Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 CÁC KHÁI NIỆM 3
1.1.1 Khái niệm lợi nhuận 3
1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất 3
1.1.3 Khái niệm chi phí NVLTT 3
1.1.4 Khái niệm chi phí NCTT 3
1.1.5 Khái niệm SDĐP 4
1.1.6 Khái niệm tỷ lệ SDĐP 4
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 4
1.2.1 Tác động của chi phí NVLTT 4
1.2.2 Tác động của chi phí NCTT 5
1.2.3 Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 7
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN 9
2.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRÊN THỰC TẾ 9
2.1.1 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm 9
2.1.2 Biện pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 10
2.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng và đổi mới công nghệ 11
2.1.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý 11
2.1.5 Nâng cao trình độ của cán bộ 12
2.1.6 Xây dựng chiến lược marketing 12
2.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN ĐỀ XUẤT 13
2.2.1 Nâng cao chất lượng lao động 13
2.2.2 Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
Kết luận 14
Kiến nghị 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN
Cơ sở hình thành đề tài.
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mình để canh tranh với các doanh nghiệp khác Nền kinh tế phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất,
mở rộng thị trường tiêu thụ và không ngừng tìm kiếm những thị trường mới Để
có thể làm được những điều như vậy thì doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả và có được lợi nhuận để làm vốn cho việc mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng tính cạnh tranh Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp mong muốn và việc kinh doanh có lợi nhuận cao đang là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp
Tuy nhiên doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao thì đòi hỏi họ phải tìm cách để nâng cao lợi nhuận Bản thân tôi cũng từng đặt ra câu hỏi là: Cách nào để doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận ?; có phải là tăng doanh thu
hay là giảm chi phí sản xuất Vì thế nên tôi quyết định chọn đề tài “ giải pháp
nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất giai đoạn từ năm 2005 – 2010” để tìm hiểu những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
và doanh nghiệp có thể tham khảo những giải pháp này cho quá cho quá trình sản xuất của mình
Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá tác động của chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận
Tìm kiếm các giải pháp nâng cao lợi nhuận trên cơ sở kiểm soát chi phí sản xuất
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Tác động của chi phí sản xuất đến lợi nhuận trong doanh nghiệp và tìm kiếm các giải pháp nâng cao lợi nhuận
Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu tác động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận trong giai đoạn từ 2005 – 2010
Đề tài chỉ tìm hiểu cơ sở lý thuyết để nâng cao lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận đang thực hiện tại các doanh nghiệp
Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các dữ liệu thứ cấp: sách, báo chí, Internet………
Trang 3Phân loại chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận và tìm kiếm các giải pháp để nâng cao lợi nhuận
Xem xét mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Mô hình nghiên cứu.
Mô hình xem xét tác động của chi phí sản xuất bao gồm chi phí NVLTT
và chi phí NCTT ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận Từ đó tìm cách nâng cao lợi nhuận trên cơ sở kiểm soát hai loại chi phí này Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Ý nghĩa nghiên cứu.
Nghiên cứu cho thấy được lợi nhuận chịu tác động bởi các nhân tố nào, từ
đó ta có thể tìm cách để nâng cao lợi nhuận
Doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp nâng cao lợi nhuận của đề tài nghiên cứu để vận dụng vào việc kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận
Chi phí sản xuất
Chi phí NCTT Chi phí NVLTT
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này tập trung vào việc đưa ra các khái niệm cơ bản trong mô hình nghiên cứu, xem xét tác động của chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
1.1 Các khái niệm.
1.1.1 Khái niệm lợi nhuận 1
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định Như vậy để xác định lợi nhuận thu được trong một thời kỳ nhất định, người ta căn cứ vào hai yếu tố:
- Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định
- Chi phí phát sinh nhằm đem lại thu nhập trong thời kỳ đó, hay nói cách khác chỉ những chi phí phân bổ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đã thực hiện trong kỳ
Công thức chung xác định lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất 2
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong một thời lỳ nhất định Hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự nổ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi phí sản xuất của một sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất được tạo thành
từ ba yếu tố cơ bản là: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung
1.1.3 Khái niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3
Chi phí NVLTT là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, sợi,… và những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị của sản phẩm, hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm
Chi phí NVLTT được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí
1.1.4 Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp 4
NCTT là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao động của
họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm do họ sản xuất ra Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm
1 – http:// Tailieu.vn/xem-tai-lieu/mot-so-giai-phap- nang-cao-loi-nhuan-tai-cong-ty-dau-tu-ha-tang-khu-cong-nghiep-va-do-thi-so-18.280438.html
2 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 26
3 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 26
4 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 26
Trang 5Chi phí NCTT là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phỉa trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất
1.1.5 Số dư đảm phí 5
SDĐP là khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí SDĐP được dung để
bù đắp định phí, số dôi ra sau khi bù đắp định phí chính là lợi nhuận
SDĐP = Doanh thu – Biến phí SDĐP đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
1.1.6 Tỷ lệ số dư đảm phí 6
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu Chỉ tiêu này
có thể tính cho tất cả các sản phẩm tiêu thụ, cho một loại sản phẩm hoặc cho một đơn vị sản phẩm
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
1.2.1 Tác động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp7.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng giá thành khá lớn Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rỏ
ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm
Phương pháp phân tích ở đây là so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế với tổng chi phí nguyên vật liệu tính theo giá định mức (kế hoạch) với lượng định mức (kế hoạch) để thấy tình hình lưu động về mặt tổng số của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào
Sơ đồ phân tích 1.1 Phân tích biến động của chi phí NVLTT
SDĐP Doanh thu
Tổng biến động Biến động giá Biến động lượng Lượng thực tế x giá thực tế Lượng thực tế x giá định mức Lượng định mức x giá định mức
5 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 64
6 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 66
7 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 165; Phạm Văn Được –
Đặng Kim Cương Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh NXB Thống Kê
Trang 6 Biến động đơn giá:
Biến động đơn giá thay đổi là do: Giá mua vật liệu thay đổi, gồm giá mua hoặc chi phí thu mua; chi phí thu mua thay đổi thường do cước phí vận chuyển, bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, địa điểm cung cấp vật liệu thay đổi, do nhà cung cấp thay đổi, hoặc do quy cách chất lượng vật liệu thay đổi…
Nếu lượng thực tế x giá thực tế < lượng thực tế x giá định mức, thì tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sẽ giảm dẫn đến tổng chi phí sản xuất giảm và kết quả là lợi nhuận sẽ tăng Kết quả này sẽ được đánh giá cao nếu chất lượng nguyên vật liệu ổn định như dự kiến Mặt khác đơn giá giảm được là nhờ tìm được nhà cung cấp có đơn giá thấp hơn, tránh được nhiều khâu trung gian hay tiết kiệm được các chi phí thu mua nguyên vật liệu
Nếu lượng thực tế x giá thực tế > lượng thực tế x giá định mức, thì tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sẽ tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng và kết quả là làm giảm lợi nhuận
Biến động khối lượng:
Biến động lượng thay đổi thường do các nguyên nhân: phương pháp chế biến thay đổi, do chất lượng sản phẩm thay đổi, do quy cách vật liệu không đảm bảo, do kết cấu và thiết kế sản phẩm thay đổi hoặc do công tác quản lý và sử dung vật liệu…
Khi lượng thực tế > lượng định mức thì tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán tăng làm chi phí sản xuất tăng dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm Nguyên nhân này có thể là do: Quản lý nguyên vật liệu không tốt, tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất kém, tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị không tốt, các điều kiện khác tại nơi sản xuất như môi trường, tình hình cung cấp năng lượng không tốt, các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng kém
Trường hợp ngược lại lượng thực tế < lượng định mức thì tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với định mức sẽ giảm => chi phí sản xuất giảm
=> lợi nhuận tăng Đây là điều mà các doanh nghiệp sản xuất mong muốn
1.2.2 Tác động của chi phí nhân công trực tiếp8.
Ở đây ta tập trung nghiên cứu nhân tố lượng và giá ảnh hưởng đến biến động chi phí nhân công trực tiếp trong các bộ phận, phân xưởng sản xuất cho một loại sản phẩm được sản xuất
Phương pháp phân tích là so sánh tổng chi phí nhân công trực tiếp thực hiện với tổng chi phí tính theo khối lượng thực hiện với chi phí định mức hoặc kế hoạch, để thấy tình hình biến động về mặt tổng số ảnh hưởng đến lợi nhuận và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó
8 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 167; Phạm Văn Được –
Đặng Kim Cương Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh NXB Thống Kê
Trang 7Sơ đồ phân tích 1.2 Phân tích biến động của chi phí NCTT
Biến động đơn giá:
Đơn giá bình quân cho một giờ lao động thực tế lớn hơn đơn giá bình quân cho một giờ lao động định mức thì sẽ làm cho tổng chi phí nhân công trực tiếp thực tế tăng hơn so với dự toán => chi phí sản xuất tăng => lợi nhuận giảm đi Nguyên nhân có thể là do: Đơn giá tiền lương của các bật thợ tăng lên, do sự thay đổi về cơ cấu lao động, tiền lương bình quân tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được
sử dụng Tuy nhiên việc tăng đơn giá bình quân có thể đánh giá tốt, nếu đó
là nguyên nhân trực tiếp làm tăng năng suất lao động bình quân, chứng tỏ rằng sự thay đổi cơ cấu lao động là hợp lý
Ngược lại đơn giá thực tế < đơn giá định mức có tác động tốt khi công nhân vẫn duy trì được năng suất lao động và có tác động không tốt khi năng suất lao động của công nhân giảm đi (việc giảm năng suất lao động lớn hơn việc giảm đơn giá), vì điều này làm cho lợi nhuận sẽ giảm
Biến động năng suất:
Năng suất Lao động thay đổi có thể do các nguyên nhân sau: sự thay đổi cơ cấu lao động, năng suất lao động cá biệt của từng bậc thợ, tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng, các biện pháp quản lý tại phân xưởng, chính sách trả lương cho công nhân…
Khi tổng số giờ lao động thực tế < tổng số giờ lao động định mức thì năng suất lao động của công nhân sản xuất sẽ tăng lên => chi phi nhân công trực tiếp giảm =>chi phí sản xuất giảm => lợi nhuận sẽ tăng
Khi tổng số giờ lao động thực tế > tổng số giờ lao động định mức thì điều này không tốt vì năng suất lao động của công nhân sẽ giảm đi => chi phí nhân công trực tiếp tăng => chi phí sản xuất tăng => lợi nhuận giảm
Tổng biến động Biến động đơn giá Biến động năng suất
Số giờ thực tế x giá thực tế Số giờ thực tế x giá định mức Số giờ định mức x giá định mức
Trang 81.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận9.
Số dư đảm phí:
Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ, g là giá bán, a là biến phí đơn vị,
b là định phí, ta báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí như sau:
Bảng 1.1 Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức SDĐP
Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:
Khi x = 0 thì lợi nhuận (P) = - b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoản bằng với định phí
bằng với định phí, khi đó lợi nhuận (P) =0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn
Kết luận: thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (hoặc giảm) một lượng thì số dư đảm phí tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lượng bằng với số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị Nếu định phí không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hoặc giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm xuống)
Tỷ lệ số dư đảm phí:
Từ những dữ kiện trong bản trên ta có:
Trang 9Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 => Doanh thu gx1 => Lợi nhuận P1
= (g – a)x1 – b
= (g – a)x2 – b
∆P = (g – a)x(x2 – x1)
Kết luận: thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu doanh thu tăng (hoặc giảm xuống) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với tỷ
lệ số dư đảm phí Kết luận trên chỉ đúng khi định phí không đổi
g – a g
9 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Xuất Bản Lao Động 2009 Trang 64
Trang 10CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
Trong chương này vấn đề nghiên cứu sẽ tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao lợi nhuận trên thực tế và đề xuất ra giải pháp riêng của đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị
2.1 Giải pháp nâng cao lợi nhuận trên thực tế.
2.1.1 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm 10
Một là, nâng cao năng suất lao động Nâng cao năng suất lao
động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm Kết quả của việc nâng cao năng suất lao động làm cho chi phí về tiền lương của công nhân sản xuất và một số khoản chi phí
cố định khác trong giá thành được hạ thấp Nhưng sau khi năng suất lao động tăng thêm, chi phí tiền lương trong mỗi đơn vị sản phẩm hạ thấp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chênh lệch giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng lương bình quân Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương phải quán triệt nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng lương bình quân sao cho việc tăng năng suất lao động một phần dùng để tăng thêm tiền lương, nâng cao mức sống cho công nhân viên chức trong doanh nghiệp, phần khác để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo phát triển sản xuất Muốn không ngừng nâng cao năng suất lao động để hạ thấp giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải nhanh chóng đón nhận sự tiến bộ của khoa học công nghệ, áp dụng những thành tựu về khoa học công nghệ mới vào sản xuất
Hai là, tận dụng công suất máy móc thiết bị Khi sử dụng phải
làm cho các loại máy móc thiết bị sản xuất phát huy hết khả năng hiện có của chúng để sản xuất sản phẩm được nhiều hơn, để chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác giảm bớt một cách tương ứng trong một đơn
vị sản phẩm Muốn tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị phải lập kế hoạch sản xuất và phải chấp hành đúng đắn sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý, cân đối năng lực sản xuất trong dây truyền sản xuất, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị