1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng thuộc nội dung học kỳ 2 Sinh học 11 chương trình chuẩn

121 441 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 14,27 MB

Nội dung

Trang 1

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo, ThS Đỗ

Thị Tế Như, người đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn nhiệt tình và những lời gợi ý quý báu trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn các thấy cô trong tổ Phương pháp giảng dạy khoa Sinh — KTNN đã quan tâm và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo dạy bộ môn

Sinh học tại trường THPT Kim Anh — Sóc Sơn — Hà Nội đã góp ý kiến để em

hoàn thành tốt luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,

rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài này ngày càng hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học ở trưởng phổ thông

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 thang 5 năm 2013 Sinh viên

Ngô Thị Tươi

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin khẳng định đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Đỗ Thị Tố Như, giảng viên Khoa Sinh - KTNN Đề tài này chưa từng được công bố ở đâu và hồn tồn khơng trùng với cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, ngày 15 thang 5 nam 2013 Sinh vién

Ngô Thị Tươi

Trang 3

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

HS: Hoc sinh

GV: Gido viên

CTC: Chương trình chuẩn

GD - ĐT: Giáo dục — dao tao

CTGDPT: Chương trình giáo dục phổ thơng PPDH: Phương pháp dạy học SH: Sinh hoc ND: Noi dung KTKN: Kiến thức kĩ năng c n ÐB g9 YP PB _ = SGK: Sách giáo khoa

— — THPT: Trung hoc phé thong KT: Kiém tra —_ = no k TL: Ty luận

TNKQ: Trac nghiém khach quan

_ +>

Trang 4

MỤC LỤC

PHÀN 1: MỞ ĐẦU 2521221221 E212212112112112112112112121211112110112112112112 e2 1

1 Lí đo chọn đề tài - 5 s21 2E 2E1211211211211212111111110111121111211 11111 1x re 1

"J0 0090) 0u n8 3

„ Giả thuyết khoa học -2- + S2+S2222E2212571211712112121111111111112112121121211 110 ce 3

Khách thể và đối tượng nghiên €ứu + 2222 +E+EE2E2EE£E2EZEEEE2EEEEckerkrrres 3

2 3 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 7 8

Ng) 1 8)/0)0814))0 05.0 e 4 Những đóng góp mới của đề tài - 55+ 2s E222 2121121211 21211212112121 2E ce 4

X0 28/0 r0 a7 4

PHAN 2: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU 2-22¿5222222EE22EE2EE22E22E2222272.2222Exe2 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI 5 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm chuẩn -2- 5252225225251 252212121121112111111 11.1111 te 5

1.1.2 Yêu cầu cơ bản của chuẩn - + tt E11 E111 E1111111111111111111 11x 5

1.1.3 Chuẩn KTKN của chương trình giáo dục phỗ thông - 5

In (sống .ắäàỪẼỲVẶ 6

l7 n Ả I1

1.1.6 4 6 6 in nh e 14

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng của việc ra CC SE 2EErEerrrerrrrree 15 1.2.2 Xu hướng kiểm tra đánh giá hiện nay: . - 2sc22+zczzrcrzrcreee 17

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BIÊN SOAN DE KIEM TRA THEO CHUAN KIÊN THỨC KĨ NĂNG - 2222 222112121221212712127121211212112112112111 2xx 19

2.1 Vị trí, cầu trúc, chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình Sinh học - học kì

run na +1ii;ÿ 19

2.1.1 Vị trí, cẤu trÚC 2c 2s 21 3221211211111122111111111211211211211 1111 c2 re 19

2.1.2 Phân tích chuẩn kiến thức kĩ năng học kì 2- Sinh học 11(CTC) 20

2.1.2.1 Chuẩn kiến thức -2- 2-5222 2+22+2E22E2112121 2121212121111 c.xe 20

Trang 5

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

2.1.2.2 Kĩ năng

2.2 Khung phân phối chương trình học kì 2- SH 11(CTC) -. 23

2.3 Biên soạn đề kiếm tra - 52s E22EE232E5212127121271212112111211111112111 1xx 24

2.3.1 Quy trình biên soạn đề kiếm tra trong học kì 2- Sinh học 11(CTC) 25

Chương 3: KÉT QUÁ BIÊN SOẠN CÁC ĐÈ KIỂM TRA 86

3.1 ĐÈ KIỀM TRA ĐÃ BIÊN SOẠN . - 22222212127121271212112121211x xe 86 3.1.1 Đề kiểm tra 15°- học kì 2- Sinh học 11(CTC)

3.1.2 Đề kiểm tra 45°- học kì 2- Sinh học 11(CTC)

Phần II: KÉT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ, -2¿©2222222222xc2xrSzxerxrsrxerxrsrree 114 lì ao “ e 114

P02 ¡0n 6 -Ưư3-3 114

TÀI LIỆU THAM KHÁO .- 5-52-5225 2E2252EEE1252212122121212171212212117121E Xe 116

Trang 6

PHAN 1: MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Do yêu cầu đối mới về phương pháp dạy học

Hiện nay khoa học - kĩ thuật đang phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, cứ khoảng 4 - 5 năm khối lượng tri thức lại tăng gấp đơi Điều đó thúc đẩy tư duy con người cần phải được đổi mới, con người cần phải được phát triển một cách toàn diện Để đạt được mục tiêu Ấy GD- ĐT phải có bước chuyền mình về mọi mặt đặc

biệt là phải đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy học, khắc phục kiểu dạy học

truyền thống thầy giảng trò ghi sang phương pháp hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tư học, tự rèn luyện, tự đánh giá

Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là chỉ đôi mới phương pháp mà phải đổi mới cả 6 thành tố của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức kiểm tra và đánh giá Bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ không coi nhẹ bắt cứ yếu tố nào Một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm đổi mới phương pháp dạy học là do lối kiểm tra truyền thống, thầy kiểm tra chủ yếu bằng các câu hỏi tái hiện, chưa khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo Vấn đề này cũng được nhà giáo dục Rowntree nhắn mạnh:

“ Nếu muốn biết thực chất của một nền giáo duc Hãy nhìn vào cách đánh giá của nền giáo dục đó”

Trên tỉnh thần đó, căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm

2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mam non, giáo dục phố thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp

năm học 2012-2013 là: Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới

phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyền biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học Chỉ đạo điểm mô hình trường trung học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục

Trang 7

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Kiểm tra đánh giá là một khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là q trình thu thập xử lí thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của GD, các giải pháp của các cấp

quản lí GD và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn

Đồng thời kiểm tra đánh giá giúp học sinh tự đánh giá, tự kiểm tra việc nắm tri thức của mình để có cách học tập hợp lí Nguồn thông tin ngược ấy càng phong phú, chính xác, kịp thời thì càng làm cho quá trình đạy học trở thành một hệ thống

khép kín, có khả năng tự điều chỉnh hiệu quả dạy học cao

Vậy để đánh giá chính xác trình độ học sinh thì người giáo viên khơng những phái giỏi về chuyên môn mà cần phải giỏi về các kĩ năng dạy học Và trong những kĩ năng dạy học thì kĩ năng biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những kĩ năng quan trọng Đề kiểm tra là một công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.2 Do thực tiễn dạy học sinh học ở trường phố thông

Môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học mà lồi người có được ngày nay phần lớn hình thành bằng phương pháp thực nghiệm Chính vì vậy trong q tình dạy học Sinh học phải đổi mới cách dạy, cách học theo hướng tạo mọi điều kiện để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động bàng tư duy trừu tượng vì vậy những đề kiểm tra cần phải chú trọng đến khả năng phát triển tư duy của học sinh.Nhưng thực tế việc ra đề kiểm tra của GV còn chưa đạt yêu cầu, những đề

kiểm tra chủ yếu yêu cầu HS ở mức độ tái hiện kiến thức dẫn đến HS có thái độ học đối phó, học để lấy điểm, lấy thành tích do đó sẽ không đạt được mục tiêu GD dé ra

nếu cứ tiếp tục duy trì lối kiểm tra đánh giá cũ Mặc dù bộ GD- ĐT thừa nhận một trong những nguyên nhân chính khiến việc đọc- chép vẫn phỏ biến trong các trường

phổ thông là do chậm đổi mới kiểm tra đánh giá HS Nhưng đây là việc không thể

thay đổi ngay được mà cần có thời gian để thích ứng dần Trước mắt bộ chỉ đạo sẽ tăng cường đổi mới cách ra đề kiểm tra đề thi cuối kỳ, cuối năm ở các trường phổ thơng Trong đó đảm bảo yêu cầu kiểm tra học sinh ở các mức khác nhau: từ nhận

Trang 8

biết thông hiểu đến vận dụng kiến thức, sáng tạo sẽ đưa dạng các đề thi mở nhằm tạo cơ hội cho HS trình bày suy nghĩ, quan điểm, mong muốn Đây cũng là phương pháp để hiểu học sinh và qua đó giúp các em điều chỉnh hành vi, nhận thức giúp các em phát triển một cách tồn diện

Chính vì những lí do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Biên soạn đề kiếm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng thuộc nội dung học kì 2 - Sinh học I1 (CTC)” với hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng GD

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cách biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng làm công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình học kì 2 - Sinh

hoc 11- (CTC)

3 Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được quy trình biên sọan để kiểm tra theo chuẩn KTKN va van

dụng vào thiết kế các đề kiểm tra thuộc nội dung kiến thức học kì 2- Sinh học

11(CTC) sẽ đánh giá được kết quả học tập của người học góp phần nâng cao chất lượng dạy học SH I1

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

HS lớp 11

4.2 Đối tượng nghiên cứu

e ND chương trình học kì 2- Sinh học 1I(CTC)

e Quy trình xây dựng đề kiểm tra chuẩn kiến thức kĩ năng 5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của kiểm tra — đánh giá

5.2 Nghiên cứu thực trạng ra đề kiểm tra ở trường THPT

5.3 Phân tích mục tiêu nội dung kiến thức học kì 2 trong chương trình Sinh học 11(CTC) làm cơ sở để biên soạn đề kiểm tra

5.4 Xác định quy trình biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn KTKN

Trang 9

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

5.5 Thiết kế các đề kiểm tra theo chuẩn KTKN 5.6 Đánh giá chất lượng đề kiểm tra

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài như: tài liệu

bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng câu hỏi và bài tập, lí luận dạy học SH, bài tập trắc nghiêm SH 11, SGK Sinh học I1- (CTC)

6.2 Nghiên cứu thực tiễn

Điều tra cách ra đề kiểm tra ở một số trường THPT 6.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến đánh giá của các thầy, cô giáo có kinh nghiệm tâm huyết với nghề

về các mặt chủ yếu sau:

- Giá trị của đề tài đối với xu hướng đạy học hiện nay

- Giá trị của đề tài đối với sinh viên sư phạm mới ra trường 7 Những đóng góp mới cúa đề tài

7.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho việc biên sọan đề kiểm tra theo chuẩn KTKN thuộc nội dung học kì 2 — Sinh hoc 11( CTC)

7.2 Quy trình biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn KTKN

7.3 Biên sọan được một số đề kiểm tra thuộc nội dung kiến thức học kì 2 -

Sinh học 11 theo chuẩn KTKN hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

sinh

8 Giới hạn của luận văn

Trong khuân khổ của luận văn, chúng tôi giới hạn đề tài nghiên cứu trong

chương trình học kì 2 — Sinh học 1I(CTC) Việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn

KTKN trong chương trình học kì 2 — Sinh học I1(CTC) qua đó giúp đánh giá được kết quả học tập của học sinh từ đó góp phần điều chỉnh phương pháp dạy học cho hiệu quả

Trang 10

PHAN 2: KET QUA NGHIEN CỨU

CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm chuẩn

Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí gọi chung là yêu cầu tuân thủ những nguyên tắc

nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của

lĩnh vực nào đó Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó

Yêu cầu là Sự cụ thể hoá, chỉ tiết tường minh Chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện Yêu cầu được

xem như những “chốt kiểm soát” để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện

1.1.2 Yêu cầu cơ bản của chuẩn

- Có tính khách quan, Chuẩn khơng lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ

quan của người sử dụng Chuẩn

- Có tính ổn định, nghĩa là có hiệu lực cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng

- Có tính khả thi, nghĩa là Chuẩn có thé thực hiện được Chuẩn phủ hợp với

trình độ hay mức độ dung hồ hợp lí giữa u cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra

- Có tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng

- Không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan

1.1.3 Chuẩn KTKN của chương trình giáo dục phổ thông

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình mơn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình mơn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được

sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun)

Trang 11

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được

- Chuan kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu

cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi

hồn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học

- Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học biểu hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho cơng tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV)

1.1.4 Kiếm tra đánh giá 1.1.4.1 Khái niệm kiểm tra

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kiểm tra:

Theo từ điển Tiếng Việt, “ kiểm tra được hiểu là xem xét tình hình thực tế để

đánh giá, nhận xét” Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những đữ liệu, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá

Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng: “ Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của HS đưa ra những giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy của thay, phương pháp học của trò, giúp HS tiến bộ và đạt được mục tiêu GD

Chức năng của kiểm tra đánh giá:

Trang 12

- Đánh giá kết quả học tập của HS: là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn ( một bài, một chương, một học kì, một năm ) của quá trình dạy học đã hoàn thành đến một mức độ về kiến thức, về kỹ năng

- Phát hiện lệch lạc: phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của HS Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết

- Điều chỉnh qua kiểm tra: GV điều chỉnh kế hoạch dạy học (nội dung và phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của HS) Các cấp quản lí điều chỉnh chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng GD

1.1.4.2 Khái niệm đánh giá

Theo GS Trần Bá Hoành (1995) “ Đánh giá là quá trình hình thành những phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhắm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả

công việc”

Trong giáo dục học: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu

được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề Ta, nhằm đề xuất những quyết định

thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”

Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lí thơng tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn

Đánh giá gồm 3 khâu chính là: Thu thập thơng tin, xử lí thông tin và ra quyết định Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo

Trang 13

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

đuổi và kết thúc khi chúng ta đề ra một quyết định liên quan đến mục tiêu đó Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá: đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tuỳ theo kết quá đánh

giá

Đánh giá quá trình dạy học thực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này

1.1.4.3 Mỗi quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá

Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác

định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ

đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu đạy học; đánh giá là xác định mức độ

đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học

Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải

thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định

lượng kết quả học tập của HS

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đo (đánh giá) kết quả học tập của HS sau

khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên

người biên soạn đề kiểm tra cần chuẩn bị kế hoạch chung, xây dựng các yêu cầu của bài kiểm tra căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập

của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp phản hồi cho HS về cách học tập Do đó mục đích của KT- ÐĐG trong lớp học là:

- Tạo động cơ và kích thích HS học tập

- Hỗ trợ và thúc đầy việc học tập

- Phản hồi cho các GV ở các khoá sau và những người khác biết về kết quả học tập

- Cho điểm: Phân loại thành tích (sự tiến bộ của HS)

Trang 14

- Đảm bảo chất lượng (theo các tiêu chuẩn trong trường và bên ngoài trường: đáng tin cậy, có giá trị và có thể lặp lại)

1.1.4.4 Vai trò của kiếm tra đánh giá

Kiểm tra - đánh giá có vai trị vơ cùng quan trọng đối với HS, GV và đặc

biệt là đối với cán bộ quản lí:

Đối với HS: việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin “ liên hệ ngược” giúp người học điều chỉnh hoạt động học Chỉ cho

HS thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu nào cần bổ

khuyết

- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp HS có điều kiện tiến hành các

hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hố, khái qt hoá, hệ thống hoá kiến thức tạo điều kiện cho HS phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế

- Về mặt giáo dục: Học sinh có trắc nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt được những kết quả cao hơn, củng có lịng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn

Đối với GV: cung cấp cho GV những thông tin “ liên hệ ngược ngoài” giúp

người dạy điều chỉnh hoạt động dạy

Đối với cán bộ quản lí GD: cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những

thơng tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kip thoi, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay,

bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục

Như vậy kiểm tra đánh giá có vai trị rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lí giáo dục Nếu kiểm tra đánh giá sai lầm dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn đến việc sử dụng nguồn nhân lực Vậy đổi mới

kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của nghành GD và toàn xã hội hiện

nay Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập

Trang 15

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

1.1.4.5 Các phương pháp kiểm tra đánh giá *Kiém tra miệng

1) Phương pháp kiểm tra miệng được sử dụng: - Trước khi học bài mới

- Trong quá trình học bài mới

- Sau khi học bài mới - Thi cuối kỳ, cuối năm học

2) Phương pháp kiểm tra miệng có tác dụng:

- Tạo cho người giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ HS có những trình độ khác nhau

- Thúc đầy HS học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh gọn,

chính xác, rõ ràng

3) Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra miệng cũng có nhược điểm nếu giáo viên sử dụng nó khơng khéo léo, như:

- Một bộ phận học sinh thường thụ động trong khi kiểm tra - Mắt nhiều thời gian

* Kiểm tra viết

1) Kiểm tra viết được sử dụng

- Sau khi học xong một phần, sau khi học xong một chương, nhiều chương, sau

khi học xong toàn giáo trình

- Sau khi hết học kì hoặc năm học

2) Tác dụng của kiểm tra viết

- Cùng một lúc kiểm tra được tất cả lớp trong một thời gian nhất định - Có thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp - Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ viết

3) Câu hỏi trong bài kiểm tra viết thường có hai loại chính sau:

- Câu hỏi với mục đích địi hỏi học sinh phải tái hiện các kiến thức sự kiện, đòi hỏi phải ghi nhớ và trình bày một cách chính xác, hệ thống, chọn lọc

Trang 16

- Câu hỏi yêu cầu năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải thông hiểu, phân

tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể Trong quá trình kiểm tra, cần sử dụng phối hợp ca hai loại câu hỏi trên * Kiểm tra thực hành

Kiểm tra thực hành nhằm mục đích kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh, như đo đạc, thí nghiệm lao động

1) Kiểm tra thực hành được tiến hành

- Ở trên lớp, trong phịng thí nghiệm, trong vườn trường, trong xưởng

trường, ngoài thiên nhiên

2) Khi tiến hành kiểm tra thực hành, cần phải chú ý các điểm sau:

- Theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác - Kết hợp kiểm tra lý thuyết - cơ sở lý luận của các thao tác thực hành

1.1.5 Đề kiếm tra

1.1.5.1 Hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra viết có các hình thức sau 1) Đề kiểm tra tự luận

Là hình thức kiểm tra chứa những câu hỏi mà HS viết câu trả lời theo cách diễn đạt riêng

* Ưu điểm:

- Đánh giá được chiều sâu của kiến thức, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, suy

nghĩ, lập luận của đối tượng

- Câu hỏi tự luận đễ soạn, ít tốn thời gian soạn (trừ những câu hỏi nhằm đo những mục tiêu ở mức trí lực cao)

- Câu hỏi tự luận khuyến khích HS phát huy óc sáng tạo Khi HS tự mình sáng tạo, giải quyết vấn đề theo đường hướng mới hoặc do tự do sắp đặt ý tưởng, óc sáng tạo có cơ hội phát triển nhiều hơn khi chỉ lựa chọn những câu trả lời cho sẵn

- Câu hỏi tự luận còn tạo cơ hội cho HS luyện khả năng trình bày lơgïc, sắp đặt ý tưởng, dùng từ ngữ để có thể diễn đạt ý tưởng một cách hữu hiệu hơn

* Nhược điểm:

Trang 17

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

- Lượng kiến thức kiểm tra được trong mot don vi thoi gian nhất định là ít

- Châm bài mắt nhiều thời gian

- Tính khách quan trong đánh giá không cao do kết quả bài kiểm tra còn chịu ảnh hưởng của yếu tô chủ quan là người chấm

2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Là đề kiểm tra có các câu hỏi chứa đựng sẵn các phương án trả lời

* Ưu điểm:

- Trong một đơn vị thời gian nhất định có thể kiểm tra được nhiều kiến thức

nhiều HS

- GV chấm bài nhanh chóng và thuận lợi, đặc biệt là khi có sự tham gia của khoa học công nghệ, thu được nhiều thông tin ngược từ người học

- Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá

- Gây được hứng thú và tính tích cực học tập của HS * Nhược điểm:

- Ra đề mất nhiều thời gian và công sức - HS có thê đốn mị phương án trả lời

- Không đánh giá được chiều sâu của kiến thức, khơng có điều kiện rèn luyện

kĩ năng diễn đạt, suy nghĩ, lập luận của đối tượng

3) Đề kiêm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và

câu hồi dạng trắc nghiệm khách quan

Mỗi hình thức ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các

hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện dé đánh giá kết qua học tập của HS chính xác hơn

1.1.5.2 Thang nhận thức Bloom

Năm 1956, Benjamin Bloom, một giáo sư của trường ĐH Chicago, đã cơng bó kết quả nỗi của ông “ Sự phân loại các mục tiêu giáo dục”

Bloom nêu ra sáu mức độ nhận thức - kết quả của ông đã được sử dụng trong hơn bốn thập kỷ qua đã khăng định PPDH nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của HS ở mức độ cao

Trang 18

Đi sâu vào trình độ trí tuệ của câu hỏi, Benamin Bloom đề xuất một thang 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến thức như sau:

1 Nhận biết: Câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại một kiến thức đã biết, HS trả lời

câu hỏi chỉ bằng sự tái hiện và lặp lại

2 Hiểu: Câu hỏi yêu cầu HS tô chức, sắp xếp lại kiến thức đã học và diễn đạt

điều đã biết theo ý mình chứng tỏ đã thông hiểu chứ không phải chỉ biết và nhớ

3 Ấp dụng: Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống tương tự tình hống trong bài học

4 Phân tích: Câu hỏi yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quả của một hiện tượng, tìm kiếm bằng chứng cho một luận điểm

5 Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu HS vận dụng, phối hợp các kiến thức đã có để giải đáp vấn đề khái quát hơn bằng suy nghĩ sáng tạo của bản thân

6 Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu HS nhận định, phấn đoán về ý nghĩa của kiến

thức, giá trị của một tư tưởng, vai trò của một học thuyết Những biếu hiện cụ thế của mức độ này:

Cấp độ Các động từ minh họa

Nhận biết Gọi tên, tìm tương ứng, liệt kê, kể lại, trình bày

Thơng hiểu Giải thích, chuyền đơi, diễn giải, đoán trước, ước tính, sắp

xếp lại, nói lại cho rõ nghĩa, tóm lược

Vận dụng Thay đổi, trình diễn, bổ sung, điều chỉnh dàn dựng, giải

quyết, cấu trúc, áp dụng, sử dụng, chỉ ra

Phân tích Phân biệt, so sánh, phân nhỏ, lập sơ đồ, liên hệ

Đánh giá Chứng minh là đúng, phê phán, quyết định, đánh giá, xét đoán, tranh luận, kết luận

Sáng tạo( tổng hợp) Tạo ra, kết hợp, cầu trúc, lắp ráp, thiết lập, dự đoán

Mục tiêu đối với các đối tượng HS

Mức độ nhận thức Yếu, kém Trung bình Khá, giỏi

Nhận biết + + +

Trang 19

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Thơng hiểu + + +

Hiểu đơn giản

Vận dụng + + + Vận dụng đơn giản Phân tích + Đánh giá + Sáng tạo (tông hợp) +

Cu thé hoa mire độ nhận thức trong đề kiểm tra

Mức độ nhận thức | Chuẩn Trên chuẩn đối với | Trên chuẩn đối HS khá với HS giỏi Nhận biết (nhớ) 50 - 60% 50 - 60% 20 - 30%

Thông hiểu (Hiểu đơn giản) 30 — 40% 40 - 60%

20 - 30% Vận dụng Vận dụng đơn giản 20 - 30% 10 — 20% 10 — 20% Phan tich Đánh giá 10 - 20% Sáng tạo (tổng hợp)

Mức độ nhận thức Chuan Trên chuẩn đối với HS | Trên chuẩn đối

khá với HS giỏi

Nhận biết (nhớ) 50 - 60% 50 - 60% 20 - 30%

Hiểu (Hiểu đơn giản) 30 — 40% 40 - 60%

20 — 30%

Van dung (Vận dụng đơn giản) | 10-20% 20 - 40% 10 - 20%

1.1.6 Khái niệm ma trận

Ma trận đề là bảng mơ tả tiêu chí hai chiều của đề kiểm tra, một chiều là nội

dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của học

sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng Trong mỗi ma trận là chuẩn

kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn, mỗi

cấp độ tư duy, số lượng câu hỏi và tổng số điểm cho các câu hỏi Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng

cấp độ nhận thức

Trang 20

Tổng số điểm trong ma trận không phụ thuộc vào số lượng các đơn vị kiến thức kĩ năng có trong ma trận, cao nhất là 400 điểm và thấp nhất là 100 điểm Nếu tổng số điểm của ma trận là 400 thì đó là phương án lựa chọn cao nhất các kiến thức kĩ năng của chuẩn cho dạy học, kiểm tra đánh giá Đây là phương án viết ma trận

cho đề HS giỏi - không có câu hỏi mức nhận biết, chỉ có một số câu hỏi ở mức

thông hiểu còn chủ yếu là các câu hỏi vận dụng

Nếu một chiều của ma trận có øm nội dung kiến thức cần kiểm tra, chiều kia có n

mức độ nhận thức đánh giá thì ma trận đó sẽ có m.n ô Trong mỗi ô của ma trận là số

lượng câu hỏi và trọng số điểm dành cho các câu hỏi trong ơ đó

Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu, thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức, cũng như tùy thuộc vào loại hình KT là trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan

Mục đích của việc lập ma trận là nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra đánh giá

1.2 Cơ sớ thực tiễn

1.2.1 Thực trạng của việc ra đề kiếm tra

Để tìm hiểu thực trạng việc ra đề kém tra hiện nay trong chương trình học kì 2 — Sinh học I1 (CTC) chúng tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm và khảo sát qua

phiếu khảo sát

- Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng ra đề kiểm tra trong chương

trình DH mơn Sinh học II- học kì 2 — cơ bản nói riêng và chương trình Sinh hoc

phơ thơng nói chung làm cơ sở thực tiễn cho đề tài

- Đối tượng khảo sát: GV dạy Sinh học 11

- Nôi dung khảo sát: Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo

sát với nội dung như sau:

e Vai trò của kiểm tra đánh giá trong dạy học học kì 2- Sinh học 11 (CTC)

e Sử dụng ma trận đề kiểm tra khi thiết đề kiểm tra 15 phút, 45 phút, học kì

trong chương trinh học kì 2- Sinh học 11(CTC)

Trang 21

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

e Hình thức đề kiểm tra các thầy cô hay sử dụng trong dạy học học kì 2- Sinh hoc 11 (CTC)

e Tỉ lệ về điểm số của TL/TNKQ trong một đề kiểm tra trong kiểm tra nội

dung chương trình học kì 2 - Sinh học II(CTC)

e Các mức độ câu hỏi thầy cô thường sử dụng trong đề kiểm tra chương trình học kì 2 — Sinh học 11(CTC)

e Các bước biên soạn đề kiểm tra trong chương trình học kì 2 — Sinh học II

(CTC)

- Phương pháp khảo sát: Bằng phương pháp vấn đáp và qua khảo sát bằng phiếu khảo sát của một số GV dạy môn Sinh học I1 ở trường THPT

Tổng kết các kết quả khảo sát về các nội dung trên chúng tôi rút ra các kết luận sau: - Về vai trò của kiểm tra đánh giá: Trong DH Sinh học 11 nói riêng và trong DH nói chung thì kiểm tra đánh giá có vai trị quan trọng Hầu hết các giáo viên đã thấy được vai trò quan trọng của việc kiểm tra đánh giá, tuy nhiên thì đa số các thầy cơ vẫn rất hời hợt trong việc đánh giá HS, chưa chú trọng đến việc đánh giá đúng năng lực của HS

- Về hình thức, tỉ lệ điểm số, các mức độ câu hỏi: theo các thầy cô giáo trong

các đề kiểm tra thì thường sử dụng hình thức vừa tự luận vừa trắc nghiệm với tỉ lệ

TL: TNKQ =6: 4 và các câu hỏi ở nhiều mức độ khác nhau: tái hiện, phân tích, so

sánh, giải thích, vận dụng để phân loại học sinh

- VỀ việc áp dụng quy trình biên soạn đề kiểm tra vào thiết kế các đề kiểm tra thuộc nội dung chương trình học kì 2- Sinh học 11(CTC): Trong việc thiết kế đề kiểm tra 15 phút, 45 phút, học kì trong chương Sinh học 11 đa số ý kiến cho rằng: các thầy cơ có sử dụng ma trận đề kiểm tra trong dạy học nhưng chỉ khi có u cầu, cịn đa số các đề kiểm tra đều được tham khảo ở trên mạng hay sách tham khảo

- Theo các thầy cô giáo thì khi biên soạn ma trận đề kiểm tra thì bao gồm 6 bước:

BI: Dựa vào giảm tải

B2: Mức độ nhận thức HS cơ bản hay nâng cao

Trang 22

B3: Phân phối trọng lượng kiến thức của chương bài,

B4: Lập ma trận

BS: Ra câu hỏi phân loại HS khá giỏi

B6: Trộn đề

Như vậy, ở trường phổ thông hiện nay, việc ra đề kiểm tra theo ma trận đề vẫn còn rất hạn chế, chưa vận dụng cách biên soạn đề kiểm tra mới nhất vào biên soạn đề kêm tra cũng như chưa có sự đầu tư và tìm hiểu về quy trình biên soạn dé KT theo ma trận đề kiểm tra

1.2.2 Xu hướng kiếm tra đánh giá hiện nay:

Theo Phó GS TS Trần Kiều, một trong những điểm yếu kém nhất của hệ thông giáo dục nước ta là đánh giá năng lực của người học Từ mấy chục năm nay, quan niệm, hiểu biết, cách làm đánh giá của cán bộ quản lý giáo đục cũng như các giáo viên ít thay đổi, còn

thiên về kinh nghiệm

Để đánh giá học sinh, giáo viên gần như chỉ dùng một phương pháp: ra đề kiểm tra

Đã vậy, cách ra đề kiểm tra còn phiến diện, đơn điệu, thiếu cơ sở khoa học Kết quả đánh

giá còn nhiều sai số hệ thống

Kiểm tra không chỉ là để cho điểm Kiểm tra đánh giá học sinh là hoạt động

bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp Nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm, việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là có điểm số ghi vào số điểm Từ đó, có căn cứ để cuối học kỳ, cuối năm đánh giá học sinh Còn các cán bộ quản lý giáo dục thì cho rằng, đó là công việc của giáo viên chứ không phải của hiệu trưởng

Nhưng theo xu thế quốc tế hiện nay, ra đề kiểm tra chỉ là một trong những phương pháp đánh giá mà thơng qua đó chất lượng hoạt động dạy học được nâng cao.Hiện nay Bô

GD&ĐT đã và đang tô chức tập huấn cho cán bộ và giáo viên về: “Đổi mới công tác đánh

giá chất lượng học tập của học sinh” Cụ thể trong đợt tập huấn này sẽ trang bị cho cán bộ

quản lí và GV các quy trình và kĩ thuật cơ bản thiết lập ma trận đề và biên soạn đề mới

nhất theo chỉ đạo của Bộ Qua đó họ được biết những điều đại loại như, một đề thi phải đạt

được những tiêu chí nào mới đảm bảo căn cứ khoa học, ý nghĩa của điểm só

Trang 23

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Theo Giáo sư Anthony J.Nitko (Đại học Arizona, USA) - chuyên gia của Dự án THCS II, xu hướng quốc tế hiện nay xem mục đích chính của việc đánh giá là nâng cao chất lượng học tập của học sinh Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên

phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thẻ thiếu trong hoạt động giảng dạy

của mình

Nhiều cán bộ quản lý cho rằng, áp dụng xu hướng quốc tế trong kiểm tra đánh giá là một khó khăn với các trường học ở ta hiện nay Trước hết là về nhận thức của giáo viên cũng như cán bộ quản lý về tầm quan trọng của đánh giá

Bên cạnh đó, năng lực của đa sỐ giáo viên nhìn chung cịn hạn chế, khó ra được

những đề kiểm tra có căn cứ khoa học Hơn nữa, điều kiện làm việc của giáo viên cịn khó khăn Mỗi giáo viên phải đảm đương một khối lượng công việc lớn sỹ số mỗi lớp học lại

đơng Vì thế, giáo viên khơng có thời gian dé đầu tư cho hoạt động kiểm tra, đánh giá Còn

hiệu trưởng thì bị sức ép bởi nhiều công việc “không tên” nên cũng không ôm xuế cả việc đánh giá

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng đồng ý rằng, khó khăn thì phải khắc phục Vấn đề ở

chỗ, giá như các giáo viên và cán bộ quan lý đều nhận thức được sự cần thiết phải học cách

kiểm tra đánh giá học sinh

Như vậy để đổi mới kiểm tra đánh giá trước hết là đổi mới trong suy nghĩ của GV về vấn đề này: giáo viên cần thành thạo trong việc lập ma trận đề kiểm tra, viết câu hỏi, viết hướng dẫn chấm và biểu điểm Giáo viên cần vận dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau ( nói, viết) nhiều kiểu câu hỏi kiểm tra khác nhau( kiểm tra chủ quan, kiểm tra khách

quan ) đánh giá không chỉ đơn thuần là cho điểm câu trả lời hay bài làm của HS mà thấy

những sai lầm và cách sửa chữa sai lầm đó là việc thay đổi nội dung và PPDH của GV dé đạt được mục tiêu dạy học

Trang 24

CHUONG 2: QUY TRINH BIEN SOAN DE KIEM TRA THEO CHUAN KIEN THUC Ki NANG

2.1 VỊ trí, cầu trúc, chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình Sinh học - học kì 2- cơ bản

2.1.1 Vị trí, cấu trúc

Chương trình Sinh học — học kì 2 bao gồm 3 chương:

* Chương 2 Cảm ứng (bắt đầu tính từ bài 27) bao gồm 7 bài:

Bài 27: Cảm ứng ở động vật

Bài 28: Điện thế nghỉ

Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Bài 30: Truyền tin qua xináp

Bài 31: Tập tính của động vật

Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật * Chương 3: Sinh trưởng và phát triển bao gồm 2 phần: Phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật gồm 3 bài: + Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

+ Bài 35: Hoocmôn thực vật

+ Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 4 bài

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

* Chương 4: Sinh sản bao gồm 2 phần:

Phần A: Sinh sản ở thực vật gồm 3 bài:

Bài 4I: Sinh sản vơ tính ở thực vật

Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Trang 25

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Phần B: Sinh sản ở động vật gồm 5 bài Bài 44: Sinh sản vơ tính ở động vật Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản

Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài 48: Ôn tập chương II, II, IV

Vậy, chương trình học kì 2- Sinh học 11(CTC) là phần tiếp theo của chương

trinh học kì I- Sinh học 11(CTC)

2.1.2 Phân tích chuẩn kiến thức kĩ năng học kì 2- Sinh học 11(CTC)

2.1.2.1 Chuẩn kiến thức

- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên quan giữa chúng

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởng (phitơhoocmơn) có vai trị điều tiết sự sinh trưởng, phát triển

- Nêu được ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp - Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực

vật Hạt kín

- Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ đài ngày và đêm

- Biết được phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kì có tác động đến sự ra hoa

- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật

- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn tồn và khơng

hồn tồn

Trang 26

- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và khơng có xương sống

- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển

- Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rồi loạn nội tiết phổ biến - Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tô bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật

- Trình bày được khá năng điều khiến sinh trưởng và phát triển ở động vật và

người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hố gia đình)

- Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển

- Nêu được sinh sản vơ tính là sự sinh sản khơng có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái (khơng có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ

- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính

- Phân biệt được sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính - Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

- Trình bày được các khái niệm về sinh sản vơ tính ở động vật - Nêu được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật

- Phân biệt được sinh sản vơ tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể

- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vơ tính (ni cấy mô, cấy

mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật)

Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật

Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ

con)

Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật (thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con)

- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh sản

- Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và ở người

- Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật

Trang 27

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

- Phân biệt được điều khiến con số và điều khiến giới tính của đàn con ở

động vật

+ Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo + Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy phôi

- Nêu được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống

- Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn sản xuất và đời sống 2.1.2.2 Kĩ năng

- Thí nghiệm: Xây dựng tập tính cho một số vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi

- Ứng dụng kiến thức về quang chu kì vào sản xuất nơng nghiệp( trồng theo mùa vụ)

- Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển

- Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường hay ở gia

đình

- Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn sản xuất và đời sống

Trang 28

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

2.2 Khung phân phối chương trình học kì 2- SH 11(CTC)

Tuần |Tiết | Bài | Nội dung Ghi chú

28 27 | Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

r2 29 28 | Điện thế nghỉ Không dạy: mục II trang 114

30 29 | Điện thế hoạt động và sự lan truyền | Không dạy: mục L.2 trang 117

21 xung thần kinh 31 30 | Truyền tin qua xináp 32 31 Tập tính của động vật

z 33 32 | Tập tính của động vật (tiếp theo) 34 33 | Thực hành xem phim về tập tính của

3 động vat

CHUONG III SINH TRUONG VA PHAT TRIEN

(8T: 6LT + 1TH + 1KT)

A Sinh trướng và phát triển ớ thực vật

23 35 36 34_ | Sinh trưởng ở thực vật 35 Hoocmôn thực vật

> 37 36 | Phát triển ở thực vật có hoa

B Sinh trướng và phát triển ở động vật

38 37 | Sinh trưởng và phát trién ở động vật

? 39 38 | Các nhân tô ảnh hưởng đến sinh tr-

ưởng và phát triển ở động vật

40 39 | Các nhân tô ảnh hưởng đến sinh tr- ưởng và phát triển ở động vật (tiếp

26 theo)

4I 40_ | Thực hành: Xem phim về sinh trưởng

và phát triển ở động vật

27 42 Kiểm tra 1 tiết

CHƯƠNGIV SINH SẢN

Trang 29

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp (10T: 6LT +1 TH+ 1BT + 10T + 1KT) A Sinh sản ở thực vật 27 43 41 Sinh sản vơ tính ở thực vật 44 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật

28 45 43 | Thực hành: Nhân giống vơ tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép B Sinh sản ở động vật 29 46 44 Sinh sản vô tính ở động vật 30 47 45 Sinh sản hữu tính ở động vật 31 48 46 | Cơ chế điều hòa sinh sản

32 40 47 | Điều khiển sinh sản ở động vật và

sinh đẻ có kế hoạch ở người

33 50 Bài tập (Tham khảo sách “Bài tập

Sinh học II — NXBGD”)

34 51 48 On tập chương II, II, IV

35 52 Kiểm tra học kỳ HI

36,37 | Dự phòng (để dạy bù, sửa bài kiếm tra học kì, .)

HOC Ki II: 18 tuan, 25 tiết

(9 tuần đầu: 2 tiết/tuần + 9 tuần sau 1 tiết/tuần —› 25 tiết)

Qua bảng trên ta thấy ở học kì 2 lớp 11 thì 9 tuần đầu mỗi tuần 2 tiết, 9 tuần sau

mỗi tuần ï tiết Do đó về điểm KT 15 phút cần phải có ít nhất 2 điểm của 2 bài KT

15 phút; về điểm KT 1 tiết có 1 điểm của bài kiểm tra l tiết (theo phân phối chương

trình được KT vào tiết thứ 42) và điểm của một bài KT học kì 2 ( được tiến hành

sau khi học xong tồn bộ chương trình học kì 2 ) Từ quy định trên chúng tôi xác đỉnh số lượng và vị trí các đề KT như sau:

-_ Đề KT 15 phút gồm 2 bài vào tiết 34 và tiết 49 -_ Đề KT I tiết được bồ trí vào tiết 42

- Đề KT học kì được bố trí vào tiết 52 2.3 Biên soạn đề kiếm tra

Trang 30

2.3.1 Quy trình biên soạn đề kiểm tra trong học kì 2- Sinh học II(CTC)

Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1 Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng đề đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ để, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn để kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh đề xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp

Cần xác định “đo” — đánh giá cái gì? Nội dung (khái niệm, cơ chế, quá trình nào?) So sánh nội dung kiểm tra tương ứng với mục nào trong SGK Đọc nội dung SGK để xác định những nội dung sâu hơn, rộng hơn so với yêu cầu của chuẩn KT- KN?

- Đo đối tượng nào (HS trung bình, khá, giỏi)?

Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

1) Đề kiểm tra tự luận;

2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan

Lưu ý: Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên tùy theo mục đích

đánh giá HS mà ta sử dụng các hình thức kiểm tra khác nhau nhằm đánh giá kết

quả học tập của học sinh chính xác hơn

Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiếm tra (báng mơ tá tiêu chí cúa đề kiếm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ:

nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp

Trang 31

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

độ cao) Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi

Só lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần

đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức

Trang 32

Khung ma trân đề kiểm tra (Dùng cho loại đề kiếm tra TL hoặc TNKQ)

Tên chủ đề

{ nội dung, chương ) Nhận biết Thông hiệu

Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao

Chủ đề I Chuan KT, KN can kiém | (Ch) (Ch) (Ch)

tra (Ch)

% tông số điêm =| .% hang = diém % hàng = điểm % hàng = điểm % hàng = điểm

điểm Số câu Số câu Số câu Số câu

Chủ dé 2 % tong số điểm -diém % hàng = điểm Sô câu % hàng = điểm Sô câu % hàng = điểm Sô câu % hằng = điểm Sô câu Chủ đề 3 % tông số điểm „ điểm %⁄ hàng = điêm So câu .⁄ hàng = điêm So cau ⁄ hàng = điêm Sô câu ⁄ hàng = điêm Sô câu Chủ đề n - tông số điêm -diém ⁄ hàng = điêm Sô câu % hàng = điểm Sô câu % hàng = điểm Sô câu % hàng = điểm Sô câu 100% = Tổng số điểm % tổng số điểm = .điêm % tổng

êm % tổng số điêm = điểm % tông số điểm

„ điểm

Trang 33

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

* Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiếm tra:

MĨI Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiếm tra;

- Căn cứ vào mục đích kiểm tra, thời gian kiểm tra và loại hình bài kiểm tra (tự luận hay trắc nghiệm khách quan) để chọn chủ đề cần kiểm tra Đây chính là các

mục tiêu mà HS cần đạt được theo chuẩn KT- KN xét đến thời điểm thực hiện

Chương trình Giáo dục

M2 Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy

- Nhập các nội dung chuẩn chương trình đã quy định cho chủ đề đã chọn vào từng ô trong các hàng tương ứng với chủ đề ở cot 1

- Sáng tạo các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cho phù hợp đối tượng kiểm tra Vì chuẩn KT- KN của chương trình chỉ dừng ở mức cơ bản, tối thiểu nên khi viết ma trận GV cần xác định rõ bậc tư duy cần đánh giá phù hợp với

đối tượng kiểm tra và chủ đề nội dung kiểm tra

- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cần lưu ý:

+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình mơn học Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác

+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện được

chọn đề đánh giá

+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó Nên đề số lượng các chuẩn kĩ năng và chuân đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn

M3 Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dụng, chương ); Quyết định tổng số điểm của ma trận (ứng với 100%); Tỉnh thành điểm só cho mỗi chủ đề ứng

với tỉ lệ %

Trang 34

- Căn cứ vào tầm quan trọng của nội dung, thời lượng học tập nội dung đó và đối

tượng HS để quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề.( 300- 350; 250-

350; 150 - 250; )

- Căn cứ vào mục đích kiểm tra và đối tượng HS mà quyết định tổng số điểm của ma trận ( 300- 350; 250- 350; 150 — 250; )

- Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của

mỗi chủ đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong

phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề

M4 Quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi chuẩn tương ứng trong

từng ô của bậc tư duy cần đánh giá (không nhất thiết phải đủ tất cả các ô — tùy

thuộc vào M2); Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá

- Căn cứ vào mức độ tư duy cần đo để quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi chuẩn tương ứng trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá

- Nhân tỉ lệ % lượng hoá mức độ cơ bản, trọng tâm của mỗi chủ đề hoặc đơn vị kiến thức kĩ năng với trọng số của nó để xác định điểm số của các đơn vị kiến thức kĩ năng trong mỗi ô của chủ đề kiểm tra

- Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn trong từng ô của bậc tư duy

cần đánh giá

M5 Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột

- Chỉ việc cộng dồn từ trên xuống đưới trong mỗi cột Ý nghĩa của bước này giúp người viết ma trận thấy tương quan tỉ lệ giữa các bậc tư duy

+ Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu,

vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh

Trang 35

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau

+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp

Mó Đánh giá lại bảng tiêu chí xem có đạt được những gì bạn dự kiến khơng Bạn

có thể thay đổi và sửa nếu thấy cần thiết

- Nhìn tổng thể bảng ma trận để đánh giá mức độ phù hợp, cân đối, hài hoà

giữa các cột và các hàng

Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tac: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm

tra một chuân hoặc một vân đê, khái niệm

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề

kiểm tra)

a) Các yêu câu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số

điểm tương ứng

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể

4) Khơng nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững

kiến thức

Trang 36

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của

học sinh

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất

11) Không đưa ra phương án “Tát cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “khơng có phương án nào đúng”

b) Các yêu câu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số

điểm tương ứng

3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực

hiện yêu cầu đó

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh

7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của

cán bộ ra đề đến học sinh

9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu

chí cần đạt

10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cân nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những

Trang 37

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ khơng chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó

Bước 5 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

- Nội dung: khoa học và chính xác

- Cách trình bày: cụ thể, chỉ tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận để kiểm tra

- Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh

* Cách tính điểm

e Đề kiếm tra trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Lẫy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tơng số câu hỏi Ví dụ: Nếu đề kiêm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm

Cách 2: Tông số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi Mỗi câu trả lời dung duge | điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm

Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10X , + X là số điểm đạt được của HS;

——, trong đó

max + Xz„„„ là tổng số điểm của đề

Ví dụ: Nêu đề kiêm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu tra lời đúng được 1 điểm, một

10.32

học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: =8 điểm ¢ Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Điêm toàn bài là 10 điểm Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ

theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau

Trang 38

Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ va 70% thời gian dành cho TL

thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi

câu trả lời đúng sẽ được 5 =0,25 điểm

Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học

sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0

điểm

Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công

thức sau:

+ Xz„ là điểm của phần TNKQ;

X„y.T, à điểm củ A

Xụy = TẾ „ trong đó + X7, la diém cua phan TL;

" + Tr, la sé thoi gian danh cho viéc tra lời phần TL

+ Try là số thời gian dành cho việc trả lời phần

TNKQ

Chuyên đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10X , + X là số điểm đạt được của HS;

——— trong đó - cố

max + Xmax la tong so diém cua đê

Ví dụ: Nêu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ va 60% thời gian dành

cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận

_ 12.60 40

la: X,, =18 Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30 Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: = =9 điểm

se Đề kiểm tra tự luận

Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma

trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính

điểm và chấm bài tự luận

Bước 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong dé kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm

tra, gôm các bước sau:

Trang 39

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn cham va thang điểm, phát hiện

những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án Sửa các từ ngữ, nội dung nếu

thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với

chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không?

Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự

kiến cho học sinh làm bài là phù hợp)

3) Thử để kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn

chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điểu kiện, hiện nay đã có một số phần

mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo)

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm

2.3.2 Yêu cầu sư phạm cúa đề kiểm tra

- Đảm bảo tính chính xác khoa học: Câu hỏi nêu ra phải rõ nghĩa trong sáng,

phải sử dụng các động từ: phân tích, so sánh, giải thích, kể tên chính xác để HS

định hướng trả lời Câu hỏi phải ngắn ngọn, rõ ràng khiến HS không hiểu sai hay trả

lời nhằm

- Đảm bảo mục tiêu: Trước khi ra để kiểm tra, GV phải phân tích mục tiêu

của chương trình từ đó ra đề kiểm tra cho hợp lý Câu hỏi đưa ra không được quá khó hoặc quá dễ vì sẽ làm HS lúng túng hay nhàm chán không có hứng thú làm bài

- Phù hợp với thời gian kiểm tra: Đây là yêu cầu rất quan trọng việc ra đề

kiểm tra vì vậy GV phải phân bồ thời gian hợp lý

- Đề kiểm tra đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ

ở các mức độ đã được quy định trong chương trình mơn học, cấp học

- Đề kiểm tra góp phần đánh giá khách quan trình độ HS

2.3.3 Ví dụ mình hoạ về quy trình biên soạn đề kiểm tra theo ma trận

2.3.3.1 Biên soạn đề kiểm tra 15 phút - học kì 2- Sinh học 11(CTC)

Bước 1: Xác định mục tiêu của đề kiếm tra

- Đánh giá mức độ đạt được kiến thức về phần cảm ứng ở động vật

- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải thích một số hiện tượng trong đời sống

Trang 40

- Đề kiểm tra dùng cho lớp khá, giỏi

Bước 2 Xác định hình thức kiếm tra

Đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan

Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra( bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Vận dụng 6 bước trong việc thiết lập ma trận dé kiểm tra ta có bảng ma trận như

sau:

Ngày đăng: 06/10/2014, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w