LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nước ta đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước là đưa ta trở thành một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, xã hội công b
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêuchính của Đảng và Nhà nước là đưa ta trở thành một nước có nền kinh tếphát triển ổn định, xã hội công bằng và văn minh Muốn làm được điều đóthì yếu tố trước hết và cần thiết đó là phải có một nền kinh tế phát triển Vớichủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong nhữngnăm qua chúng ta đã tạo được những bước phát triển lớn trong quá trình xâydựng kinh tế đất nước Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế hoạt độngrất có hiệu quả Một trong những thành phần kinh tế đó là loại hình công tyTrách nhiệm hữu hạn (TNHH), loại hình công ty này đã và đang phát triểnrất mạnh mẽ cả về số lượng cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh Hàngnăm đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng tiền rất lớn Song để tồntại trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanhnghiệp như hiện nay đòi hỏi trước hết phải làm tốt công tác sản xuất kinhdoanh của mình nhằm trước hết đạt được mục đích kinh doanh là sản xuấtkinh doanh phải có lãi và sau đó thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanhnghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như: Công tác quản lý lãnh đạo;giá cả hàng hoá mua vào, bán ra; môi trường sản xuất kinh doanh; nhu cầucủa thị trường ; công tác hạch toán kế toán v.v
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trongđiều kiện kinh tế thị trường Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trước khi raquyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản phẩm dịch vụ nào đó ngoài việctrả lời các câu hỏi sản xuất caí gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? còn phảibiết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơnchi phí bỏ ra mới mong thu được lợi nhuận Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, cácchủ doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phíthấp nhất có thể Sở dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) mà nói rộng ra là hiệu quảkinh doanh vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và pháttriển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc luôncó thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập
Trang 2Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay hiệu quả kinh doanh đối với cácdoanh nghiệp được quan tâm hàng đầu Đối với các doanh nghiệp đây là vấn đềkhó khăn chưa được giải quyết triệt để Để giải quyết nó không những phải có kiếnthức năng lực mà cần có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệm sự nhạy bén với thịtrường
Trước yêu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoaQTKDCN & XDCB trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ban lãnh đạo Công ty
TNHH Việt Trung Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn"
Nội dung đề tài được trình bày theo kết cấu sau:-Phần một : Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
-Phần hai : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHHViệt Trung
-Phần ba : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Côngty TNHH Việt Trung.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này, do thời gian có hạn nênkhông tránh khỏi sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy các cô và bạn đọc đểbài viết này của tôi được hoàn thiện hơn.
Sv: Ngô Văn Thìn
Trang 3PHẦN MỘT
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
I- QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁCDOANH NGHIỆP.
1- Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanhtrong doanh nghiệp.
1.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácyếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu đượckết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thướcđo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống cònđối với mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh Tuỳ theotừng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quảkinh doanh Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạtđược trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá" (Kinh tế thương mại dịchvụ- Nhà xuất bản Thống kê 1998) Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồngnhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh Hạn chế của quanđiểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng haydo mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinhdoanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả Quanđiểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độtăng của chi phí đầu vào của sản xuất.
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phầntăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí", (Kinh tế thương mạidịch vụ - Nhà xuất bản Thống kê 1998) Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơsở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quảđó Nhưng xét trên quan niệm của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều cóquan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ.Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết vớicác yếu tố có sẵn Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinhdoanh thay đổi Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so
Trang 4sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xemxét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu Do đó theo quan điểm này chỉ đánhgiá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá đượctoàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữakết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó", (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhàxuất bản Thống kê 1998) Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệbản chất của hiệu quả kinh tế Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quảlà sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kin doanh Tuy nhiên quan điểmnày chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí Đểphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tốhoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ởtrạnh thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động.
Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêucầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉtiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp", (Kinh tế thương mạidịch vụ-Nhà xuất bản Thống kê 1998) Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mụctiêu tinh thần của nhân dân Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung vàmức sống nói riêng là rất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trongcác chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân.
Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã hộitổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt độngthực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm Bất kỳ các quyết định cầnđạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tínhcân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trongtừng điều kiện cụ thể", (GS Đỗ Hoàng Toàn-Những vấn đề cơ bản của quản trịdoanh nghiệp-Nhà Xuất Bản Thống kê,1994).
Theo quan điểm này hiệu quả ở đây hiểu trên một số nội dung sau:+ Hiệu quả là kết quả hoạt động thực tiễn của con người
+ Biểu hiện của kết quả hoạt động này là các phương án quyết định.+ Kết quả tốt nhất trong điều kiện cụ thể
Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quả kinh doanh hoànchỉnh chúng ta phải xuất phát tư luận điểm của triết học Mác - Lênin và những luậnđiểm của lý thuyết hệ thống.
Trang 5Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là tiêu chuẩnxác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (baogồm nhân lực, tài lực và vật lực) vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có được kếtquả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Từ khái niệm nàycó thể đưa ra công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là:
Kết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanhthu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp Còn yếu tố đầu vào bao gồm: lao động đốitượng lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (mức sinh lời) của các yếu tố đầu vàođược tính cho tổng số và riêng cho giá trị gia tăng Công thức này cho biết cứ mộtđơn vị đầu vào được sử dụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra.
Công thức (2) được tính nghịch đảo của công thức (1) phản ánh suất hao phícác chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần có bao nhiêuđơn vị yếu tố đầu vào.
1.2 Bản chất đặc điểm và và cách phân loại hiệu quả kinh doanh.
1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của hiệu quảkinh tế của hoạt động kinh doanh phản ánh được tình hình sử dụng các nguần lựccủa doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
1.2.2 Đặc điểm của phạm trù hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánh giá Sở dĩ như vậy vìở khái niệm này cho ta thấy hiệu quả sản suất kinh doanh được xác định bởi mốitương quan giữa hai đại lượng là kết quả đầu ra và chi phí bỏ ra để có được kết quảđó mà hai đại lượng này đều khó xác định.
Trang 6Về kết quả, chúng ta ít xác định được chính xác kết quả mà doanh nghiệp thuđược Ví dụ như kết quả thu được của hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng củathước đo giá trị đồng tiền- với những thay đổi trên thị trường của nó.
Về chi phí cũng vậy việc xác định đại lượng này không dễ dàng Vì chi phícũng chịu ảnh hưởng của đồng tiền hơn thế nữa có thể một chi phí bỏ ra nhưng nóliên quan đến nhiều quá trình trong hoạt động kinh doanh thì việc bổ xung chi phícho từng đối tượng chỉ là tương đối, và có khi không phải chỉ là chi phí trực tiếpmang lại kết quả cho doanh nghiệp mà còn rất nhiều chi phí gián tiếp như: giáo dục,cải tạo môi trường, sức khoẻ có tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, các chi phí đó rất khó tính toán trong quá trình xem xét hiệu quả kinhtế.
2 Phân loại của hiệu quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện dướccác dạng khác nhau Mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể hiệu quả theohướng nào đó Việc phân chia hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau cótác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh Nó là cơ sở để xác định các chỉtiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp.
a) Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân.
Hiệu quả tài chính còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quảdoanh nghiệp là hiệu quả xem xét trong phạm vi doanh nghiệp Hiệu quả tài chínhphản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí màdoanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó Hiệu quả tài chính là mốiquan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Biểu hiện chung của hiệuquả doanh nghiệp là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được Tiêu chuẩn cơ bảncủa hiệu quả này là lợi nhuận cao nhất và ổn định.
Hiệu quả kinh tế quốc dân hay còn gọi là hiệu kinh tế xã hội tổng hợp xéttrong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Hiệu quả kinh tế quốc dân mà doanh nghiệpmang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của doanh nghiệp vào phát triểnxã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cảithiện đời sống cho người lao động
Hiệu quả tài chính là mối quan tâm của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầutư Hiệu quả kinh tế quốc dân mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là nhà nướcHiệu quả tài chính được xem xét theo quan điểm doanh nghiệp, hiệu quả kinh tếquốc dân xem xét theo quan điểm toàn xã hội Quan hệ giữa hiệu quả tài chính vàhiệu quả kinh tế quốc dân là mối quan hệ giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể,giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và toàn xã hội Đó là quan hệ thống nhất có
Trang 7mâu thuẫn Trong quản lý kinh doanh không những cần tính hiệu quả tài chínhdoanh nghiệp mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp đem lạicho nền kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ đạt được trên cơ sở hoạtđộng có hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Các doanh nghiệp phảiquan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội đó chính là tiền đề cho doanh nghiệp kinhdoanh có hiệu quả Để doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội nhà nướcphải có chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích xã hội với lợi ích doanh nghiệpvà lợi ích cá nhân.
b) Hiệu quả chi phí xã hội
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trường và thịtrường kinh doanh của nó Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị trường để giảiquyết các vấn đề then chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trong điềukiện cụ thể về tài nguyên trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý laođộng quản lý kinh doanh Họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí cá biệt nhấtđịnh và người nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với giá cao nhất Tuy vậykhi đưa hàng hoá của mình ra thị trường, họ chỉ có thể bán sản phẩm của mình theogiá thị trường nếu chất lượng sản phẩm của họ là tương đương Bởi vì thị trường chỉchấp nhận mức hao phí xã hội cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hànghoá Quy luật giá trị đặt tất cả các doanh nghiệp với một mức chi phí khác nhau trêncùng một mặt bằng trao đổi, thông qua mức giá cả thị trường.
Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí xã hội, nhưng tại mỗi doanh nghiệpchúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh doanh, thì hao phí lao động xã hội thể hiện dướidạng cụ thể:
- Giá thành sản xuất - Chi phí sản xuất.
Bản thân mỗi loại chi phí lại được phân chia chi tiết hơn Đánh giá hiệu quảkinh doanh không thể không đánh giá tổng hợp các chi phí trên đây, và cần thiếtđánh giá hiệu quả của từng loại chi phí.
c) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là hai hình thức biểu hiện mối quanhệ giữa kết quả và chi phí Trong đó hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữakết quả và chi phí Hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Trong công tác quản lý kinh doanh việc xác định hiệu quả nhằm mục tiêu cơbản:
Trang 8+ Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt độngkinh doanh
+ Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thựchiện một nhiệm vụ cụ thể đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện mộtphương án quyết định nào đó Để biết rõ chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi íchcụ thể và mục tiêu cụ thể là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra thực hiện phương án hayquyết định kinh doanh phương án đó không Vì vậy, trong công tác quản lý kinhdoanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí, dù một phương án lớn hay một phương án nhỏđều cần phải tính hiệu quả tuyệt đối.
d) Hiệu quả trước mắt và lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn màngười ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài Lợi íchtrong hiệu quả trước mắt là hiệu quả xem xét trong thời gian ngắn Hiệu quả lâu dàilà hiệu quả dược xem xét đánh giá trong một khoảng thời gian dài doanh nghiệp cầnphải xem xét thực hiện các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại lợi ích trướcmắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợiích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dàicủa doanh nghiệp.
3 Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
3.1 Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của kinh doanh.
Mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận , tốiưu hoá lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có Để đạt được mục tiêu này doanhnghiệp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Trong đó hiệu quả kinh doanh là mộttrong những mục đích mà nhà quản lý kinh tế kinh doanh muốn vươn tới và đạt tới.Việc xem xét, đánh giá tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết sử dụng cácnguồn lực vào các hoạt động kinh doanh ở mức độ nào mà còn cho phép nhà quảntrị phân tích tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp quản trị kinh doanh thích hợptrên cả hai phương diện: tăng kết quả và giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh Bản chất của hiệu quả kinh doanh chỉ rõ trình độ sửdụng nguồn lực vào kinh doanh: trình độ sử dụng nguồn lực kinh doanh càng cao,các doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầuvào hoặc tốc độ tăng của kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng của việc sử dụng nguồnlực đầu vào Do đó, trên phương diện lý luận và thực tiễn phạm trù hiệu quả kinh
Trang 9doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc so sánh đánh giá phân tích kinh tế nhằmtìm ra một giải pháp tối ưu nhất đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mụctiêu tối đa hoá lợi nhuận Như vậy, hiệu quả kinh doanh không những là mục tiêumục đích của các nà kinh tế, kinh doanh mà còn là một phạm trù để phân tích đánhgiá trình độ dụng các yếu tố đầu vào nói trên.
3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu kinh doanh.
Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Kinh doanh cho ai? chi phí baonhiêu? Câu hỏi này sẽ không thành vấn đề nếu nguồn lực đầu vào của sản xuất kinhdoanh là không hạn chế; người ta sẽ không cần nghĩ tới vấn đề sử dụng tiết kiệm vàhiệu quả các nguồn đầu vào nếu nguồn lực là vô tận Nhưng nguồn lực kinh doanhlà hữu hạn Trong khi đó phạm trù nhu cầu con người là phạm trù vô hạn: không cógiới hạn của sự phát triển các nhu cầu - hàng hoá dịch vụ cung cấp cho con ngườicàng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng càng cao càng tốt Do vậy, của cảicàng khan hiếm lại càng khan hiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt đối và nghĩa tương đốicủa nó Khan hiếm nguồn lực đòi hỏi bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựachọn kinh tế, khan hiếm càng tăng nên dẫn tới vấn đề lựa chọn tối ưu ngày càng đặtra nghiêm túc và ngay gắt Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần để lựa chọnkinh tế, nó bắt buộc lựa chọn con người phải lựa chọn kinh tế Chúng ta biết rằng lúcđầu dân cư còn ít mà của cải trên trái đất còn phong phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thácvà sử dụng: lúc đó con người chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng Điều kiện đủ choviệc lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển nhân loại thì càng ngày người ta càngtìm ra nhiều phương pháp sản xuất kinh doanh Vì vậy, cho phép cùng một nguồnlực đầu vào nhất định người ta làm nhiều công việc khác nhau Điều này cho phépcác doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn kinh tế tối ưu Sự lựa chọnnày sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợiích nhất Giai đoạn phát triển theo chiều rộng nhường chỗ cho phát triển theo chiềusâu: sự phát triển theo chiều sâu nhờ vào nâng cao của hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng cácnguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu Trong điều kiệnkhan hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống cònđặt ra đối với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế kinh tếkhác nhau là không giống nhau: Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việclựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi quyết định kinh tếsản xuất cái gì?sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đều được giải quyết ở trungtâm duy nhất Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiến hành các hoạt động của mình theo sự
Trang 10chỉ đạo từ một trung tâm vì vậy mục tiêu cao nhất của các đơn vị này là hoàn thànhkế hoạch nhà nước giao Do hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hoá tập trungcho nên không những các đơn vị kinh tế cơ sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế củamình mà trong nhiều trường hợp các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọigiá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt,nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất nhưthế nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cả thị trường,cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh doanhcủa mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ điđến phá sản doanh nghiệp Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mụctiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh đểtồn tại và phát triển Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đócó những doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít doanhnghiệp bị thua lỗ, giải thể, phá sản Để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệpluôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận Các doanh nghiệp thuđược lợi nhuận càng cao càng tốt Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh vànâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanhnghiệp và trở thành vấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢKINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
- Cơ cấu lao động: nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động hợp lý phù hợptrước hết nó góp phần vào sử dụng có hiệu quả bản thân các yếu tố lao động trong
Trang 11quá trình sản xuất kinh doanh, mặt khác nó góp phần tạo lập và thường xuyên điềuchỉnh mối quan hệ tỷ lệ hợp lý, thích hợp giữa các yếu tố trong quá trình kinh doanh.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm, kỷ luật của người lao động Đây là yếu tố cơbản quan trọng để phát huy nguồn lao động trong kinh doanh Vì vậy chúng ta chỉ cóthể đạt được hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chừng nào chúng ta tạo đượcđội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao.
4.1.2 Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộkhoa học kỹ thuật.
Nhân tố này tác động vào hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:
- Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra cơ hội để nắm bắt thông tintrong quá trình hoạch định kinh doanh cũng như trong quá trình điều chỉnh, địnhhướng lại hoặc chuyển hướng kinh doanh.
- Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động đến việc tiết kiệm chi phí vật chất trongquá trình kinh doanh làm cho chúng ta sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm chi phívật chất trong quá trình kinh doanh.
- Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Cơ sở vật chất vàứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra đa ngành nghề kinh doanh.
4.1.3 Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin của doanh nghiệp
Thông tin ngày nay được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh,và nền kinh tế thị trường là kinh tế thông tin hàng hoá Để kinh doanh thành côngtrong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, các doanhnghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường, người mua , người bán, đối thủ cạnhtranh, tình hình cung-cầu hàng hoá, giá cả Không những thế, doanh nghiệp rất cầnhiểu biết thành công và thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, cácchính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan đến thị trường củadoanh nghiệp.
Thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xác địnhphương hướng kinh doanh, xây dựng chiến luợc kinh doanh dài hạn cũng như hoạchđịnh các chương trình kinh doanh ngắn hạn Nếu doanh nghiệp không quan tâm đếnthông tin, không thường xuyên lắm bắt thông tin kịp thời thì doanh nghiệp dễ đi đếnthất bại.
Trong kinh doanh nếu biết mình biết người, lắm được thông tin về đối thủcạnh tranh thì doanh nghiệp mới có những biện pháp thích hợp để dành thắng lợitrong kinh doanh và thu lợi nhuận cao bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và pháttriển.
Trang 12Một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay là làmsao tổ chức được hệ thống thông tin của doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng kịpthời nhu cầu thông tin.
4.1.4 Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Trong kinh doanh nhân tố quản trị kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng:Quản trị doanh nghiệp có vai trò định hướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúngtrong hoạt động kinh doanh, xác định chiến lược kinh doanh, phát triển doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở để đạt hiệu quảhoặc thất bại phi hiệu quả của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Mọi nhân tố phân tích ở trên đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệuquả kinh doanh thông qua hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũcác cán bộ quản trị.
Nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt các lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩmchất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa duy trì thànhđạt cho một tổ chức kinh doanh Trong các nhiệm vụ phải hoàn thành người cán bộdoanh nghiệp phải chú ý hai nhiệm vụ chủ yếu là:
- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượngcao.
- Dìu dắt tập thể dưới quyền hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vữngchắc ổn định.
Ở bất kì doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào cơ cấutổ chức bộ máy quản trị, nhận thức hiểu biết, trình độ đội ngũ các nhà quản trị, khảnăng xác định mục tiêu và phương hướng kinh doanh của những nhà lãnh đạo doanhnghiệp.
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tương quan giữa hai đại lượng kếtquả thu được và chi phí bỏ ra Cả hai đại lượng này phức tạp, khó tính toán và đánhgiá một cách chính xác Cùng với sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanhcàng ngày người ta càng tìm ra các phương pháp đánh giá và xác định hai đại lượngnày gần với giá trị thực của nó hơn Trong cả hai đại lượng này xem xét trên phươngdiện giá trị và giá trị sử dụng tiêu thức lợi nhuận làm kết quả thì kết quả và chi phíđều có mối quan hệ biện chứng với nhau Có thể biểu diễn mối quan hệ đó như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Sự khó khăn trước hết biểu hiện ở hai quan niệm về hai yếu tố này, và cầnchú ý rằng cái gì là lợi nhuận sẽ không là chi phí và ngược lại, cái gì coi là chi phí sẽkhông là lợi nhuận.
Trang 13Có rất nhiều dẫn chứng chứng tỏ sự không thống nhất trong quan điểm này.Ví dụ như trước đây chúng ta quan niệm rằng thuế nằm trong phạm trù lợi nhuận làmột phần lợi nhuận Ngày nay quan niệm này đã dần thay đổi: nhiều loại thuế coi làyếu tố cấu thành chi phí chứ không là lợi nhuận Vậy ảnh hưởng tính toán kinh tếđến hiệu quả hiệu quả kinh doanh chính là nằm ở sự phức tạp trong quan niệm về haiyếu tố này.
Mặt khác việc áp dụng toán kinh tế trong doanh nghiệp đối với việc xây dựngmô hình hoá các quá trình kinh doanh là cần thiết, nó là phần quan trọng giúp chodoanh nghiệp giảm được chi phí và không lãng phí nguồn lực làm tăng hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.
4.2 Nhóm nhân tố khách quan.
Bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nào to hay nhỏ, suy cho cùng nó chỉlà một trong các phần tử cấu thành nền kinh tế quốc dân hay trên phương diện rộnghơn trong hoàn cảnh quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì doanh nghiệp có thể coilà bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới Do đó, hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài Đó là tổng hợp các nhân tốkhách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và cụ thể là tácđộng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ở đây chúng ta đi xem xét một sốnhân tố chủ yếu sau:
4.2.1 Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếnhành hoạt động kinh doanh thuận lợi và ngược lại nếu môi trường pháp lý không ổnđịnh sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, trở ngại và những rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của mình Môi trường pháp lý gồm hệ thống các văn bản pháp luậtdo nhà nước đặt ra - thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế và cácthông lệ và luật lệ quốc tế - đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Môi trường pháp lýtạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, mọi doanh nghiệp đều nằmtrong hành lang đó nếu lệch ra ngoài là phạm luật và bị sử lý Vì vậy, trong hoạtđộng kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chấp hành mọi quy định của Nhànước và nếu doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thị trường nước ngoài thì doanhnghiệp không thể không nắm chắc và tuân thủ pháp luật nước đó và thông lệ quốc tế.
4.2.2 Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh
Trang 14tế, tốc độ tăng thu nhập quốc dân, lạm phát Các yếu tố này luôn là các nhân tố tácđộng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế về cơcấu ngành cơ cấu vùng Tình hình đó có thể tạo nên sự hấp dẫn của thị trường Nếutốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước cao và ổn định thì nó sẽ tạo ra một môitrường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực của mình Còn ngược lại tăng trưởng kinh tế của đất nước không ổn địnhvà trì trệ kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưthị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng bị lãng phí do không hiệuquả
Mức tăng thu nhập quốc dân cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Mức tăng trưởng kinh tế của đất nước cao và ổn định tức là khả năngtiêu dùng thực tế của khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho thị trườngcủa doanh nghiệp được mở rộng và vấn đề mở rộng sản xuất của doanh nghiệp đượcđặt ra Ngược lại thu nhập quốc dân thấp sẽ làm cho khả năng tiêu dùng giảm thịtrường của doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất trì trệ, hàng sản xuất ra không tiêu thụđược.
Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống kinh tếcủa đất nước nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Tốc độlạm phát của đất nước được kìm chế thấp và ổn định sẽ làm cho giá trị đồng tiềntrong nước ổn định các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản suất kinh doanh và đầu tư mởrộng sản xuất Mặt khác giá trị của đồng tiền trong nước ổn định cũng là cơ sở quantrọng để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại nếutốc độ lạm phát cao sẽ làm cho người ta mất lòng tin vào đồng nội tệ và người takhông dám đầu tư vào sản xuất và tìm các thoát li khỏi đồng nội tệ bằng cách muangoại tệ mạnh và mua những tài sản có giá trị khác.
Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Trước hết các chính sách kinh tế của nhà nước thểhiện vai trò của Nhà Nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân Nếu chính sách kinhtế của nhà nước đưa ra là phù hợp với các điều kiện thực tế thì sẽ góp phần thúc đẩyhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦADOANH NGHIỆP.
1 Các quan điểm cơ bản.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó liên quan đếnnhiều yếu tố khác nhau, và nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của
Trang 15doanh nghiệp Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh doanh cần quán triệt một số quanđiểm sau:
- Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc nângcao hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từmục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, trước hết thểhiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hay đơn đặt hàng của nhà nước giao chodoanh nghiệp hay là các hợp đồng kinh tế nhà nước đã ký kết với doanh nghiệp, vìđó là nhu cầu và là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân,của nền kinh tế hàng hoá.
Những nhiệm vụ kinh tế chính trị mà nhà nước giao cho doanh nghiệp trongđiều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá, đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định việcsản xuất và bán những hàng hoá thị trường cần, nền kinh tế cần, chứ không phảihàng hoá bản thân doanh nghiệp có
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh
Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và đảmbảo yêu cầu nâng cao hiệu quả nền kinh tế xã hội, của ngành, của địa phương và cơsở Hơn nữa trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phảicoi trong tất cả các hoạt động, các lĩnh vực, các khâu của quá trình kinh doanh vàphải xem xét đầy đủ các mối quan hệ, các tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnhvực trong một hệ thống theo mục tiêu đã xác định.
- Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định mục tiêu biện pháp nâng caohiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của ngành,của địa phương của doanh nghiệp trong từng thời kì Chỉ có như vậy, chỉ tiêu hiệuquả kinh doanh, phương án kinh doanh của doanh nghiệp mới có đủ cơ sở khoa họcthực hiện, đảm bảo lòng tin của người lao động, hạn chế rủi ro, tổn thất.
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh giá hiệuquả kinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi khi tính toán đánh giá hiệu quả một mặt phải căn cứvào số lượng hàng hoá đã tiêu thụ và giá trị thu nhập của những hàng hoá đó theo giácả thị trường, mặt khác phải tính toán đủ chi phí đã chi ra để sản xuất và tiêu thụhàng hoá đó Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị đó là đòi hỏi tấtyếu của nền kinh tế thị trường Ngoài ra còn đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tínhtoán đúng đắn hợp lý lượng hàng hoá mua vào cho quá trình kinh doanh tiếp theo.Điều đó còn cho phép đánh giá đúng đắn khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường
Trang 16về hàng hoá và dịch vụ theo cả giá trị và hiện vật tức là cả giá trị sử dụng và giá trịhàng hoá mà thị trường cần.
2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kếtquả kinh tế và chi phí kinh tế, chúng ta có thể lập được một bảng hệ thống chỉ tiêu đểđánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Có thể phân các chỉ tiêu thành hainhóm chỉ tiêu đó là: nhóm các chỉ tiêu tổng hợp và nhóm các chỉ tiêu bộ phận
* Chỉ tiêu doanh lợi
Xét trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của các hoạt động kinh doanh, cácnhà kinh tế cũng như các nhà quản trị kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp thì họxem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì họ đều quan tâm đến việc tínhtoán và đánh giá các chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của toàn doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh
Hệ số doanh lợi Vốn kinh doanh =Vốn kinh doanhLợi nhuận
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận.
+ Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu:
Hệ số doanh lợi của doanh thu=Doanh thuLợi nhuận
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng
lợi nhuận:
+ Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí.
Hiệu quả sử dụng chi phí=Chi phí thường xuyênDoanh thu
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về bao nhiêuđồng doanh thu.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận.
+ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Số vòng quay của toàn bộ vốn=Doanh thu Vốn kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh bỏ ra sẽ mang lạibao nhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định =Lợi nhuận(1)Vốn cố định
Hay
Trang 17Suất hao phí tài sản cố định=Vốn cố địnhLợi nhuận(2)
Công thức (1) cho biết số tiền lãi trên một đồng vốn cố định Công thức (2)cho biết để tạo ra một đồng lãi thì cần có bao nhiêu đồng tài sản cố định.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động=Vốn lưu độngLợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong mộtnăm thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Số vòng luân chuyển của vốn lưu động.
Số vòng luân chuyển của vốn lưu động =Vốn lưu độngDoanh thu
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động sẽ quay được bao nhiêu vòng trong mộtnăm.
+ Hiệu quả sử dụng lao động.
- Mức sinh lời của một lao động.
Mức sinh lời của một lao động=Tổng số lao độngLợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sử dụng trong doanh nghiệp sẽ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận trong thời kì phân tích.
- Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động.
Doanh thu bình quân một lao động =Doanh thuTổng số lao động
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thutrong một thời kì phân tích.
3 Phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích.
Để phân tích xu hướng và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêuhiệu quả cần phân tích Trong cuốn luận văn này em sử dụng phương pháp so sánhvà loại trừ.
3.1 Phương pháp so sánh.
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích để xác định xu hướng, mứcđộ biến động của từng chỉ tiêu
Để sử dụng phương pháp này cần xác định các vấn đề cơ bản sau:
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động của tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu,số gốc để so sánh là chỉ tiêu thời kì trước.
- Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng thờigian một năm thường so sánh với cùng kì năm trước.
Trang 18- Khi đánh giá mức độ biến động so với các chỉ tiêu đã dự kiến, trị số thực tếsẽ so sánh với mục tiêu.
Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của các nhân tố quathay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định chỉ số của các chỉ tiêu khi nhântố đó thay đổi.
Đặc điểm và điều kiện của phương pháp thay thế liên hoàn:
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉtiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng.Có bao nhiêu nhân tố thì thaythế bấy nhiêu lần Giá trị của nhân tố đã thay thế giữ nguyên giá trị thời kì phân tíchcho đến lần thay thế cuối cùng.
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so sánh với biến động tuyệt đối củachỉ tiêu (kì nghiên cứu so với kì gốc).
Chúng ta có thể khái quát mô hình chung của phép thay thế liên hoàn nhưsau:
Nếu có: f(x,y,z ) = xyz thì f(x0,y0,z0 ) = x0 y0 z0 Và: f(x) = f(x1,y0,z0) - f(x0,y0,z0) = x1y0z0 - x0y0z0
f(y) = f(x1,y1,z0) - f(x1,y0,z0) = x1y1z0 - x1y0z0f(z) = f(x1,y1,z1) - f(x1,y1,z0) = x1y0z0 - x1y1z0Như vậy điều kiện để áp dụng phương pháp này là:
- Các nhân tố quan hệ với nhau dưới dạng tích.
- Việc xắp xếp và xác định ảnh hưởng của các nhân tố cần tuân theo quy luật"lượng biến dẫn đến chất biến".
Trang 19Từ năm 1969, khi Tổng cục Hoá chất Việt nam được thành lập Viện Thiết kếCông nghiệp Hoá chất trực thuộc Tổng cục hoá chất quản lý Ngày 2-6-1973 Tổngcục Hoá chất Việt nam quyết định đổi tên Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chấtthành Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất hoạt động theo phương thức hạchtoán kinh tế độc lập.
Ngày 22-5-78 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất đổi lại thành tên ViệnThiết kế Công nghiệp Hoá chất Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chất có hai chứcnăng chính là: nghiên cứu và thiết kế các công trình thuộc ngành hoá chất ViệnThiết kế Công nghiệp Hoá chất trực thuộc Tổng cục Hoá chất Việt nam.
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kì đổi mới, ngày 17/6/1993Viện thiết kế Công nghiệp hoá chất chuyển thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọilà Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất được Hội Đồng Chính phủ chuẩn y và Bộtrưởng Bộ công nghiệp nặng ký Quyết định thành lập Từ năm 1995 Công ty Thiếtkế Công nghiệp Hoá chất thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt nam Công ty Thiết kếCông nghiệp Hoá chất là doanh nghiệp hoạt động tư vấn- thiết kế đầu ngành củangành hoá chất.
Vốn cố định : 3.071.000.000đVốn lưu động : 308.000.000đ
Trang 202 Chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất.
2.1 Chức năng.
Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất là một đơn vị hạch toán độc lập trựcthuộc Tổng công ty hoá chất Việt nam, là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư, thànhlập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tếxã hội do nhà nước giao thể hiện qua nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và năm do Tổngcông ty hoá chất giao.
2.2 Nhiệm vụ.
Hoạch định tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên cáclĩnh vực tư vấn và phát triển công nghiệp hoá chất, tư vấn xây dựng: khảo sát thiết kếcác công trình nghành hoá chất và liên quan, các công trình công nghiệp và dândụng: nghiên cứu quá trình thiết bị công nghệ hoá chất và bảo vệ môi trường; sảnxuất thực nghiệm và dịch vụ khoa học kĩ thuật , sản xuất một số sản phẩm hoá chất;tổng thầu các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài nhằm mục đích tìmkiếm lợi nhuận để:
- Hoàn thành kế hoạch do Tổng công ty và nhà nước giao.- Bù đắp được chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.- Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
- Có lợi nhuận và tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt và phát triển đồng vốn vàhệ thống cơ sở vật chất do Tổng công ty giao cho.
- Chăm lo tốt và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thầncho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
3 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất.
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã được Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộxây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môi trường cấp chứng chỉ hành nghề trên cáclĩnh vực tư vấn đầu tư; tư vấn xây dựng, môi trường, hoạt động trong phạm vi cảnước:
* Chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng:
Số DK 0144-08-00-01-075 ngày 25/4/1996.* Chứng chỉ hành nghề tư vấn đầu tư nước ngoài:
Số 36/BKD-CCHN ngày 22/12/1997.
* Chứng chỉ đăng kí hoạt động khoa học công nghệ và biện pháp bảo vệ môitrường (Đánh giá tác động môi trường) kiểm định môi trường.
Số 60 ĐK-KH-CNMT ngày 2/9/1995.
Trang 21Ngoài ra ngày 26/12/2000 Công ty đã được nhận chứng chỉ ISO 9001 số
77392 trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công tình công nghệ và dân dụng do BvQI
(Bureau Veritas Quality) cấp.
4 Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của công ty thiết kế công nghiệp hoáchất.
Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệpHoá chất được thể hiện ở sơ đồ sau:
4.1 Giám đốc.
Giám đốc Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất do Hội đồng quản trịquyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của của TổngCông ty Hoá chất Việt nam.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản trị, Tổng Công Ty HoáChất Việt nam và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
P CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶTTT TƯ VẤN
ĐẦU TƯ
TT KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
TT CHỐNG ĂN MÒN VÀ KIỂM
ĐỊNH CÔNGTRÌNHP KỸ THUẬT VÀ
QUẢN LÝ ĐỀ ÁNP KẾ TOÁN TÀI
CHÍNHP.TỔ CHỨC
LAO ĐỘNGP KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÒNG TKXDP TK THIẾT BỊ
P TK ĐIỆN ĐOLƯỜNG-TĐHKHỐI QL NGHIỆP
KHỖI NGHIÊN CỨUSX VÀ THI CÔNGCHI NHÁNH CT
Trang 22Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong Công ty và có nhiệm vụ điềuhành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty và đại diện cho công tytrong các quan hệ đối ngoại
4.3 Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công việc kế toán, thống kêcủa Công ty Kế toán trưởng của Công ty được Giám đốc Công ty đề nghị và TổngGiám đốc Công ty bổ nhiệm.
4.4 Các phòng ban chức năng.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việccho giám đốc trong quản lý Công ty trên các lĩnh vực do Giám đốc Công ty phâncông
- Phòng kỹ thuật quản lý đề án: có chức năng quản lý chất lượng các đề ántrước khi giao cho khách hàng.
* Khối quản lý nghiệp vụ:
Bao gồm:
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.- Phòng Tổ chức lao động.- Phòng Kế toán Tài chính.- Phòng Q.A.
- Văn phòng.
a) Phòng Kế hoạch- kinh doanh:
Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng nhiệm vụ là:
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, tổ chức việchướng dẫn và giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Lập báo cáo định kỳ và độtxuất cho lãnh đạo.
Trang 23+ Lập kế hoạch kinh doanh bố chí xắp xếp điều động công việc trong Côngty.
+ Đề xuất các phương án kinh doanh, trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh,thực hiện các kế hoạch Công ty giao.
+ Khai thác công việc chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hợp đồngkinh tế, bố chí sắp xếp tiến độ sản xuất, phân bổ công việc và tiền lương cho các đơnvị thực hiện hợp đồng trên cơ sở quy định của Công ty
+ Thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty, đảmbảo cho mọi hoạt động của cán bộ công nhân viên trong công ty đúng chế độ, đúngnguyên tắc trong các khâu nghiệp vụ đồng thời góp ý kiến hoàn thiện cơ chế quản lýcủa Công ty.
b) Phòng tổ chức lao động và tiền lương:
Chức năng nhiệm vụ của Phòng tổ chức lao động- tiền lương là:
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty về các công tác: Tổ chức cán bộ, nhânsự, lao động, tiền lương, các chính sách chế độ với người lao động, công tác quản trịhành chính, bảo vệ nội bộ.
+ Căn cứ vào chế độ chính sách của nhà nước Phòng tổ chức lao động – tiềnlương có trách nhiệm tham mưu, dự thảo quy chế quản lý công ty Khi quy chếCông ty được ban hành thì có biện pháp phổ biến, đôn đốc, theo dõi việc thực hiệnquy chế đó đồng thời tập hợp đánh giá tình hình thực hiện để bổ xung kịp thời cácquy định cần thiết.
+ Tổ chức và phân công cán bộ quản lý và hồ sơ cán bộ, hồ sơ bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, một cách khoa học, đầy đủ không để hư hỏng không để thất lạc.
+ Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công việc củaCông ty Phòng tổ chức lao động - tiền lương thực hiện tổ chức tuyển dụng nhân sự,cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ cho phù hợp với yêu cầucủa công việc.
c) Phòng kế toán tài chính:
Chức năng nhiệm vụ:
+ Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh các số liệu hiện có, tình hình luânchuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn quá trình và kết quả của hoạt động sảnsuất kinh doanh.
Trang 24+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chínhthu nộp, thanh toán, giữ gìn và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, kinh phí ngăn ngừacác vi phạm chế độ chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp + Cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tíchcác hoạt động tài chính.
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quả lý tài chính trong côngty.
+Tổ chức phân công trách nhiệm việc bảo quản lưu trữ hồ sơ đặc biệt là cáchoá đơn chứng từ quan trọng.
Trung tâm tư vấn đầu tư: Có chức năng thực hiện các công việc tư vấn đầu
tư, tư vấn xây dựng như lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, tổng dự toán.
cho các công trình, dự án đầu tư
Phòng thiết kế công nghệ lắp đặt: Có chức năng thực hiện thiết kế về công
nghệ và lắp đặt cho các công trình
Phòng thiết kế điện do lường tự động hoá thực hiện thiết kế điện, đo lường
cho các công trình và hạng mục công trình xây dựng.
Phòng thiết kế thiết bị thực hiện thiết kế các thiết bị phục vụ các công trình
như các băng tải, băng truyền các thiết bị khuấy trộn
Phòng thiết kế xây dựng thực hiện thiết kế các công trình hoặc các hạng mục
công trình.
Tổ cấp thải nước thực hiện nghiên cứu thiết kế hệ thông cấp nước và thải
nước cho các công trình.
Tổ xuất bản.
* Khối nghiên cứu thi công :
Trang 25- Trung tâm kỹ thuật công nghiệp hoá chất và môi trường.- Trung tâm chống ăn mòn và kiểm định công trình.- Xưởng sản xuất thực nghiệm Cầu Diễn.
II- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦACÔNG TY THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT.
1 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất
* Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất là Công ty chuyên cung cấp các dịchvụ về kỹ thuật, tư vấn, thiết kế các công trình đầu tư mới, chế tạo mở rộng các côngtrình hiện có thuộc các nghành:
+ Hoá chất cơ bản.+ Tuyển quặng.+ Phân bón.
+ Dầu – khí và hoá dầu.
+ Đường và công nghiệp thực phẩm.
+ Chất dẻo, cao su sơn, chất tẩy rửa tổng hợp …
* Các dịch vụ về tư vấn như: tư vấn về đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoáchất, Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn xây dựng.
2 Đặc điểm về lao động của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất đòihỏi Công ty phải có một đội ngũ chuyên gia, chuyên viên và các kỹ sư có nhiều nănglực, kinh nghiệm chuyên môn cao thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của kháchhàng.
Trang 26Hiện nay tổng số lao động của Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất là 260người Trong đó có 5 tiến sĩ, 125 kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao trongnhiều ngành kỹ thuật khác nhau: công nghệ, thiết bị máy hoá chất, kiến trúc xâydựng, tự động hoá, cấp thải nước, môi trường Như vậy lực lượng lao động có trìnhđộ như vậy là phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Với đội ngũcán bộ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm như trên đã đáp ứng yêu cầu hoạtđộng kinh doanh của công ty và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cả công tytrong thời gian qua.
Công ty thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ chủ chất từ cấpphòng ban đến cấp Công ty để đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như là nhu cầu lâudài của Công ty.
Được sự hỗ trợ của Tổng công ty cho chương trình tăng cường năng lực củacông ty thiết kế công nghiệp hoá chất Hàng năm công ty tích cực kết hợp tự đào tạokèm cặp thông qua các công việc cụ thể cũng như mạnh dạn bố trí cán bộ đi đào tạotại các khoá học về lý luận chính trị, quản lý nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn cho cáccán bộ trong công ty.
III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ ỞCÔNG TY THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
Hiệu quả kinh doanh được xác định bằng thương số giữa kết quả đầu ra vàyếu tố đầu vào qua hai quan hệ sau:
Yếu tố đầu raYếu tố đầu vào
1 Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu vào.
Hàng năm số hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết không ngừng tăng lên cả vềsố lượng và giá trị.
Trang 27Năm 1998 Công ty đã ký kết và triển khai trên 50 hợp đồng kinh tế trong lĩnhvực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác, trong đó số hợp đồng trong Bộvà Tổng công ty là 28, số hợp đồng các đơn vị khác là 15, số hợp đồng kinh tế vớicông ty nước ngoài là 8 với tổng giá trị các hợp đồng là hơn 11 tỉ đồng.
Năm 1999 Công ty đã ký kết và triển khai trên 80 hợp đồng kinh tế trong lĩnhvực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác trong đó số hợp đồng trong lĩnhvực thiết kế là 42, tư vấn là 20, thầu thi công và các dịch vụ khoa học khác 12 Tổnggiá trị công việc theo hợp đồng đã kí là trên 15 tỉ đồng.
Năm 2000 Công ty đã ký kết và triển khai trên 80 hợp đồng kinh tế trong lĩnhvực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác với tổng giá trị công việc theohợp đồng đã kí là trên 23 tỉ đồng.
Sở dĩ có được điều này là từ năm 1990 Công ty đã được tổ chức phát triểncông nghiệp của liên hợp quốc (UNIDO) giúp đỡ đào tạo và tài trợ trang thiết bịđồng bộ nâng cao năng lực thiết kế và tư vấn của Công ty Hàng chục cán bộ kỹthuật được cử đi đào tạo chuyên sâu về tư vấn thiết kế ở nước ngoài Hiện nay tất cảcác quá trình thiết kế và tính toán đều được thực hiện trên máy tính với các phầnmềm chuyên dụng Do đó, Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất khả năng tham giadự thầu, thắng thầu và thực hiện nhiều công trình có giá trị đầu tư lớn với các điềukiện kỹ thuật phức tạp.
Các hồ sơ tư vấn, thiết kế do Công ty lập được các chủ đầu tư đánh giá cao,nhiều công trình đang phát huy hiệu quả và đã được các Bộ, các địa phương, Chínhphủ tặng bằng khen thưởng và huân chương Để nâng cao chất lượng phục kháchàng hơn nữa công ty đã tiến hành công tác quản lý chất lượng trong công ty theotiêu chuẩn ISO 9000 và ngày 26/12/2000 công ty đã nhận được chứng chỉ ISO 9001
do tổ chức quốc tế BVQI cấp.
1.1 Chỉ tiêu vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái giá trị của mọi tài sản từ hànghoá, thiết bị cơ bản dùng trong hoạt động kinh doanh, thuộc quyền quản lý và sử
dụng của doanh nghiệp Để phân tích và đánh giá vốn kinh doanh ta sử dụng Bảng
1 sau:
Trang 29* Khái quát tình hình.
Theo bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng giảmdần, Từ 16,797 tỉ đồng đầu năm 1998 xuống 11,562 tỉ đồng năm 2000 Trong3 năm vốn kinh doanh của Công ty đã giảm hơn 32% Trong đó:
+ Vốn lưu động có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng Đầunăm 1998 vốn lưu động của công ty là 12,943 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,1%vốn kinh doanh hay giảm 4,987 tỷ đồng còn lại 7,956 tỷ đồng vào cuối năm1998 chiếm 65,5% vốn kinh doanh Vốn lưu động tiếp tục giảm dần cuối năm1999 là 7,732 tỷ đồng chiếm 64,2% vốn kinh doanh giảm 2,8% so với đầunăm, cuối năm 2000 vốn lưu động của Công ty là 7,041 giảm 8,9% so vớiđầu năm chiếm 60,9% tổng ngồn vốn
+ Vốn cố định của công ty có xu hướng ngược lại với vốn lưu động.Đầu năm 1998, vốn cố định của công ty là 3,875 tỷ đồng chiếm 22,9% tổngnguồn vốn kinh doanh Cuối năm 1998 vốn cố định của Công ty là 4,189 tỷđồng chiếm tỷ trọng 34,5% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, và tăng lên0,284 tỷ đồng so với đầu năm Cuối năm 1999 vốn cố định của Công ty là4,312 tỉ đồng chiến tỉ trọng 35,8% tổng nguồn vốn tăng 3% so với đầu năm.
Trang 30Cuối năm 2000 vốn cố định của Công ty là 4,521 tỉ đồng chiếm 39% tổngnguồn vốn kinh doanh tăng 4,8% hay 0.209 tỷ đồng so với đầu năm.
* Nguyên nhân.
- Nguyên nhân làm tăng giảm vốn lưu động:
Trong ba năm 1998, 1999 và 2000 tài sản lưu động của Công ty giảmdo hai nguyên nhân chính là do hàng tồn kho và các khoản phải thu giảmmạnh Đầu năm 1998 khoản phải thu là 5,865 tỷ đồng đến cuối năm là 2,628tỷ đồng giảm 53,8% so với đầu năm Trong năm 1999 và năm 2000 cáckhoản phải thu tăng không đáng kể so với đầu năm, đầu năm 1999 khoảnphải thu là 2,628 tỷ đồng đến cuối năm là 3,109 tỷ đồng tăng 17,9% so vớiđầu năm Cuối năm 2000 khoản phải thu là 3,213 tỷ đồng tăng 3,3% so vớiđầu năm Trong khi đó khoản hàng tồn kho liên tục giảm trong ba năm vớitốc độ nhỏ dần và ổn định Để xem đánh giá sự thay đổi của hàng tồn kho taxem xét bảng sau:
Bảng2: Phân tích hàng tồn kho của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tỷ lệ tănggiảm
Tỷ lệtănggiảm
Tỷ lệtănggiảm
(%)Hàng tồn kho 4,474 3,120 -34,3 3,094 -0,8 2,892 -6,5
Trong ba năm trên thì vốn kinh doanh của Công ty giảm mạnh nhất trongnăm 1998 với tỷ lệ giảm 27,7% do hai khoản mục là hàng tồn kho giảm 1,672 tỷđồng (hay 34,3%) và khoản phải thu giảm 3,057 tỷ đồng (hay 53,8%)
- Tài sản cố định của Công ty vẫn tăng với mức độ ổn định qua các năm.Trong năm 1998 tài sản cố định tăng từ 3,854 tỷ đồng đầu năm tăng nên 4,813 tỷđồng vào cuối năm(Tăng 7,4 %) đến cuối năm 1999 là 4,312 tỷ đồng (tăng 3% sovới đầu năm); Cuối năm 2000 tài sản cố định của Công ty là 4,521 tăng 4,8% so vớiđầu năm.
* Nhận xét.
Vốn kinh doanh là đầu vào quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình kinhdoanh, việc tăng giảm vốn kinh doanh phần nào nói lên hiệu quả kinh doanh củaCông ty Đối với Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất cũng vậy từ việc khái quáttình hình và nêu những nguyên nhân tăng giảm của vốn kinh doanh chúng ta có thểcó một số nhận xét sau:
- Về tài sản lưu động của Công ty trong năm 1998 giảm mạnh cả về giá trịtuyệt đối và tương đối Tài sản lưu động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Trang 31giảm chủ yếu là do nguyên nhân giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu của Công tygiảm mạnh Điều này phản ánh tốt hiệu quả kinh doanh của Công ty Giá trị hàngtồn kho giảm, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phản ánh tình hoànthành hết công việc trong kỳ và giao cho khách hàng Giá trị sản phẩm dở dang củakỳ trước sang kỳ sau giảm Năng suất lao động của Công ty không ngừng tăng lênhoàn thành khối lượng công việc ngày càng lớn với số lượng lao động không biếnđổi là không đáng kể
- Khoản phải thu giảm cũng là những nguyên nhân làm tăng giảm nguồn vốnkinh doanh, khoản phải thu giảm phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh khôngbị chiếm dụng vốn Điều này cũng làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Về tài sản cố định
Tài sản cố định của Công ty tăng liên tục qua ba năm 1998, 1999 và 2000 cảvề số tuyệt đối lẫn tương đối so với vốn kinh doanh Tỷ trọng của vốn cố định trongvốn kinh doanh ngày càng tăng do hai nguyên nhân đó là do trong những năm quavốn kinh doanh giảm liên tục và thứ hai là do tài sản cố định của Công ty được đầutư hàng năm tăng Vốn cố định của công ty tăng chủ yếu do Công ty đầu tư mua sắmvà nâng cấp các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh Điều này chota thấy Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã chú trọng đến việc nâng cao khảnăng, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty để từ đó có điều kiện nâng cao chấtlượng sản phẩm giảm chi phí sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năngcạnh tranh của Công ty trên thị trường.
1.2 Phân tích chỉ tiêu lao động.
Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta xem xét bảng phân tích sau về tình hìnhbiến động của tài sản qua các năm: 1998, 1999 và 2000.
Bảng 3: Phân tích tình hình biến động số lượng lao động của
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Trang 32- Số người có trình độ trên đại học là 119 người chiếm 73,7% cán bộ côngnhân viên (độ tuổi nhỏ hơn 40 là 52 người) Như vậy trình độ lao động của Công tylà rất cao tương đối phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty và với đội ngũ laođộng này Công ty có điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hàng năm Công ty vẫn thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhânviên trong công ty nhằm không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộcông nhân viên để đáp ứng được tốt hơn cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty
Qua Bảng 3 : Phân tích tình hình biến động số lượng lao động của Công ty
Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ta thấy Tổng số lao động bình quân của Công ty quacác năm là tương đối ổn định Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học làcao phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Hàng năm công ty tuyểndụng thêm nguồn nhân lực với việc ký kết các hợp đồng dài hạn nhằm tạo ra sự ổnđịnh cho người lao động yên tâm làm ăn ở Công ty.
Có thể đánh giá rằng đội ngũ lao động ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóachất trong ba năm qua là không có sự biến đổi lớn về số lượng Số lượng lao động cótrình độ đại học của Công ty là cao Hàng năm chất lượng lao động của Công tykhông ngừng được đào tạo nâng cao trình độ kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu sảnxuất kinh doanh của Công ty Số lượng lao động ổn định nhưng nhờ chất lượng laođộng được nâng cao do đó sản lượng của Công ty không ngừng được tăng lên quacác năm Điều này phản ánh năng suất lao động của Công ty không ngừng đượcnâng cao tạo điều kiện Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sảnxuất, giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thịtrường.
2 Phân tích nhóm chỉ tiêu kết quả.
2.1 Doanh thu.
Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau:
Bảng 4: Phân tích chỉ tiêu doanh thu cua Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính : tỉ đồng
Doanh thu của Công ty
- Năm 1999 tăng so với năm 1998 là: (10,6 - 10,3) = 0,3 tỉ đồng- Năm 2000 tăng so với năm 1999là: (11,972 - 10,6) = 1,372 tỉ đồng
Trang 33Để tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm của doanh thu của Công ty chúng ta đixem xét doanh thu của từng mặt hàng Ta có doanh thu của Công ty Thiết kế Côngnghiệp Hóa chất được tính như sau:
Doanh thu = Doanh thu tư vấn thiết kế + Doanh thu hoạt động khác
Doanh thu các hoạt động khác bao gồm doanh thu hoạt động môi trường
Bảng 5: Phân tích doanh thu các nhóm hàng của Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hóa chất
Doanh thu
Doanh thu
Số tiền(tỉ đ)
Tỉ lệtănggiảm(%)
Số tiền(tỉ đ)
Tỉ lệtănggiảm(%)1 Doanh thu
tư vấn thiết kế 7,2 69,9 6,196 58,5
2 61,7 -1,031 -14,3 +1,213 +19,72 Doanh thu
hoạt độngkhác 3,1 30,1 4,431 41,5 4,96 38,3 +1,331 +42,9 +0,529 +11,9Tổngdoanh thu10,310010,610011,9
Từ bảng phân tích trên ta nhận thấy doanh thu của Công ty trong 3 năm qualà tăng không ổn định Năm 1999 doanh thu của công ty chỉ tăng 3% so với năm1998 nhưng năm 2000 so với năm 1999 doanh thu của Công ty tăng tới 12,9% (hay1,331 tỷ đồng) Điều này là do trong năm 1999 doanh thu tư vấn thiết kế giảm 14,3% (1,301 tỷ đồng) so với năm 1998 còn doanh thu hoạt động khác mặc dù tăng42,9% (1,331 tỷ đồng) nhưng tỷ trọng doanh thu của hoạt động khác trong tổngdoanh thu chỉ chiếm 30,1 % nên tổng doanh thu năm 1999 chỉ tăng 0,3 tỷ đồng sovới năm 1998 Năm 2000 so với năm 1999 giá trị doanh thu tư vấn thiết kế đã tăng19,7% (1,213 tỷ đồng), doanh thu hoạt động khác tăng 11,9% (0,529 tỷ đồng) làmcho tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 12,9% (1,372 tỷ đồng).
Nguyên nhân của vấn đề này khá nhiều chúng ta có thể phân ra làm hai nhómnguyên nhân sau:
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân Công ty:
Trong ba năm từ 1995-1997 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã luônhoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty giao Cán bộ công nhânviên chức trong Công ty có đủ việc làm, đời sống được cải thiện rõ rệt, sự đoàn kếttrong nội bộ Công ty ngày càng tốt hơn Đây là những động lực quan trọng để Côngty bước vào thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo
Trang 34Công ty có quan hệ ngày càng rộng và uy tín trong lĩnh vực tư vấn thiết kếđối với khách hàng ngày càng tăng Công ty còn có sự hợp tác chặt chẽ và có hiệuquả với các đơn vị thành viên trong ngành Điều này làm cho Công ty nhận và ký kếtcác hợp đồng kinh tế ngày càng tăng qua các năm.
Các phòng, ban trung tâm trong Công ty đã có biện pháp quản lý tốt khắcphục khó kăn tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các thành viên cộng vớisự chủ động sáng tạo tích cực nên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch do Công tygiao.
Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cử cáccán bộ đi thăm quan để không ngừng nâng cao trình độ kinh nghiệm đáp ứng kịpthời với yêu cầu ngày càng cao của công việc Đồng thời Công ty cũng cố gắng đầutư mua sắm trang thiết bị phương tiện hiện đại bắt kịp với yêu cầu của thị trường.Điều này làm cho năng lực của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ngày càngtăng do đó Công ty có khả năng khả năng kí kết được các hợp đồng kinh tế lớn vớiyêu cầu kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đếnviệc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Các hạn chế đó là:
- Việc lập kế hoạch và bố trí, quản lý lao động ở các đơn vị sản xuất trực tiếpchưa cụ thể sát với yêu cầu của công việc làm hạn chế năng suất và tiến độ chungcủa công trình.
- Việc thanh quyết toán nội bộ các công trình còn chậm Nguyên nhân chủyếu do các đơn vị, chủ nhiệm đề án và các cá nhân thực hiện chưa tuân thủ các Quyđịnh của Nhà nước và Công ty trong việc thanh quyết toán.
+ Các nhân tố bên ngoài
Trang 35Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng của Công ty.Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau:
Bảng 6: Bảng phân tích lợi nhuận của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị : tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm1998 Năm1999 Năm2000
Mức biến độngcủa 99 so với 98
Số tiền(Tỉ đ)
Tỉ lệ
(%) Năm1998 Năm1999 Năm2000
Tổngdoanh thu10,30 10,60 11,792+0,3+2,901,37212,9100100100Tổng chi phí9,655 9,839 11,089 +0,1841,901,25112,793,792,892,6Chi phí quảnlý1.713 1,6961,892-0,017-1,000,19611,616,61615,8Lợi nhuận
trước thuế 0,645 0,761 0,882 +0,116 +17,98 0,121 15,9 6,2 7,2 7,4Thuế thu nhập0,206 0,2430,282 +0,037 +17,960,03913,82,02,22,4Lợi nhuận sau
thuế 0,439 0,518 0,600 +0,079 +17,99 0,082 15,8 4,3 4,9 5,1
Bảng phân tích trên cho ta thấy tổng doanh thu của năm sau so với năm trướclà tăng lên Năm 1999 tăng lên 0,3 tỉ đồng hay 2,9% so với năm 1998 Năm 2000tăng lên 1,372 tỉ đồng so với năm 1999 Tổng doanh thu tăng là do doanh thu củathiết kế và doanh thu của hoạt động khác tăng lên như đã phân tích ở phần doanhthu Doanh thu tăng lên hàng năm điều này dẫn đến chi phí kinh doanh của Công tycũng tăng theo Năm 1999 chi phí tăng lên so với năm 1998 là 1,9% hay 0,184 tỉđồng Năm 2000 chi phí tăng lên tương ứng là với doanh thu là 12,7% hay 1,251 tỷđồng so với chi phí của năm 1999 Nhưng chúng ta thấy rằng tốc độ tăng của chi phílà nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu Điều này cho thấy Công ty đã có giải pháphiệu quả trong kinh doanh để khi doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng nhưng tốc độtăng của chi phí luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu Tức là chi phí đã giảmtương đối so với doanh thu và làm tăng tỷ lệ số lãi trên một đồng doanh thu hoặc mộtđồng chi phí bỏ ra.
Cũng trên bảng phân tích trên, khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêuso với doanh thu cho ta biết để có 100 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng chi phívà đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Trong năm 1998, trong 100 đồng doanh thu thìcó 93,7 đồng chi phí và tạo ra 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 1999 để có 100đồng doanh thu thì cần 92,8 đồng chi phí (giảm 0,2 đồng) và tạo ra 4,9 đồng lợi
Trang 36nhuận (tăng 0,5 đồng so với năm 1998); năm 2000 trong 100 đồng doanh thu thì có92,6 đồng chi phí (giảm 0,2 đồng so với năm 1999) và 5,1 đồng lợi nhuận (tăng 0,2đồng so với năm 1999) Như vậy, hiệu quả kinh doanh của Công ty là năm sau caohơn năm trước, tỉ lệ chi phí trong doanh thu không ngừng giảm xuống điều này làmcho lãi ròng của Công ty không ngừng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua cácnăm.
Để thấy rõ tình hình biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận củaCông ty chúng ta xem xét các nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận đó là doanh thuvà chi phí.
Về doanh thu chúng ta đã xem xét và phân tích sự biến động và các nguyên
nhân gây ra biến động đó ở phần 2.1
Về chi phí: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là giảm tương đốiso với doanh thu qua các năm Năm 1998 tổng chi phí chiếm 97,3 % tổng doanh thutrong đó chi phí quản lý chiếm 16,6%, nhưng sang tới năm 1999 tổng chi phí chiếm92,8% trong đó chi phí quản lý chiếm là 15,8% Điều này làm cho lợi nhuận củaCông ty là không ngừng tăng lên năm sau so với năm trước Năm 1999 lợi nhuậncủa Công ty tăng 17,99% (hay 0,079 tỷ đồng) so với năm 1998; năm 2000 lợi nhuậncủa Công ty tăng 15,8 % hay 0,082 tỷ đồng so với năm 1999 Số lợi nhuận trên 100đồng doanh thu cũng tăng lên năm 1998 là 4,3 đồng, năm 1999 là 4,9 đồng, năm2000 là 5,1 đồng.
Sở dĩ có được điều này là trước hết do tập thể cán bộ công nhân viên và lãnhđạo Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn tìm ra các giải pháp kỹ thuật tăng năngsuất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh xuống tương đối so với doanh thu.Bộ máy kinh doanh của Công ty không ngừng được hoàn thiện đáp ứng được nhucầu của thực tế Cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng tranh thủ họchỏi kinh nghiệm, rèn luyện kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với nhucầu ngày càng cao hơn của công việc Hàng năm Công ty gửi cán bộ đi thăm quankhảo sát ở nước ngoài, đi công trình trong nước để học tập rút kinh nghiệm; tổ chứccác khóa học ngắn ngày hoặc cử đến các trung tâm đào tạo.
3 Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệpHóa chất.
3.1 Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng ta dùng bảng phân tích sau.