1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân. Hiện nay để xây dựng nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần tập trung giải quyết những vấn đề gì.

25 2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 245 KB

Nội dung

Nội dung Chương I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. 1.1.Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động 1.1.1. Nhà nước của dân 1.1.2. Nhà nước do dân. 1.1.3. Nhà nước vì dân. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước 1.2.1. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1.2.2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc. 1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ 1. 3.1.Xây dựng một nhà nước hợp hiến. 1. 3.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa luật pháp vào đời sống. 1.3.3.Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức và đủ tài. 1. 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. 1.4.1. Đề phòng và khắc phục các tiêu cực trong hoạt động của nhà nước. 1.4.2. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. Chương II. Xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2. 1. Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân 2. 2. Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước 2.3. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Chương III. Kết luận 2.2.1 Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay Thế kỉ XXI là thế kỉ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kĩ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Sinh viên thế kỉ XXI phần lớn tiếp thu và phát huy được truyền sống dân tộc như :yêu nước, thương người, sống lành mạnh, sống có tình nghĩa; khiêm tốn, luôn cần cù, sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, dám đối mặt với khó khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm; luôn gắn bó với nhân dân, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, dân chủ văn minh… Nhưng ở một số bộ phận sinh viên khác đã xuất hiện việc lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực. Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện cá nhân thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử trong một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay. Trào lưu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Cái cá nhân nhiều khi đã lấn át cộng đồng. Dần dần nó hình thành một thái độ bàng quang đối với những người xung quanh. Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sinh viên +) Xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn đã tồn tại bao đời nay. +) Dần dần hình thành tư tưởng hưởng thụ, ỷ lại, ăn chơi đua đòi +) Dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống . Cùng với sự phát triển của thông tin, Internet dần trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ đã lên mạng sử dụng các dịch vụ tiện ích như những thú tiêu khiển. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì không có gì là nghiêm trọng, nhưng đáng lưu tâm ở chỗ đó là từ trò chơi một lĩnh vực cụ thể, nó dần dần sẽ ảnh hưởng sang quan niệm về đạo đức nói chung, ở cả các lĩnh vực khác. Những trang web cấm và nhất là trò chơi game online đang kéo rất nhiều học sinh rời xa trường học. Tình trạng trốn học chơi ngày càng nhiều. Những trò chơi bạo lực và cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống bằng đao kiếm đã dần ngấm vào các sinh viên từ thế giới ảo đã trở thành thế giới thực. Nhiều sinh viên đánh mất niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng chiến đấu, không có ý chí tự lo cho tương lai của bản thân mình; chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiên ngập, gian lận trong thi cử, chạy điểm, mua bằng cấp… 2.2.2 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Được sinh ra và lớn lên trong thời bình, không phải chứng kiến cảnh “nước mất nhà tan” sự đô hộ cướp bóc của bọn thực dân phong kiến và chứng kiến những hy sinh, mất mát mà lớp cha anh đã phải trải qua vì độc lập tự do của dân tộc… hạnh phúc ngày hôm nay được tiếp nối bằng truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, bằng sự anh dũng ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, bằng bao xương máu của các chiến sĩ đã hy sinh quên thân mình để bảo vệ, giữ chặc từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, các anh đã làm lên những chiến công lừng lẫy, đập tan ách đô hộ và chiếm đóng của đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho đất nước…Để nhớ ơn, thế hệ trẻ hôm nay phải phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, nâng cao nhiệt huyết sức trẻ trí tuệ thực hiện thành công lý tưởng của Đảng, của Bác; Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đát nước ta. Không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, chú trọng thanh niên dân tộc, tôn giáo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh. Đoàn kết tập hợp thanh niên là một bộ phận không tách rời khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tâng lớp nhân dân góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, quê hương. Mỗi một đoàn viên thanh niên cần phải thường xuyên nhận thức sâu sắc về rèn luyện tu dưỡng đạo đức, gương mẫu chấp hành pháp luật của nhà nước, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Vấn đề quan trọng nhất là công tác giáo dục của Đoàn phải thực hiện tốt hơn, chức năng giáo dục bồi dưỡng hình thành nhân cách tốt đẹp cho sinh viên với những tiêu chí hướng tới: Sống có lý tưởng cách mạng, có hoài bão, trí tuệ, bản lĩnh, lối sống trong sáng, giàu lòng nhân ái, giàu nhiệt huyết góp phần quan trọng hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bản thân sinh viên cần nhận thức sâu sắc về vấn đề học tập, nâng cao trình độ trong hội nhập và phát triển. Người đã từng dạy; “Học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức vĩ đại của Người đối với mỗi người sinh viên chúng ta là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được tiến hành thường xuyên liên tục và lâu dài, với mục tiêu là thấm nhuần, là một quá trình từ nhận thức đi đến hành động. Các cấp bộ Đoàn phải thường xuyên tổ chức học tập tư tưởng đạo đức của Người phù hợp với từng đối tượng. Cần phải sáng tạo các hình thức học tập để không khô cứng giáo điều mà sinh động hấp dẫn lôi cuốn mọi người. Tư tưởng của Người thật vĩ đại nhưng vô cùng gần gũi trong cuộc sống do đó cần chọn lựa các cách thức để đi vào lòng người trở thành hoạt động thiết thực trong cuộc sống. Nên đa dạng các hình thức học tập, giáo dục hấp dẫn có hiệu quả như diễn đàn, hội thi…các chuyên đề sinh hoạt tư tưởng, sử dụng các hình thức văn hóa, văn nghệ có hiệu quả để đưa tư tưởng đạo đức của chủ tich Hồ Chí Minh đến với sinh viên một cách sinh động. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà đạo đức học lỗi lạc mà con là một tấm gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người có một sức sống mãnh liệt và cổ vũ lớn lao với nhân dân ta và nhân dân thế giới. Để có đủ tài đức để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước , thanh niên cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình , luôn luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống. Sinh viên cần học trung với nước , hiếu với dân , suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng con người. Đó chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện nay, chính là sự trung thành với đất nước với nhân dân, và đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cần có với sinh viên của đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa như đất nước Việt Nam chúng ta, đạo đức vì cộng đồng vì nhân loại. Trung với nước: Em thấy bản thân mình trước hết là phải nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội, phải luôn tin tưởng, trung thành với Đảng, với Nhà nước, ra sức bảo vệ nhà nước. Không nghe theo các thế lực phản động chống phá nhà nước, gắng sức học tập để sau này dựng xây đất nước giàu mạnh Hiếu với dân: Đầu tiên là phải có hiếu với ông bà,cha mẹ. Sau đó là thương yêu, giúp đỡ đồng bào mình khi gặp khó khăn: +)Tham gia đóng góp quần áo, sách vở để giúp đỡ những nơi gặp thiên tai,lũ lụt... +)Tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,những gia đình khó khăn,gia đình thương binh, liệt sĩ như tham gia quét dọn. làm cỏ ở nghĩa trang, phát xôi cho những người vô gia cư,...cũng như các hoạt động công ích khác +)Tham gia hiến máu nhân đạo giúp đỡ những người đang cần đến những giọt máu đó

Trang 1

Đề tài 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân Hiện nay để xây dựng nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần tập trung giải quyết những vấn đề gì.

Nội dung

Chương I Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1.1.Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

1.1.1 Nhà nước của dân

1.1.2 Nhà nước do dân.

1.1.3 Nhà nước vì dân.

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

1.2.1 Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

1.2.2 Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc.

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

1 3.1.Xây dựng một nhà nước hợp hiến.

1 3.2 Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa luật pháp vào đời sống.

1.3.3.Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức và đủ tài.

1 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

1.4.1 Đề phòng và khắc phục các tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.

1.4.2 Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.

Chương II Xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới theo

tư tưởng Hồ Chí Minh

2 1 Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân

2 2 Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước

2.3 Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Chương III Kết luận

Trang 2

Chương I Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1,1.Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của

chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai Năm 1927, trong cuốn “ĐườngKách Mệnh” Bác đã chỉ rõ: “Chúng ta đã hi sinh làm kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa làlàm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người.Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” Sau khi giành được độc lập,Người khẳng định: “nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi íchđều vì dân… nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Đó là điểm khác nhau giữa nhànước ta với nhà nước bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử

1.1.1 Nhà nước của dân.

+ Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng và ngay từ đầu là: “Nước Việt Nam là một nước dânchủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệtnòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều thứ 1, Hiến pháp năm 1946)

+ Quyền quyết định của nhân dân về các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia

“Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết…” (Điều thứ

32 - Hiến pháp năm 1946) Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trựctiếp được đề ra khá sớm ở nước ta

+ “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếunhững đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”

+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật khôngcấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật

+ Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế dân chủ để thực thiquyền làm chủ của người dân

+ Các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc của dân” Hồ Chí Minh phê phán những “vị đại diện” lầm lẫn sự uy quyền đó với quyền lực cá nhân,

sinh lộng quyền, cửa quyền: “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng, phóng túng,muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân Quên rằng dân bầu mình ra để làmviệc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”

1.1.2 Nhà nước do dân.

+ Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình

+ Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động

+ Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ

Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên

hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân

Trang 3

“ Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” nghĩa là khi cơ quan nhànước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi quyền nó.”

Hồ Chí Minh khẳng định: mỗi người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” vì quyềnlợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh ”

+ Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ nhànước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa ủy quyền Là người phục vụ, nhưngcán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân “Nếu không có nhân dân thìchính phủ không đủ lực lượng Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”

Cán bộ nhà nước phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân.Đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sauthiên hạ Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũinhân dân, trọng dụng hiền tài Như vậy, “Người thay mặt dân phải đủ cả đức và tài, vừa hiền lạivừa minh”

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

1.2.1 Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại khi giai cấp và đấu tranh giai cấpxuất hiện, do đó, nhà nước là sản phẩm của một xã hội có giai cấp, nó bao giờ cũng mang bản chấtcủa một giai cấp nhất định, không có một nhà nước nào lầ phi giai cấp, không có nhà nước đứngtrên giai cấp Như vậy, không phải lịch sử nhân loại xuất hiện là có nhà nước ngay và nhà nướckhông phải tồn tại mãi mãi Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước ta đươc coi là nhà nước củadân, do dân, vì dân nhưng bản chất giai cấp của nhà nước ta là bản chất giai cấp công nhân, thểhiện ở chỗ:

* Một là, nhà nước ta do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo

- Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp côngnhân Việc xác định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước là một vấn đề rất cơ bản của Hiếnpháp Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959 khẳng định: Nhà nước ta là nhà nước dân chủnhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo Trong quanđiểm cơ bản xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, một nhà nước thể hiện tích

Trang 4

chất nhân dân rộng rãi, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh nông – trí thức do giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản Việt Nam lãnhđạo.

công Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước bằng phương thức thích hợp Nói đến phương thức lãnhđạo của đảng đối với nhà nước là nói đến cách lãnh đạo cho phù hợp ở từng thời kì Trong thời kỳ

Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước, đất nước ta vừa tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm,giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, vừa lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới Song, trong tư tưởng

Hồ Chí Minh vẫn có những vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của của Đảng chung cho cácthời kỳ Đó là:

+ Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để nhà nước thể chế hoá thành phápluật, chính sách, kế hoạch

+ Đảng lãnh đạo nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong

bộ máy, cơ quan nhà nước

+ Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra

Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự pháttriển của đất nước

Điều này đã được thể hiện ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà mới ra đời ngày

2-9-1945 trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động

cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ Hồ Chí Minh rất chú ý đến tính dân chủ trong tổchức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan Nhà nước, đồng thời phát huy cao độ tập trungthống nhất quyền lực để tất cả quyền lực vào tay nhân dân

1.2.2 Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc.

Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công các mối quan hệ giữa các vấn đề giai cấp - dântộc trong xây dựng Nhà nước Việt Nam mới Người đã giải quyết hài hoà, thống nhất giữa bảnchất giai cấp với tính nhân dân, tính dân tộc Tíh thống nhất thể hiệ ở chỗ:

- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của với sự

hi sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dân tộc Việt Nam rơi vào khủng hoảng đường lối cách mạng.Trong cuộc đấu tranh trường kì chống thực dân Pháp của dân tộc ta, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩadưới sự lãnh đạo của các nhà cách mạng tiền bổ rất oanh liệt tô thắm cho truyền thống yêu nướcchống giặc ngoại xâm của dân tộc nhưng độc lập, tự do của dân tộc vẫn chưa trở thành hiện thực

Từ 3-2-1930 Đảng ta ra đời thì sự lớn mạnh của giai cấp công nhân với đội tiền phong của nó làĐảng Cộng Sản Việt Nam đã vượt qua tất cả các hạn chế và đã thắng lợi cuộc cách mạng thángTám 1945 đấu tranh giành chính quyền, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐôngNam Á

- Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tìh nhân dân và tính dân tộc

Vì nó lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân

- Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dâ kháng chiến để bảo

vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Trang 5

1.3.1.Xây dựng một nhà nước hợp hiến.

+ Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết và tuyên đọc trong cuộc mít tinh lớn tại thủ đô

Hà Nội ngày 2-9-1945 đã khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới, đồng thời đảm bảo địa vị hợppháp của Chính phủ lâm thời

+ Ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấpbách là “Cúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm cànghay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để sớm có một nhà nước hợp hiến donhân dân bầu ra

+ Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên và bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch Chính phủliên hiệp kháng chiến Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đầy

đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề nội trị và ngoại giao của Nhà nước ViệtNam mới

Có được một Nhà nước hợp hiến, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân như vậy thì nước tamới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng minh, mới có một quan hệ quốc tếbình đẳng, mới thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thông lệ của một Nhànước pháp quyền hiện đại

1.3.2 Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa luật pháp vào đời sống.

Quản lý Nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quantrọng nhất là Hiến pháp- đạo luật cơ bản của Nhà nước các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiếnpháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế

và hoạt động của Nhà nước mới

Có Hiến pháp và pháp luật rồi nhưng không đưa vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rốiloạn Người thực thi pháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm minh, bảo đảm cho pháp luật trởthành cán cân công lý đối với tất cả mọi người không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào

+ Nhà nước dân chủ, thì dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nương tựavào nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ Pháp luật là bà đỡ của dân chủ Hồ ChíMinh viết:“Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”

+ Hồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm chopháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước vàtrong nhân dân Theo Người, công bố luật chưa phải là mọi việc đã xong, phải tuyên truyền giáodục lâu dài mới thực hiện được tốt

+ Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển vănhóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc củaNhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức

+ Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải lo “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” “Lúc dân biết và dám phê bình người lãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền của dân, tức là đã đến mức dân chủ hóa khá cao”.

Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sátcông việc của Chính phủ, đồng thời nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trongviệc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp Người viết:

Trang 6

“Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cáigương “Phụng công, thủ pháp chí công, vô tư”, cho nhân dân noi theo”.

1.3.3.Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức và đủ tài.

+ Hồ Chí Minh khẳng định: cán bộ Nhà nước phải biết quản lý nhà nước Người ký Sắclệnh số 197 thành lập Khoa pháp lý học tại Trường đại học Việt Nam

+ Hồ Chí Minh mạnh dạn sử dụng những viên chức, quan lại đã được đào tạo nghiệp vụ và

kỹ thuật hành chính

+ Hồ Chí Minh đăng báo “Tìm người tài đức”, Người viết: công việc kiến thiết ngoại giao,kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục , rất cần nhân tài “Nhân tài nước ta dùchưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tàicàng ngày càng phát triển thêm nhiều Hồ Chí Minh quan tâm tới công bằng và dân chủ trongtuyển dụng cán bộ

+ Trong việc dùng cán bộ, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải tẩy sạch óc bè phái

Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76, ban hành Quy chế công chức – chú trọng chế độ thi tuyển

để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính - thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy, hiện đại, tinhthần công bằng, dân chủ của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền ViệtNam

+ Trong vấn đề cán bộ, đặc biệt là với cán bộ quản lý nhà nước, điều quan tâm thườngxuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục

vụ Tổ quốc, bởi thiếu điều này thì dù giỏi mấy cũng không dùng được

Phát biểu trước cử tri Hà Nội (ngày 5-01-1946), Hồ Chí Minh nói: “Làm việc nước bây giờ

là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu” Sau khi trúng cử Quốc hội, Hồ Chí Minh hứa với đồng bào: Trước

sự nguy hiểm khó khăn của nước nhà, chúng tôi đi trước Với việc giữ vững nền độc lập, chúngtôi xin đi trước

+ Xuất phát từ nhận thức chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nênmạnh mẽ và sáng suốt, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải “thân dân, gần dân, trọng dân, khôngđược lên mặt “quan cách mạng” với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân”

1 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

1.4.1 Đề phòng và khắc phục các tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.

+ Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước là dựa vào tính nghiêm minh củaviệc thi hành pháp luật và sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm quyền Người đòihỏi “cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân”

+ Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra ba thứ “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng” Người nói: “Tham

ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phongkiến Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta Nó phá hoại đạo đứccách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Vệt gian, mật thám”

+ Theo Hồ Chí Minh, chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng cần kíp như việc đánh giặctrên trên mặt trận “Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặcnội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”

Trang 7

+ Tham ô, lãng phí có nhiều nguyên nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên nhân quantrọng là bệnh quan liêu.

Người viết: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới khôngsát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng Đối với côngviệc thì thật trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề Chỉ biết khaihội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn thành thử có mắt

mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật màkhông nắm vững Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí Vìvậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”

1

4.2 Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.

+ Theo Hồ Chí Minh, từ kinh tế tiểu nông đi tới xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hếtphải nhấn mạnh vai trò của pháp luật, khẩn trương xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đẩymạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân , đồng thời phải đặc biệt coi trọngvấn đề giáo dục đạo đức Hai hình thái ý thức xã hội này có thể kết hợp, bổ sung cho nhau trongthực tế trị nước Không bao giờ được tuyệt đối hóa địa vị độc tôn của một yếu tố riêng lẻ nào

+ Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, luô luôn chú trọnggiáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật và thi hànhpháp luật nghiêm minh

* Chính trị Hồ Chí Minh là một nền chính trị đạo đức; và đạo đức cao nhất, theo Hồ ChíMinh là “Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gươngmẫu trong mọi việc”

* Đi đôi với giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh kịp thời ban hành pháp luật

Ngày 27-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối

lộ sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ

Ngày 26-01-1946, Người ký “Quốc lệnh” khép tội tham ô, trậm cắp của công vào tội tửhình

+ Để đưa luật vào cuộc sống, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hãy tham gia giám sát côngviệc của Chính phủ Hồ Chí Minh viết: Từ ngày thành lập Chính phủ trong nhân viên còn cónhiều khuyết điểm Có người làm quan cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân, phì gia Xinđồng bào hãy phê bình, giám sát công việc của Chính phủ Người đòi hỏi pháp luật của ta “phảithẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”

Vì vậy, không thể nói đến một nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả nếu không kiênquyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh để ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân gây ranạn tham ô, lãng phí, quan liêu

Chương II Xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị lý luận và thực

tiễn to lớn, sâu sắc Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng SảnViệt Nam Nhà nước đó được xây dựng trên nền tảng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và những điều kiện thực tế hiện nay của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vớiphát triển kinh tế tri thức, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, thực hiện cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

Trang 8

2.1 Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân

Quyền làm chủ thật sự của nhân dân chính là một nội dung cơ bản trong yêu cầu xây dựngNhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

về xây dựng nhà nước đòi hỏi phải chú trọng bảo đảm và phát huy quyền làm chủ thật sự của nhândân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong vấn đề này, việc mở rộng dân chủ đi đôivới tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng Chính vì vậy, quyền làm chủ củanhân dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vàotrong cuộc sống Cần chú ý đến việc bảo đảm cho mọi người được bình dẳng trước pháp luật, xửphạt nghiêm chỉnh mọi hành động vi phạm pháp luật , bất kể sự vi phạm đó do tập thể hoặc cánhân nào gây ra Có như vậy dân mới tin và mới bảo đảm được tính nhân dân của nhà nước ta

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngoài việc thực thi nghiêm chỉnh phápluật, còn cần chú ý thực hiện những quy tắc dân chủ trong các cộng đồng dân cư, tùy theo điềukiện của từng vùng miễn là các quy tắc đó không trái với những quy định của pháp luật Theo đó,cần thực hiện tốt các Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được Chính phủ ban hành

2.2 Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước

Phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục

vụ đắc lực và có hiệu quả đối với nhân dân Kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửaquyền, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, sự sasút về phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực thực hành nhiệm vụ công chức kém cỏi, lợi dụngchức quyền làm lợi cho cá nhân mình

Cần chú ý cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết cáckhiếu kiện của công dân theo đúng quy định pháp luật, tiêu chuẩn hóa cũng như sắp xếp lại độingũ công chức, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có tài, tinh thôngchuyên môn, nghiệp vụ

2.3 Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng tất yếu gắn liền với tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước Đó là trách nhiệm cực kỳ quan trọng của Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền Hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào tăng cường lãnh đạo của đảng đối với nhà nước thể hiện: Lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lí của nhà nước, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnh của nhà nước theo luật định Bản chất, tính chất nhà nước ta gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó đến lượt Đảng, một tiền đề tất yếu được đặt ra là sự trong sạch, vững mạnh của Đảng cộng sản Việt Nam chính là yếu tố

Trang 9

quyết định cho thành công của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương III Kết luận

Trong lịch sử, tư tưởng “lấy dân làm gốc” đã sớm xuất hiện ở những nhà nước lãnh đạo, những nhà chính trị lớn Nhưng đến Hồ Chí Minh tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân mới được phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung, với chất lượng mới, trở thành một quan điểm khoa học nhân đạo về bản chất nhà nước mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân; nhà nước trong sạch, vững mạnh và hiệu quả Nếu như lấy dân làm gốc là tư tưởng chính trị truyền thống, thì đến

Hồ Chí minh tư tưởng ấy được diễn đạt trong một mệnh đề chủ động hết sức giản dị, tự nhiên

“Dân là gốc nước” đúng như câu thơ của Người:

“ Gốc có vững thì cây mới bền

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”

Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả có giá trị lý luận và thực tế to lớn, sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Với những kết quả quả đạt được trong quá trình đổi mới, cũng như những khó khăn tồn tại trong 18 năm đổi mới, hoàn thiện nhà nước theo hướng xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá trình đổi mới đất nước nói chung Thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nước hiện nay là mộtquá trình khó khăn cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn Điều đó đòi hỏi Đảng, nhà nước và nhân dân ta cần có những bước đi và giải pháp vừa khẩn trương vừa vững chắc trong hiệc thực tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa tổ chức và hoạt động của động của nhà nước để đáp ứng được tình hình mới của nhà nước trong quá trình chấn hưng dân tộc và hội nhập ngày nay

Đề tài 2 :Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng

đó vào việc xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Trang 10

Phần I: Lời mở đầu

Phần II: Nội dung

Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mức đạo đức cách mạng

1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức

1.1.1 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng 1.1.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

1.2.3 Yêu thương con người, sống có tình nghĩa

1.2.4 Có tinh thần quốc tế trong sáng

1.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

1.3.2 Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

1.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Chương II: Vận dụng vào xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên trong giai đoạn hiện nay

2.1 Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

2.2 Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Phần III: Kết luận

Lời mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân

Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng

Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng

Trang 11

1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức

Đạo đức là tập hợp những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cáchứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội Bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào của tổ chức, cá nhân cũng đều cần có đạo đức Suy thoái về đạo đức, xã hội không thể phát triển bèn vững, yếu kém về đạo đức, con người không thể có nhân cách đầy đủ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ luôn đề cao và quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng, mà còn là người đầu tiên nêu khái niệm đạo đức cách mạng và đạo đức mới ở Việt Nam

1.1.1 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Quan điểm “đức là gốc” của con người đã xuất hiện từ xa xưa trong học thuyết “đức trị”

của Nho giáo Rõ ràng, quan điểm “đức là gốc” của Nho giáo chứa đựng những yếu tố hợp lý nhấtđịnh, nhưng vấn đề ở đây là “đức” mà Nho giáo nói đến lại là những chuẩn mực đạo đức phongkiến trói buộc con người vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp, tôn ti trật tự hếtsức hà khắc của giai cấp phong kiến “Đức là gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới –đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp củadân tộc và những tinh hoa của đạo đức nhân loại

- Đạo đức cách mạng có sức cảm hóa, thuyết phục, tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc

của cây, ngọn nguồn của sông suối Người nói: cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không

có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân “Cán bộ chính là người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, Muôn việc thành cônghay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém Nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn

xã hội, đội ngũ cán bộ là những người có trọng trách trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và nhà nước, nếu không chú trọng giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho họ thì rất dễ dẫn tới nguy

cơ quan liêu, xa rời quần chúng, tham ô,…làm ảnh hưởng tới uy tín, thanh danh của Đảng, gây tổn hại đến lòng tin của nhân dân đối với chế độ ta Hồ Chí Minh chỉ rõ “Đảng viên và cán bộ cũng là người Ai cũng có tính tốt và tính xấu Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu.Vì tính xấu của một người thường chỉ hại cho người đó; còn tính xấu của một người đảng viên, một cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân” Cũng bởi lẽ đó, trong suốtcuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã dày công giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về đạo đức

Trước lúc đi xa, trong bản di chúc để lại cho toàn Đảng toàn dân, Người đã nhấn mạnh về vấn đề đạo đức: “Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

Hồ chủ tịch cũng đã từng nói: “ trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ

‘cộng sản’ mà ta được yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, có đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”

- Đạo đức cách mạng là cơ sở để người cán bộ cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trang 12

Theo Hồ Chí Minh, con đường làm cách mạng là con đường vừa vẻ vang mà cũng vừa áp lực,

đó là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn, vất vả Và trên con đường đó, nếu không có đạo đức cách mạng làm nền tảng, người cán bộ cách mạng khó có thể vượt qua được những chông gai, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao Người còn nhấn mạnh: “ Sức có mạnh mới gánh được nặng, mới đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”

Người cán bộ cách mạng có đạo đức cách mạng mới kiên định, vững vàng trong mọi hoàn cảnh, lúc gian khổ, khó khăn, thất bại cũng không sờn lòng, khi thuận lợi, thành công cũng không kiêu căng, tự mãn Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định: “ đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ thù, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng”

- Đạo đức cách mạng là cơ sở cho tài năng, năng lực của người cán bộ được phát huy.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã đi qua Để thực hiện thành công cuộc cách mạng đầy cam go, thử thách này, đòi hỏi người cán bộ phải có đủ đức và tài, trong đó phẩm chất đạo đức là nền tảng trong nhân cách của người cán bộ, giúp họ vững vàng, kiên định, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.”Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa”.Thật như Bác luôn căn dặn, con người thấm nhuần đạo đức đạo đức xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực, cả đạo đức và tài năng Một người cán bộ có đạo đức, có tâm huyết với sự nghiệp cách mạng thì nhất định họ sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để có được kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, còn người cán bộ có tài năng mà không có đạo đức thì tài năng đó cũngkhông được trọng dụng, có thể mai một, nguy hiểm hơn là dễ bị dùng vào việc có hại cho dân, chonước, gây tác hại khôn lường cho sự nghiệp cách mạng

Coi trọng đạo đức nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ xem nhẹ tài năng Theo Người đức và tài phải luôn thống nhất trong nhân cách của người cán bộ

1.1.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất trong lịch sử Theo Hồ Chí Minh sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chửa phải là lý tưởng cao xa, ở mức sống vậtchất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực

Hồ Chí Minh cho rằng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch

Cũng như Lênin, tấm gương đạo đức trong sáng của một nhân cách vĩ đại, song cũng rất đời thường của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam,

mà còn cả với nhân dân thế giới Tấm gương đó từ lâu là nguồn cổ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ

và chủ nghĩa xã hội

1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Ngày đăng: 08/10/2014, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w