Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
380,4 KB
Nội dung
1 MỤC LỤC Đặt vấn đề 3 II. Nội dung 4 1. Định nghĩa và tiến trình áp dụng 4 2. Nguyên tắc cơ bản trong quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) 5 3. Nội dung quản lí dịch hại tổng hợp 6 III. Kết luận 13 Tài liệu tham khảo 14 2 ĐẶT VẤN ĐỀ. - Trước tình hình phát triển của sâu bệnh trong nông nghiệp hiện nay, để đảm bảo ổn định về vấn đề lương thực trên toàn thế giới, người dân đã không ngừng tìm kiếm và đề ra các biện pháp diệt trừ sâu bệnh nhằm bảo vệ và tăng năng suất cây trồng. -Trong suốt quá trình phát triển nông nghiệp, người dân đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau để phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng. Điển hình như các biện pháp vật lí, biện pháp hóa học , biện pháp sinh học,và gần đây nhất là có biện pháp GAP.Tuy vậy, các biện pháp trên đều có những hạn chế cơ bản trong phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng : * Biện pháp vật lí: Biện pháp này tốn rất nhiều công sức mà lại cho hiệu quả không cao.Hình thức phòng trừ sâu bệnh của biện pháp này chủ yếu là dựa vào các yếu tố vật lí như cơ học, ánh sáng , nhiệt độ, mùi, âm thanh, Ví dụ : Đào hang bắt chuột, dùng đèn bẫy bướm, dùng âm thanh để đuổi dơi phá hoại quả nhãn, * Biện pháp hóa học: Trước tình hình sâu bệnh hiện nay, việc áp dụng biện pháp hóa học mang lại hiêụ quả rất cao trong việc diệt trừ sâu bệnh nhưng bên cạnh đó nó để lại hậu quả rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, ngày nay mọi người đang cố gắng hạn chế sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ : Sử dụng DDT để diệt cỏ sẽ gây suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước mặt và gây ngộ độc đối với con người. * Biện pháp sinh học: Biện pháp hóa học không được hoan nghênh trong việc đảm bảo về môi trường và sức khỏe con người thì biện pháp sinh học lại được chú trọng và khuyến khích sử dụng vì nó ít có những hậu quả tới môi trường và sức khỏe con người.Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp sinh học là khó áp dụng trong việc phòng trừ sâu bệnh, hiệu quả không cao,không diệt trừ sâu bệnh được ngay lập tức như biện pháp hóa học. Ví dụ : Dùng mèo, rắn để bắt chuột, ong đen kén trắng kí sinh sâu non sâu cuốn lá,chuồn chuồn kim ăn thịt sâu hại, * GAP: là chữ viết tắt của Good Agriculture Pratices nghĩa là thực hành Nông nghiệp tốt.Thực hành Nông nghiệp tốt theo hướng GAP mang lại một số lợi ích như sản phẩm an toàn, sản phẩm có chất lượng, an toàn với môi trường. Tuy vậy GAP vẫn còn một số hạn chế nhất định và cái khó nhất là làm thế nào để người dân ý thức được sản xuất phải an toàn cho con người và môi trường ; chưa có những chương 3 trình hỗ trợ tập huấn về sử dụng hóa nông , vệ sinh an toàn cùng với phương tiện phòng thí nghiệm để trắc thử dư lượng của nông dược và vi sinh. - Bên cạnh việc đảm bảo tăng năng suất cây trồng thì một việc rất cần thiết và đặc biệt được quan tâm là ảnh hưởng của các biện pháp bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Hiện nay việc áp dụng các loại thuốc hóa chất bảo vệ thực vật đang gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Các hiện tượng suy thoái đất, đất bị nhiễm độc, ô nhiễm tầng nước mặt do tình trạng sử dụng bừa bãi và tràn lan hóa chất bảo vệ thực vật đang diễn ra hầu hết ở các vùng sản xuất nông nghiệp.Bên cạnh đó, hàng năm có hàng ngàn trường hợp phải nhập viện cấp cứu do bị nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật hoặc do bị ngộ độc thực phẩm. - Để đảm bảo được năng suất cây trồng và những tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng thì hiện nay trên thế giới đang quan tâm và triển khai áp dụng một biện pháp được coi là tối ưu hơn hẳn so với các biện pháp khác , đó là biện pháp IPM (Quản lí dịch hại tổng hợp). II. NỘI DUNG. 1.Định nghĩa và tiến trình áp dụng: a.Định nghĩa: - IPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Integrated Pest Management có nghĩa là “ Quản lí dịch hại tổng hợp”. - Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO) , “ Quản lí dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lí dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kĩ thuật và biện pháp thích hợp có thể được nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại về kinh tế. b. Tiến trình áp dụng: - Khái niệm IPM đã được áp dụng từ thập niên 1950s, nông dân của các nước tiên tiến đã dùng IPM cho một số cây ôn đới như bông vải, cao su, dừa dầu, - Vào năm 1984, khóa họp thứ 12 của FAO/UNEP diễn ra ở Rome đã khuyến cáo FAO nên chú ý nhiều hơn đến các biện pháp tổng hợp trong công tác bảo vệ mùa màng vì một số sâu bọ đã kháng lại thuốc sát trùng. - Đầu thập niên 1980s, FAO đã trợ giúp kĩ thuật cho một số nước Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines,Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước ở Đông Phi tổ chức các thí điểm trình diễn về IPM. - Một dự án lớn về IPM đã thành công nổi bật nhất trong ngành trồng lúa ở Indonesiatrong việc trừ hại dịch rầy bùng phát ở nước này năm 1986.Việc áp dụng IPM ở Indonesia đã thành công rực rỡ và tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong sản 4 xuất nông nghiệp.Theo cuộc nghiên cứu kinh tế về IPM ở Indonesia, chi phí tập huấn cho mỗi học viên tốn khoảng 10 đô la và mỗi nông dân đã được tập huấn đó sẽ tiết kiệm được 10-30 đô la cho mỗi hecta lúa mỗi vụ mùa do ít sử dụng thuốc diệt trùng – The Indonesian National IPM Program. - Từ kết quả bảo vệ mùa lúa thành công ở Indonesia, FAO đã đẩy mạnh nỗ lực khuyến khích các nước khác như Việt Nam, Philippines, áp dụng triệt để phương pháp IPM. Phương pháp này đang được phổ biến mạnh mẽ cho canh tác lúa và hoa màu ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. 2.Nguyên tắc cơ bản trong quản lí dịch hại tổng hợp (IPM): - IPM là một tiến trình chuyển hóa từ công tác chuyển giao kĩ thuật cứng nhắc với các khuyến cáo hướng dẫn nông dân bảo vệ vụ mùa từ biện pháp phòng ngừa và chữa trị đến đề cao vai trò của nông dân trong chủ động áp dụng kĩ thuật khi cần thiết để có lợi tức kinh tế cao và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. - IPM phát triển dựa trên những nguyên tắc cơ bản như: Trồng cây khỏe và có sức chống chịu cao ; làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống ; nông dân sẽ trở thành chuyên gia đồng ruộng, làm chủ hoàn toàn mảnh đất mình canh tác, nắm bắt tình hình một cách cụ thể. IPM với tính chất là sử dụng biện pháp tổng hợp để quản lí dịch hại đối với cây trồng, trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, bảo vệ sinh thái, giảm độc hại do sử dụng thuốc quá nhiều và giảm chi phí đầu tư. - Tổng quát có năm nguyên tắc cơ bản trong quản lí dịch hại tổng hợp (IPM): a.Trồng và chăm cây khỏe: - Chọn giống tốt và phù hợp với từng địa phương.Chọn những giống có khả năng chịu sâu bệnh cao, chọn ở những vùng ít bệnh. - Chọn cây khỏe, đủ tiêu chuẩn. - Trồng và chăm sóc cây đúng kĩ thuật. Ví dụ: Đối với cây chè: + Dùng giống chè mới TB14 và LDP1. + Dùng các biện pháp canh tác, bón phân tương đối, sử dụng phân hữu cơ và vi sinh, làm cỏ hạn chế sâu, bệnh hại. + Ứng dụng các biện pháp sinh học tổng hợp: Xác định các thiên địch có ích và lợi dụng chúng.Khi mật độ sâu hại từ 3-5 con/m 2 thì phun thuốc Bt, xen kẽ thuốc nấm Beauviria, Metarhizium trừ sâu và nấm đối kháng Trichoderma trừ bệnh hại. + Sử dụng thuốc hóa học có độ độc thấp phòng trừ sâu bệnh, được phép sử dụng sau 10-15 ngày sau trống và 15 ngày trước thu hoạch khi mật độ sâu 3-5 con/m 2 , tỉ lệ bệnh hại là 10%. b.Thăm đồng thường xuyên. - Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm bắt tình hình sâu bệnh hại chính. - Nắm bắt về diễn biến sinh trưởng phát triển của cây và mức độ gây hại của sâu bệnh. 5 - Đưa ra biện pháp xử lí kịp thời. c.Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng. - Nông dân hiểu biết về kĩ thuật, có khả năng quản lí đồng ruộng. - Mở các lớp tập huấn về IPM và trao đổi kinh nghiệm cùng người nông dân. d.Phòng trừ dịch hại. - Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tùy theo mức độ sâu bệnh, thiên địch kí sinh ở từng giai đoạn. - Sử dụng thuốc hóa học hợp lí và phải đúng kĩ thuật. e.Bảo vệ thiên địch. -Bảo vệ những sinh vật có ích giúp nhà nông phòng trừ sâu hại như mèo, rắn, bọ rùa đỏ ,ong đen kén trắng, chuồn chuồn kim, 3.Nội dung quản lí dịch hại tổng hợp (IPM): Phương pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) được xem là phương pháp có hiệu quả hơn hẳn các phương pháp trong việc diệt trừ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng.Trong phương pháp IPM bao gồm rất nhiều biện pháp khác nhau và chính việc áp dụng đúng các biện pháp đó đối với mỗi loại sâu bệnh đã mang lại hiệu quả rất cao trong phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng.Có 4 biện pháp chủ yếu là: biện pháp canh tác, biện pháp cơ học, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học. a. Biện pháp canh tác: Một hiện tượng có tính quy luật trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới là: Trồng trọt càng đi vào thâm canh, sâu bệnh càng phát triển mạnh, thuốc hóa học trừ sâu bệnh được sử dụng càng nhiều. Điều này lí giải dễ dàng: không ít biện pháp canh tác thâm canh (như bón nhiều phân - chủ yếu là phân đạm, trồng với mật độ dày,độc canh, ) khi áp dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát sinh và phát triển mạnh.Bởi vì những biện pháp canh tác thâm canh được tiến hành chỉ với mục đích chính là thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng để đạt năng suất cao. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp áp dụng đúng và hợp lí các biện pháp canh tác có thể ngăn ngừa được tác hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra mà không cần đến các biện pháp bảo vệ thực vật (BVTV) khác. Sử dụng hợp lí các biện pháp canh tác sẽ hạn chế được việc dùng các biện pháp hóa học để trừ dịch hại, giảm bớt các cơ hội gây ô nhiễm môi trường và nông sản bởi thuốc hóa học BVTV. Các biện pháp canh tác BVTV dựa trên những nguyên lí sinh thái lành mạnh và đầy hiệu quả trong phòng chống dịch hại. Sử dụng chúng một cách hợp lí sẽ là cơ sở chắc chắn cho mọi hệ thống trừ tổng hợp dịch hại, đồng thời góp phần vào việc phát triển 6 nông nghiệp bền vững và nông nghiệp sạch.Vì vậy, các biện pháp BVTV này cần được phổ biến rộng rãi cho nông dân ứng dụng. Các biện pháp canh tác BVTV đã được ứng dụng như: kĩ thuật làm đất, luân canh cây trồng, xen canh cây trồng, thời vụ gieo trồng thích hợp, mật độ gieo trồng thích hợp, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, gieo trồng ngắn ngày, sử dụng phân bón hợp lí, tưới tiêu hợp lí, trồng cây bẫy, vệ sinh đồng ruộng. *Biện pháp canh tác BVTV trên cây lúa: - Cày lật đất ngay sau khi thu hoạch lúa để vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ, vùi lấp mọi tàn dư rơm, rạ vụ trước nhằm tiêu diệt sâu non, nhộng của các sâu đục thân lúa trong rạ. gốc rạ, cùng các nguồn bệnh đạo ôn, khô vằn, đồng thời tiêu diệt lúa chét là nơi cư trú và nguồn thức ăn của nhiều loại sâu hại lúa. - Dùng giống kháng rầy nâu (CR-203, IR-36, ) và kháng bệnh đạo ôn, bạc lá (C71, X-21, ). - Luân canh cây lúa nước với các cây trồng cạn như đậu, đỗ lạc, bông, để ngắt quãng nguồn thức ăn của các sâu bệnh chính hại lúa. - Gieo cấy thời vụ sớm thích hợp ở từng địa phương và đồng loạt để rút ngắn thời gian một vụ lúa trên đồng nhằm tạo điều kiện không thuận lợi cho sự tích lũy quần thể của sâu bệnh chính hại lúa. - Ở vùng có dịch bệnh đạo ôn, phải mở rộng diện tích cấy lúa xuân chính vụ và lúa mùa sớm. - Gieo cấy mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh gieo cấy quá dày sẽ tạo điều kiện cho bệnh rầy nâu, khô vằn, phát triển mạnh. - Dùng giống ngắn ngày cấy trong vụ mùa sớm để tránh sâu đục thân và giống cực ngắn để tránh rầy nâu. - Bón phân cân đối giữa NPK kết hợp với phân hữu cơ.Không bón đạm muộn để tránh tác hại của bệnh đạo ôn, khô vằn. Khi lúa bị bệnh đạo ôn cần ngừng bón phân đạm, không bón phân kali để tránh làm bệnh tăng lên nhanh. - Giữ cho ruộng lúa luôn luôn đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa. Khi lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn và khô vằn thì không được tháo bỏ nước mà phải giữ cho ruộng có một lớp nước 5-10cm. Khi bị sâu phao và rầy nâu hại nặng có thể tháo nước phơi ruộng một vài ngày. - Để trừ bọ xít dài có thể trồng giống lúa ngắn ngày hoặc gieo ở thời vụ sớm một diện tích nhỏ nhằm thu hút, tập trung bọ xít lại để tiêu diệt. 7 b.Biện pháp vật lí: Biện pháp cơ giới vật lí là biện pháp dùng các yếu tố lí học, nhiệt học, cơ học để trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt sâu bệnh.Các biện pháp thường được sử dụng là : ngắt bỏ trứng sâu, cắt bỏ cành và cây bị sâu bệnh, dùng bả độc có mùi vị thích hợp để dụ tiêu diệt côn trùng có tập tính ăn đêm, dùng ánh sáng đèn để bẫy côn trùng có tập tính hướng sáng, dùng nhiệt độ để tiêu diệt nấm bệnh, vi khuẩn bám trên hạt, dùng tia phóng xạ để triệt khả năng sinh sản của sâu bệnh. Với sự phát triển của nền nông nghiệp hiện nay thì mọi người lại ít sử dụng biện pháp vật lí do khoa học kĩ thuật phát triển và do tình hình sâu bệnh ngày càng phát triển. Ngày nay, mọi người hay sử dụng các biện pháp hóa học để diệt trừ sâu bệnh vì tính hiệu quả cao, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp hóa học đó lại làm gia tăng các cơ hội gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Vì vậy, hiện nay biện pháp vật lí vẫn được khuyến khích sử dụng vì bên cạnh việc diệt trừ được sâu bệnh thì nó còn làm giảm các cơ hội gây ô nhiễm môi trường. Quá trình áp dụng biện pháp vật lí trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi và lâu dài.Từ khi nền nông nghiệp ra đời, việc sử dụng các biện pháp vật lí để phòng trừ sâu bệnh đã được người dân áp dụng rất có hiệu quả và không chỉ có riêng ở Việt Nam mà ở các nước nông nghiệp khác thì biện pháp này cũng được đánh giá cao.Hiện nay biện pháp vật lí vẫn được áp dụng trên rất nhiều các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, Ví dụ: * Dùng biện pháp vật lí diệt ốc bươu vàng hại lúa: Hiện nay tại một số nơi trong nước, tình trạng ốc bươu vàng phá hoại lúa đang rất phổ biến và đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do đặc tính của ốc bươu vàng là sinh sản tập trung trong mùa mưa sau một thời kì sống vùi mình trong đất, sinh sản quanh năm ở vùng Châu Á nhiệt đới.Khả năng sống sót của ốc bươu vàng trong điều kiện khô hạn cao, chúng tồn tại khi mặt đất bị khô hạn với tỉ lệ sống sót từ 36-43% ở độ sâu 3,5-4,5cm. Vì vậy sau mùa nước lũ, ốc bươu vàng có cơ hội phát triển mạnh nên người dân thường áp dụng các biện pháp sau để diệt ốc bươu vàng : - Đặt lộp theo nguồn nước bằng mồi cua đồng chết hoặc lá đu đủ sẽ hấp dẫn ốc bươu vàng. - Bắt ốc vào sáng sớm hoặc chiều tối bằng vợt, lưới hoặc bắt bằng tay.Ốc thu gom được có thể làm thức ăn cho cá và các động vật khác. - Đặt phên tre hoặc lưới chắn đầu nguồn nước chặn ốc vào ruộng. - Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp cỏ bờ, lúa dày, lúa chét và các loại thực vật làm nơi trú ẩn đeo bám của ốc bươu vàng. - Cắm cọc tre để thu gom trứng, tiêu hủy vài ngày một lần. - Cần diệt ốc đồng loạt và mang tính cộng đồng, thường xuyên, mọi lúc,mọi nơi. 8 c. Biện pháp sinh học: Đây là phương pháp dùng các sinh vật có ích hoặc kháng sinh do chúng tiết ra để hạn chế, tiêu diệt sâu hại như sùng ong mắt đỏ diệt sâu hại lúa, sâu hại bông, , dùng BT(Bacillus thurinensis) trừ sâu tơ hại rau, sâu xanh hại bông. Trong canh tác sản xuất lúa hiện nay, việc áp dụng biện pháp sinh học sẽ mang lại sự an toàn cho người, gia súc , sinh vật và môi trường. Nó có tác dụng lâu dài, thường xuyên, chuyên tính cao và là biện pháp quan trọng, cốt lõi trong hệ thống IPM. Trước đây, giống kháng và thuốc trừ sâu là hai biện pháp chủ yếu được sử dụng để phòng trừ rầy nâu ở những vùng lúa nhiệt đới. Trong những năm gần đây, việc sử dụng dư thừa các loại hóa chất bảo vệ thực vật dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn như : Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, tăng tính chống thuốc của sâu hại, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ cân bằng sinh thái trong đồng ruộng. Vì vậy, để duy trì một nền nông nghiệp bền vững thì việc xây dựng và áp dụng quy trình IPM trên cơ sở hiểu biết sinh thái là một hướng đi đúng đắn để bảo vệ cây trồng.Trên lúa, rất nhiều loài sâu hại bị kẻ thù tự nhiên tấn công, chúng gồm 3 nhóm chính: Nhóm chân đốt kí sinh, nhóm bắt mồi ăn thịt, nhóm vi sinh vật gây bệnh và các động vật kí sinh sâu hại lúa khác.Việc bảo tồn thiên địch là hướng đi đúng đắn, căn bản, bền vững trong quản lí dịch hại. * Các bước trong việc áp dụng biện pháp sinh học: - Bảo tồn và gia tăng khả năng hoạt động của quần thể thiên địch sẵn có trên đồng ruộng và trên những cánh đồng lân cận. Sự bảo tồn thiên địch sẵn có trên đồng ruộng của ngườ nông dân là tối cần thiết. Những thiên địch sẵn có trên đồng ruộng thường là đã thích nghi với con chủ và môi trường sống của nó. Vì vậy bảo vệ những thiên địch với những kĩ thuật canh tác thích hợp là một biện pháp sinh học tốt hơn so với biện pháp nhân nuôi đắt tiền những thiên địch địa phương và nhập nội để thả vào đồng ruộng. - Tăng nhanh quần thể thiên địch bằng cách nhân nuôi và thả thiên địch vào ruộng lúa. Thu thập, nhân nuôi và thả các sinh vật ăn mồi và kí sinh.Có thể tiến hành thu thập bằng cách thu thập kí sinh và sinh vật ăn mồi ở những nơi mà mật độ của chúng cao để chuyển đến nơi mà mật độ của chúng thấp. Kí sinh và sinh vật ăn mồi cũng có thể được nhân nuôi nhưng hiện nay việc nhân nuôi ở nước ta chưa phát triển, chỉ mới thực hiện được ở trên con Ong mắt đỏ. *Sử dụng những vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng để phòng trừ sâu hại lúa: - Trong tự nhiên có rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng như: vi khuẩn, nấm, siêu vi khuẩn, tuyến trùng, là những tác nhân sinh học quan trọng giúp cho việc hạn chế quần thể sâu hại phát triển. Trong những loài vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng này thì nấm trắng và nấm xanh đóng một vai trò rất quan trọng và đặc biệt 9 các chế phẩm này đã được Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long sản xuất ra hàng loạt với số lượng lớn. - Cũng giống như các loại động vật khác, côn trùng cũng bị bệnh. Vì vậy việc sử dụng các loại vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng để quản lí chúng là một biện pháp sinh học lí tưởng đối với côn trùng hại cây trồng. Nấm gây bệnh cho côn trùng là một nhân tố hữu dụng trong hệ thống quản lí sâu hại tổng hợp. Nấm có thể xâm nhập và tiêu diệt được những loài côn trùng chích hút mà những côn trùng này không bị nhiễm bệnh vi khuẩn và virut. Ví dụ như : +Nấm xanh(Metarhizium anisopliae): kí sinh trên nhiều loại sâu hại khác nhau và có khả năng diệt các loài rầy, bọ xít, bọ cánh cứng,cào cào, mối và nhiều loài sâu ăn lá khác. +Nấm trắng: còn được gọi là nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) với phổ tác dụng rộng và có khả năng diệt các loài rầy, bọ xít và sâu non của nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy. Tóm lại: Hiện nay việc áp dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là hướng đi đúng đắn và đang được khuyến khích áp dụng. Áp dụng biện pháp sinh học sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn và giảm mức độ độc hại đến con người so với sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.Tuy nhiên cần áp dụng trên diện rộng và có quy mô thì mới đạt hiệu quả cao được. d.Biện pháp hóa học: - Trước tình hình phát triển ngày càng phức tạp của sâu bệnh hại cây trồng, việc đảm bảo năng suất cây trồng ngày càng trở nên khó khăn.Mỗi khi chúng ta áp dụng diệt được loài sâu hại này thì có thể một loài sâu hại mới khác lại xuất hiện với khả năng kháng cao hơn.Việc áp dụng các biện pháp như vật lí, sinh học không đảm bảo được việc thích ứng kịp thời cho công tác diệt trừ sâu bệnh.Khi áp dụng biện pháp vật lí, ta cần phải tìm hiểu kĩ tập tính của nó và dựa trên đó đưa ra những phương pháp thích hợp và tốn rất nhiều công sức.Còn đối với biện pháp sinh học lại càng khó khăn hơn vì đặc điểm của biện pháp này là hiệu quả chậm. Vì vậy, để đảm bảo kịp thời diệt trừ sâu bệnh ngay khi phát hiện, mọi người hiện đang áp dụng rất rộng rãi biện pháp hóa học bởi vì nó có phổ rộng và hiệu quả nhanh chóng. - Biện pháp hóa học là một biện pháp sử dụng các loại hợp chất hóa học nhằm tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng. - Hiện nay, việc áp dụng biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh được người dân áp dụng rất phổ biến và rộng rãi vì biện pháp này mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả trong phòng trừ sâu bệnh. Sử dụng các loại hóa chất BVTV sẽ giúp diệt trừ sâu bệnh một cách nhanh chóng và không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, nó còn rất 10 nhiều hạn chế tới môi trường và sức khỏe con người. Nó có tác động rất xấu tới môi trường và sức khỏe con người khi sử dụng bừa bãi và hơi có phần lạm dụng thuốc hóa học. - Ví dụ : Trong sản xuất nông nghiệp thì ốc bươu vàng và chuột là loài gây hại nhưng khó có thể diệt chúng một cách triệt để.Thuốc sử dụng đối với loài này đòi hỏi phải có tính lưu dẫn (phần lớn có gốc Endosufal), đồng thời trộn với chất bám dính Zavel và phun khi ruộng có nước, khi cho nước ra ngoài sẽ làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Kết quả là hầu hết các loài thủy sản như cá , lươn , cua, lưỡng thê như ếch nhái, rắn đều bị chết và đối với con người làm mẩn ngứa chân tay (Trần Minh Hiền,2004). Trong sản xuất nông nghiệp,theo đánh giá của các nhà khoa học thì chỉ 50% lượng thuốc và phân hóa học được cây trồng hấp thụ, còn lại 50% bị phát tán trong môi trường đất, nước , không khí gây suy thoái và nhiễm độc cho đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và không khí Thuốc BVTV không những ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.Theo kết quả điều tra trên 1.752 lao động có 175 người thường xuyên có các triệu chứng như đau đầu, mỏi mệt, dị ứng chân, tay và mặt, số người bị chóng mặt chiếm 76%, nhức đầu chiếm 69,71%, mẩn ngứa 36,75%, có tới 17,71% có triệu chứng buồn nôn, 20% kém ăn, 13-14% kém ngủ do mức sử dụng thuốc BVTV ngày càng cao và sử dụng không theo quy định về an toàn khi sử dụng thuốc BVTV. Ở các tỉnh ĐBSCL có 03 trường hợp nhiễm độc cấp tính và mãn tính để lại tổn thương thực thể(VOV,2005). - Để hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể tác động đến môi trường và con người, các nhà kĩ sư nông nghiệp đã đưa ra một số biện pháp để hạn chế tác hại của thuốc hóa học trong nông nghiệp. * Sử dụng hợp lí thuốc hóa học BVTV: - Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí , giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng , hạn chế ô nhiễm môi trường. - Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch : Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lí ít ảnh hưởng đến thiên địch. - Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: + Đúng chủng loại: Mỗi loài sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng trừ. Dùng không đúng thuốc sẽ không tiêu diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường. Ví dụ: Dùng glyphosate để diệt cỏ tranh, không dùng loại này để diệt nấm. [...]... quả về môi trường và sức khỏe mà chúng mang lại 11 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua bài viết “ Tìm hiểu về biện pháp IPM trong nông nghiệp đã giúp chúng ta rút ra được một số điều: Hiểu được thế nào quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) trong nông nghiệp Tìm hiểu được tiến trình áp dụng IPM trong nông nghiệp Nắm rõ được các nội dung trong IPM Thấy được tính ưu việt và hiệu quả của nó so với các phương pháp. .. áp dụng IPM trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo phát triển nông nghiệp mà còn giúp đảm bảo được vấn đề môi trường và sức khỏe con người, giúp định hướng người dân phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Biện pháp IPM là một biện pháp rất có ích trong phát triển nông nghiệp Vì vậy, Nhà nước cần có những định hướng và đầu tư đúng mức cho việc phát triển IPM trong nông nghiệp như... quản lí dịch hại khác trong sản xuất nông nghiệp 5 Giúp ta có những hiểu biết và định hướng đúng đắn trong phát triển nông nghiệp 1 2 3 4 Biện pháp IPM trong sản xuất nông nghiệp là một biện pháp phòng trừ sâu bệnh rất hiệu quả đối với cây trồng Việc áp dụng đúng đắn các phương pháp với mỗi loại sâu bệnh trên mỗi loại cây trồng sẽ cho ta những hiệu quả cao hơn hẳn so với những biện pháp phòng trừ sâu... dụng thuốc có chọn lọc : Trong quản lí dịch hại tổng hợp , người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít Như vậy, việc áp dụng biện pháp hóa học trong quản lí dịch hại tổng hợp mang lại hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ sâu... trong phát triển nông nghiệp Vì vậy, Nhà nước cần có những định hướng và đầu tư đúng mức cho việc phát triển IPM trong nông nghiệp như mở các lớp tập huấn cho nông dân, có những chính sách khuyến khích người nông dân xây dựng mà phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn tin : Trang http://www.khuyennongvn.gov.vn/ Nguồn tin :Trang http://snn.cantho.gov.vn/ Nguồn tin:... cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định gọi là ngưỡng kinh tế Do vậy chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế Các biện pháp “ phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt Phun thuốc định kì theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp Ví dụ : Dùng glyphosate diệt cỏ tranh