Do đặc trưng của thể loại, tác giả truyện cực ngắn đã tìm đến một cách thức tổ chức tác phẩm riêng, sao cho có thể nói được tối đa trong dung lượng ngôn từ tối thiểu. Tổ chức tác phẩm trước hết thể hiện ở kết cấu thế giới hình tượng trong tác phẩm: chi tiết, nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
Cốt truyện của truyện cực ngắn thường giản lược đến mức tối đa: “Dù ngắn tới
độ nào vẫn phải giữ cho dược căn cốt của cái gọi là “thể truyện” – tức tính quá trình của nó. Hai phần “truyện” và “rất ngắn” cần kết hợp một cách tự nhiên hài hòa” [29]. Mỗi truyện cực ngắn chỉ tập trung vào những tình huống tiêu biểu,
những chi tiết quan trọng có tính quyết định sự phát triển của câu chuyện. Đúng như nhà văn Nguyễn Kiên từng khẳng định: “Khuôn khổ của truyện cực ngắn hạn chế, không thể nói nhiều, nói đầy đủ…Điều quan trọng đối với truyện cực ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội” [19]. Cốt truyện của truyện
cực ngắn nhiều khi không bao gồm đầy đủ các thành phần: 1. Trình bày; 2. Thắt nút; 3. Phát triển; 4. Cao trào; 5. Mở nút, 6. Vĩ thanh. Có không ít truyện tổ chức cốt truyện theo kiểu bỏ qua phần trình bày và bỏ lửng phần kết thúc: “Hơi hướng đàn ông” (Mai Sơn); “Hoa muộn” (Phan Thị Vàng Anh); “Cây Nhang” (Nguyễn
Ngọc Mộc)…
Số lượng nhân vật trong truyện cực ngắn không nhiều. Trong mỗi truyện, thường chỉ có khoảng vài ba nhân vật: Lã Thế Khanh chỉ đưa ra hai nhân vật cũng đủ làm
nên khoảnh khắc “Đồng vọng ngược chiều”, hay một cô gái bán hàng và một chàng trai cũng đủ để làm nên “Chàng thi sĩ đã chết”…
Không gian trong truyện cực ngắn thường là không gian nhỏ hẹp đến khôn cùng: “Thời gian và không gian của truyện ngắn phải ở trong tình thế như bị mắc
lời nguyền, bị nén dưới sức nặng của tinh thần và sức nặng của hình thức để đạt đến sự "khai nhãn" mà tôi đã nói” [60].
Chi tiết trong truyện cực ngắn phải là những chi tiết đắt giá, nghĩa là tất cả đều phải “sắc” và “gọn”, đó là những chi tiết có giá trị nghệ thuật cao để có thể tạo nên những tình huống độc đáo. Không có chi tiết thừa, không có chi tiết thiếu, tất cả là sự đủ đầy viên mãn. Thậm chí từng từ, từng chữ, từng dấu ngắt câu trong tác phẩm cũng đều là dụng ý nghệ thuật.
Bên cạnh việc tổ chức thế giới hình tượng trong tác phẩm, truyện cực ngắn còn tổ chức ở cấp độ văn bản. Với dung lượng ngôn từ ít ỏi và hạn chế, người viết truyện cực ngắn phải biết sử dụng ngôn ngữ trần thuật sao cho có thể nói được tối đa trong dung lượng ngôn từ tối thiểu, ngôn ngữ nhân vật hỗ trợ ngôn ngữ trần thuật. Để làm được điều đó, tác giả truyện cực ngắn phải biết dùng ngôn từ thật đắt, một số thủ pháp nghệ thuật được sử dụng đắc dụng, điểm nhìn trần thuật phải linh hoạt …Tất cả đều làm nên một kết cấu linh hoạt và năng động cho thể loại truyện cực ngắn.
Tóm lại, người viết truyện cực ngắn phải biết tổ chức tác phẩm sao cho có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc, đó chính là khả năng
“ăn ngọt vào bộ nhớ” của truyện cực ngắn, một trong những điều quan trọng làm nên vị trí của truyện cực ngắn trong nền văn học đương đại.
Ở luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm kết cấu để khảo sát và chỉ ra đặc trưng kết cấu của truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại trên hai bình diện cơ bản đó là kết cấu thế giới hình tượng và kết cấu văn bản ngôn từ của truyện cực ngắn, một trong những yếu tố khá quan trọng tạo cho thể loại sinh sau đẻ muộn này có một vị trí nhất định trong nền văn học đương đại.
CHƯƠNG II
KẾT CẤU THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TRUYỆN CỰC NGẮN 2.1. Kết cấu nhân vật
2.1.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhà văn Đức W.Goethe từng nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con
người và con người cũng chỉ hứng thú với con người” [40]. Như vậy,
con người là nội dung quan trọng nhất của văn học. Nhân vật văn học là hình tượng con người trong tác phẩm văn học, cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện ngôn từ….
Nhân vật trong văn học có thể là những con người có tên riêng giống như bao con người khác ngoài đời như Chí Phèo, Bá Kiến trong truyện ngắn “Chí Phèo”
của Nam Cao, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan trong “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng, Mã
Giám Sinh, Vương Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du….Cũng có thể là những con người không có tên riêng như thằng bán tơ, mụ mối trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, vợ anh cu Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân…Nhân vật trong văn học không nhất thiết phải mang hình hài con người mà có khi là thế giới loài vật như Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc trong “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài…Hoặc cũng có khi, nhân vật trong tác phẩm văn học lại là bộ phận cơ thể người như Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trong truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”... Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ để ám chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến “nhân dân” như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, “ca cao” là nhân vật chính trong “Ðất dữ” của G.Amađô, “chiếc quan
tài” là nhân vật trong tác phẩm “Chiếc quan tài” của Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài
ngắn “Chiếc quan tài” của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật". Nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của
con người trong tác phẩm văn học.
Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học
Tuy nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm, nhưng nhân vật trong tác phẩm lại không phải là con người nguyên mẫu ở ngoài đời, nhân vật văn học là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ của văn học.
Nhân vật trong tác phẩm văn học cũng có những dấu hiệu để nhận diện: tên gọi, diện mạo, tính cách, lời nói, hành động và số phận.
Nhân vật trong tác phẩm văn học khác với nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ nhân vật văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Bởi vậy, để thấy được nhân vật trong văn học, người đọc phải vận dụng hết sức trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng của mình.
Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm. Nhân vật là xương sống là linh hồn của mỗi tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.
Nhân vật văn học có chức năng khái quát hóa những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần phải nhận ra một số vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó: gắn liền với Kiều là thân
phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ, gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc, gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí...Trong “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người...
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết để bộc lộ quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Vì thế không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người ngoài đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong “Ðất nước đứng lên”; Chị Sứ
trong “Hòn Ðất”...), nhưng cũng cần nhớ rằng: nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật
của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
2.1.2. Thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại
Tuy truyện cực ngắn có sự miễn giảm tối đa về số lượng nhân vật trong tác phẩm, nhưng thế giới nhân vật của thể loại này lại không hề nhỏ hẹp một chút nào. Trái lại, thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn không chỉ đa dạng, phong phú mà còn chân thực và vô cùng sống động.
Là con đẻ của thời đại thông tin, truyện cực ngắn phần lớn khám phá cuộc sống ở góc độ đời tư, sâu hơn là những góc khuất nhân cách trong thời buổi kinh tế thị trường đầy biến động. Con người vì thế mà cũng thực dụng hơn. Trong những bức tranh đời sống thế sự đa tạp, trong dòng đời sinh hoá hồn nhiên, trong thế giới nhân vật đông đảo ấy, chúng tôi tạm phân định thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn thành những kiểu loại nhân vật sau:
Kiểu nhân vật trẻ thơ
Có thể nói, truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại đã dành cho nhân vật trẻ thơ những trang viết đầy cảm thông và niềm thương xót. Nhân vật trẻ thơ trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại thường là những đứa trẻ bất hạnh: đứa mồ côi không nơi nương tựa “Tấm ảnh” của Nguyễn Anh Hùng, “Tìm cha” của Lê Thanh Huệ … đứa là nạn nhân của gia đình nát tan “Hình bóng” của Nguyễn Hữu Lý, “Bố
mẹ” của Bùi Mai Hạnh, “Chú bé bán báo” của Đặng Anh Đào … đứa lang thang,
bụi đời nơi đầu đường xó chợ: “Thằng hát rong” của Quỳnh Trang, “Kẻ cắp” của Đức Hải,“Nước mắt muộn màng” của (Lê Hồng Bảo), “Cái áo tai hại” của Nguyễn Trường Kỳ, “Anh Hai” của Lý Thanh Thảo … Chúng sống bằng đủ nghề để mưu sinh. Tất cả đều hiện lên rất sinh động, góp phần không nhỏ trong việc phản ánh những bức tranh đời sống hiện thực đa dạng và phức tạp.
Kiểu nhân vật phụ nữ
Sau nhân vật trẻ thơ, truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại cũng dành không ít trang viết để viết về hình ảnh người phụ nữ. Phần lớn họ là những con người có tấm lòng vị tha nhân hậu, thủy chung, giàu đức hy sinh cao cả… Đó có thể là những con người luôn khát khao hạnh phúc chân chính: “Cam ngọt” của Phạm Sông Hồng, “Hơi hướng đàn ông” của Mai Sơn…Hoặc cũng có thể là những người giàu đức hy sinh: “Hoa chanh trái vụ” của Văn Như Cương, “Người đàn bà
khoanh tay mỉm cười” của Nguyễn Phan Hách, “Chị tôi” của Nguyễn Thị Thu
Kim Hoàng … Hay những con người có tấm lòng vị tha cao cả đến vô cùng: “Hoa
đại trắng” của Đức Ban, “Đánh ghen” của Khuê Việt Trường, chị Doan trong
“Ráng đỏ” của Võ Khắc Nghiêm …
Bên cạnh những người phụ nữ vị tha nhân hậu, thủy chung, giàu đức hy sinh cao cả. Truyện cực ngắn còn xây dựng hình ảnh những người phụ nữ ích kỷ, nhỏ nhen, đầy lòng đố kỵ: như nhân vật người phụ nữ thị thành trong “Nét tình quê” của Đỗ Trọng Khơi, hay nhân vật “Mẹ tôi” trong “Ráng đỏ” của Võ Khắc Nghiêm, hoặc hình ảnh của má Thái trong “Cây nhang” của Nguyễn Ngọc Mộc...Số lượng kiểu người phụ nữ này trong truyện cực ngắn tuy không nhiều nhưng chúng góp phần không nhỏ để làm nên thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp trong truyện cực ngắn. Kiểu nhân vật người lính
Chiến tranh tuy đã rời xa mấy chục năm, nhưng những cây bút truyện cực ngắn vẫn viết về hình ảnh người lính bằng cả niềm kính trọng và sự ngưỡng mộ của thế hệ trẻ hôm nay.
Trong chiến đấu, những người lính luôn chiến đấu hết mình, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của cá nhân mình cho lí tưởng cao đẹp: người con gái trong “Hoa
chanh trái vụ” của Văn Như Cương không chỉ hy sinh hạnh phúc của cá nhân
mình mà còn hy sinh cả danh dự của bản thân cho con đường cách mạng, cô giữ bí mật bằng việc chấp nhận sự nguyền rủa của dân làng. Minh trong “Sao sáng lấp lánh” của Nguyễn Thị Ấm đã hy sinh trong niềm khát khao về một tình yêu chân
chính, “anh” trong “Đò thiêng” của Phạm Minh đã gửi mình nơi xa trường, bỏ lại quê nhà người vợ trẻ mòn mỏi chờ mong.
Khi đất nước sạch hòa bình, sống trong xã hội kim tiền, người lính năm nào vẫn giữ được phẩm chất của người lính cụ Hồ, tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn như: “tôi”, “Lung”, “Quảng” trong “Sự thật” của Khuất Quang Thụy, sự chân thành bộc trực như: “Tư Tranh”, “Sáu Dĩnh”, “Hai Voi 307”, “Hai Sáng” trong
Hào Vũ, thậm chí hy sinh cả hạnh phúc, vật chất của cá nhân mình để nhường lại cho người khác như nhân vật “tôi” trong “Hạnh phúc” của Thiếu Văn Sơn…
Ngoài những nhân vật trẻ thơ, phụ nữ, người lính, thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn cũng hội tụ hình tượng con người của đủ mọi tầng lớp: trí thức, nông dân nghèo, người lang thang cơ nhỡ, quý tộc thượng lưu…; mọi hạng người: tốt – xấu, cao thượng – thấp hèn…
Kiểu nhân vật loài vật
Ngoài thế giới con người, truyện cực ngắn còn miêu tả cả thế giới loài vật: con Sơn Ca, con vẹt, chú khỉ ngây thơ, con gà què, con họa mi, con Ky, con Mướp… Song thế giới loài vật ấy luôn ẩn chứa hình bóng của xã hội loài người: chim Sơn Ca trong “Tiếng hót chim sơn ca” của Nguyễn Văn Hoan là biểu tượng của đấng anh hùng hào kiệt, hiện thân cho người ngay thẳng, có dũng khí, khí phách của đấng trượng phu. Chim Sơn Ca không hót để mồi chài con mái, không hót vì miếng ăn ngon, hay vì thù hận. Nó chỉ hót khi nó thích hót. Tiếng hót của Sơn Ca là tiếng hót của tự do, của cuộc sống yên bình, của tâm hồn thanh cao hướng về cái đẹp…Hoặc “con gà què” trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tường Long vừa là hiện thân của những người mẹ rất mực thương con, đồng thời vừa là biểu tượng của người phụ nữ bất hạnh.
2.1.3. Các kiểu tổ chức hình tượng nhân vật trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại hiện đại
2.1.1.1. Xây dựng nhân vật bằng thủ pháp tẩy trắng nhân vật
Nhân vật của truyện cực ngắn không được miêu tả đầy đủ từ tên gọi đến diện mạo bề ngoài, từ lai lịch đến tính cách hành động. Kiểu tổ chức nhân vật này được