1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

99 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o Công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại Thương 2013 - 2014” Tên công trình: SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nhóm ngành: XH Hà Nội, 2013 i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu của đề tài 4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 5 1.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại 5 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm trọng tài thương mại 5 1.1.2 Một số quy định về sử dụng Trọng tài thương mại 12 1.1.3 Ưu – nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại so với Tòa án 16 1.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số đặc điểm về giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp vừa và nhỏ 20 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 20 1.2.2 Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp vừa và nhỏ 21 1.2.3. Một số đặc điểm về giải quyết tranh chấp của DNVVN 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 25 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 25 2.1 Tình hình sử dụng Trọng tài thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 25 2.1.1. Tổng quan về các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia nghiên cứu 25 ii 2.1.2 Tình hình nhận thức và sử dụng Trọng tài thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 26 2.1.3 Đánh giá của các doanh nghiệp khi sử dụng Trọng tài thương mại 33 2.2 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm Trọng tài hiện nay 34 2.2.1 Tổng quan về các trung tâm Trọng tài của Việt Nam hiện nay 34 2.2.2 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm Trọng tài 36 2.3 Những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sử dụng Trọng tài thương mại Việt Nam và nguyên nhân 53 2.3.1 Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về Trọng tài thương mại 54 2.3.2 Chi phí cao 54 2.3.3 Chênh lệch trình độ chuyên môn 55 2.3.4 Khả năng thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại 55 2.3.5 Hủy phán quyết Trọng tài 56 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NHẬN THỨC VÀ SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 57 3.1. Dự báo về xu thế sử dụng Trọng tài trong giải quyết tranh chấp trong thời gian tới của doanh nghiệp vừa và nhỏ 57 3.1.1 Xu thế sử dụng Trọng tài thương mại của các DNVVN 57 3.1.2. Những yếu tố tác động đến khả năng sử dụng Trọng tài thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 58 3.2 Các nhóm giải pháp cải thiện thực trạng sử dụng Trọng tài tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội 62 3.2.1 Nhóm giải pháp dành cho doanh nghiệp 62 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các trung tâm Trọng tài 63 3.2.3 Nhóm giải pháp từ các cơ quan chức năng 76 3.2.4 Giải pháp khác 78 iii KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vi PHỤ LỤC 1 x PHỤ LỤC 2 xiii PHỤ LỤC 3 xiv iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AAA American Arbitrational Association Hiệp hội Trọng tài Hoa Kì ACIAC Asean International Commercial Arbitration Centre Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế Á Châu CCAC Can Tho Commercial Arbitration Centre Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ CIETAC China International Economic and Trade Arbitration Centre Hội đồng Trọng tài kinh tế và Thương mại quốc tế Trung Quốc DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ FCCA Financial Commercial Center of Arbitration Trung tâm Trọng tài Thương mại tài chính ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc tế PIAC Pacific International Arbitration Centre Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương SIAC Singapore international arbitration Centre Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore TRACENT Ho Chi Minh City Commercial Arbitration Center Trung tâm Trọng tài Thương mại thành phố Hồ Chí Minh TTTM Trọng tài thương mại TTV Trọng tài viên UNCITRAL The United Nations Commission on International Trade Law Ủy ban Pháp luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc VIAC Vietnam International Arbitration Centre Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIFIBAR Trung tâm Trọng tài Thương mại tài chính ngân hàng Việt Nam v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo khu vực kinh tế 21 Bảng 2.1 Mức độ nhận thức của doanh nghiệp về Trọng tài thương mại 29 Bảng 2.2 Danh sách các tổ chức Trọng tài tại Việt Nam hiện nay 35 Bảng 2.3 Số vụ tranh chấp tại một số trung tâm Trọng tài giai đoạn 2007-2013 37 Bảng 2.4 Tính chất quốc tế của các vụ tranh chấp VIAC thụ lý 38 Bảng 2.5 Số vụ tranh chấp các trung tâm Trọng tài trong khu vực đã giải quyết 39 Bảng 2.6 Số lượng Trọng tài viên tại các trung tâm 41 Bảng 2.7 Biểu phí Trọng tài của VIAC và PIAC 43 Bảng 2.8. Biểu phí Trọng tài tại ACIAC 45 Bảng 2.9 Biểu phí Trọng tài TRACENT 46 Bảng 2.10 Biểu ph p dụng cho cc vụ tranh chấp không c yếu tố nưc ngoài. 46 Bảng 2.11 Biểu ph p cho cc tranh chấp c yếu tố nưc ngoài. 47 Bảng 2.12. Lệ ph Tòa n đối vi tranh chấp thương mại 48 Bảng 3.1 Tính chất quốc tế của các tranh chấp ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ 58 Bảng 3.2 Trị giá vụ tranh chấp thương mại trong nưc 64 Bảng 3.3 Biểu phí áp dụng vi nhóm giá trị tranh chấp 65 Bảng 3.4 Biểu phí áp dụng vi tranh chấp thương mại quốc tế 66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Doanh nghiệp tham gia khảo sát theo ngành nghề kinh doanh 26 Biểu đồ 2.2 Các loại hình giải quyết tranh chấp thương mại mà doanh nghiệp biết đến 27 Biểu đồ 2.3 Nhận thức của doanh nghiệp về các trung tâm Trọng tài tại Việt Nam 30 Biểu đồ 2.4 Phương thức giải quyết tranh chấp được doanh nghiệp lựa chọn 32 Biểu đồ 2.5 Các loại hình tranh chấp 36 của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC 36 Biểu đồ 2.6 Số vụ tranh chấp của VIAC qua cc năm 38 Biểu đồ 2.7 Số lượng tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế do Tòa án giải quyết giai đoạn 2008-2013 40 Biểu đồ 2.8 Trọng tài viên tại VIAC phân theo lĩnh vực hoạt động 42 Biểu đồ 2.9. Phần trăm gi trị vụ tranh chấp mà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả 44 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện nội dung chỉ đạo của Đảng từ Đại hội VI năm 1986 về mở cửa và phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều chính sách và quy định pháp luật mới được ban hành và sửa đổi nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển. Nắm bắt những nhu cầu thiết yếu mới trong sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 nhằm trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và Luật Trọng tài thương mại năm 2010 góp phần hoàn thiện chính sách giúp nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp bằng một phương thức mới hiệu quả và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc mở rộng giao thương hợp tác không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà với cả các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác là hết sức quan trọng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên do các nguyên nhân chủ quan và khách quan là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo được lợi ích hợp pháp của mình, các bên liên quan hiện nay có nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề như thương lượng, sử dụng hòa giải, kiện ra tòa án hoặc trọng tài thương mại (TTTM). Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm vượt trội và đang được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới từ nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù phương thức trọng tài thương mại đã được sử dụng từ hơn 20 năm, nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Nguyên nhân một phần là do thói quen sử dụng tòa án của doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu lực của phán quyết và do nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật trọng tài nói riêng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận thua thiệt trong những tranh chấp thương mại, đặc biệt là tranh chấp thương mại quốc tế, gây ra thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. 2 Vì vậy, nhằm đưa ra cái nhìn sơ bộ về quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và thực trạng sử dụng phương thức này tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về TTTM, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng trọng tài thương mại tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội: thực trạng và giải pháp” cho nghiên cứu của nhóm. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Sử dụng trọng tài thương mại là một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay nhằm giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả cũng như chia sẻ phần nào khối lượng công việc đang trở nên quá tải của tòa án. Đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề trên ví dụ như: - "Các vấn đề pháp lí của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và TTTM Việt Nam"- Tiến sĩ Phan Huy Hồng năm 2011 tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Minh Chí (TP.HCM) - Nhận diện các vấn đề pháp lí cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa, từ đó chỉ ra các bất cập còn tồn tại, chỉ ra các đòi hỏi của thực tiễn đối với pháp luật cũng như phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa. - Bài viết Kỷ yếu hội thảo “Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại trên hành trình hội nhập và phát triển” tại Hội nghị Khoa học trẻ Lần I năm 2012 của ĐH Quốc gia thành phố HCM. - Bài viết kỷ yếu hội thảo khoa học “Trọng tài thương mại quốc tế, lí luận và thực tiễn” PGS.TS Nguyễn Trung Tín, PGS.TS Hoàng Phước Hiệp, TS. Vũ Đức Long diễn ra tại Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các đề tài này chưa khai thác vấn đề sử dụng trọng tài thương mại tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đối tượng đang rất cần một phương thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn và đảm bảo khách quan, công bằng song lại đang rất hạn chế về kiến thức pháp luật nói chung. Do vậy, đây là một khía cạnh mới cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là đưa ra cái nhìn khách quan về thực trạng nhận thức và sử dụng trọng tài thương mại trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao tầm nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng cường việc sử dụng phương thức này một cách hiệu quả trong giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để thực hiện mục đích này, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, tìm hiểu lý luận chung, những quy định của pháp luật về trọng tài thương mại tại và quy trình sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, trong đó nêu bật những ưu điểm của việc giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng nhận thức về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và tình hình sử dụng trọng tài thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Thứ ba, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ về phương thức trọng tài thương mại, tăng cường việc giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách có hiệu quả bằng việc sử dụng phương thức trọng tài cũng như nâng cao hiệu quả sự hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại từ các bên liên quan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đến đối tượng là thực trạng sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội cũng như tính hiệu quả của phương thức này đối với các doanh nghiệp. b) Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Đề tài tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 4 Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: đề tài sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014 Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Đề tài tìm hiểu những quy định của Nhà nước về trọng tài thương mại, thực trạng sử dụng trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sử dụng trọng tài thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như sau: - Điều tra xã hội học: điều tra khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội về nhận thức, thực trạng sử dụng trọng tài thương mại của các doanh nghiệp này. Nhóm đã gửi bảng câu hỏi điều tra đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn và thu thập kết quả điều tra, xử lí số liệu của bảng câu hỏi. - Phỏng vấn chuyên gia: Nhóm đã phỏng vấn các chuyên gia đến từ Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC các câu hỏi liên quan đến vấn đề sử dụng trọng tài thương mại hiện nay của các doanh nghiệp. - Phân tích, nghiên cứu các bài báo, tạp chí, giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về trọng tài thương mại đề từ đó thống kê, tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài. 6. Kết cấu của đề tài Chương I: Những lý luận chung về trọng tài thương mại và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chương II: Thực trạng sử dụng Trọng tài thương mại tại cc DNVVN trên địa bàn Hà Nội Chương III: Giải php tăng cường nhận thức và sử dụng Trọng tài thương mại tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội [...]... thức và sử dụng Trọng tài thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội a) Tình hình nhận thức của doanh nghiệp (i) Về Trọng tài thương mại 27 Theo Luật thương mại 2005, có bốn phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại chính thức được sử dụng tại Việt Nam là: thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án Biểu đồ 2.2 Các loại hình giải quyết tranh chấp thương mại mà doanh. .. quan nhà nước thấp, thời gian làm việc lâu, Hơn nữa, hệ thống tòa án Việt Nam đang thiếu các thẩm phán có kinh nghiệm xử án kinh tế nên các doanh nghiệp cũng ngại dùng pháp luật và tòa án can thiệp vào vấn đề của mình 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1 Tình hình sử dụng Trọng tài thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên... bàn Hà Nội Qua điều tra, nhóm đã thu về 100 mẫu ý kiến của các doanh nghiệp về nhận thức của doanh nghiệp về Trọng tài thương mại, thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại của doanh nghiệp cũng như các đánh giá, kiến nghị của doanh nghiệp về vấn đề liên quan đến Trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay Các doanh nghiệp đã tham gia nghiên cứu thỏa mãn các đặc điểm sau: - Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. .. VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm trọng tài thương mại a) Khái niệm trọng tài thương mại (i) Các quy định về Trọng tài trên thế giới Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển Theo Hiệp hội trọng tài Mỹ AAA Trọng. .. cho nhà quản lý có thể dễ dàng khoanh vùng đối tượng cũng như có những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp này 1.2.2 Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đa dạng về thành phần kinh tế và hình thức tổ chức doanh nghiệp Tại Việt Nam, DNVVN có thể là các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay các hợp tác xã Về hình thức tồn tại, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường... 2011, trên địa bàn Hà Nội có 76 218 doanh nghiệp Như vậy, với tỷ lệ trung bình 97,7% các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 74 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận hết sức quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Các doanh nghiệp này ngày càng... Luật doanh nghiệp 2005, khái niệm doanh nghiệp được đưa ra là: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Dựa trên quy mô kinh doanh, người ta chia doanh nghiệp thành các loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ Trong. .. định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005, có 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại chính là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án b) Đặc điểm chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ về giải quyết tranh chấp thương mại - Giá trị tranh chấp không lớn: Với đặc trưng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là có nguồn vốn thấp nên hầu hết giá trị của các thỏa thuận, hợp đồng trong hoạt động thương. .. 52% doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỏi đã biết tới luật Trọng tài thương mại Trong khi đó, gần một nửa số doanh nghiệp lại cho rằng: Việt Nam đã có một số quy định về vấn đề trên nhưng chưa ban hành luật (chiếm 48% trong tổng số doanh nghiệp) Trải qua ba năm áp dụng trên thực tiễn, luật Trọng tài thương mại vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp thực sự biết đến Trong số 52 doanh nghiệp biết đến luật Trọng tài. .. tài thương mại, không phải tất cả đều nắm rõ được các quy định cụ thể, các đặc điểm cơ bản của Trọng tài thương mại (iii) Về các đặc điểm của Trọng tài thương mại Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về Trọng tài thương mại và có những nhầm lẫn về đặc điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp này Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có nhiều đặc điểm khác so với các phương pháp . 16 1.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số đặc điểm về giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp vừa và nhỏ 20 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 20 1.2.2 Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp. đồ 2.1 Doanh nghiệp tham gia khảo sát theo ngành nghề kinh doanh 26 Biểu đồ 2.2 Các loại hình giải quyết tranh chấp thương mại mà doanh nghiệp biết đến 27 Biểu đồ 2.3 Nhận thức của doanh nghiệp. TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 25 2.1 Tình hình sử dụng Trọng tài thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 25 2.1.1. Tổng quan về các Doanh nghiệp

Ngày đăng: 09/10/2014, 08:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w