu của thể loại này. Khóa luận của Ngô Thanh Hải, tuy đã nói nhiều hơn đến kết cấu của truyện cực ngắn, song khóa luận mới chỉ dừng ở việc khảo sát ở truyện ngắn của Kafka nên chưa nói được đầy đủ về kết cấu truyện cực ngắn. Đi sâu hơn tìm hiểu truyện cực ngắn là luận văn “Truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại” của học viên cao học Phạm Thị Ngọc Diệp. Nhưng do mục đích của luận văn là đi sâu tìm hiểu đặc điểm truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại nên tác giả cũng chưa đi nghiên cứu sâu về kết cấu của thể loại này. Trên đây là những ý kiến về truyện cực ngắn nói chung và kết cấu truyện cực ngắn nói riêng của các nhà nghiên cứu phê bình, của những sinh viên, học viên đi nghiên cứu truyện cực ngắn. Tuy chưa phải là những công trình đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về kết cấu truyện cực ngắn. Song thực sự những quan điểm trên là một gợi mở để chúng tôi nghiên cứu về kết cấu của thể loại này. 10 [...]... hình tượng trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại Chương III Kết cấu văn bản ngôn từ của truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN CỰC NGẮN 1.1 Kết cấu tác phẩm văn học 1.1.1 Khái niệm kết cấu Kết cấu là phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm nghệ thuật Trong tác phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở của hình thức truyện, đồng thời cũng là... tiểu thuyết”, “vi hình tiểu thuyết”, cực đoản thiên”…v…v…Tại Việt nam, truyện cực ngắn bắt đầu phát triển vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhất là trong và sau cuộc thi viết truyện cực ngắn do tạp chí Thế giới mới tổ chức năm 1993-1994, nó được du hành dưới những tên gọi: truyện rất ngắn , truyện cực ngắn , “ truyện ngắn rất ngắn , truyện ngắn ngắn”, truyện thật ngắn , truyện ngắn mini”…Tại Nhật... vị trí của truyện cực ngắn trong nền văn học đương đại Ở luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm kết cấu để khảo sát và chỉ ra đặc trưng kết cấu của truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại trên hai bình diện cơ bản đó là kết cấu thế giới hình tượng và kết cấu văn bản ngôn từ của truyện cực ngắn, một trong những yếu tố khá quan trọng tạo cho thể loại sinh sau đẻ muộn này có một vị trí nhất định trong nền văn... về truyện cực ngắn, cộng với việc dùng lí luận kết cấu tác phẩm văn học để khảo sát các tác phẩm truyện cực ngắn, luận văn phần nào chỉ ra kết cấu, sự tổ chức trong tác phẩm của thể loại non trẻ này Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có bốn chương: Chương I – Lý thuyết về kết cấu và truyện cực ngắn Chương II – Kết cấu thế giới hình tượng trong truyện. .. dùng tên gọi Truyện cực ngắn để triển khai luận văn Tên gọi truyện cực ngắn mà chúng tôi sử dụng ở luận văn này chỉ giới hạn trong phạm vi truyện cực ngắn đương đại (nhằm phân biệt với những thể loại tương cận đã từng có trong lịch sử văn học) 1.2.2 Khái niệm truyện cực ngăn Không ít ý kiến bàn về khái niệm truyện cực ngắn: có ý kiến cho rằng truyện cực ngắn chính là truyện ngắn hiện đại Song cũng... nghĩa nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm cho nên chúng tôi đi nghiên cứu kết cấu thể loại còn non trẻ này 3.2 Phạm vi nghiên cứu Lí thuyết về truyện cực ngắn nói chung là rất đa dạng và phong phú Đối tượng mà luận văn này nghiên cứu đó là kết cấu truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại thông qua việc khảo sát tập truyện “100 truyện hay cực ngắn của cuộc thi viết truyện do Tạp chí thế giới mới tổ chức... hơn Trong những bức tranh đời sống thế sự đa tạp, trong dòng đời sinh hoá hồn nhiên, trong thế giới nhân vật đông đảo ấy, chúng tôi tạm phân định thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn thành những kiểu loại nhân vật sau: Kiểu nhân vật trẻ thơ Có thể nói, truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại đã dành cho nhân vật trẻ thơ những trang viết đầy cảm thông và niềm thương xót Nhân vật trẻ thơ trong truyện cực ngắn. .. với kết cấu của truyện ngắn: số lượng nhân vật trong tiểu thuyết bao giờ cũng nhiều hơn số lượng nhân vật trong truyện ngắn, thời gian và không gian trong tiểu thuyết dài hơn, rộng hơn thời gian không gian trong truyện ngắn Kết cấu của tác phẩm kí cũng khác với kết cấu của tác phẩm kịch… Thậm chí cùng là tiểu thuyết nhưng kết cấu của tiểu thuyết chương hồi cũng khác so với kết cấu của tiểu thuyết hiện. .. 1.1.2 Tổ chức truyện cực ngắn Do đặc trưng của thể loại, tác giả truyện cực ngắn đã tìm đến một cách thức tổ chức tác phẩm riêng, sao cho có thể nói được tối đa trong dung lượng ngôn từ tối thiểu Tổ chức tác phẩm trước hết thể hiện ở kết cấu thế giới hình tượng trong tác phẩm: chi tiết, nhân vật, sự kiện, cốt truyện Cốt truyện của truyện cực ngắn thường giản lược đến mức tối đa: “Dù ngắn tới độ nào... kiến cho rằng truyện cực ngắn có từ xa xưa, tiền thân của nó bắt nguồn từ trong văn học dân gian bởi nó rất gần với một số thể loại truyện dân gian như truyện cười, truyện ngụ ngôn…Những người theo ý kiến này chủ yếu nhìn nhận truyện cực ngắn ở góc độ cực ngắn về dung lượng ngôn từ trong tác phẩm Hai là, ý kiến cho rằng truyện cực ngắn được ra đời trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, thời đại mà giáo sư . hình tượng trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại Chương III Kết cấu văn bản ngôn từ của truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN. Đối tượng mà luận văn này nghiên cứu đó là kết cấu truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại thông qua việc khảo sát tập truyện “100 truyện hay cực ngắn của cuộc thi viết truyện do Tạp chí thế giới. điểm truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại nên tác giả cũng chưa đi nghiên cứu sâu về kết cấu của thể loại này. Trên đây là những ý kiến về truyện cực ngắn nói chung và kết cấu truyện cực ngắn

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Ý nghĩa khoa học

  • 1.2 Ý nghĩa thực tiễn

  • 2.1 Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở trên thế giới

  • 2.2. Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở Việt Nam

  • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 1.1. Kết cấu tác phẩm văn học

  • 1.2. Kết cấu của truyện cực ngắn

  • 2.1. Kết cấu nhân vật

  • 2.2. Kết cấu cốt truyện

  • 3.1. Tổ chức phần mở đầu và phần kết thúc của văn bản

  • 3.2. Lời trần thuật gắn với giọng điệu trần thuật

  • 3.3. Ngôn ngữ trần thuật

  • 3.4. Di động điểm nhìn trần thuật

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan