Định hướng quy hoạch đến năm 2030

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển hàng không (Trang 55 - 79)

- Tăng cường và mở rộng mạng đường bay quốc tế, đặc biệt là các tuyến bay xuyên lục địa đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (hành khách) và Chu Lai (hàng hoá); Mở mới các đường bay quốc tế từ các CHKQT đến các điểm mới tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.

- Tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa; mở mới các đường bay liên vùng, kể cả các đường bay không nối với các trung tâm Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Tập trung phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, sự gắn kết chặt chẽ giữa các loại hình vận tải khác nhau.

II. QUY HOẠCH ĐỘI TẦU BAY

1. Quan điểm qui hoạch

- Qui hoạch đội tầu bay phù hợp với kế hoạch phát triển mạng đường bay và khả năng tài chính, bảo đảm sự chủ động và linh hoạt nhằm điều chỉnh kịp thời khi thị trường biến động.

- Phát triển đủ chủng loại tầu bay chở khách và máy bay chở hàng phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường, đảm bảo đơn giản về cấu trúc và số lượng loại máy bay nhằm tạo sự linh hoạt trong khai thác sử dụng, tiết kiệm chi phí.

- Không sử dụng quá nhiều dòng và loại tầu bay, động cơ tầu bay trong cùng một đội bay nhằm bảo đảm tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, khai thác và

tận dụng được các ưu đãi từ nhà sản xuất tầu bay. Sử dụng biện pháp đấu thầu chủng loại và nhà cung cấp. Hạn chế mua tầu bay đã qua sử dụng đối với các dự án đầu tư máy bay.

- Sử dụng cả 2 chủng loại máy bay của Châu Âu và Mỹ. Có thể áp dụng chính sách này ngay cả đối với các máy bay có cùng tầm bay; tạo thuận lợi, đảm bảo tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu mua tầu bay giữa các đối tác lớn như Boeing và Airbus.

2. Mục tiêu

Xây dựng đội tầu bay hùng hậu, chủng loại hợp lý, có khả năng cạnh tranh cao, với tỷ lệ sở hữu của Việt Nam (tính theo đầu tầu bay) đạt trên 50%.

3. Nội dung qui hoạch đến năm 2020a. Chủng loại tầu bay a. Chủng loại tầu bay

- Tàu bay tầm ngắn (khai thác các đường bay dưới 4 giờ bay): khai thác chủ yếu cho mạng đường bay nội địa và mạng đường bay Đông Nam Á. Định hướng sử dụng các loại tàu bay từ 65-100 ghế (ATR-72 của châu Âu, nghiên cứu phát triển đội tầu bay tương đương công nghệ Ca-na-đa, Bra- xin, ga và Nhật Bản), các loại tàu bay từ 150-200 ghế (dòng tàu bay A318/319/320/A321 và các loại khác thuộc dòng B737).

- Tàu bay tầm trung (khai thác các đường bay dưới 10 giờ bay): khai thác chủ yếu cho mạng đường bay Đông Bắc Á, Nam Á và Úc. Định hướng sử dụng các loại tàu bay từ 250-350 ghế dòng B777-200ER, B787-8, A350- 800 và các loại thuộc dòng A330 và tương đương (đối với tàu bay thuê). - Tàu bay tầm xa (khai thác các đường bay xuyên lục địa): khai thác chủ yếu

cho mạng đường bay xa đi châu Âu, Bắc Mỹ và có kết hợp chở hàng. Định hướng sử dụng các loại tàu bay trên 300 ghế dòng B787-9, A350-900 và các loại thuộc dòng A340, B777-200LR và tương đương (đối với tàu bay thuê). Về lâu dài nghiên cứu sử dụng dòng tàu bay A380.

- Loại tàu bay chở hàng: Sử dụng loại 20 - 30 tấn để khai thác chở hàng trong khu vực; loại 70 - 100 tấn để khai thác chở hàng đi châu Âu và Bắc

Mỹ. Định hướng sử dụng các loại tàu bay chuyên dụng chở hàng của Boeing, Airbus (như B747F, B777F, A330F), Nga, Nhật Bản hoặc tương đương.

b. Số lượng tầu bay

Số lượng tàu bay các loại (cả chở khách và hàng hóa) theo quy hoạch đến năm 2020 từ 140-150 chiếc (sở hữu 70-80 chiếc), bao gồm:

- Tàu bay tầm ngắn: 60-70 chiếc, trong đó sở hữu 30-35 chiếc. - Tàu bay tầm trung: 30-35 chiếc, trong đó sở hữu 17-20 chiếc. - Tàu bay tầm xa: 20-24 chiếc, trong đó sở hữu 10-12 chiếc. - Loại chở hàng: 8-10 chiếc, trong đó sở hữu 3-5 chiếc.

Đối với riêng Tổng công ty HKVN, kế hoạch phát triển đội tàu bay đến năm 2015 như sau:

- Đến năm 2010: Thực hiện 2 dự án mua 10 tàu bay A321 và 4 tàu bay B787-8 đã được phê duyệt và đầu tư bổ sung đầu tư 5 tầu bay ATR72- 500 để phục vụ vận tải nội địa. Đảm bảo đưa tổng số tàu bay sở hữu lên 37 chiếc trong tổng số 60 tàu bay khai thác.

- Đến năm 2015: Tổng số tàu bay khai thác là 85 chiếc, trong đó thực hiện đầu tư bổ sung 15 tàu bay bao gồm 10 chiếc loại A321; 4 chiếc B787-8, và 01 tàu A350-900.

- Đến năm 2020: đầu tư 09 tàu bay A350-900.

(Số lượng tàu bay nêu trên không bao gồm số tàu bay do Tổng công ty HKVN đang tham gia đầu tư tại Công ty cho thuê tàu bay (VALC) gồm: 08 tàu B787-8 và 10 tàu bay A321).

4. Định hướng quy hoạch đến năm 2030

Định hướng đến năm 2030 tiếp tục tập trung đầu tư đội tàu bay, trong đó chú trọng đầu tư hợp lý cho đội tầu bay khai thác các đường bay xuyên lục địa nhằm nâng cao khả năng khai thác, cạnh tranh của các hãng Hàng không Việt Nam trên các đường bay đến châu Âu và châu Mỹ theo quy hoạch phát triển mạng đường bay. Đội tàu bay của HKVN sẽ có khoảng 230-250 chiếc, trong đó

tàu bay sở hữu tiếp tục duy trì trên 50% tính theo đầu tàu bay.

III. QUY HOẠCH MẠNG CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY

1. Quan điểm qui hoạch

- Mạng CHK cần được quy hoạch hợp lý; các CHKQT giữ vai trò điểm nút trong mạng và CHKQT Long Thành phải trở thành trung tâm trung chuyển lớn có sức cạnh tranh trong khu vực; các CHKNĐ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại trong nước và hỗ trợ cho các CHKQT.

- Mức độ dịch vụ tại các CHK phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, ngày càng đa dạng, văn minh, thuận tiện cho hành khách và các hãng HK.

- Quy hoạch mạng CHK phù hợp với định hướng phát triển GTVT, phù hợp với quy hoạch tổng thể giao thông, quy hoạch mạng đường bay, phối hợp chặt chẽ với các loại hình vận tải khác, tạo điều kiện phát triển loại hình vận tải đa phương thức.

- Quy hoạch CHK phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền; quy hoạch phát triển giao thông và các loại hình vận tải. Đảm bảo nhu cầu vận chuyển bằng đường HK và hiệu quả đầu tư, khai thác của từng CHK. Đảm bảo phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước.

2. Mục tiêu

- Nâng công suất, năng lực khai thác của toàn mạng CHK lên 4 lần vào năm 2020 và khoảng 6 -7 lần vào năm 2030. Cơ bản hoàn chỉnh mạng CHK toàn quốc vào năm 2020 với các CHKQT có quy mô, năng lực, chất lượng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, CHKQT Long Thành là trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hóa, có thể cạnh tranh với các trung tâm lớn trong khu vực.

- Thực hiện tối ưu hoá doanh thu thông qua: đa dạng hoá các dịch vụ tại CHK và hợp lý hoá các hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác; nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ tại CHK bằng cách chống kinh doanh độc quyền, cổ phần hoá các dịch vụ có đủ điều kiện.

- Thương mại hoá các dịch vụ tại CHK, tạo điều kiện cạnh tranh tại các CHK trong cung cấp các dịch vụ phi HK, tăng tỷ lệ doanh thu từ các dịch vụ phi HK trong tổng doanh thu của CHK (chiểm khoảng 50% trở lên) với sự tham gia của các khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực đầu tư CHK.

3. Nội dung quy hoạch đến năm 2020

Mạng CHK đến năm 2020 được quy hoạch trên quan điểm lấy mô hình kết cấu trục nan làm cơ sở chính với Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh là 03 điểm gom tụ lưu lượng hành khách, hàng hóa để nối với các đường bay nội địa và quốc tế. Việc quy hoạch mạng CHK đến năm 2020 cũng được cân nhắc nhu cầu phát triển một cách hợp lý các CHK tại các khu vực có vai trò quan trọng về kinh tế và quốc phòng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu vực này thông qua việc mở các tuyến bay nội địa liên vùng cũng như các tuyến bay quốc tế khu vực khi có nhu cầu.

Đến năm 2020 có 26 CHK được đưa vào khai thác, sử dụng, trong đó có 10 CHKQT (Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc) và 16 CHKNĐ (Điện Biên Phủ, Nà Sản, Lào Cai, Quảng Ninh, Gia Lâm, Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tầu). Ưu tiên tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho các CHKQT.

Tổng diện tích đất các CHK đến năm 2020 là 23.000 ha, trong đó diện tích đất do HKDD quản lý là 11.200 ha, đất dùng chung với quân sự là 6.500 ha, đất do quân sự quản lý: 5.300 ha.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch các địa phương, trong giai đoạn đến năm 2020 nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các sân bay phục vụ cho hoạt động hàng không chung, bay trực thăng và máy bay cánh bằng loại nhỏ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh chưa có CHK.

a. Phân chia cảng hàng không theo khu vực

- Khu vực phía Bắc (9 CHK): 02 CHKQT (Nội Bài, Cát Bi), 07 CHKNĐ (Điện Biên, Nà Sản, Lào Cai, Gia Lâm, Quảng Ninh, Vinh, Đồng Hới).

- Khu vực miền Trung (07CHK): 04 CHKQT (Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cam Ranh), 03 CHKNĐ (Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku).

- Khu vực phía Nam(10 CHK): 04 CHKQT (Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc), 06 CHKNĐ (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tầu).

b. Các cảng hàng không quốc tế (1) CHKQT Nội Bài:

+ Vai trò, chức năng: Là CHKQT của thủ đô, có vai trò trung tâm (cả quốc tế và quốc nội) của khu vực phía Bắc. Trong tổng thể mạng CHK đến năm 2020, tiếp tục duy trì, phát triển CHKQT Nội Bài cùng CHKQT Tân Sơn Nhất, CHKQT Long Thành, CHKQT Đà Nẵng là các CHK trục chính của các tuyến bay nội địa; CHKQT Nội Bài cùng với CHKQT Long Thành, CHKQT Tân Sơn Nhất là các đầu mối vận chuyển hành khách quốc tế quan trọng nhất của đất nước.

+ Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

+ Quy mô: CHKQT Nội Bài đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận máy bay B747-400 hoặc tương đương. Đến năm 2020, tập trung đầu tư mở rộng phần phía Bắc nhằm khai thác tối đa tiềm năng và năng lực các cơ sở hạ tầng hiện có. Triển khai thực hiện giai đoạn 2 dự án nhà ga hành khách T1, xây mới nhà ga hàng hóa nhằm đảm bảo công suất khai thác của cảng đến năm 2008 đạt 6 triệu hành khách/năm và 260.000 tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 2008-2010 triển khai thực hiện đầu tư nhà ga hành khách T2 (10 triệu HK/năm) tại khu vực phía Bắc với mục tiêu nâng công suất khai thác của cảng lên 16 triệu hành khách/năm từ sau năm 2010. Giai đoạn đến năm 2020, đầu tư mở rộng nhà ga hành khách T2 lên 15 triệu HK/năm kết hợp với việc nâng cấp, mở rộng nhà ga T1 nhằm đảm bảo công suất khai thác của cảng lên 25 triệu hành khách/năm vào năm 2020. Nghiên cứu, triển khai đầu tư CHKQT Nội Bài

về phía Nam.

+ Quy hoạch diện tích đất:

- Tổng diện tích đất: 696,8 ha. - Diện tích đất hiện có: 544 ha.

- Diện tích đất cần mở rộng: 152,8 ha.

- Diện tích đất do quân sự quản lý: 436,7 ha. + Các dự án trọng điểm:

- Nhà ga hành khách T1 (giai đoạn 2; 6 triệu hành khách/năm): 2006- 2008.

- Nhà ga hàng hóa (260.000 tấn/năm): 2005-2008. - Nhà khách VIP: 2008 - 2010.

- Nhà ga hành khách T2 (giai đoạn 1: 10 triệu HK/năm): 2008-2010. - Nâng cấp, mở rộng sân đỗ, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay: 2007-

2010.

- Đài kiểm soát không lưu mới: 2006-2009. - Mở rộng hangar máy bay: 2008-2011.

- Lập dự án mở rộng CHKQT Nội Bài về phía Nam: 1015-1020 - Nhà ga hành khách T2 (giai đoạn 2: 15 triệu HK/năm): 2015-2020. - Mở rộng nhà ga hàng hóa: 2015-2020

(2) CHKQT Cát Bi:

+ Vai trò, chức năng: Là CHKQT phục vụ các hoạt động bay quốc tế với các điểm trong khu vực, và phục vụ các đường bay nội địa liên vùng giữa Trung Bộ và Nam Bộ với Đông Bắc Bộ kết hợp với chức năng dự bị cho CHKQT Nội Bài.

+ Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

+ Quy mô: CHK đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận máy bay B777 hoặc B747 (hạn chế tải trọng) trong giai đoạn 2010-2015. Trong giai đoạn đến năm 2020, triển khai các dự án đầu

tư đồng bộ để đưa CHK Cát Bi trở thành CHKQT với công suất cảng đạt từ 2 - 2,5 triệu hành khách/năm và 40 - 50.000 tấn hàng hóa/năm .

+ Quy hoạch diện tích đất:

- Tổng diện tích đất: 491,13 ha.

- Diện tích đất do HKDD quản lý: 78 ha.

- Diện tích đất dùng chung với quân sự: 211 ha. - Diện tích đất do quân sự quản lý: 202,13 ha. + Các dự án trọng điểm:

- Nhà ga hành khách mới (2 - 2,5 triệu hành khách/năm): 2010-2015. - Nâng cấp, kéo dài đường cất hạ cánh (3.050m x 50m): 2010-2015. - Mở rộng đường lăn, sân đỗ máy bay (8 vị trí đỗ B777): 2010-2015. - Đài kiểm soát không lưu mới: 2008-2015.

(3) CHKQT Phú Bài:

+ Vai trò, chức năng: Là CHKQT phục vụ các hoạt động bay quốc tế trong khu vực và các hoạt động bay liên vùng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ - Nam Bộ. + Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

+ Quy mô: CHK đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ 24/24 giờ các loại máy bay B777 hoặc tương đương. Công suất cảng 2 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/năm.

+ Quy hoạch diện tích đất: - Tổng diện tích đất: 372 ha.

- Diện tích đất do HKDD quản lý: 342 ha. - Diện tích đất do quân sự quản lý: 30 ha. + Các dự án trọng điểm:

- Kéo dài đường HCC (3048x45m): 2010-2015.

- Đầu tư hệ thống đèn thềm, đèn Papi đầu phía Bắc: 2007-2008.

- Nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống đường lăn (01 đường lăn song song và 6 đường lăn nối): 2008-2012.

- mở rộng đường trục vào cảng: 2010-2012.

- Mở rộng nhà ga hành khách (2 triệu HK/năm): 2012-2015.

(4) CHKQT Đà Nẵng:

+ Vai trò, chức năng: Là CHKQT có vai trò trung tâm (cả quốc tế và quốc nội) của khu vực miền Trung. Trong tổng thể mạng CHK đến năm 2020, tiếp tục duy trì, phát triển CHKQT Đà Nẵng cùng CHKQT Tân Sơn Nhất, CHKQT Nội Bài là 03 CHK trục chính của các tuyến bay nội địa; tiếp tục tập trung đầu tư, tăng cường các hoạt động bay quốc tế tạo điều kiện cần thiết để phát triển CHKQT Đà Nẵng thành CHKQT quan trọng phục vụ các đường bay quốc tế đến miền Trung từ các quốc gia trong khu vực.

+ Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

+ Quy mô: CHK đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận máy bay B747-400 hoặc tương đương. Công suất cảng 6 triệu hành khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm.

+ Quy hoạch diện tích đất:

- Tổng diện tích đất: 866,09 ha.

- Diện tích đất do HKDD quản lý: 201,45 ha.

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển hàng không (Trang 55 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w