MỤC LỤCMỤC LỤC2DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT5LỜI MỞ ĐẦU6PHẦN I: CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ YẾU TỐ PHÁT TRIỂN7I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI7II.BỐI CẢNH, XU THẾ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI8PHẦN II: THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM10I.THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM101.Qui mô và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 19952006102.Cơ cấu thị trường113.So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới144.Đánh giá về thị trường vận tải hàng không Việt Nam14II.THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM151.Nhóm các doanh nghiệp công ích162.Nhóm các doanh nghiệp vận tải hàng không173.Đánh giá về các doanh nghiệp hàng không Việt Nam21III.THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI TẦU BAY CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM231.Về cơ cấu đội máy bay232.Về đặc điểm khai thác đội tầu bay233.Đánh giá về đội máy bay của hàng không Việt Nam24IV.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY VIỆT NAM241.Kết cấu mạng cảng hàng không sân bay252.Quy mô của các cảng hàng không283.Thực trạng khai thác các cảng hàng không294.So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới315.Đánh giá về hệ thống cảng hàng không Việt Nam31V.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG BAY321.Qui mô và năng lực điều hành322.Hệ thống cơ sở hạ tầng323.Sản lượng điều hành bay334.Đánh giá về hệ thống quản lý,đảm bảo hoạt động bay34VI.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG341.Đặc điểm và cơ cấu nguồn nhân lực342.Các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không353.Đánh giá về nguồn nhân lực trong Ngành hàng không364.Đánh giá về cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không37VII.THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÀNG KHÔNG381.Lĩnh vực kỹ thuật máy bay382.Lĩnh vực trang thiết bị kỹ thuật hàng không khác393.Đánh giá về công nghiệp hàng không Việt Nam40VIII.CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG411.Không khí412.Tiếng ồn413.Các yếu tố vật lý424.Môi trường nước425.Môi trường đất446.Chất thải rắn và lỏng457.Ô nhiễm do xây dựng , cải tạo các công trình hàng không45IX.ĐÁNH GIÁ CHUNG461.Những kết quả đạt được462.Những mặt hạn chế463.Nguyên nhân của những hạn chế46PHẦN III: XU HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 203048I.DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM481.Cơ sở và phương pháp dự báo482.Các số liệu dự báo48II.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN501.Quan điểm phát triển502.Mục tiêu phát triển513.Các chỉ tiêu phát triển51PHẦN IV: QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 203053I.QUY HOẠCH MẠNG ĐƯỜNG BAY531.Quan điểm quy hoạch532.Mục tiêu543.Nội dung quy hoạch đến năm 2015554.Định hướng quy hoạch giai đoạn 2016 202058II.QUY HOẠCH ĐỘI TẦU BAY581.Quan điểm qui hoạch582.Mục tiêu593.Nội dung qui hoạch đến năm 2020594.Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020 203060III.QUY HOẠCH MẠNG CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY611.Quan điểm qui hoạch6113.Nội dung quy hoạch đến năm 2020624.Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020 2030IV.QUY HOẠCH QUẢN LÝ, ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG BAY841.Quan điểm quy hoạch842.Mục tiêu853.Nội dung qui hoạch đến năm 2020864.Định hướng qui hoạch giai đoạn 2020 203091V.QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP HÀNG KHÔNG921.Quan điểm quy hoạch932.Mục tiêu943.Nội dung quy hoạch đến năm 2020934.Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020 203095VI.QUI HOẠCH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP951.Quan điểm quy hoạch952.Mục tiêu973.Nội dung qui hoạch đến năm 2020974.Định hướng qui hoạch giai đoạn 2020 2030100VII.QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO1011.Quan điểm quy hoạch1012.Mục tiêu1013.Nội dung quy hoạch đến năm 20201014.Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020 2030104VIII.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC1041.Dự báo nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động HKDD1042.Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành hàng không107IX.NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ114Giai đoạn đến năm 2020115PHẦN V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH117PHẦN VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH126PHẦN VII: CÁC PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU KÈM THEO1271.Phụ lục1272.Đồ thị minh họa1283.Bản đồ128PHẦN VIII: CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO130 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮTGTVT: Giao thông vận tải.VTHK: Vận tải hàng không.HK: Hàng không.HKDD: Hàng không dân dụng.HKVN: Hàng không Việt Nam.CHK: Cảng hàng không.SB: Sân bay.CHKQT: Cảng hàng không quốc tế.CHKNĐ: Cảng hàng không nội địa.DNCI: Doanh nghiệp công ích.CNHK: Công nghiệp hàng không. LỜI MỞ ĐẦUQuy hoạch phát triển GTVT HK được xây dựng nhằm mục đích đánh giá chính xác tiềm năng phát triển, đồng thời đưa ra các phương án phát triển tất cả các tiềm năng của Ngành HKVN một cách hiệu quả, phù hợp với đường lối, chiến lược và hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quy hoạch phát triển GTVT HK là cơ sở cần thiết cho việc lập các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch hàng năm của Ngành cũng như làm cơ sở cho các đơn vị thuộc Ngành xây dựng và lập kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn nhằm đảm bảo sự phát triển thống nhất, hài hoà, hiệu quả của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực HKDD.Quy hoạch phát triển GTVT HK được xây dựng trên cơ sở: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia đến năm 2020; Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2010, định hướng đến 2020; Hiện trạng kinh tế xã hội đất nước; Hiện trạng Ngành GTVT và HKDD; Hiện trạng và xu thế phát triển của HKDD trên thế giới cũng như dựa trên các căn cứ pháp lý quan trọng như: các văn kiện về đường lối, chính sách phát triển kinh tếxã hội của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội (đặc biệt là Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và IX), Luật HKDD Việt Nam, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch.
Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam MỤC LỤC 2. Cơ cấu thị trường 8 3. So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới 11 4. So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới 28 4. Đánh giá về hệ thống quản lý, đảm bảo hoạt động bay 30 2. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không 32 2. Các số liệu dự báo 45 4. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 55 4. Định hướng quy hoạch giai đoạn đến năm 2030 79 3. Nội dung qui hoạch đến năm 2020 83 3. Nội dung quy hoạch đến năm 2020 90 4. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 92 1 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT - GTVT: Giao thông vận tải. - VTHK: Vận tải hàng không. - HK: Hàng không. - HKDD: Hàng không dân dụng. - HKVN: Hàng không Việt Nam. - CHK: Cảng hàng không. - SB: Sân bay. - CHKQT: Cảng hàng không quốc tế. - CHKNĐ: Cảng hàng không nội địa. - DNCI: Doanh nghiệp công ích. - CNHK: Công nghiệp hàng không. 2 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Quy hoạch phát triển GTVT HK được xây dựng nhằm mục đích đánh giá chính xác tiềm năng phát triển, đồng thời đưa ra các phương án phát triển tất cả các tiềm năng của Ngành HKVN một cách hiệu quả, phù hợp với đường lối, chiến lược và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch phát triển GTVT HK là cơ sở cần thiết cho việc lập các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch hàng năm của Ngành cũng như làm cơ sở cho các đơn vị thuộc Ngành xây dựng và lập kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn nhằm đảm bảo sự phát triển thống nhất, hài hoà, hiệu quả của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực HKDD. Quy hoạch phát triển GTVT HK được xây dựng trên cơ sở: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia đến năm 2020; Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2010, định hướng đến 2020; Hiện trạng kinh tế xã hội đất nước; Hiện trạng Ngành GTVT và HKDD; Hiện trạng và xu thế phát triển của HKDD trên thế giới cũng như dựa trên các căn cứ pháp lý quan trọng như: các văn kiện về đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội (đặc biệt là Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và IX), Luật HKDD Việt Nam, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch. 3 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam PHẦN I: CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ YẾU TỐ PHÁT TRIỂN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Việt Nam nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có số lượng dân cư đông nhất, tiềm lực kinh tế mạnh và đặc biệt là khu vực có các hoạt động kinh tế năng động và phát triển nhất. Bên cạnh đó, với lợi thế nằm trên trục giao thông Đông - Tây và Bắc - Nam, là những trục giao thông quan trọng và đông đúc nhất trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về giao thông, đặc biệt là giao thông HK. Hiện nay, tiềm năng về vị trí địa lý mới chỉ được khai thác một phần, chủ yếu là phục vụ điều hành các chuyến bay quá cảnh, trong khi đó việc tổ chức khai thác lợi thế về khả năng tạo lập các trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa chưa thực hiện được. Dân số Việt Nam tính đến hết năm 2006 đạt xấp xỉ 85 triệu người, được phân bố tập trung tại các khu vực đồng bằng sông Hồng, duyên hải Trung bộ và đồng bằng Nam bộ. Mạng lưới các trung tâm đô thị được phân bổ tương đối đều, mức độ đô thị hoá nhanh trên toàn lãnh thổ với 3 trung tâm lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Mức độ tăng trưởng kinh tế của các trung tâm này bình quân đạt khoảng 15%/năm. Đây là một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển giao thông HK giữa các trung tâm này với nhau, giữa các trung tâm này với các vùng miền trên toàn quốc cũng như với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam có một hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải (đường không, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông), bao gồm hơn 77.300 km đường bộ, 3.150 km đường sắt, 41.000 km sông kênh, 3.200 km bờ biển với 92 cảng đang hoạt động và hệ thống 61 SB được quy hoạch trong đó có 20 CHK đang khai thác phục vụ các hoạt động dân dụng. Việc phát triển hợp lý, cân đối và có sự hỗ trợ qua lại giữa các loại hình vận tải nêu trên sẽ là lợi thế quan trọng đối với việc phát triển vận tải đa phương thức và vận tải bằng đường 4 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam không. II. BỐI CẢNH, XU THẾ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI Với tốc độ phát triển bình quân 2,8% trong 10 năm trở lại đây (trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng bình quân 4,1%/năm), nền kinh tế thế giới đã tác động và tạo nên nhu cầu rất lớn đối với sự phát triển của hoạt động HKDD, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi có các nền kinh tế lớn, phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới. Nếu không tính năm 2001 - năm mà hoạt động HK thế giới bị giảm sút nghiêm trọng do sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ và năm 2003 do dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) thì tốc độ tăng trưởng HKDD (tính theo hành khách luân chuyển) trong những năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức độ tăng trưởng GDP trên thế giới từ 1,5 tới 1,8 lần. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tốc độ bình quân trên 3,5%, đây là tiền đề rất quan trọng để HKDD thế giới và khu vực có điều kiện tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, HKDD thế giới trong những thập kỷ qua có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và công nghệ HK. Trong nhiều thập kỷ tới, HKVN sẽ tiếp tục phát triển theo các xu thế chung và phải vượt qua nhiều thách thức mà HKDD thế giới đã, đang và sẽ phải đối mặt. Việc nhận biết các xu thế là hết sức cần thiết đối với HKDD Việt Nam để có những chính sách, sách lược, giải pháp và lộ trình thích hợp nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Các xu thế chủ yếu hiện nay bao gồm: - Xu thế toàn cầu hoá các hoạt động HKDD đã hình thành và tiến triển mạnh mẽ. Xu thế này chịu sự chi phối của xu thế liên kết kinh tế - chính trị theo khu vực và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Hiện nay xu thế này đang diễn ra mạnh mẽ nhất giữa các quốc gia thuộc liên 5 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam minh châu Âu (EU) và khu vực Bắc Mỹ. - Tự do hoá và thương mại hoá các hoạt động HKDD là xu thế chủ yếu, cơ bản, xuyên suốt và không thể tránh khỏi của HKDD thế giới. Xu thế này ảnh hưởng không những trên bình diện tổng thể mà còn tác động mạnh mẽ từ chính sách vĩ mô đến chiến lược, sách lược phát triển trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực cụ thể. - Xu thế giảm thiểu sự bảo hộ, kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ HK thông qua việc tư nhân hoá, cổ phần hoá các hãng HK, các CHK và thậm chí là toàn bộ một lĩnh vực (chẳng hạn một số nước đã thực hiện cổ phần hoá lĩnh vực quản lý, điều hành bay như: Ca-na-đa, Niu-di-lân, Thái Lan ). - Xu thế liên kết, liên minh giữa các hãng HK lớn với mục đích tận dụng các lợi thế của nhau về thị trường, mạng dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Bên cạnh đó, việc thành lập mới các hãng HK nhỏ, chi phí thấp cũng đang diễn ra rất phổ biến tại nhiều quốc gia. - Xu thế tạo lập và cạnh tranh giữa các CHK trung chuyển lớn diễn ra ở tất cả các khu vực: châu Âu (Pa-ri, Luân-đôn, Am-stéc-đam, Phrăng- phuốc); Bắc Á (Tô-ky-ô, Ô-sa-ka, Xê-un, Đài Loan, Hồng Kông); Đông Nam Á (Băng Cốc, Xinh-ga-po, Kua-la-lăm-pơ) 6 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam PHẦN II: THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1995-2007 Cùng với việc thực hiện chính sách “Đổi mới” do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng, thị trường HKVN thực sự đã có sự khởi sắc và mặc dù có những giai đoạn khó khăn, chững lại do các yếu tố khách quan, nhưng về tổng thể trong thời gian 15 năm trở lại đây thị trường HKVN vẫn đang trong xu thế phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn 1990-1994, do xuất phát điểm của Ngành HKDD Việt Nam còn thấp nên tốc độ tăng trưởng rất cao, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều đạt từ 20-45%/năm. Đây là thời kỳ đánh dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho một giai đoạn phát triển mới của Ngành HKDD Việt Nam - giai đoạn phát triển và hội nhập vào cộng đồng HKDD quốc tế. Từ 1995 đến nay, VTHK Việt Nam đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng: phương tiện vận tải được đổi mới, năng lực vận tải được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc tế được củng cố và từng bước phát triển vững chắc. Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2006, thị trường HKVN đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của HK thế giới và khu vực, đạt tổng số 74,5 triệu khách (tăng bình quân 11,7%/năm), 1,62 triệu tấn hàng hoá (tăng bình quân 14,2%/năm), với mạng đường bay quốc tế rộng khắp của 2 doanh nghiệp vận chuyển HKVN và 29 hãng HK nước ngoài, nối Việt Nam với 27 thành phố thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, và châu Úc. Cụ thể: - Trong hai năm đầu, thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao như thời kỳ trước. Thị trường Việt Nam được các hãng HK khai thác như một điểm mới, đầy tiềm năng. - Năm 1997, khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Á đã khiến kinh tế các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, bị suy giảm nghiêm 7 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam trọng. Ngành HKDD Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh, một số hãng HK quốc tế ngừng khai thác thường lệ đến Việt Nam như Emirates Airlines (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), Garuda (In-đô-nê-xia), Philippines Airlines (Phi-líp-pin), KLM (Hà Lan), Lauda Air (Áo) và Swiss Air (Thụy Sỹ). Năm 1998, tốc độ tăng trưởng của thị trường HKVN đạt con số âm (-3%). Đến năm 1999, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi vào nửa đầu năm và tăng trưởng khá vào cuối năm. - Trong hai năm 2000-2001, thị trường có sự tăng trưởng ổn định, mặc dù xảy ra sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ nhưng thị trường VTHK Việt Nam không bị ảnh hưởng mạnh, kết quả khai thác tăng dần qua các năm. Năm 2002, thị trường HKVN có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 20,5%. - Đầu năm 2003, do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) và chiến tranh I-Rắc, HKDD thế giới nói chung và HKDD Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Các đường bay giữa Việt Nam và khu vực có dịch bệnh như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông phải cắt giảm tần suất, thậm chí tạm ngừng khai thác; các đường bay đến châu Âu cắt ngang khu vực có chiến sự buộc phải hủy bỏ hoặc thay đổi làm tăng chi phí vận tải. Tuy nhiên vào nửa cuối 2003, Cục HKVN đã có chính sách giảm giá dịch vụ điều hành bay và dịch vụ tại các CHK (10%) để hỗ trợ, thu hút các hãng HKNN khai thác đến Việt Nam; đồng thời các hãng HK cũng có những chính sách khuyến mại giảm giá nhằm kích cầu, thu hút khách; cộng với tình hình dịch SARS được khống chế nên tính chung cả năm 2003, thị trường VTHK vẫn đạt mức xấp xỉ năm 2002. Năm 2004 đánh dấu sự phục hồi của thị trường VTHK với 8,5 triệu hành khách, tăng 27,9% và 208 nghìn tấn hàng hoá, tăng 15,2% so với năm 2003. Bước sang năm 2006, thị trường vận chuyển đạt gần 12 triệu hành khách, tăng 19,6% và 264 nghìn tấn hàng hoá, tăng 22,4% so với năm 2005. 2. Cơ cấu thị trường 8 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam a. Thị trường vận tải hàng không nội địa Mạng đường bay nội địa của HKVN được thiết kế theo kết cấu trục - nan với các đường bay đi - đến các địa phương tỏa ra từ 03 thành phố lớn của ba miền là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. Tính đến hết năm 2006 có 28 đường bay đến 17 thành phố, thị xã trên toàn quốc, trong đó đường bay trục Bắc - Nam nối liền 3 thành phố Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh chiếm hơn 65% tổng lượng khai thác cũng như vận chuyển nội địa. Hiện nay, việc khai thác các đường bay trục Bắc - Nam do Vietnam Airlines và Pacific Airlines cùng thực hiện, các đường bay địa phương chủ yếu do Vietnam Airlines đảm nhiệm. Từ quý II năm 2004, cùng tham gia vào mạng đường bay nội địa có thêm sự đóng góp của Công ty bay dịch vụ Việt Nam (VASCO - một thành viên thuộc Tổng công ty HKVN) với đường bay từ Tp Hồ Chí Minh tới 02 điểm là Cà Mau và Côn Đảo. Với hệ thống SB phân bố đều khắp các vùng, tiềm năng du lịch đa dạng, mạng đường bay nội địa của HKVN đã được phát triển đều khắp, giải quyết được 2 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường HK trong nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; thứ hai, đảm bảo hỗ trợ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của các hãng HKVN. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các đường bay nội địa hiện nay không đồng nhất, một số đường có hiệu quả và tần suất khai thác cao như các đường bay trục Bắc - Nam, đường bay đi - đến Huế, Nha Trang (Cam Ranh), Phú Quốc ; trong khi đó hầu hết các đường bay còn lại, nhất là các đường bay đến những vùng kinh tế kém phát triển phải bù lỗ và cân đối từ các đường bay khác. b. Thị trường vận tải hàng không quốc tế Mạng đường bay quốc tế của HKVN tính đến hết tháng 12/2007 bao gồm 39 đường bay (36 đường bay trực tiếp và 03 đường bay liên danh (code- sharing)) từ 03 thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) đến 27 điểm thuộc 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có 12 điểm ở Đông Bắc Á, 08 điểm ở 9 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam Đông Nam Á, 02 điểm ở Úc, 03 điểm ở Châu Âu và 02 điểm ở Bắc Mỹ. Cụ thể: - Đối với thị trường HK quốc tế của Việt Nam, thị trường Đông Bắc Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc giữ một vai trò quan trọng với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 13% năm trong giai đoạn 1998-2007. Năm 2007, thị trường Đông Bắc Á chiếm 50% tổng thị trường hành khách quốc tế, và chiếm trên 60% tổng thị trường hàng hoá. - Khu vực Đông Nam Á (chưa tính đến Tiểu vùng Căm-pu-chia - Lào - Mi-an-ma) là thị trường truyền thống đứng thứ hai chiếm 31,8% thị phần vận chuyển hành khách và hơn 20% thị phần vận chuyển hàng hóa vào năm 2006. - Thị trường Châu Âu chủ yếu là Pháp, Nga và Đức tương đối ổn định, trong đó thị trường Pháp đóng vai trò như điểm trung chuyển giữa Việt Nam và khu vực Châu Âu với khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa năm 2007 chiếm khoảng 9% thị phần. - Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) là thị trường mới đối với HKVN. Việt Nam hiện đang thực hiện thoả thuận hợp tác liên danh với China Airlines, theo đó Vietnam Airlines bán vé cho hành khách đi từ Việt Nam tới Hoa Kỳ và ngược lại trên các chuyến bay do CI khai thác chặng từ Đài Loan tới Lốt-Ăngiơlét và San-Phransiscô. Trong thời gian tới, khi Vietnam Airlines có khả năng khai thác đường bay trực tiếp tới Hoa Kỳ bằng máy bay B777 sẽ là một cơ hội quảng bá lớn, xác lập một vị thế mới của HKVN với các quốc gia trong khu vực, bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn để được chấp nhận bay đến Mỹ do Nhà chức trách HKDD nước này đưa ra là rất khắt khe. - Tiểu vùng hợp tác về VTHK các nước Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch bắt đầu được khai thác mạnh, khởi đầu là thị trường 3 nước Đông Dương. Tuy lưu lượng hành khách cũng như hàng hoá nội vùng không lớn nhưng Việt Nam lại là một 10 [...]... sắm ) đã từng bước được quan tâm nhưng mức độ đa dạng và chất lượng của dịch vụ còn hạn chế 26 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam c So sánh với Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc được phê duyệt tại Quy t định số 911/1997/QĐ-TTg Hệ thống SB toàn quốc được quy hoạch phát triển bao gồm: 138 CHK, SB và bãi hạ cánh, trong đó được phân thành 2 loại: + Các SB và bãi đậu... ta đứng vị trí thứ 45 4 Đánh giá về thị trường vận tải hàng không Việt Nam Bước vào thế kỷ 21, HKVN có những thuận lợi cơ bản làm tiền đề cho bước phát triển mới, thể hiện ở bốn yếu tố: 11 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam Thứ nhất, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy sức mạnh, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa... Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam 1993 Theo đề án Quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc, trong phần đánh giá hiện trạng tổng kết có 313 SB lớn nhỏ, 260 bãi đáp trực thăng trên cả nước Có 30 SB hoạt động, trong đó có 13 SB quân sự quản lý hoàn toàn, 09 SB dùng chung (dân dụng và quân sự), 08 SB HKDD quản lý hoàn toàn, 03 SB quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng) Quy hoạch. .. HKDD Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế tăng nhanh, một số SB được nâng cấp mở rộng bảo đảm cho hoạt động HKDD và quân sự như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng trở thành SB quốc tế, một số SB khác cũng được sửa chữa khôi phục Do nhu cầu cấp thiết của việc quy hoạch hệ thống CHK-SB, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án quy hoạch phát triển hệ thống... nhu cầu, trong đó SB Trường Sa do Bộ Quốc phòng mới xây dựng cho hoạt động bay quân sự Tổng hợp so sánh hiện trạng với Quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc được phê duyệt tại Quy t định số 911/1997/QĐ-TTg được nêu trong Phụ lục 7 27 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam 4 So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Nếu lấy CHK qui mô nhất của Việt Nam là CHKQT... Quân chủng Phòng không Không quân SFC không phải là một hãng HK khai thác vận chuyển công cộng hành khách, hàng hoá Về năng lực hoạt động, trong số 04 doanh nghiệp vận chuyển, Vietnam Airlines và Pacific Airlines là 02 doanh nghiệp vận chuyển HK thường lệ, trong đó Vietnam Airlines chiếm tỷ trọng vận chuyển chủ yếu (87% vận tải nội địa và 14 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam... Việc duy trì chế độ hai giá (khác nhau giữa hãng HKVN và hãng HK nước 16 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam ngoài) đối với dịch vụ tại CHK và điều hành bay trong thời gian tới sẽ không còn phù hợp đối với sự phát triển của Ngành cũng như định hướng hội nhập quốc tế - Một thời gian dài Vietnam Airlines không có tư cách pháp nhân Căn cứ Nghị định 04/CP ngày 27/01/1996 của Chính... 2007), ga hàng hóa CHKQT Tân Sơn Nhất b Các cảng hàng không nội địa Các CHKNĐ của Việt Nam hiện nay có quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS) Khoảng 60% số CHK này có khả năng tiếp thu tầu bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc tương đương do hạn chế 25 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không. .. đông một cách không cần thiết cũng làm cho việc hạ giá thành sản phẩm trở nên khó khăn, dẫn đến tính cạnh tranh không cao của các sản phẩm đưa ra thị trường III THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI TẦU BAY CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1 Về cơ cấu đội tầu bay Tổng số tầu bay của các doanh nghiệp vận chuyển HKVN tính đến thời điểm tháng 12/2007 là 72 chiếc, trong đó: 19 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam... chở hàng còn rất hạn chế, chỉ có 1 chiếc (thuê ướt) của Pacific Airlines vào năm 2006, hiện nay chỉ còn tàu bay chuyên dụng chở hàng của các hãng hàng không nước ngoài đang khai thác 3 Đánh giá về đội tầu bay của hàng không Việt Nam a Điểm mạnh - Đội tầu bay thuộc loại tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới, chủ yếu do 2 Hãng chế tạo tầu bay thương mại hàng đầu là Boeing (Mỹ) và Airbus 20 Qui hoạch phát . nghiệp hàng không. 2 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Quy hoạch phát triển GTVT HK được xây dựng nhằm mục đích đánh giá chính xác tiềm năng phát triển, . việc phát triển vận tải đa phương thức và vận tải bằng đường 4 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam không. II. BỐI CẢNH, XU THẾ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG. hướng quy hoạch đến năm 2030 92 1 Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT - GTVT: Giao thông vận tải. - VTHK: Vận tải hàng không. - HK: Hàng không. -