Nhà nước phải có đại biểu quyền lợi cho số đông người và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Khoa MÔI TRƯỜNG - Lớp MTK33
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Môn: Tư Tưởng Hồ Chí Minh
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC, THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
ĐÀ LẠT, THÁNG 4, NĂM 2011
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Vô sản thành công Nhà nước phải có đại biểu quyền
lợi cho số đông người và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu năm
1930 Trải qua thực tế các cao trào Cách mạng ở Việt Nam Về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước
của dân, do dân, vì dân Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích điều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công viêc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương
do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm về Nhà nước của dân,
do dân, vì dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Trong bài tiểu luận này nhóm 9 xin được đi sâu để hiểu rõ hơn vấn đề trên
NHÓM 9
Trang 3NỘI DUNG
Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là quan điểm xuyên suốt, có tính chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển Nhà nước cách mạng ở Việt Nam Mang bản chất công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đây là
tư tưởng nhất quán của Người trong đấu tranh giành, giữ và xây dựng chính quyền Nhà nước ở Việt Nam
1 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
Để hình thành nên tư tưởng của mình về Nhà nước, Hồ Chí Minh đã phải tìm hiểu xuyên suốt lịch sử Việt Nam để tiếp thu những truyền thống tốt đẹp trong tổ chức, xây dựng nhà nước, xây dựng pháp luật qua hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, bôn ba khắp Thế Giới, tiếp biến những giá trị lý luận Nho giáo về trị nước, cũng như lý luận
về nhà nước, dân chủ, pháp quyền, xã hội công dân của các nhà Khai sáng và các nhà lập pháp phương Tây khảo sát mô hình nhà nước tư sản : Pháp, Anh, Mỹ Điều quan trọng không thể thiếu là tiếp thu lý luận về Nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước XHCN của chủ nghĩa Mác – Lênin Từ đó Người đã hình thành nên tư tưởng của mình về Nhà nước phù hợp nhất với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và cho tới ngày nay Nhà nước đó đang trên đường phát triển và hội nhập cùng Thế Giới
1 Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin và kinh nghiệm cách mạng Thế giới
vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: chính quyền
Việt Nam dân chủ cộng hòa là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân;
cơ sở xã hội của Nhà nước là toàn dân tộc, nền tảng của liên minh công – nông, lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
2.1 Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà
nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Trong suốt 24 năm làm chủ tịch nước, hai
lần làm trưởng ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946, 1959 Hồ Chí Minh đã thể hiện trên thực tế:
- Điều 1 - Hiến pháp 1945: “Nước Việt Nam là nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền
binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo”.
- Điều 32 - Hiến pháp 1946: “…Những việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa
ra nhân dân phúc quyết.”
Trang 4Bầu cử Quốc Hội khóa VIII và Hội đồng nhân dân các cấp(27/4/1969)
Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, bầu ra Quốc hội – cơ quan nhà nước cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân
Không phân biệt dân tộc
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh, đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế
độ dân chủ trực tiếp Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
Trong tác phẩm thường thức chính trị viết năm 1953 Hồ Chí Minh viết rõ: “Ở nước ta chính quyền là của dân, do nhân dân làm chủ… Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy Thế là dân chủ” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 218-219)
Trang 5Theo Hồ Chí Minh muốn đảm bảo được tính chất nhân dân của Nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra, cử tri và đại biểu cử tri bầu ra phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do bản chất của cơ chế này quy định Và khi không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là người đại biểu của cử tri thì cử tri
có quyền bãi miễn tư cách đại biểu
Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ, nhân dân là chủ có
nghĩa là xác định vị thế của dân Trong Nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền làm chủ Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội Trong nhà nước dân chủ, nhân dân có quyền làm bất cứ việc
gì mà Pháp luật không cấm Đồng thời nhân dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước bằng mọi nỗ lực xây dựng thiết chế dân chủ để phát huy quyền làm chủ của nhân dân Những vị đại diện của dân do dân cử ra, phải thật sự làm công bộc của dân Điều này nhắc nhở những đại biểu của dân phải làm đúng chức trách và vị thế của mình không
được cậy thế khinh dân, quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân chứ không phải
là để cậy thế với dân.
Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2 tháng 9 năm 1945 là nhà nước chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, hướng tới trở thành nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại bởi vì Nhà nước đó là Nhà nước của dân, nhân dân có quyền quyết định mọi công việc của đất nước
2.2 Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ Đó là nhà nước do dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực các cấp- “chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ trung ương đến xã, do dân tổ chức nên”(Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996, tập 5, trang 698) Dân bầu ra người đại diện cho mình để cầm quyền, đồng thời dân
có quyền kiểm sát, giám sát người mình bầu ra và bãi miễn khi họ không làm tròn sự ủy thác, đại diện Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình Hồ Chí Minh
khẳng định: việc nước là việc chung, mổi người điều phải có trách nhiệm ghé vai gánh
vác một phần Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có
đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lí Nhà nước
Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết, công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, Nhà nước muốn điều hành, quản lí xã hội có hiệu
lực, hiệu quả, nhất định phải dựa vào dân “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân… Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 5, trang 65), chứ không phải bao cấp, làm thay dân để làm cho dân ỷ lại, chờ đợi
Trang 6Người nêu rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản
lí là ở chỗ:
- Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ
- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật
- Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lí xã hội đều thực hiện ý chí của dân
Do đó, “nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ.”(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.60) Nghĩa là: khi các cơ quan quản lí Nhà nước, Chính phủ không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn
Nhà nước vì dân.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất 1953
Nhà nước vì dân là Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích khác, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, vững mạnh, thật sự cần kiệm liêm chính Cụ thể: Nhà nước phải lấy nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích, nguyện vọng của nhân dân là mục đích chính Mọi đường lối, chính sách đều nhằm đưa lại quyền lợi cho dân Đó là nhà nước phải quan tâm tới từng quyết sách “việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kì được Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh”( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 6, trang 88)
Người yêu cầu mọi chủ trương chính sách, mọi quy định của pháp luật, pháp lệnh đều phải xuất phát từ lợi ích của dân Cả lợi ích trước mắt và lâu dài,cả lợi ích cá nhân, tập
Trang 7thể và xã hội trong sự kết hợp hài hòa Mọi cán bộ Nhà nước đều vì dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo- là vì mục đích đó Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng- là cũng vì mục đích đó”-(Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.240)
Nhiều Nhà nước của giai cấp thống trị khi còn ở giai đoạn tích cực và tiến bộ cũng
chủ trương thân dân, thậm chí cũng tuyên bố là nhà nước vì dân, nhưng đó chỉ là một
thiện chí hay một chiêu bài, bởi vì cái cơ bản là nếu chính quyền đó không của nhân dân
và không do nhân dân làm chủ mà do các ông quan làm chủ thì không bao giờ nó có thể
vì dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân
làm chủ Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến của dân”(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10 , tr.323)
Tư tưởng Nhà nước thân dân, Nhà nước của dân… đã sớm xuất hiện ở những nhà
chính trị kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mới được thể hiện và phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung, chất lượng; trở thành một quan điểm cách mạng, khoa học về bản
chất Nhà nước của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới Tư tưởng đó đã chỉ đạo sự
nghiệp xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mấy chục năm qua và đang là phương hướng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa hiện nay.
Nhà nước của dân, do dân ,vì dân, dân làm chủ- dân ở đây là “toàn thể nhân dân Việt
Nam, không phân biệt nòi giống, gí trai, giàu nghèo, tôn giáo”(Hiến Pháp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia ,Hà Nội, 1995, tr.8) ,chỉ trừ những kẻ phản bội làm tay sai cho
đế quốc và đi ngược lại quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại con đường độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa xã hội
Một Nhà nước vì dân là từ chủ tịch đến công chức bình thường đều phải làm công
bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng để đè đầu cưỡi cổ
nhân dân Đối với chức vụ chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do
dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ cho nhân dân tức là làm đầy tớ cho nhân dân.
Hồ Chí Minh yêu cầu: là người đầy tớ của dân thì phải trung thành, tận tụy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Là người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân , trọng dụng hiền tài, phải vừa hiền, vừa minh
3 Vận dụng những quan điểm trên của HCM vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở VN hiện nay
Trang 83.1 Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Để vượt lên tình trạng thấp kém của nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về trình
độ phát triển của nước ta với các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt hiện nay, ta không có con đường nào khác
là phải phát huy cao độ nội lực dân tộc, mà nhân tố không thể thiếu để phát huy nội lực này đoa là phát huy dân chủ
Chính khát vọng dân chủ đã tạo nên sức mạnh kiên cường đấu tranh cho độc lập, tự do Giành được chính quyền rồi thì quyền làm chủ thật sự của người dân là nội dung đích thực của độc lập, tự do Bởi Bác Hồ đã nói: “Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr 56)
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức trong điều kiện khó khăn, phức tạp của đất nước hiện nay thì mở quyềnộng dân chủ là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để khai thác được sức mạnh vô tận của nhân dân ta Thực tế đã chứng minh chỉ những nơi nào thực hiện được dân chủ, phát huy được trí tuệ của đông đảo cán bộ và nhân dân thì việc gì cũng nhất định thành công
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan
hệ với nhau Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” (Hồ Chí Minh :Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t 5, tr.244) Do đó Người luôn nhắc nhở: “ Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Tuyệt đối không được lên mặt làm quan cách mạng ra lệnh, ra oai”- (Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr.311)
Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là phải dân chủ thực sự “Nước ta phải đi đến dân chủ thực sự”, chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự”- (Hồ Chí Minh :toàn tập,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr 323)
Qua đó có thể thấy dân chủ là một nội dung lớn trong tưởng Hồ Chí Minh Theo Người thực hành dân chủ là chìa khá vạn năng coa thể giải quyết mọi khó khăn
3.2 Kiện toàn bộ máy nhà nước.
Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước là điều kiện tiên quyết, song nếu không có một nền hành chính mạnh, có hiệu lực thì chính sách, pháp luật
Trang 9dù đúng, cũng không thể đi vào cuộc sống nền hành chính yếu kém là một trở lực lớn cho đổi mới và phát triển do đó, cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính đang là một yêu cầu bức xúc Nhân dân mong mỏi được sống và làm ăn trong một môi trường an ninh, trật tự, dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu, người ngay được bảo vệ, kẻ gian bị trừng trị
Hiện nay, nền hành chính của ta còn có nhiều yếu kém: quan liêu, xa dân, xa cơ sở; phân tán, thiếu trật tự kỷ cương; nạn tham nhũng và lãng phí của công; bộ máy cồng kềnh, nặng nề, kém hiệu lực; đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu về kiến thức, năng lực, một bộ phận không nhỏ kém phẩm chất, thậm chí hư hỏng
Cải cách hành chính để có một nền hành chính dân chủ trong sạch, phục vụ đắc lực nhân dân, giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội theo pháp luật Nó phải phục vụ tận tụy, công tâm, đáp ứng yêu cầu hàng ngày về quyền lợi hợp pháp của nhân dân Muốn thế, bản thân
nó phải trong sạch và kỷ cương, phải thanh toán được những căn bệnh mà từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, “lúc nào cũng vác mặt quan cách mạng lên Không biết rằng thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4,tr.57-58) Tóm lại, phải phấn đấu để xóa bỏ ấn
tượng hiện nay trong nhân dân: hành chính là hành dân là chính.
Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính là một quá trình, phải tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt Căn bệnh này nặng nề, phức tạp, có nguyên căn xã hội - lịch sử, nên không thể chữ trị một thời gian ngắn
Những vấn đề bứ xúc nổi lên hiện nay thường biểu hiện tập trung ở các cơ quan hành chính hàng ngày có quan hệ tiếp xúc trực tiếp với nhân dân Cần phải đội ngũ cán bộ,
viên chức quán triệt nhận thức: Nhà nước là một tổ chức công quyền thể hiện quyền lực của nhân dân, nhân viên Nhà nước là công bộc của nhân dân Bên cạnh chức năng quản
lý Nhà nước, các cơ quan hành chính còn có chức năng dịch vụ công Để nêu cao tinh
thần phục vụ nhân dân , cần thiết phải:
- Cải cách thủ tục hành chính, ban hành và hoàn thiện chế độ công vụ
- Đề cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại của nhân dân, sao cho thủ tục khiếu kiện đơn giản, nhanh chóng, đúng pháp luật, không để nhân dân phải tốn quá
nhiều thời giờ, công sức đi lại, do tình trạng đùn đẩy, kính chuyển vòng vo.
- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn, thực hiện tinh giảm biên chế; sử lý nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm pháp luật (tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi…)
3.3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước gắn liền xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, sự lãnh đao của Đảng là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Nhà nước ta đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại
Trang 10của dân tộc bước vào thời kì đổi mới, Đảng ta chủ trương: trước hết tập trung đổi mới về kinh tế đồng thời từng bước đổi mới về chính trị, nhờ đó mà đất nước ổn định, từng bước tiến lên đạt những thành tựu quan trọng sau 15 năm đổi mới
Những năm gần đây, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về củng cố và tăng cường bộ máy Nhà nước, đấu tranh chống các tệ nạn làm suy giảm uy tín và hiệu lực của Nhà nước Tuy nhiên, yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, trù dập, ức hiếp nhân dân,… đang đòi hỏi ở Đảng ta một sự lãnh đạo tập trung hơn nữa, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “cuộc vận động này là cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng
là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu
Chúng ta đã thấy rõ kẻ thù, Đảng đã định ra chiến lược sách lược đúng đắn Chúng
ta phải cùng đồng tâm nhất chí, mạnh bạo xung phong”(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t 10, tr.578)
Cuộc đấu tranh để khắc phục những khuyết tật của bộ máy Nhà nước không thể tách rời cuộc vận động, xây dựng, chỉnh đốn Đảng Đảng mạnh thì Nhà nước mạnh Không thể có một Đảng mạnh mà Nhà nước và hệ thống hành chính của nó lại yếu kém Để chỉnh đốn lại bộ máy Nhà nước, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, Đảng phải tự chỉnh đốn, phải nêu gương về mặt trong sạch, vững mạnh Đó là nhân tố cơ bản và then chốt Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng trong sạch, vững mạnh mới đưa cải cách bộ máy Nhà nước đi đến thành công